Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy sản xuất dệt, may trang phục

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy sản xuất dệt, may trang phục. Với mục tiêu sản xuất dệt, may trang phục (không có công đoạn nhuộm trong quy trình sản xuất), với quy mô, công suất: Sản phẩm áo len: 6.000.000 cái /năm, Các sản phẩm hàng dệt khác (khăn, nón, bao tay: 2.000.000 cái/năm)

Ngày đăng: 27-09-2024

36 lượt xem

MỤC LỤC

MỤC LỤC..........................................................................................i

DANH MỤC VIẾT TẮT..................................................................iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU......................................................v

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ....................................................vii

MỞ ĐẦU.......................................................................................1

1. Xuất xứ của dự án...................................................................................1

1.1. Thông tin chung về dự án..............................................................1

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư:...............2

1.3. Sự phù hợp của dự án đầu tưvới Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy

hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định củap háp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ

của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan ...2

1.4. Sự phù hợp của dự án đầu tư với nghành nghề đầu tư và phân khu chức năng của KCN........2

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM:.......................6

2.1. Văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹthuật về môi trường có

liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM...............6

2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm

quyền liên quan đến dự án..................8

3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường..................................8

4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường..............................10

5. Tóm tắt nội dung chính của báo cáo ĐTM..................................11

5.1. Thông tin về dự án:......................................................11

5.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường:.....12

5.3. Dựbáo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án......14

5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án................17

5.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ Dự án...........20

CHƯƠNG I: THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN...........................................21

1.1. Thông tin chung về dự án.................................................21

1.1.1. Tên dự án............................................................................21

1.1.2. Chủ dự án...............................................................21

1.1.3. Vị trí địa lý của dự án...............................................21

1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dựán.................................23

1.1.5. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường.....23

1.1.6. Mục tiêu, quy mô công suất, công nghệ và loại hình của dự án....................25

1.2. Các hạng mục công trình của dự án................................................26

1.2.1. Cơ cấu sử dụng đất................................................26

1.2.2. Các hạng mục công trình của dự án.............................26

1.2.3. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dựán

đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường...................32

1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hoá chất sử dụng của dựán; nguồn cung cấp điện, nước và

các sản phẩm của dự án................................33

1.3.1. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng.......................33

1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành...................................36

1.5. Biện pháp tổ chức thi công..................................................42

1.6. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án..............43

CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀKINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG

KHU VỰCTHỰCHIỆNDỰÁN .............................45

2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội...........45

2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án...45

2.2.1. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường..........................45

2.2.2. Hiện trạng đa dạng sinh học......................................................46

2.3. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án .............46

2.4. Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án....................47

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ

ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ

SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG...............................................49

3.1. Đánh giá tác động và đề xuất cácbiện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong

giai đoạn thi công, xây dựng....................................49

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động...................................49

3.1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường...............................63

3.2. Đánh giá tác độngvà đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong

giai đoạn dự án đi vào hoạt động.................................72

3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động...............................................72

3.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện................94

3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường..................121

3.3.1. Danh mục các công trình bảo vệ môi trường của dự án và kế hoạch thực hiện.121

3.3.2. Dự toán kinh phí thực hiện:........................................................121

3.3.3. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường........121

3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậycủa các kết quả đánh giá, dự báo:.....122

3.4.1. Về độ tin cậycủa các đánh giá về các tác động môi trường, các rủi ro, sựcố môi

trường có khả năng xảyra khi triển khai dự án:.....................123

CHƯƠNG IV: PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG,PHƯƠNG ÁN

BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC...........................................125

CHƯƠNG V: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG.......126

5.1. Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án.....................................126

5.2. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án........................133

CHƯƠNG 6: KẾT QUẢ THAM VẤN.....................................................135

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT...........................................136

1. Kết luận..........................................................................................136

2. Kiến nghị........................................................................136

3. Cam kết.............................................................................................136

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO...................................139

MỞ ĐẦU

1.Xuất xứ của dự án

1.1.Thông tin chung về dự án

Ngày nay, thời trang đang có xu hướng phát triển. Từng bước hội nhập, từng bước phát triển để khẳng định mình. Một bộ trang phục đẹp được hình thành từ nhiều yếu tố: màu sắc, vật liệu, kiểu dáng. Con người ngày càng chú trọng và đầu tư hơn cho trang phục. Do đó, thị trường cho ngành dệt, may là rất lớn, Riêng đối với ngành dệt may Việt Nam, dự báo cuối năm 2022 đến năm 2023 vẫn gặp một số khó khăn, tuy nhiên ngành dệt may vẫn có cơ hội cán đích mục tiêu xuất khẩu 43-44 tỷ USD trong cả năm 2022.

Nắm bắt được tình hình phát triển và nhu cầu thực tế ngày một gia tăng, Công ty TNHH May mặc Đắk Lắk đã quyết định đầu tư, xây dựng “Nhà máy sản xuất dệt, may trang phục” tại .... Khu Công nghiệp Hòa Phú, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk với diện tích 38.686 m2. Đây là dự án được đầu tư mới hoàn toàn, sau khi được phê duyệt và đi vào hoạt động sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động tại địa phương và khu vực lân cận, đáp ứng một phần nhu cầu nhiên liệu cho thị trường trong nước và thế giới, đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho tỉnh Đăk Lăk nói riêng và cả nước nói chung.

Công ty TNHH May mặc Đắk Lắk hoạt động theo Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số:...... do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk cấp đăng ký lần đầu ngày 14/12/2022.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 370/GCNĐKĐT-KCN do Ban quản lý các KCN tỉnh Đắk Lắk cấp với mã số dự án: ......... chứng nhận lần đầu ngày 24/02/2023, chứng nhận điều chỉnh lần thứ 2 ngày 19/07/2023.

Dự án thành lập với mục tiêu xây dựng “Nhà máy sản xuất dệt, may trang phục” với mục tiêu sản xuất dệt, may trang phục (không có công đoạn nhuộm trong quy trình sản xuất), với quy mô, công suất: Sản phẩm áo len: 6.000.000 cái /năm, Các sản phẩm hàng dệt khác (khăn, nón, bao tay: 2.000.000 cái/năm) tại....Khu Công nghiệp Hòa Phú, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Việc đầu tư dự án góp phần tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người dân, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.

Ngoài đem lại những giá trị kinh tế, dự án cũng không thể tránh khỏi phát sinh vấn đề môi trường cần phải quan tâm giải quyết ngay từ khi dự án bắt đầu hình thành, đặc biệt là chất thải phát sinh. Vì vậy, nhằm thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 cũng như căn cứ vào quy định tại mục số thứ tự 2, 9 thuộc phụ lục IV của Nghị Định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 Công ty TNHH May mặc Đắk Lắk đã phối hợp với Công ty TNHH MTV SX TM & DV Môi trường Khang Thịnh thực hiện báo cáo Đánh giá tác động môi trường cho dự án. Báo cáo đánh giá tác động môi trường là công cụ khoa học, kỹ thuật nhằm phân tích, dự đoán các tác động có hại trực tiếp, gián tiếp, trước mắt và lâu dài của dự án ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực, từ đó tìm ra phương pháp tối ưu để hạn chế các tác động xấu của dự án tới môi trường.

1.2.Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư:

Dự án đầu tư xây dựng “Nhà máy sản xuất dệt, may trang phục” tại .....Khu Công nghiệp Hòa Phú, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã được Ban quản lý các KCN tỉnh Đắk Lắk cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 244/GCNĐKĐT-KCN do Ban quản lý các KCN tỉnh Đắk Lắk cấp với mã số dự án: 5441402341 chứng nhận lần đầu ngày 24/02/2023, chứng nhận điều chỉnh lần thứ 2 ngày 19/07/2023.

CHƯƠNG I: THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1.  Thông tin chung về dự án

1.1.1.   Tên dự án

-  Tên dự án: NHÀ MÁY SẢN XUẤT DỆT, MAY TRANG PHỤC

-   Địa chỉ:..........Khu Công nghiệp Hòa Phú, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

1.1.2.   Chủ dự án

CÔNG TY TNHH MAY MẶC

-  Địa chỉ văn phòng: .........Khu Công nghiệp Hòa Phú, Xã Hòa Phú, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

-  Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:.....Ĩ (Căn cứ Giấy ủy quyền số 021222/GUQ ngày 14 tháng 12 năm 2022 của Tổng giám đốc Công ty TNHH May mặc Đắk Lắk)

-  Điện thoại:.........      Fax:                         ; E-mail:

-  Nguồn vốn và tiến độ thực hiện dự án:

+ Tổng vốn đầu tư: 570.388.975.000 đồng (Năm trăm bảy mươi tỷ, ba trăm tám mươi tám triệu, chin trăm bảy mươi lăm nghàn đồng).

+ Tiến độ thực hiện:

  • Quý I/2023 - Quý II/2023: Hoàn thiện thủ tục pháp lý;
  • Quý III/2023 - Quý IV/2023: Xây dựng nhà xưởng và các công trình phụ trợ;
  • Quý I/2024: Lắp đặt máy móc, thiết bị;
  • Quý II/2024: Đưa dự án vào hoạt động.

1.1.3.   Vị trí địa lý của dự án

Dự án “Nhà máy sản xuất dệt, may trang phục” thuộc Công ty TNHH May mặc Đắk Lắk đặt tại: ......Khu Công nghiệp Hòa Phú, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Khu đất có tổng diện tích: 38.686m2.

+ Vị trí tứ cận của dự án như sau:

  • Phía Đông : giáp trục đường CN1.
  • Phía Tây: giáp đường đất
  • Phía Nam: giáp Công ty Phát triển hạ tầng KCN Hoà Phú.
  • Phía Bắc: giáp đất trống.

Dự án “Nhà máy sản xuất dệt, may trang phục” thuộc Công ty TNHH May mặc  Đắk Lắk có vị trí tọa lạc trong KCN Hòa Phú, việc bố trí dự án hoàn toàn phù hợp với quy hoạch của KCN Hòa Phú. Công ty TNHH May mặc Đắk Lắk đã ký hợp đồng với Công ty Phát triển Hạ tầng khu công nghiệp Hoà Phú theo hợp đồng thuê lại đất số 12/2023/HĐ-TLĐ ngày 31/07/2023 (hợp đồng thuê lại đất đính kèm phụ lục).

+ Khu vực lô đất dự án được giới hạn bởi tọa độ VN 2000 như sau:

Hình 1.1: Vị trí ranh giới khu đất của dự án

Hình 1.2. Vị trí dự án trên bản đồ quy hoạch Khu công nghiệp Hòa Phú

1.1.4.   Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án

-   Hiện trạng quản lý, sử dụng đất: Dự án được xây dựng tại ......Khu Công nghiệp Hòa Phú, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Khu đất xây dựng dự án có tổng diện tích là 38.686 m2.

-  Mục đích sử dụng đất: Đất xây dựng khu công nghiệp

-   Hiện trạng tài sản trên đất của dự án: Khu vực dự án đã được san lấp mặt bằng, hiện đang là đất trống.

1.1.5.   Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

 Các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội và dân cư

Khu đất triển khai dự án nằm tại ........Khu Công nghiệp Hòa Phú, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Khoảng cách tới khu dân cư gần nhất là 800m (nhưng hiện nay chưa triển khai). Dự án nằm trong KCN nên công tác san ủi, giải phóng mặt bằng đã được thực hiện. Xung quanh dự án là đất KCN chưa sử dụng và một số nhà máy đang hoạt động trong KCN.

Điều kiện giao thông: Gồm đường trục chính CN1, CN2 và các đường liên khu vực CN3, CN4, CN8, CN9, CN10, CN11, CN5, CN6, CN7. Các trục đường đã được đầu tư xây dựng và nghiệm thu công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển nguyên vật liệu cũng như sản phẩm tiêu thụ của dự án.

Hệ thống sông suối, ao hồ: Khu vực dự án cách suối Ea Tuôr khoảng 350,75m, cách Sông Sêrêpôk khoảng 769,66m. Sông Sêrêpôk là nguồn tiếp nhận nước thải của KCN Hoà Phú. Nguồn nước từ suối này được người dân dùng cho mục đích tưới tiêu không dùng cho mục đích sinh hoạt. Do nước thải của Nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN Hòa Phú đã xử lý đạt cột A, QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp phù hợp với Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt do đó các tác động của nước thải đến môi trường nước nguồn tiếp nhận là không đáng kể.

Mối tương quan giữa vị trí dự án và các điểm trung tâm kinh tế xã hội.

+ Cách Trung tâm Tp. Buôn Ma Thuột 14 km;

+ Cách cảng hàng không Buôn Ma Thuột 25,3km;

+ Cách Thành phố Hồ Chí Minh 311 km.

- Với vị trí này, dự án có một số thuận lợi sau:

Xung quanh dự án hiện có một số nhà máy sản xuất công nghiệp đang hoạt động.

KCN Hoà Phú đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng: hệ thống cấp nước, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống thu gom xử lý nước thải.

KCN Hoà Phú đảm bảo cung cấp nguồn điện ổn định và khắc phục nhanh chóng các sự cố xảy ra cho các doanh nghiệp hoạt động tại đây.

Hiện nay, Khu công nghiệp Hòa Phú đã được các nhà cung cấp viễn thông Viettel, VNPT,... đầu tư lắp đặt đường truyền tín hiệu viễn thông mạng cố định, các mạng điện thoại di động đã hoạt động tốt rất thuận lợi trong quá trình quản lý điều hành tại các doanh nghiệp.

Hệ thống an ninh trong KCN được tổ chức, quản lý và tuần tra chặt chẽ theo đúng tiêu chuẩn; hướng đến mục tiêu duy trì và bảo vệ an ninh cho các doanh nghiệp hoạt động an toàn và bền vững.

Hiện trạng của KCN Hoà Phú

KCN Hoà Phú hiện tại đã xây dựng hoàn thiện các cơ sở hạ tầng bao gồm: hệ thống cấp nước, hệ thống giao thông, các thông tin liên lạc, hệ thống thu gom xử lý nước thải.

KCN Hoà Phú đảm bảo nguồn cung cấp điện đã hoàn thiện, truyền tải ổn định và khắc phục nhanh chóng khi xảy ra sự cố.

Hiện tại nguồn cung cấp nước của KCN hiện nay chủ yếu sử dụng nước ngầm, các doanh nghiệp tự khoan giếng để sử dụng nước phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, dự án hệ thống cấp nước KCN Hòa Phú (với công suất: 438,3 m3/ngày đêm cấp cho nước sinh hoạt; 3.185 m3/ngày đêm cấp cho nước sản xuất) đang hoàn thiện. Dự kiến, trong năm 2023, nguồn cung cấp nước của KCN Hòa Phú lấy từ nước sông Sêrêpôk được bơm lên và nước cấp từ Công ty CP cấp nước Đắk Lắk. Sau khi, dự án hệ thống cấp nước KCN Hòa Phú đi vào hoạt động, thì KCN Hòa Phú sẽ dừng khai thác, sử dụng nước ngầm.

 Hiện trạng thu gom, xử lý nước thải của Khu công nghiệp Hoà Phú

Thoát nước thải: hệ thống thoát nước thải của từng nhà máy, xí nghiệp trong KCN phải xử lý sơ bộ đạt QCVN 40:2011, cột B trước khi đấu nối vào HTXL nước thải chung của KCN. KCN Hoà Phú đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 2.900m3/ngày.đêm để xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A trước khi được dẫn thoát ra Sông Sêrêpôk. (Giấy xác nhận đã thực hiện hạng mục hệ thống xử lý nước thải phục vụ giai đoạn vận hành số 1539/STNMT-BVMT ngày 27/08/2014 của Sở Tài Nguyên và Môi Trường, Giấy xả nước thải vào nguồn nước số 488/GP-UBND ngày 07/03/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk).

Quy trình xử lý nước thải tập trung của KCN: Nước thải vào → Song chắn rác thô → Bể tiếp nhận → Lưới chắn rác mịn → Lắng cát → Tách dầu → Bể điều hòa → Ngăn trung hòa → Bể lắng 1 → Bể Unitank → Bể chứa trung gian → Bồn lọc áp lực → Bể khử trùng→ Nguồn tiếp nhận, loại A QCVN40:2011/BTNMT.

Nước thải phát sinh từ nhà vệ sinh, nhà ăn, bếp, nước thải sản xuất của dự án khoảng 1.350 m3/ngày.đêm được thu gom dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung tại dự án có công suất 1.500 m3/ngày.đêm để xử lý. Nước thải sau xử lý một phần sẽ tái sử dụng cho công đoạn tưới cây, vệ sinh nhà xưởng khoảng 337 m3/ngày.đêm (25%), phần còn lại khoảng 1.013 m3/ngày.đêm (75%) đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải của KCN Hoà Phú.

Công suất của HTXL nước thải tập trung của KCN Hoà Phú là 2.900 m3/ngày vẫn đủ để đáp ứng tiếp nhận thêm lượng nước thải phát sinh từ dự án. Hiện tại, khu vực thực hiện dự án chưa có hạ tầng thu gom nước thải, Công ty cam kết sẽ đầu tư xây dựng trạm bơm, đường ống dẫn để bơm nước thải đến vị trí hố thu nước thải gần nhất nằm ở nút giao trục đường CN1 với trục đường CN5 (mọi chi phí do Công ty chi trả).

1.1.6.   Mục tiêu, quy mô công suất, công nghệ và loại hình của dự án

Mục tiêu của dự án: sản xuất dệt, may trang phục (không có công đoạn nhuộm trong quy trình sản xuất).

Quy mô dự án:

+ Sản xuất dệt, may áo len với quy mô: 6.000.000 cái /năm.

+ Sản xuất các sản phẩm hàng dệt khác (khăn, nón, bao tay) với quy mô 2.000.000 cái/năm.

Công nghệ và loại hình của dự án:

Công ty TNHH May mặc Đắk Lắk đảm bảo sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, máy móc thiết bị hoạt động hiện đại và đáp ứng đủ tiêu chí về môi trường và tiết kiệm năng lượng tại nơi cung cấp.

Loại hình hoạt động là: Dệt, may trang phục. Ngoài ra, khi dự án đi vào hoạt động ổn định sẽ góp phần:

-  Tăng sự cạnh tranh đồng thời góp phần phát triển kinh tế địa phương.

-  Giải quyết một phần lượng lao động nhàn rỗi và ổn định xã hội.

-   Thực hiện thành công chủ trương công nghiệp hóa - hiện đại hóa công nghiệp, phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hiện đại.

1.2.  Các hạng mục công trình của dự án

1.2.1.   Cơ cấu sử dụng đất

Tổng diện tích đất của dự án là 38.686 m2. Cơ cấu sử dụng đất của dự án dự kiến như sau:

Bảng 1.2. Quy hoạch sử dụng đất của dự án

STT

Hạng mục công trình

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

1

Diện tích xây dựng của dự án

23.289

60,2

2

Diện tích cây xanh

9.594

24,8

3

Sân bãi, đường nội bộ

5.803

15,0

Tổng diện tích khu đất

38.686

100

1.2.2.   Các hạng mục công trình của dự án

Bảng 1.3. Các hạng mục công trình của dự án

STT

Nội dung hạng mục

Số lượng

Diện tích xây dựng (m2)

Tỷ lệ (%)

Ghi chú

I

CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CHÍNH

1

Nhà xưởng 01 + văn phòng

xưởng

01

7.500

19,38

Tầng lửng 1500 m2

làm văn phòng

2

Nhà xưởng 02 + văn phòng

xưởng

01

7.500

19,38

Tầng lửng 1500 m2

làm văn phòng

II

CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ

3

Nhà nghỉ giữa ca + căn tin

01

1.276

3,29

03 tầng

4

Nhà xe + Nhà văn phòng +

kho hàng

01

1.764

4,6

Nhà xe 03 tầng

5

Nhà bảo vệ 1

01

40

0,1

-

6

Nhà bảo vệ 2

01

29

0,07

-

7

Khu để nồi hơi và nhiên liệu

01

2.290

5,92

-

III

CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

8

Trạm xử lý nước sạch + nước thải + bể PCCC

01

2.890

7,47

-

III

CÂY XANH, ĐƯỜNG NỘI BỘ

9

Đường nội bộ

-

5.803

15,0

-

10

Cây xanh

-

9.594

24,8

-

Tổng diện tích công trình

38.686

100

-

(Nguồn: Công ty TNHH May mặc Đắk Lắk, 2023)

A. Phương án bố trí tổng mặt bằng

-   Nhà sản xuất được bố trí liền kề và có cửa thông nhau thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm trong Nhà máy.

-  Văn phòng được tách riêng biệt để giảm tiếng ồn, nhiệt độ và bụi.

-  Bố trí đường giao thông nội bộ thuận tiện cho vận tải: tốc độ thiết kế 20 km/h có kết cấu đường là bê tông nhựa chất lượng cao. Ngoài ra, trên khu vực dự án còn có một số sân đường bê tông dùng cho đi bộ giữa các thảm cỏ.

-  Hệ thống cây xanh: các loại hoa, cây cảnh trồng xung quanh khuôn viên và nhiều khóm hoa tạo cảnh quan đẹp.

A.1.   Hạng mục công trình chính:

-   Nhà xưởng 01 + văn phòng xưởng: diện tích xây dựng = 7.500 m², tầng lửng 1.500 m2 làm văn phòng.

+ Chức năng: Xưởng sản xuất

+ Mô tả: Có kết cấu khung BTCT, móng BTCT; nền xi măng láng phẳng; tường xây gạch, tráng vữa và sơn; cửa kéo sắt chính và cửa kính dọc theo tường để lấy sáng; mái lợp tôn, mái khung vì kèo thép.

- Nhà xưởng 02 + văn phòng xưởng: diện tích xây dựng = 7.500 m², tầng lửng 1.500 m2 làm văn phòng.

+ Chức năng: Xưởng sản xuất

+ Mô tả: Có kết cấu khung BTCT, móng BTCT; nền xi măng láng phẳng; tường xây gạch, tráng vữa và sơn; cửa kéo sắt chính và cửa kính dọc theo tường để lấy sáng; mái lợp tôn, mái khung vì kèo thép.

Khu đất xây dựng dự án đúng với mục đích công nghiệp đã được phê duyệt và tuân thủ nghiêm chỉnh quy định của ngành xây dựng. Dự án đảm bảo tiến hành xây dựng các công trình một cách kiên cố và mang tính chuyên nghiệp cao.

A.2.   Các hạng mục công trình phụ trợ

Nhà nghỉ giữa ca + căn tin: diện tích xây dựng = 1.276 m²

+ Chức năng: Nhà nghỉ cho công nhân và khu vực ăn uống

+ Mô tả: Công trình nhà nghỉ 03 tầng. Kết cấu cột, sàn BTCT, kèo thép.

Nhà xe + Nhà văn phòng + kho hàng, nhà bảo vệ

+ Chức năng: Văn phòng làm việc, nhà để xe (03 tầng), kho chứa hàng, nhà dành cho bảo vệ.

+ Mô tả: Kết cấu cột, sàn BTCT, kèo thép.

Khu để nồi hơi và nhiên liệu

+ Chức năng: Khu vực đặt nồi hơi và chứa nhiên liệu

+ Mô tả: Kết cấu cột, sàn BTCT, kèo thép.

A.3.   Hệ thống cấp nước

Nguồn cấp nước: Sử dụng nước thô từ KCN Hoà Phú. Nước thô chưa qua xử lý từ giếng khoan của KCN cấp trực tiếp về Công ty. Để đảm bảo chất lượng nước phù hợp với công nghệ sản xuất đặc biệt là công đoạn làm mềm vải. Nên Công ty tiến hành xử lý nước trước khi sử dụng. Quy trình xử lý nước thô cấp từ KCN về nhà máy như sau:

Hình 1.3: Quy trình xử lý nước cấp

A.4.   Hệ thống điện

-  Chủ đầu tư dự án sẽ đấu nối từ hệ thống đường điện Công ty Phát Triển Hạ Tầng Khu Công Nghiệp Hòa Phú vào khu vực dự án.

A.5.   Hệ thống phòng cháy chữa cháy:

Các giải pháp về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ:

+ Các thiết bị máy móc đều trang bị quy trình vận hành, an toàn người và thiết bị

+ Các khu vực nóng, bụi bố trí máy điều hòa, lọc bụi và thường xuyên vệ sinh công nghiệp sạch sẽ, tạo môi trường làm việc tốt lành và an toàn cho công nhân viên.

+ Nhà máy đầu tư xây dựng bể chứa nước PCCC dự trữ trong trường hợp xảy ra sự cố cháy nổ

A.6.   Đường nội bộ:

+ Chức năng: lưu thông qua lại, vận chuyển hàng hóa.

+ Mô tả: bêtông nhựa, kết hợp nền bêtông cốt thép cho khu lên xuống hàng.

A.7.   Cây xanh:

Chức năng: tạo cảnh quan đẹp, mát mẻ cho khuôn viên dự án, giảm bức xạ mặt trời, tiếng ồn và bụi phát ra bên ngoài.

A.8.   Hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

Hệ thống thu gom và thoát nước mưa

Nước mưa từ mái nhà xưởng được thu gom bằng ống dẫn đặt dọc theo cạnh của mái nhà đến mương dẫn, nước mưa chảy tràn được thu gom về mương dẫn.

Hệ thống thoát nước mưa được xây dựng tách riêng hoàn toàn với hệ thống thoát nước thải. Hệ thống được xây dựng bằng hệ thống mương hở bê tông cốt thép, bên trên có lắp các song chắn rác, bố trí các hố ga dọc theo mương thoát nước mưa. Nước mưa sau khi được thu gom tập trung về hố ga và theo đường ống chảy vào hệ thống thoát nước mưa chung của KCN Hoà Phú.

Hệ thống thu gom, xử lý và thoát nước thải

Nước thải từ nhà vệ sinh được thu gom về bể tự hoại 3 ngăn để xử lý, cùng với nước vệ sinh tay chân của công nhân được đấu nối vào hố ga nước thải bố trí trên các tuyến đường nội bộ của dự án.

Nước thải từ khu vực nhà ăn, bếp sau khi qua bể tách dầu mỡ để tách dầu mỡ ra khỏi nước thải được thu gom đấu nối vào hố ga nước thải bố trí trên các tuyến đường nội bộ của dự án.

Nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất được thu gom đấu nối trực tiếp vào hố ga nước thải sinh hoạt bố trí trên các tuyến đường nội bộ của dự án.

Toàn bộ nước thải của dự án phát sinh khoảng 1.350 m3/ngày.đêm được thu gom dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung tại dự án có công suất 1.500 m3/ngày.đêm để xử lý. Nước thải sau xử lý 1 phần sẽ tái sử dụng cho công đoạn tưới cây, vệ sinh nhà xưởng khoảng 337 m3/ngày.đêm (25%), phần còn lại khoảng 1.013 m3/ngày.đêm (75%) đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải của KCN Hoà Phú.

Hiện tại, khu vực thực hiện dự án chưa có hạ tầng thu gom nước thải, Công ty cam kết sẽ đầu tư xây dựng trạm bơm, đường ống dẫn để bơm nước thải đến vị trí hố thu nước thải gần nhất nằm ở nút giao trục đường CN1 với trục đường CN5 (mọi chi phí do Công ty chi trả).

Dùng phương pháp phân chia lưu vực để tính toán cho từng đoạn ống, từng tuyến ống và cả hệ thống, trên từng tuyến ống có đặt những hố ga.

Bố trí đường ống: đường ống bố trí dạng mạng dọc theo các trục đường giao thông.

Bố trí hố ga: bố trí theo tuyến ống, trên vỉa hè theo cự ly thích hợp, có nắp đan đậy,...

Giải pháp thiết kế: nước thải sinh hoạt được xử lý cục bộ bằng bể tự hoại, và nước thải khu vực nhà ăn, bếp sau khi qua bể tách dầu mỡ được dẫn về hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy. Nước thải được thu gom trong hệ thống ống kín, bố trí trong vỉa hè.

Loại ống dùng: HDPE.

Hệ thống thu gom, xử lý bụi, khí thải lò hơi

Bụi, khí thải phát sinh từ 02 lò hơi công suất 6 tấn/giờ tại nhà máy được thu gom dẫn về hệ thống xử lý khí thải riêng biệt cho mỗi lò hơi. Khí thải sau xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT, cột B - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và chất vô cơ, được thoát ra ngoài môi trường thông qua 01 ống khói.

Công trình thu gom và xử lý chất thải rắn

+ CTR sinh hoạt: Đối với rác thải sinh hoạt phát sinh từ nhà văn phòng, nhà vệ sinh (thực phẩm thừa, giấy vụn, bao bì nylon,…và các thành phần khác). Trong CTR sinh hoạt có thành phần hữu cơ cao, nếu không được thu gom xử lý hợp lý thì khả năng tích tụ ngày càng nhiều gây mùi hôi và tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển. Do đó, để hạn chế sự ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân tại dự án, nhà máy bố trí các thùng rác đặt tại xưởng sản xuất xung quanh khuôn viên nhà máy và tại văn phòng khu vực nhà ăn, bếp. Chất thải sinh hoạt phát sinh sẽ được thu gom hàng ngày vào thùng chứa rác. Sau đó, Công ty hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý đúng quy định.

+ CTR thông thường: Chất thải rắn thông thường phát sinh từ quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy (bao bì, thùng carton thải, vải đầu cây và vải vụn, sợi chỉ thừa,…). Ngay tại mỗi máy may của công nhân bố trí 01 thùng rác để chứa các CTR phát sinh trong quá trình sản xuất, bên cạnh đó có đặt 01 thùng rác nhỏ để chứa chỉ thừa. CTR này không nguy hại thuộc nhóm có thể tái sử dụng nên được công nhân phân loại, thu gom vào cuối ngày và đưa về khu chứa chất thải rắn sản xuất tập trung. Sau đó, Công ty hợp đồng với đơn vị có chức năng để vận chuyển và xử lý.

+ CTR nguy hại: Chất thải nguy hại phát sinh tại nhà máy (bao gồm: bóng đèn huỳnh quang, các loại dầu động cơ, hộp số, dầu nhiên liệu, bao bì cứng thải, bùn thải,…) phát sinh trong quá trình sản xuất và quá trình vệ sinh, sửa chữa máy móc. CTR này được thu gom, lưu giữ ở kho chứa có mái che. Kho chứa chất thải nguy hại có biển cảnh báo, vận chuyển và xử lý đúng kỹ thuật, không để rò rỉ phát tán ra môi trường. Sau đó, Công ty hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng thu gom định kỳ và xử lý đúng quy định.

>>> XEM THÊM: Báo cáo xin cấp giấy phép môi trường của dự án trang trại chăn nuôi gà và hồ sơ xin cấp

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE