Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Kè chống sạt lở, tạo quỹ đất. Mục tiêu xây dựng công trình bảo vệ chống sạt lở bờ biển, san lấp bù lại diện tích đã sạt lở đồng thời mở rộng quỹ đất xây dựng các công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật tôn tạo chỉnh trang cảnh quan đô thị phù hợp với quy hoạch không gian đô thị
Ngày đăng: 16-09-2024
92 lượt xem
Chương 1
THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
1.1 Thông tin chung về dự án
1.1.1 Tên dự án
KÈ CHỐNG SẠT LỞ, TẠO QUỸ ĐẤT
1.1.2 Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; tiến độ thực hiện dự án
- Tên chủ dự án: Ủy ban nhân dân thành phố.
- Địa chỉ liên hệ của chủ dự án:
- Người đại diện: ......... - Chức vụ: Chủ tịch.
- Tiến độ thực hiện dự án: 24 tháng.
1.1.3 Vị trí địa lý (các điểm mốc tọa độ theo hệ tọa độ quốc gia, ranh giới …)
Phạm vi nghiên cứu, lập dự án khoảng 22,03 ha tại phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Hình 1-1. Bản đồ vị trí thực hiện dự án
1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án
1) Hiện trạng mạng lưới giao thông khu vực
- Đường bộ: Toàn tỉnh có 9.358 km đường bộ gồm 04 Quốc lộ 291,8km; 22 đường tỉnh với 708 km; 636 km đường huyện và 7.084 km đường xã. Nhìn chung, mạng lưới đường bộ cơ bản đã bao phủ rộng khắp địa bàn tỉnh.
- Tuy nhiên, chất lượng của hầu hết các tuyến đường còn thaapsm, nhiều tuyến có mặt đường hẹp, hành lanng bảo vệ đường bị lấn chiếm.
a) Hệ thống quốc lộ
- Quốc lộ 80: Quốc lộ 80 đoạn đi quan địa phận tỉnh Kiên Giang có chiều dài từ Tân Hiệp (giáp ranh Cần Thơ) đến cửa khẩu Xà Xía dài khoảng 133 km, mặt đường rộng 9 – 11m, nền đường rộng 12 – 14m.
- Quốc lộ 63: Đoạn thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang dài khoảng 74km, mặt đường rộng 5,5 – 7km, nền đường rộng 7,2 – 12m.
- Quốc lộ 61: Đoạn thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang dài khoảng 44km, mặt đường rộng 7 – 9km, nền đường rộng 9 – 12m.
- Đường Lộ Tẻ - Rạch Sỏi: Tuyến có điểm đầu tạo giao Quốc lộ 91 chạy song song với Quốc lộ 80 và keyes thức tại ranh thành phố Cần Thơ. Tuyến đường được xây dựng nhằm thay thế cho Quốc lộ 80 hiện tại đang xuống cấp và bị sạt lở.
b) Đường tỉnh
Quy hoạch xây dựng đạt tiêu chuẩn cấp III, kết cấu mặt đường nhựa rộng 7m, lề đường mỗi bên rộng 2,5m (gia cố 2,0m), nền rộng 12m, đất bảo trì mỗi bên 2m, hành lang an toàn mỗi bên 13m, lộ giới 46m.
Đối với những tuyến có mặt cắt còn nhỏ hẹp hoặc xây dựng mới thì giai đoạn đầu sẽ tiến hành nâng cấp mở rộng tuyến đạt kết cấu mặt 7m để đảm bảo nhu cầu đi lại. Giai đoạn sau sẽ tùy theo nhu cầu đi lại trên tuyến để nghiên cứu việc mở rộng đạt chuẩn theo quy hoạch.
2) Hiện trạng giao thông kết nối khu vực dự án
Xung quanh khu vực dự án có một số trục giao thông quan trọng sau:
- Tuyến đường Trần Thủ Độ.
- Tuyến đường Trần Hưng Đạo.
- Tuyến đường Lý Nhân Tông.
- Tuyến đường 3 tháng 2.
Hình 1-2. Mặt bằng tuyến đường giao thông kết nối khu vực dự án
3) Hiện trạng khu vực xây dựng công trình
Địa hình khu vực xây dựng công trình hoàn toàn nằm dưới nước. Điểm bắt đầu phạm vi xâydựng công trình nốitiếp với kè hiện hữutừ khu trước cổng bệnh viện đa khoa hướng ra phía biển qua cầu 3 tháng 2, nối tiếp đê chắn sóng hiện hữu, điểm cuối tuyến kết nối kết nối kè hiện hữu khu vực trạm Hải Đăng. Toàn bộ hiện trạng phạm vi xây dựng công trình nằm dưới nước, từ mép bờ kè hiện hữu hướng ra phía biển, tiếp giáp đê chắn sóng của cảng tàu khách.
Diện tích phạm vi xây dựng công trình diện tích 22,03ha từ ranh mép bờ kè hiện hữu đến ranh xây dựng tuyến kè bờ vệ bờ. Cao độ hiện trạng khu đất xây dựng công trình giao động từ -0,6 đến -3,6m. Trong đó, phạm vi từ đầu tuyến đến cầu 3/2 cao độ giao động từ -0,6 đến -3,6m, phạm vi từ cầu 3/2 đến cuối tuyến cao độ giao động từ -1.1 đến -2.1m.
Cao độ hiện trạng trên bờ tiếp giáp công trình: Cao độ đỉnh kè hiện hữu từ +1,8 ÷ +2,0m, cao độ đường hiện hữu đường Trần Hưng Đạo, đường Trần Thủ Độ, đường Lý Nhân Tông từ +1,6 ÷ +1,7m. Hiện trạng khu vực xây dựng công trình từ khu vực đường Trần Hưng Đạo từ Cầu Kinh Nhánh hướng ra biển nằm tại cửa biển thường xuyên chịu tác động của các phương tiện giao thông đường thủy qua lại kết hợp với ảnh hưởng của sóng gió, dòng chảy gây xói lở đường bờ, nguy cơ xói lở làm sạt lở bờ, làm mất đất cao.
Hình 1-3. Hình ảnh hiện trạng phạm vi xây dựng công trình
1.1.5 Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án
1) Mục tiêu dự án
Mục tiêu xây dựng công trình bảo vệ chống sạt lở bờ biển, san lấp bù lại diện tích đã sạt lở đồng thời mở rộng quỹ đất xây dựng các công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật tôn tạo chỉnh trang cảnh quan đô thị phù hợp với quy hoạch không gian đô thị, hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng theo quy hoạch của thành phố Rạch Giá đã được phê duyệt tạo tiền đề cho thúc đẩy kinh tế phát triển – xã hội thành phố Rạch Giá nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung hướng tới đạt tiêu chuẩn đô thị loại I, giữ vững vị trí trung tâm kinh tế lớn nhất tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long, trung tâm thương mại đầu nối cấp vùng.
2) Loại hình dự án
Công trình giao thông cấp III.
3) Quy mô dự án
- Giai đoạn 1: Kè và san lắp mặt bằng sau kè:
+ Tổng chiều dài tuyến kè xây dựng 2km theo đúng hướng tuyến kè được phê duyệt trong bản đồ quy hoạch thành phố Rạch Giá (điểm đầu tuyến từ Cầu Kinh Nhánh hướng ra phía biển, điểm cuối tuyến kết nối với kè hiện hữu khu vực trạm Hải đăng Rạch Giá). Kết cấu kè sử dụng tường cừ ván bê tông cốt thép ứng suất trước dài khoảng l = 16m.
+ San lấp mặt bằng sau kè từ mép bờ kè vào tới đường bờ hiện hữu với tổng diện tích khoảng 22,03 ha; cao độ san lấp tương ứng với coa độ khu lấn biển 16ha.
- Giai đoạn 2: Giao thông và hạ tầng kỹ thuật
+Giao thông,hạ tầngkỹthuật:kếtcấumặtđườngcấpcaoA1 (bê tông nhựa nóng), vỉa hè lát gạch tự chèn, hai bên vỉa hè được trồng câyxanh, điện chiếu sáng; hệ thống thoát nước thải sử dụng cống ly tâm D800 – D1200, cấp nước sử dụng ống HDPE, hệ thống điện trung thế, hạ thế và cáp chiếu sáng được bố trí ngầm hóa.
+ Diện tích sử dụng đất dự kiến; 22,03 ha.
Hình 1-4. Sơ họa vị trí vùng dự án
4) Công nghệ sản xuất, vận hành của dự án
Loại hình dự án là làm kè và san lấp mặt bằng sau kè; hoàn chỉnh hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật do đó không có công nghệ sản xuất.
1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án
1.2.1 Các hạng mục công trình chính
1) Tuyến kè bờ
a) Chiều dài tuyến kè 1.890,0m, chia làm 4 loại
+ Kè loại 1: Chiều dài L = 404,0m (đoạn đầu tuyến trước khu bệnh viện đa khoa đến cầu 3 tháng 2).
+ Kè loại 2: Chiều dài L = 1.173,0m (đoạn từ cầu 3 tháng 2 đến đê chắn sóng và từ cuối đê chắn sóng đến cuối tuyến kè khu trạm Hải Đăng).
+ Kè loại 4: Chiều dài L = 290,0m (đoạn tiếp giáp đê chắn sóng).
+ Vị trí cập tàu loại 1: gồm 01 vị trí bố trí cách cầu 3 tháng 2 khoảng 100m về phía cầu Kênh Nhánh. Kích thước dài 20m, rộng 6m.
+ Vị trí cập tàu loại 2: gồm 2 vị trí bố trí cách cầu 3 tháng 2 vè phía biển khoảng 450m về phía biển.
b) Cao trình đỉnh kè:
+2,40m (Hệ cao độ nhà nước).
c) Kết cấu kè:
Kè loại 1:
Cao trình đỉnh kè: +2,4m.
Chiều dài kè: 404,0m (từ đầu tuyến đến cầu 3 tháng 2).
Kết cấu kè tường cừ W500 kết hợp hệ khung dầm, cọc neo. Tường kè sử dụng cừ ván BTCT dự ứng lực W500 dài 14m, cọc neo sử dụng BTCT C40 đá 1x2 tiết diện 40x40cm dài 16m, khoảng cách cọc theo phương dọc kè 3,0m; Dầm mũ liên kết đầu cừ BTCT C40 đá 1x2 tiết diện 110x85cm; Dầm dọc, dầm ngang BTCT C40 đá 1x2 tiết diện 100x85cm; Bản đáy dầy 30cm; Tường đứng dầy 30cm. Phía sau tường cừ làm lăng thể đá và vải địa kỹ thuật giảm áp kết hợp tầng lọc tránh vật liệu sau kè trôi ra ngoài.
Hình 1-5. Mặt cắt ngang kết cấu kè loại 1
Kè loại 2:
Cao trình đỉnh kè: +2,4m.
Chiều dài kè: 1.173,0m (từ cầu 3 tháng 2 đến đê chắn song và từ cuối đê sóng đến cuối tuyền kè).
Kết cấu kè tường cừ W500 kết hợp hệ khung dầm, cọc neo. Tường kè sử dụng cừ ván BTCT dự ứng lực W500 dài 12m, cọc neo sử dụng BTCT C40 đá 1x2 tiết diện 40x40cm dài 14m, khoảng cách cọc theo phương dọc kè 4,0m; Dầm mũ liên kết đầu cừ BTCT C40 đá 1x2 tiết diện 110x85cm; Dầm dọc, dầm ngang BTCT C40 đá 1x2 tiết diện 100x85cm; Bản đáy dầy 30cm; Tường đứng dầy 30cm. Phía sau tường cừ làm lăng thể đá và vải địa kỹ thuật giảm áp kết hợp tầng lọc tránh vật liệu sau kè trôi ra ngoài.
Hình 1-6. Mặt cắt ngang kết cấu kè loại 2
Kè loại 3:
Cao trình đỉnh kè: +2,4m.
Chiều dài kè: 23,0m (dưới cầu 3 tháng 2).
Kết cấu kè: Kè xếp rọ đá lưới Polimer loại Tensar TX150 hoặc loại tương đương, kích thước rọ 2x2x0,5m, trên nền cư tràm L = 4,7m đóng 25 cây/m2. Đỉnh kè làm tường góc BTCT C40 đá 1x2 hình chữ L; tường cao 1,5m dầy 30cm; bản đáy rộng 3,0m dầy
Sau tường kè làm tầng lọc đá dăm kết hợp vải địa kỹ thuật chống vật liệu sau kè trôi ra ngoài.
Hình 1-7. Mặt cắt ngang kết cấu kè loại 3
Kè loại 4:
Cao trình đỉnh kè: +2,4m.
Chiều dài kè: 1.172,0m (từ đầu tuyến đến cầu 3 tháng 2).
Kết cấu kè: Kè xếp rọ đá lưới Polimer loại Tensar TX150 hoặc loại tương đương, kích thước rọ 2x2x0,5m. Đỉnh kè làm tường góc BTCT C40 đá 1x2 hình chữ L; tường cao 1,1m dầy 30cm; bản đáy rộng 2,5m dầy 40cm. Sau tường kè làm tầng lọc đá dăm kết hợp vải địa kỹ thuật chống vật liệu sau kè trôi ra ngoài.
Hình 1-8. Mặt cắt ngang kết cấu kè loại 4
d) Vị trí cập tàu
Loại tàu cập:
- Tàu du lịch 60 chỗ ngồi.
+ Chiều dài tàu: 17,4m.
+ Chiều rộng tàu: 3,9m.
+ Cấp tàu: VR-SI.
Hình 1-9. Mô phỏng loại tàu cập
Vị trí cập tàu loại 1:
- Vị trí: 01 vị trí cách cầu 3 tháng 2 khoảng 100m về phía Kênh Nhánh.
- Thông số chính:
+ Cao trình đỉnh kè: +2,0m.
+ Chiều dài cập tàu: 20m (bố trí song song với tuyến kè). + Chiều rộng: 6,0m.
- Kết cấu: Kết cấu dầm bản BTCT trên nền cọc BTCT M400 đá 1x2, dầm tiết diện 80x90cm, bản dầy 40cm. Nền cọc sử dụng cọc BTCT M400 đá 1x2, tiết diện 40x40cm, dài 16m, trên mặt cắt ngang có 3 cọc, bước cọc theo phương ngang 3m, theo phương dọc 3,6m. Dọc tuyến cập tàu bố trí đệm và Lamda HA200, bích neo cho tàu neo buộc và cầu thang.
Vị trí cập tàu loại 2:
- Thông số chính:
+ Cao trình đỉnh kè: +2,0m.
+ Chiều dài cập tàu: 20m (bố trí song song với tuyến kè).
+ Chiều rộng: 6,0m.
- Kết cấu: Kết cấu dầm bản BTCT trên nền cọc BTCT M400 đá 1x2, dầm tiết diện 80x90cm, bản dầy 40cm. Nền cọc sử dụng cọc BTCT M400 đá 1x2, tiết diện 40x40cm, dài 14m, trên mặt cắt ngang có 3 cọc, bước cọc theo phương ngang 3m, theo phương dọc 3,6m. Dọc tuyến cập tàu bố trí đệm và Lamda HA200, bích neo cho tàu neo buộc và cầu thang.
2) San lấp mặt bằng
- Diện tích san lấp mặt bằng: 22,0 3ha. - Cao trình san lấp: +1,4m.
- Khối lượng san lấp: 575.011,91 m3.
+ Khối lượng hình học: 552.977,80 m3.
+ Khối lượng bù lún 10cm: 22.034,11 m3.
Bảng 1-1. Tổng hợp quy mô hạng mục công trình
Để kết nối hài hòa với toàn tuyến kè và tạo mỹ quan cho công trình, trong phạm vi hành lang kè bố trí lan can, đèn trang trí dọc tuyến kè:
- Lan can sử dụng loại UHPC, kết cấu bê tông cường độ cao cốt thủy tinh đúc sẵn trong nhà máy có tính thẩm mỹ cao, có tính chất chống xâm thực nước biển cao.
- Đèn trang trí dọc tuyến kè khoảng 30m/ cột đèn, bố trí trên đỉnh kè.
- Dọc tuyến kè khoảng 200m bố trí 01 cầu thang rộng 3m, hướng đi vuông góc với đường bờ.
1.2.2 Các công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung; các công trình bảo vệ môi trường khác (nếu có)
Tiếng ồn
Để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của tiếng ồn trên công trường, một số biện pháp sau sẽ được áp dụng:
- Không tiến hành vận chuyển, vận hành các máy đào, xe lu… vào ban đêm và không được thi công các hạng mục gây ồn cao vào ban đêm. Không tập kết vật liệu xây dựng vào giờ cao điểm.
- Hạn chế tập trung các phương tiện vào những giờ cao điểm
- Yêu cầu chủ phương tiện vận chuyển phải đảm bảo sử dụng còi xe theo đúng quy định của ngành giao thông.
- Sử dụng trang thiết bị, máy móc hiện đại để giảm thiểu tiếng ồn.
- Lắp đặt các thiết bị giảm tiếng ồn cho các máy móc có mức ồn cao như máy phát điện, máy khoan, máy nén khí…
- Kiểm tra mức ồn, rung trong quá trình xây dựng, từ đó đặt ra kế hoạch thi công phù hợp để đạt mức ồn tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 26:2010/BTNMT; QCVN 24:2016/BYT.
- Tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên các phương tiện vận tải, các máy móc thiết bị kỹ thuật thi công, đảm bảo tuyệt đối an toàn trong thi công.
- Không sử dụng cùng một lúc trên công trường quá nhiều máy móc, thiết bị thi công gây ồn lớn vào cùng một thời điểm để tránh tác động cộng hưởng của tiếng ồn.
- Các màng chắn và vật cách âm phải được bố trí ở những nơi cần thiết.
Độ rung
- Sử dụng trang thiết bị, máy móc hiện đại để giảm thiểu độ rung.
- Định kỳ kiểm tra các thiết bị thi công 1 tuần/lần để kịp thời thay thế các cấu kiện hư hỏng để tránh rung động xảy ra.
- Các máy móc thi công tạo độ rung lớn phải được trang bị các thiết bị, dụng cụ để giảm rung động trong quá trình sử dụng như: Lò xo chống rung và cao su chống rung giảm chấn chuyên dụng.
>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khu du lịch sinh thái
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com