Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ khoáng sản

Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ khoáng sản. Tổng diện tích sử dụng của dự án là 4,78ha. Công suất 57.000 m3/năm nguyên khối

Ngày đăng: 11-09-2024

12 lượt xem

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT...................1

MỤC LỤC...........................................................................................2

DANH MỤC BẢNG..............................................................................4

DANH MỤC HÌNH.............................................................................7

MỞ ĐẦU..........................................................................................8

1. Xuất xứ của dự án..........................................................................8

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường.............9

3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường..........................................12

4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường....................................................13

5. Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM.................................................15

CHƯƠNG 1: THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN..............................................26

1.1. Thông tin về dự án.............................................................................26

1.2. Các hạng mục công trình của dự án................................................................31

1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm đầu ra......34

1.4. Công nghệ khai thác, vận hành..................................................................36

1.5. Biện pháp tổ chức thi công các công trình của dự án..................................39

1.6. Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án..............................44

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN

TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN...........................46

2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên.............................................................46

2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án..........51

2.3. Hiện trạng tài nguyên sinh vật.............................................................58

2.3. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực

hiện dự án.......................................................................................................58

2.4. Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án...................................59

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ

XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BVMT, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG..60

3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai

đoạn thi công, xây dựng......................................................................60

3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bvmt trong giai đoạn vận hành....69

3.3. Đánh giá tác động và đề xuất biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn

đóng cửa mỏ, cải tạo PHMT............................................................90

3.4. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp BVMT.....................................93

3.5. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo......................95

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI

HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC.........................................................97

4.1. Lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường.................................97

4.2. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường..........................................................101

4.3. Kế hoạch thực hiện........................................................................................110

4.4. Dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường.............................112

CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG......129

5.1. Chương trình quản lý môi trường....................................................................129

5.2. Chương trình giám sát môi trường................................................134

5.3. Dự trù kinh phí giám sát môi trường........................................................135

CHƯƠNG 6: KẾT QUẢ THAM VẤN..............................................................136

6.1. Tham vấn cộng đồng................................................................................136

6.2. Kết quả tham vấn cộng đồng......................................................136

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT.....................................................139

1. Kết luận......................................................................................139

2. Cam kết..........................................................................................139

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO............................................142

MỞ ĐẦU

1. Xuất xứ của dự án

1.1. Thông tin chung về Dự án

Khu vực khai thác thuộc địa phận ấp Xóm Tháp, xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Vị trí xin khai thác cách UBND xã Tân Phong khoảng 4,6km về phía tây, cách đỉnh đồi Trại Bí khoảng 5,4km về hướng Tây Nam và cách thị trấn Tân Biên khoảng 7,0km về hướng Tây Nam.

Tổng diện tích khu vực mỏ là 4,78 ha, thuộc một phần thửa đất số 65 và toàn bộ thửa đất số 174 tờ bản đồ số 38 và thửa đất số 30 tờ bản đồ số 37, được giới hạn bởi các điểm góc có tọa độ sau:

Công ty được UBND tỉnh cấp giấy phép phê duyệt trữ lượng theo Quyết định số 1026/QĐ-UBND ngày 27/05/2024. Tổng trữ lượng địa chất cấp 122 cho toàn mỏ là: 334.600 m3 (nguyên khối), trong đó trữ lượng huy động vào khai thác là 277.960 m3 (nguyên khối).

Trên cơ sở đó, Công ty đã tiến hành phối hợp với đơn vị tư vấn lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật của dự án đầu tư khai thác mỏ khoáng sản VLXD thông thường (đất san lấp, cát san lấp và sỏi phún) tại ấp Xóm Tháp, xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.

Dự án hình thành nhằm khai thác lợi thế nguồn tài nguyên khoáng sản sẵn có của địa phương để cung cấp vật liệu xây dựng cho các công trình xây dựng cơ bản tại địa bàn tỉnh Tây Ninh, qua đó góp phần tạo nguồn thu ngân sách, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho địa phương và khu vực. Với những lợi ích kinh tế thiết thực mang lại, dự án hình thành cũng sẽ tác động đáng kể tới môi trường khu vực đặc biệt yếu tố địa hình và cảnh quan.

Thực hiện theo quy định tại mục 9 Phụ lục IV Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Công ty đã phối hợp với đơn vị tư vấn tiến hành lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của Dự án “ĐẦU TƯ KHAI THÁC MỎ KHOÁNG SẢN VLXD THÔNG THƯỜNG (ĐẤT SAN LẤP, CÁT SAN LẤP VÀ SỎI PHÚN) TỈNH TÂY NINH”. Bố cục Báo cáo tuân thủ theo hướng dẫn tại mẫu số 4, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/1/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét thẩm định và phê duyệt.

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án đầu tư

- Chủ trương đầu tư của Dự án do UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt.

- Giấy phép khai thác khoảng sản của dự án do UBND tỉnh Tây Ninh cấp.

- Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình mỏ lộ thiên của dự án được Giám đốc Công ty TNHH MTV .......... Tây Ninh phê duyệt.

- Quyết định của UBND tỉnh Tây Ninh đồng ý cho Công ty TNHH MTV.......... Tây Ninh nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dự án đầu tư phi nông nghiệp.

1.3. Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Việc lựa chọn diện tích thăm dò, khai thác khoáng sản chủ yếu được dựa trên tình hình quy hoạch và nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng thông thường tại địa phương. Theo Quyết định số 3172/QĐ-UBND ngày 26/12/2018 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Tây Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Khu vực mỏ có diện tích 4,78ha (nằm trong diện tích quy hoạch mới 20,35ha; số hiệu trên bản đồ quy hoạch là 76 - vật liệu xây dựng thông thường).

Theo Quyết định số 2120/QĐ-UBND ngày 18/10/2022 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Kế hoạch và Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 745/QĐ-UBND ngày 31/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021-2025, thì đến năm 2025 tổng diện tích thăm dò, khai thác tại điểm mỏ số 76 là 17,97ha, trữ lượng khai thác là 1.846.848 m3.

Theo Quyết định số 1599/QĐ-UBND ngày 26/6/2018 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thì khu vực thăm dò không nằm trong vùng cấm, tạm cấm khai thác sử dụng khoáng sản.

Theo Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của huyện Tân Biên thì diện tích đất phù hợp với mục đích thăm dò, khai thác khoáng sản là 98,22ha. Diện tích lựa chọn thăm dò, khai thác là 47.800 m2 (thuộc một phần thửa đất số 65 và toàn bộ thửa đất số 174 tờ bản đồ số 38 và thửa đất số 30 tờ bản đồ số 37).

CHƯƠNG 1: THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1. Thông tin về dự án

1.1.1 Tên dự án

ĐU TƯ KHAI THÁC MỎ KHOÁNG SẢN VLXD THÔNG THƯỜNG

1.1.2. Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; tiến độ thực hiện dự án

Chủ dự án: Công ty TNHH MTV................

Địa chỉ trụ sở: ............., đường Lạc Long Quân, phường 4, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ..........., đăng ký lần đầu ngày 15 tháng 11 năm 2022 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh cấp.

Người đại diện theo pháp luật: ......... Chức vụ: Giám Đốc

- Nguồn vốn và tiến độ thực hiện dự án.

+ Nguồn vốn: từ nguồn vốn tự có hợp pháp của Doanh nghiệp và vốn vay.

+ Tiến độ thực hiện dự án: 5,0 năm (trong đó: giai đoạn XDCB là 0,1 năm; giai đoạn khai thác 4,9 năm), không kể thời gian đóng cửa mỏ và cải tạo, PHMT.

1.1.3. Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án

a. Tọa độ, ranh giới, diện tích khu đất dự án

Khu vực khai thác thuộc địa phận ....., xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Vị trí xin khai thác cách UBND xã Tân Phong khoảng 4,6km về phía tây, cách đỉnh đồi Trại Bí khoảng 5,4km về hướng Tây Nam và cách thị trấn Tân Biên khoảng 7,0km về hướng Tây Nam.

Tổng diện tích khu vực khai thác là 4,78 ha, thuộc một phần thửa đất số 65 và toàn bộ thửa đất số 174 tờ bản đồ số 38 và thửa đất số 30 tờ bản đồ số 37, được giới hạn bởi các điểm góc có tọa độ sau:

Bảng 1.1. Thống kê tọa độ ranh giới khu vực khai thác

Hiện trạng khu vực khai thác:

- Địa hình khu vực mỏ thuộc dạng địa hình dốc thoải. Cao độ địa hình thay đổi từ 6,0-10,0m, trung bình 7,6m, có xu hướng thấp dần về phía Bắc đến Tây Bắc (phía hướng về suối Chóp Mạt). Thảm thực vật trong diện tích mỏ chủ yếu là cây mì, cao su cằn cõi..

Hình 1. Hiện trạng khu vực mỏ phần chưa bị tác động

Hình 2. Hiện trạng khu vực mỏ trích xuất từ google earth (06/2024)

Toàn bộ diện tích khu vực mỏ đã được Công ty TNHH MTV Đức Chi Tây Ninh mua lại và không xảy ra tranh chấp từ trước đến nay. Vì vậy công tác giải phóng mặt bằng cơ bản đã hoàn thiện theo quy định.

Trong vòng bán kính 200m so với ranh mỏ không có nhà dân sinh sống, nhà dân gần nhất sống gần ranh mỏ khoảng 230m về phía Đông. Dân cư tập trung ở hai bên tuyến đường nhựa ĐH.706. Xung quanh chủ yếu là đất trồng cây lâu năm như cây cao su, cây mì, hồ nước do moong khai thác cũ để lại… của các hộ dân trong vùng.

T cận của khu vực dự án như sau:

+ Phía bắc giáp với ao nước.

+ Phía đông giáp với đất trống của hộ dân.

+ Phía nam giáp với đất trồng cây cao su của hộ dân.

+ Phía tây giáp với khu mỏ đã khai thác của Công ty TNHH XD Thanh Tuấn Phát.

Công ty TNHH MTV ...... Tây Ninh đã thực hiện việc lấy ý kiến tứ cận và tham vấn cộng đồng về việc khai thác, khai thác tại khu mỏ. Khu vực dự án được thể hiện cụ thể tại Bản vẽ số 01-ĐTM: Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ.

b. Các đối tượng tự nhiên, KT-XH và đối tượng khác có khả năng bị tác động bởi dự án

- Hệ thống giao thông: Mỏ có điều kiện giao thông khá thuận lợi, giáp phía Đông mỏ có đường đất rộng từ 4-6m, dài khoảng 320m dẫn ra đường ĐH.706 (nhựa), từ đây đi về phía Đông khoảng 3,1km gặp đường QL.22B (nhựa). Đường QL.22B là trục đường Quốc lộ quan trọng, từ đây có thể đi lại, kết nối với các huyện xung quanh huyện Tân Biên.

Hiện trạng tuyến đường vận chuyển đất mỏ: Từ điểm mốc số 1 có tuyến đường đất rộng 4-6m dẫn ra đường nhựa ĐH.706, dọc 2 bên đường chủ yếu là đất trống, đất trồng mì và cao su,… có khoảng 1 nhà tạm. Nhà dân gần nhất nằm trên tuyến đường cách ranh mỏ khoảng 230m, dân cư tập trung hai bên đường ĐH.706.

→Giao thông vận chuyển sản phẩm từ mỏ đến nơi tiêu thụ nhìn chung rất thuận lợi, chủ yếu là đường bộ

Hình 3. Hiện trạng tuyến đường đất vào mỏ

- Hệ thống kênh mương, ao hồ

Trong khu vực khai thác không có sông, suối chảy qua. Cách mỏ khoảng 82m về phía Đông Bắc có suối Chóp Mạt chảy vòng qua phía Bắc khu mỏ. Suối chảy vào suối Tre, đổ về hướng phía Nam khu vực.

Đây là con suối nhỏ, chủ yếu lưu lượng nước nhiều vào mùa mưa, mùa khô ít nước, bề rộng trung bình từ 2-4m. Phía Tây mỏ giáp với moong khai thác cũ của Công ty TNHH Xây dựng Thanh Tuấn Phát. Mỏ được cấp phép khai thác theo Quyết định số 1703/GP-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh cấp ngày 27/7/2017.

→Đây là điều kiện thuận lợi để thoát nước tháo khô mỏ trong quá trình khai thác mỏ.

c. Đánh giá chung điều kiện về địa lý tự nhiên, kinh tế nhân văn khu mỏ khá thuận lợi cho tổ chức khai thác mỏ sau này

+ Dự án nằm trong khu vực có điều kiện môi trường đầu tư tương đối thuận lợi như: Dự án nằm trong khu vực quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản của tỉnh; Gần nơi tiêu thụ; Trong mỏ và xung quanh mỏ không có dân cư;

+ Hiện trạng cấp, thoát nước tại mỏ như sau:

Về cấp nước: Nguồn nước mặt để cấp nước sản xuất lấy từ miệng bơm tháo khô mỏ.

Về thoát nước: Hiện nay tại khu vực dự án chưa có hệ thống thoát nước tập trung. Dự kiến nước mưa chảy tràn và nước tháo khô mỏ được thoát ra suối Chóp Mạt nằm ở phía Đông Bắc cách ranh mỏ 82m. Khi dự án đi vào hoạt động, Công ty thực hiện xử lý nước tháo khô mỏ đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B trước khi xả thải ra môi trường.

Nhn xét: Như vậy, điều kiện về địa lý tự nhiên, kinh tế nhân văn khu mỏ vật liệu xây dựng thông thường tại ấp Xóm Tháp, xã Tân Phong tương đối thuận lợi.

1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất khu vực thực hiện dự án

Khu vực thực hiện dự án là đất trồng cây hàng năm nằm trong Quyết định số 3172/2018/QĐ-UBND ngày 26/12/2018 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Tây Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Khu vực mỏ có diện tích 4,78ha (nằm trong diện tích quy hoạch mới 20,35ha; số hiệu trên bản đồ quy hoạch là 76 - vật liệu xây dựng thông thường)

Khu vực thực hiện dự án phù hợp với Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của huyện Tân Biên. Hiện trạng trên khu đất thực hiện dự án chủ yếu là cây mì, cây cao su và đất trống. Toàn bộ diện tích 4,78ha, thuộc một phần thửa đất số 65 và toàn bộ thửa đất số 174 tờ bản đồ số 38 và thửa đất số 30 tờ bản đồ số 37, có mục đích sử dụng đất là đất trồng cây hàng năm khác và cây lâu năm đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho Công ty TNHH MTV Đức Chi Tây Ninh nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dự án đầu tư phi nông nghiệp theo Quyết định số 1106/UBND-KT ngày 14/04/2023. Quy hoạch sử dụng đất của dự án được dự kiến như sau:

Bảng 1.2. Quy hoạch sử dụng đất của Dự án

Hiện trạng khu đất dự án xem tại Bản vẽ số 02-ĐTM: Bản đồ địa hình hiện trạng; các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực dự án thể hiện tại Bản vẽ số 01-ĐTM: Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ.

1.1.5. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

a. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và các đối tượng kinh tế

- Dân cư: Trong vòng bán kính 200m tính từ ranh giới mỏ không có nhà dân sinh sống, dân cư sinh sống tập trung trên tuyến đường nhựa ĐH.706, đường QL22B. Thành phần dân cư ở đây chủ yếu là dân tộc kinh. Nhà dân gần nhất sống gần ranh mỏ khoảng 230m về phía Đông.

- Các đối tượng kinh tế: Xung quanh khu vực mỏ hầu hết đang trồng cao su, mì, moong khai thác cũ và không có công trình công cộng hay dân dụng nào.

- Khoảng cách từ dự án tới khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

Căn cứ theo khoản 4, điều 25 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022, khoảng cách từ dự án tới khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường như sau:

+ Tại khu vực dự án không có các cơ sở, nhà máy thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục III, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022.

+ Dự án nằm cách xa nội thành, nội thị của các đô thị, cách nhà dân gần nhất khoảng 230m về phía Đông nên không ảnh hưởng đến sinh kế và đời sống dân cư.

+ Xung quanh khu vực mỏ có hệ thống kênh và suối để thoát nước và cấp nước tưới tiêu cho khu vực, không có nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;

Khu mỏ đảm bảo khoảng cách hành lang bảo vệ nguồn nước: Trong khu vực mỏ không có sông suối chảy cắt ngang qua. Cách suối Cách mỏ khoảng 82m về phía Đông Bắc có suối Chóp Mạt chảy vòng qua phía Bắc khu mỏ. Suối chảy vào suối Tre, đổ về hướng phía Nam khu vực nên đảm bảo hành lang bảo vệ nguồn nước, sông suối tránh sạt lỡ.

+ Xung quanh khu vực mỏ không có khu bảo tồn thiên nhiên; rừng đặc dụng; rừng phòng hộ; rừng tự nhiên; khu bảo tồn biển; khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; vùng đất ngập nước quan trọng; di sản thiên nhiên khác được xác lập hoặc được công nhận.

Hiện trạng mục đích sử dụng đất khu mỏ là đất trồng cây hàng năm (trồng mì, cao su), đất sản xuất không hiệu quả, đất xấu. Trong khu vực mỏ quan sát không thấy công trình liên quan đến quốc phòng, đường dây điện cao thế, trung thế, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Khu vực này không nằm trong quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn.

+ Trong bán kính 500m so với ranh mỏ không có các công trình công cộng như trường học, bệnh viện, di tích lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng.

Do đó, khu vực thực hiện dự án không có các yếu tố nhạy cảm về môi trường.

1.1.6. Mục tiêu, quymô, công suất, công nghệ và loại hình của dự án

Mc tiêu của dự án:

+ Khai thác đất san lấp, cát san lấp và sỏi phún để cung cấp vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn huyện Tân Biên và khu vực lân cận.

+ Tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động; tạo lợi nhuận cho Công ty. Phát triển các dịch vụ đi kèm; góp phần phát triển kinh tế địa phương và tăng tỉ trọng các ngành sản xuất công nghiệp trong cơ cấu kinh tế.

+ Đóng góp cho ngân sách nhà nước thông qua việc thực hiện nghĩa vụ thuế gồm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên và các khoản phí khác.

Quy mô và công suất của dự án:

+ Quy mô: Tổng diện tích sử dụng của dự án là 4,78ha.

+ Công suất 57.000 m3/năm nguyên khối (trong đó: đất san lấp: 40.374 m3; cát san lấp: 8.455 m3 và sỏi phún: 8.170 m3), với hệ số nở rời trung bình 1,15 tương đương 65.550 m3/năm nguyên khai (trong đó: Đất san lấp: 46.430 m3; cát san lấp: 9.724 m3 và sỏi phún: 9.396 m3).

Công nghệ và loại hình của dự án:

+ Áp dụng công nghệ khai thác mỏ lộ thiên, gồm: Xúc bốc, phân loại tầng sản phẩm tại gương khai thác bằng máy xúc loại 1,2 m3/gầu →Vận chuyển sản phẩm bằng ô tô (loại 15 tấn) →tiêu thụ.

+ Loại hình dự án: Khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng mỏ lộ thiên.

1.2. Các hạng mục công trình của dự án

1.2.1. Các hạngmục công trình chính

a. Khai trường khai thác

- Diện tích khu vực moong khai thác xuống sâu:

Khu vực mỏ có diện tích 4,78ha (47.800m2). Tọa độ các điểm khống chế theo Bảng 1.1. Thống kê tọa độ ranh giới khu vực khai thác. Trong đó:

+ Chừa bờ bao xung quanh mỏ có chiều rộng tối thiểu là 3,0m (tính từ ranh mỏ để bố trí trồng cây xanh, chắn bờ xung quanh nhằm gia cố bờ mỏ và ngăn nước mặt chảy vào moong khai thác. Tương ứng diện tích chừa bờ bao quanh mỏ là 3.588 m2.

+ Diện tích khai trường khai thác xuống sâu là 44.212 m2.

- Chiều sâu khai thác cho phép: Mỏ thực hiện khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường, mỏ lộ thiên xuống sau trung bình 7,0m so với địa hình tự nhiên.

Các thông số cơ bản của mỏ như sau:

Bảng 1.3. Các chỉ tiêu về biên giới

- Trữ lượng địa chất và trữ lượng huy động vào khai thác:

Căn cứ Quyết định số số 1026/QĐ-UBND ngày 27/05/2024 của UBND tỉnh Tây Ninh, trữ lượng khoáng sản phê duyệt trong Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường tại ấp Xóm Tháp, xã Tân Phong, huyện Tân Biên như sau:

- Tổng trữ lượng địa chất vật liệu cấp 122 tính đến cote +0,6m (độ sâu đến 7m so với bề mặt địa hình tự nhiên): 334.600 m3 nguyên khối. Cụ thể như sau:

Bảng 1.4. Kết quả tính trữ lượng địa chất đến cote +0,6m (tương ứng với độ sâu 7,0m)

+ Trữ lượng địa chất đất san lấp: 232.450 m3. + Trữ lượng địa chất cát san lấp là: 53.536 m3.

+ Trữ lượng địa chất sỏi phún là: 48.614 m3

- Tổng trữ lượng được phép huy động: 277.960 m3 nguyên khối.

+ Trữ lượng huy động vào thiết kế khai thác đất san lấp nguyên khối: 196.884m3 , tương ứng trữ lượng nguyên khai: 226.417 m3 (hệ số nở rời 1,15).

+ Trữ lượng huy động vào thiết kế khai thác cát san lấp nguyên khối: 39.843m3, tương ứng trữ lượng nguyên khai: 45.819 m3 (hệ số nở rời 1,15).

+ Trữ lượng huy động vào thiết kế khai thác sỏi phún nguyên khối: 41.233 m3, tương ứng trữ lượng nguyên khai: 47.418 m3 (hệ số nở rời 1,15).

Bảng 1.5. Bảng nh trữ lượng huy động vào khai thác đến cote +0,6m

- Tổng trữ lượng chừa bờ bao và trụ bảo vệ tại mỏ là 56.640 m3. Trong đó: + Trữ lượng chừa bờ bao, trụ bảo vệ đối với đất san lấp là: 35.566 m3.

+ Trữ lượng chừa bờ bao đối với sỏi phún là 7.381 m3.

+ Trữ lượng chừa bờ bao đối với cát san lấp là 13.693 m3.

b. Công suất khai thác và tuổi thọ mỏ

- Công suất khai thác mỏ: 57.000 m3/năm (nguyên khối).

- Tuổi thọ mỏ: T = T1 + T2 = 0,1 + 4,9 = 5,0 năm . Trong đó:

+ Thời gian XDCB mỏ, T1 = 0,1 năm (1 tháng). Các hạng mục công việc: Làm đường vận chuyển trong và ngoài mỏ, khai thác mở vỉa tạo mặt tầng khai thác đầu tiên, xây dựng nhà phụ trợ,….

+ Thời gian khai thác theo công suất thiết kế, T2 xác định theo công thức:

Công suất khai thác thiết kế: A = 57.000 m3/năm (nguyên khối). Trữ lượng huy động vào khai thác: Qkt = 277.960 m3(nguyên khối).

Như vậy, tuổi thọ mỏ của dự án là 5,0 năm.

c. Chế độ làm việc tại mỏ

- Số ca làm việc trong ngày:

- Số giờ làm việc trong ca:

- Số ngày làm việc trong năm:

- Thời gian làm việc hữu ích của thiết bị:

1.2.2. Các hạngmục công trình phụ trợ

a. Hệ thống đường vận chuyển

Đường tạm: Làm đường vận chuyển trong mỏ từ điểm mốc số 1 đến vị trí mở vỉa (gần mốc 15, nền đường rộng 5 m, dốc ngang 2 mái với độ dốc 2%, độ dốc dọc 0,6%-0,9%, chiều dài tuyến đường 425 m.

b. Nhà điều hành tạm

Xây dựng 1 nhà điều hành cấp 4 diện tích 40m2 phía Nam mỏ (gần điểm mốc số 1), kích thước dài x rộng x cao là 8m x 5m x 3,08m.

c. Kho chứa chất thải nguy hại

Xây dựng 1 kho chứa CTNH diện tích 4m2 cạnh nhà điều hành. Kết cấu theo quy định.

1.2.3. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và BVMT

a. Thu gom và thoát nước thải tại khu vực dự án

+ Đắp gờ ngăn nước mặt: Thực hiện đắp gờ xung quanh ranh mỏ: Gờ cao 0,3-0,5m, rộng đáy 1,0m để ngăn nước mặt chảy tràn vào mỏ.

+ Hố thu: Hố thu nằm dưới đáy moong, vị trí hố thu nằm ở khu vực thấp nhất phía Tây moong khai thác. Hố thu có kích thước 50 x 20 x 2m, dung tích chứa 2.000m3. Hố thu có nhiệm vụ: xử lý lắng lọc nước mưa chảy tràn phát sinh trong mỏ, phần nước trong được bơm cưỡng bức lên mương thoát nước nằm phía trên mỏ.

+ Rãnh dẫn nước: Thiết kế các rãnh thoát nước (kích thước: 0,7m x 0,4m x 0,4m) ở chân tầng khai thác để thu gom nước mưa chảy tràn tự nhiên về hố thu nằm dưới đáy moong.

+ Trạm bơm: Tại mỏ lắp đặt 01 trạm bơm có công suất 450 m3/h để bơm tháo khô mỏ. Ngoài ra, dự phòng 1 máy bơm (450 m3/h) phòng sự cố, hư hỏng.

>>> XEM THÊM: Giấy phép môi trường nhà máy sản xuất kinh kiện điện tử và quy trình thực hiện đầu tư

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE