Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm có công suất là 79.000 con gà đẻ trứng thương phẩm với khoảng 54.300 – 56.500 trứng/ngày và gà thịt khoảng 78.842 con/16 tháng.
Ngày đăng: 13-09-2024
167 lượt xem
MỤC LỤC............................................................... 1
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT............ 7
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................. 8
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ........................................... 10
1.1. Thông tin chung về dự án....................................................................... 11
1.2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án đầu tư 12
1.3. Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng,
các quy hoạch và quy định khác của pháp luật liên quan.................................... 12
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM................................ 15
2.1. Văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật 15
2.1.1. Các văn bản pháp luật........................................................................ 15
2.1.2. Các quy chuẩn áp dụng....................................................................... 20
2.2. Văn bản liên quan đến dự án.................................................................. 21
2.3. Tài liệu, dữ liệu có liên quan do chủ dự án tự tạo lập.............................. 21
3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường........................................ 22
3.1. Tóm tắt việc tổ chức thực hiện và lập đánh giá tác động môi trường 22
3.2. Tổ chức tư vấn thực hiện........................................................................ 22
3.3. Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo........................... 23
4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường.......................................... 24
5. Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM................................................. 25
5.1. Thông tin về dự án.................................................................. 25
5.1.1. Thông tin về dự án.............................................................................. 25
5.1.2. Phạm vi, quy mô, công suất................................................................. 26
5.1.3. Công nghệ sản xuất............................................................................. 26
5.1.4. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án................................ 26
5.1.4.1. Các hạng mục công trình của dự án.................................... 26
5.1.4.2. Hoạt động của dự án....................................................... 27
5.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường............ 27
5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án........... 28
5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án....................... 29
5.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án................... 29
5.5.1. Chương trình quản lý môi trường......................................................... 29
5.5.2. Chương trình giám sát môi trường....................................................... 30
Chương 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN....................................................... 32
1.1. Thông tin chung về dự án.................................................................... 32
1.1.2. Tên chủ dự án.................................................................................... 32
1.1.3. Tiến độ thực hiện dự án.................................................................... 32
1.1.4. Vị trí địa lý của dự án.......................................................................... 32
1.1.5. Hiện trạng quản lý sử dụng đất tại khu vực dự án................................. 36
1.1.6. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường... 38
1.1.7. Mục tiêu, quy mô, công suất, công nghệ và loại hình dự án................... 38
1.1.7.1. Mục tiêu của dự án........................................................................... 38
1.1.7.2. Loại hình của dự án.......................................................................... 39
1.1.7.3. Quy mô của dự án............................................................................ 39
1.1.5.4. Công suất của dự án......................................................................... 39
1.1.5.5. Công nghệ của dự án........................................................................ 40
1.2. Các hạng mục công trình của dự án........................................................ 40
1.2.1. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án.................... 41
1.2.1.1. Các hạng mục công trình chính...................................................... 41
1.2.1.2. Các công trình phụ trợ...................................................................... 43
1.2.1.3. Các hạng mục công trình thu gom xử lý chất thải, nước thải và bảo vệ môi trường..... 43
1.2.3. Các máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình hoạt động của dự án 44
1.2.4. Các công trình đảm bảo dòng chảy tối thiểu, bảo tồn đa dạng sinh học; công trình
giảm thiểu tác dộng do sạt lở, sụt lún, xói lở, bồi lắng, nhiễm mặn, nhiễm phèn (nếu có)........ 45
1.2.5. Các công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung; các công trình bảo vệ môi truờng khác...... 45
1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án.. 45
1.3.1. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án............................. 45
1.3.2. Nguồn cung cấp điện nước.................................................................. 48
1.3.3. Sản phẩm của dự án............................................................................ 50
1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành................................................................ 50
1.5. Biện pháp tổ chức thi công................................................................... 53
1.6. Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án........................... 53
1.6.1. Tiến độ thực hiện dự án....................................................................... 53
1.6.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án...................................................... 54
Chương 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN.... 56
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội...................................................... 56
2.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................. 56
2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng........................................................ 56
2.1.2.1. Nhiệt độ không khí......................................................................... 56
2.1.2.4. Chế độ mưa.................................................................................... 58
2.1.3. Điều kiện thủy văn............................................................................ 59
2.1.4. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực thực hiện dự án............................. 59
2.1.4.1. Điều kiện về kinh tế........................................................................ 59
2.1.4.2. Lĩnh vực văn hóa - xã hội............................................................... 62
2.2. Hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật tại khu vực dự án......... 64
2.2.1. Hiện trạng môi trường......................................................................... 64
2.2.1.1. Môi trường không khí và vi khí hậu................................................... 64
2.2.1.2. Môi trường nước ngầm..................................................................... 65
2.2.1.3. Môi trường nước mặt........................................................................ 66
2.2.1.4. Môi trường đất................................................................................. 68
2.2.2. Hiện trạng tài nguyên sinh vật............................................................. 68
2.2.2.1. Thảm thực vật................................................................................... 68
2.2.2.2. Hệ động vật...................................................................................... 70
2.3. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án............ 71
2.4. Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án với đặc điểm kinh tế- xã hội khu vực dự án........... 72
Chương 3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG....... 73
3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án... 73
3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động... 73
3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động........................................................... 74
3.2.1.1. Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải 74
3.2.1.2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí..................................... 77
3.2.1.3. Đối với nước thải............................................................................ 87
3.2.1.4. Tác động của tiếng ồn và độ rung................................................... 90
3.2.1.5. Đánh giá, dự báo tác động không liên quan đến chất thải.............. 92
3.2.1.6. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố................. 96
3.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất....................... 99
3.2.2.1. Công trình xử lý nước thải............................................................. 99
3.2.2.2. Biện pháp, công trình xử lý bụi và khí thải................................... 102
3.2.2.3. Biện pháp, công trình lưu trữ chất thải rắn.................................. 107
3.2.2.4. Biện pháp, công trình lưu trữ chất thải nguy hại......................... 110
3.2.2.5. Biện pháp giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải 113
3.2.2.5. Biện pháp, công trình phòng ngừa sự cố môi trường.................... 116
3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 127
3.3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án, kế hoạch xây lắp các công trình bảo
vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục........ 127
3.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường........... 128
3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo..... 128
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC........ 130
Chương 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG...... 131
5.1. Chương trình quản lý môi trường...................................................... 131
5.2. Chương trình giám sát môi trường của chủ dự án............................. 132
Chương 6. KẾT QUẢ THAM VẤN............................................................... 135
6.1. Tham vấn cộng đồng............................................................................ 135
6.1.1. Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng................................ 135
6.1.1.1. Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử................. 135
6.1.1.2. Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến............................................. 135
6.1.1.3. Tham vấn bằng văn bản theo quy định............................................. 136
6.1.2. Kết quả tham vấn cộng đồng........................................................... 136
6.2. Tham vấn chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức chuyên môn (đối với dự án thuộc phụ lục II)... 138
6.2.1. Tóm tắt về quá trình tham vấn của các nhà khoa học, chuyên gia........ 138
6.2.2. Ý kiến đánh giá của từng nhà khoa học, chuyên gia............................ 138
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT................................................ 141
CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO............................. 144
PHỤ LỤC..................................................................... 146
MỞ ĐẦU
Tại Việt Nam, những năm gần đây, ngành gia cầm đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Sản lượng trứng sản xuất hằng năm không ngừng gia tăng, từ hơn 8,8 tỉ quả năm 2015 lên hơn 16 tỉ quả vào năm 2020. Bình quân tăng trưởng về sản lượng trứng của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 đạt 12,67%/năm, cao hơn 4 lần so với mức tăng trưởng bình quân toàn cầu trong cùng giai đoạn.
Tuy nhiên, tiêu thụ trứng ở Việt Nam chỉ đạt 149 quả/người/năm (2020) trong khi tiêu thụ trứng bình quân của thế giới khoảng 210 - 220 quả/người/năm. Một số quốc gia tiêu thụ trứng trên 300 quả/người/năm như Mexico, Trung Quốc, Nhật, Tây Ban Nha, Malaysia, Indonesia,... Tại các quốc gia này, nhu cầu đối với thịt và trứng gia cầm trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng cao. Do đó, Việt Nam có nhiều cơ hội để xuất khẩu trứng.
Hiện nay, phát triển kinh tế nông thôn theo mô hình trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng với quy trình công nghệ vừa tiên tiến vừa tiết kiệm ngày càng chiếm ưu thế. Chăn nuôi gà đẻ trứng theo mô hình trại lạnh khép kín có thể được xem là một kỹ thuật phù hợp ở Việt Nam, đã được phổ biến ở các nước phát triển với ưu điểm như: Đảm bảo tối ưu các điều kiện trong chăn nuôi như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm,...; hạn chế tối thiểu rơi vãi thức ăn, ổn định vì không bị chi phối hay ảnh hưởng điều kiện mùa vụ, thời tiết; dễ kiểm soát bệnh tật; tiết kiệm diện tích chăn nuôi nhưng vẫn đáp ứng về điều kiện nhân tạo với vật nuôi; giảm nhân công chăm sóc và giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Sau khi nghiên cứu thị trường về nhu cầu tiêu thụ trứng và kỹ thuật chăn nuôi phù hợp với tiêu chí hiện đại xu hướng thế giới và định hướng quy hoạch của tỉnh Kon Tum, Hộ kinh doanh ........ quyết định đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm theo hướng khép kín, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường với quy mô 79.000 con gà đẻ trứng thương phẩm tại Km8, thôn Thanh Trung, phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum nhằm đáp ứng nguồn thực phẩm trứng: Tươi, sạch nhiều dinh dưỡng cung ứng cho thị trường tỉnh nhà và các tỉnh lân cận.
Dự án khai thác sử dụng nước dưới đất phục vụ cho công tác chăn nuôi với quy mô khai thác sử dụng lớn nhất là 22,8m3/ngày đêm. Căn cứ theo STT 9 Mục III Phụ lục IV Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường năm 2020 thì dự án khai thác khoáng sản; dự án khai thác, sử dụng tài nguyên nước thuộc thẩm quyền cấp giấy phép về khai thác, sử dụng tài nguyên nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Do đó, dự án thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum phê duyệt.
a.Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về BVMT
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Dự án khai thác sử dụng nước dưới đất phục vụ cho công tác chăn nuôi với quy mô khai thác sử dụng lớn nhất là 22,8m3/ngày đêm (căn cứ theo số thứ tự 9 Mục III Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ) nên thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM trình UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt.
Đơn vị đã đưa ra các giải pháp giảm thiểu các tác động của dự án đến hệ sinh thái quanh khu vực dự án, phù hợp với Giải pháp bảo vệ môi trường: Triển khai các chủ trương, chính sách, nghiên cứu ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa nền kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số. Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên; đẩy mạnh liên kết tinh, liên kết vùng trong việc bảo vệ môi trường, xây dựng chương trình hợp tác cụ thể hoặc có thể đề xuất dự án về bảo vệ môi trường liên tỉnh giữa tỉnh Kon Tum với các tỉnh lân cận. Đồng thời phù hợp với Phương án về điểm, tần suất trắc môi trường: Phát triển cơ sở hạ tầng, thiết bị, mạng lưới quan trắc cho môi trường đất, nước, không khí và đa dạng sinh học để đánh giá hiện trạng và theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, kịp thời cung cấp thông tin, dữ liệu và nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo chất lượng môi trường phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 1756/QĐ-TTg ngày 31/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, Dự án phù hợp với Quan điểm bảo vệ môi trường: Phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng gắn với bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên, khai thác và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên, giữ vững cân bằng sinh thái; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới một nền kinh tế xanh, tuần hoàn và thân thiện với môi trường tại Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum thông qua tại Nghị quyết số 49/NQ-HĐND ngày 01/11/2023.
*Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch/chiến lược phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh
Trang trại được đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị và công nghệ chuồng trại đáp ứng yêu cầu phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường, chuồng trại chăn nuôi theo hướng tự động hóa cao nhất với công nghệ chuồng kín nhằm giảm thiểu thấp nhất những hệ lụy do chăn nuôi gây ra với môi trường, đồng thời xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo phù hợp với mục tiêu đối với nhóm các dự án phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi phù hợp với mục tiêu “Hiện đại hóa trang thiết bị và công nghệ chuồng trại đáp ứng yêu cầu phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường và đối xử nhân đạo với vật nuôi. Nâng cao năng lực xử lý chất thải chăn nuôi bảo vệ môi trường và sử dụng có hiệu quả nguồn chất thải chăn nuôi” tại Đề án phát triển chăn nuôi tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn năm 2045 được phê duyệt tại Quyết định số 1241/QĐ-UBND ngày 28/12/2021 của UBND tỉnh Kon Tum.
*Mối quan hệ của dự án với các dự án khác
Dự án được thực hiện........, phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Một số dự án lân cự khu vực dự án trong quy hoạch như sau:
+ Trang trại nấm Mi Ba.
+ Dự án nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Kon Tum.
+ Dự án: Cụm công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp tại phường Ngô Mây và xã Đăk Cấm, thành phố Kon Tum.
Các dự án trên đều đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục pháp lý.
* Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan
Về quy hoạch sử dụng đất: Dự án đã chuyển mục đích sử dụng đất từ Đất trồng cây lâu năm thành Đất nông nghiệp khác theo hồ sơ số 002056.CM.002. Do đó, dự án phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 của thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum được phê duyệt tại Quyết định số 261/QĐ-UBND ngày 12/05/2022 của UBND tỉnh Kon Tum và Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của thành phố Kon Tum đã được phê duyệt tại Quyết định số 206/QĐ-UBND ngày 12/05/2023 của UBND tỉnh Kon Tum.
Về Quy hoạch chăn nuôi: Trong bán kính 500m quanh dự án không có trường học, bệnh viện, chợ. Vị trí dự án phù hợp với quy định khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại tại Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ. Hình thức chăn nuôi của dự án phù hợp với Quy hoạch phát triển lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến 2025 tại Quyết định số 33/2012/QĐ-UBND ngày 16/08/2012 của UBND tỉnh Kon Tum: “Đối với chăn nuôi lợn và gia cầm: Ngoài chăn nuôi theo truyền thống, cần khuyến khích phát triển nhanh chăn nuôi lợn hướng nạc, lợn siêu nạc; các giống gia cầm chuyên trứng, chuyên thịt theo hướng trang trại, công nghiệp, đảm bảo an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh và bảo vệ môi trường ở nơi có điều kiện về đất đai, khả năng đầu tư, trình độ kinh nghiệm chăn nuôi”. Dự án phù hợp với Quyết định số 45/2020/QĐ- UBND ngày 30/12/2020 của UBND tỉnh Kon Tum về quy định mật độ chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum và Quyết định số 1241/QĐ- UBND ngày 28/12/2021 của UBND tỉnh Kon Tum về phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045.
Về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội: Dự án nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 tại Quyết định số 139/QĐ-UBND ngày 06/09/2013 của UBND tỉnh Kon Tum và nằm trong Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1756/QĐ-TTg ngày 31/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
Chương 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
Tên chủ dự án: Hộ kinh doanh ...........
Địa chỉ liên hệ:........., phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
- Đại diện: ............... - Chức vụ: Chủ hộ.
- Điện thoại:..........
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số .............. do phòng Tài chính kế hoạch thành phố Kon Tum cấp lần đầu ngày 05/01/2024.
Ngành nghề chính: Chăn nuôi gia cầm, buôn bán thực phẩm, sản xuất phân bón và hợp chất Nitơ, trồng trọt chăn nuôi hỗn hợp.
Tiến độ thực hiện dự án: Từ năm 2023.
Dự án được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích là 12.071,5m2 (khoảng 1,20ha) tại Km8, thôn Thanh Trung, phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Khu vực dự án có tọa độ vị trí được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.1. Tọa độ vị trí của khu vực dự án
STT |
Tọa độ hệ VN 2000 |
STT |
Tọa độ hệ VN 2000 |
||
X (m) |
Y (m) |
X (m) |
Y (m) |
||
1 |
1594619 |
551830 |
7 |
1594572 |
552010 |
2 |
1594642 |
551930 |
8 |
1594537 |
551984 |
3 |
1594682 |
551943 |
9 |
1594523 |
551903 |
4 |
1594679 |
552007 |
10 |
1594498 |
551818 |
5 |
1594655 |
552065 |
11 |
1594542 |
551833 |
6 |
1594574 |
552061 |
1 |
1594619 |
551830 |
Ranh giới tứ cận của dự án như sau:
+ Phía Bắc giáp đất trồng cao su của người dân.
+ Phía Nam giáp đất trồng cao su của người dân.
+ Phía Tây giá đường đất rộng 3m và đất trồng cao su của người dân.
+ Phía Đông giáp đất trồng cao su của người dân.
Hình 1.1. Vị trí khu vực dự án
- Vị trí dự án:
+ Cách trung tâm thành phố Kon Tum khoảng 8km về phía Nam.
+ Cách UBND phường Ngô Mây khoảng 4,6km về phía Tây Nam.
+ Cách UBND thành phố Kon Tum khoảng 8,3km về phía Nam.
+ Cách khu dân cư gần nhất (thôn Thanh Trung) khoảng 1,4km về phía Bắc.
+ Cách Chùa Thanh Trung khoảng 4,4km về phía Tây Nam.
+ Cách Chùa Huệ Chiếu khoảng 5km về phía Tây Nam.
+ Cách Trường THPT Ngô Mây khoảng 4,2km về phía Tây Nam.
+ Cách Trường tiểu học Lê Văn Tám khoảng 4,5km về phía Tây Nam.
+ Cách Trường mần non Hoa Lộc Vừng khoảng 4,3km về phía Tây Nam.
+ Cách Trung tâm Y tế phường Ngô Mây 4km về phía Tây Nam.
+ Cách Chợ tạm phường Ngô Mây khoảng 3,9km về Tây Nam.
+ Cách đường giao thông chính là QL14 khoảng 1,4km về phía Tây.
+ Cách đường tránh thành phố Kon Tum khoảng 540m về phía Tây Nam.
+ Cách Bãi xử lý rác thải thành phố Kon Tum khoảng 3km về phía Tây.
+ Cách khe suối nhỏ chảy ra suối Đăk Cấm khoảng 190m về phía Đông.
+ Cách suối Đăk Cấm khoảng 600m về phía Nam.
+ Cách nghĩa trang thành phố Kon Tum khoảng 1,7km về phía Tây Bắc.
+ Cách Nhà máy gạch Tuynel Tân Thịnh Phát khoảng 600m về phía Tây
+ Cách Nhà máy gạch Tuynel Hùng Phát khoảng 900m về phía Tây Bắc.
+ Tại khu vực dự án chưa có hệ thống cấp nước tập trung.
+ Theo khảo sát thực tế và số liệu thống kê tại khu vực chưa từng xảy ra sự cố sụt, lún đất, biến dạng địa hình; không có giếng khai thác nước dưới đất bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và sinh vật.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi và Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm thì khoảng cách từ trang trại chăn nuôi đến trường học, bệnh viện, chợ, đường giao thông chính tối thiểu là 500m. Do đó, vị trí khu vực thực hiện dự án đảm bảo đạt yêu cầu về khoảng cách theo quy định.
Ngoài thức ăn thì nước uống cũng rất quan trọng cho gà đẻ trứng. Nước là thành phần chính trong việc hình thành quả trứng có đạt hiệu quả, chất lượng hay không. Khi gà thiếu nước chắc chắn sẽ giảm sản lượng trứng trông thấy rõ ràng. Nguồn nước trong chăn nuôi phải mát, sạch sẽ, không chứa các khoáng độc, cũng như các vi khuẩn, vi sinh vật có hại. Dự án có sử dụng nước dưới đất >10 m3/ngày đêm, dự án thuộc thẩm cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước của UBND tỉnh (quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023 của Chính phủ).
Hiện nay chưa phê duyệt, công bố Danh mục và Bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, chưa phê duyệt Phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Kon Tum theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 Nghị định số 167/2018/NĐ-CP ngày 26/12/2018 của Chính phủ Quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất.
Tuy nhiên, dự án đang trong giai đoạn lập các hồ sơ về môi trường và trình cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt; chưa cấp giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất theo khoản 2 Điều 16 Nghị định số 167/2018/NĐ-CP ngày 26/12/2018 của Chính phủ.
Nhu cầu khai thác nước dưới đất lớn nhất của dự án: 22,8m3/ngày đêm; sử dụng 01 giếng để phục vụ cho dự án. Tọa độ: X = 1594579; Y = 551896.
Các đối tượng xung quanh, lân cận khu vực dự án như sau:
+ Khu vực không xảy ra sự cố sụt, lún đất, biến dạng địa hình; Không có bãi chôn lấp chất thải rắn tập trung theo quy định của pháp luật về quy hoạch, xây dựng và bảo vệ môi trường; Không có nghĩa trang tập trung, khu vực không có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất; Không nằm trong khu dân cư; khu công nghiệp tập trung cách sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa 1.000m mà nguồn nước mặt đó đáp ứng đủ các điều kiện “Có chức năng cấp nước sinh hoạt hoặc được quy hoạch để cấp nước sinh hoạt; Có chế độ dòng chảy ổn định, dòng chảy tối thiểu từ 10m3/s trở lên đối với sông, suối, kênh, rạch hoặc tổng dung tích từ 10 triệu m3 trở lên đối với hồ chứa; Có chất lượng nước đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt cột A1 trở lên”.
+ Nguồn nước mặt tại khe suối nhỏ chảy ra suối Đăk Cấm ở phía Đông của dự án chỉ phục vụ cho tưới tiêu, không phục vụ cho mục đích sinh hoạt.
Theo kết quả đo đạc và phân tích tại Bảng 2.7. Kết quả đo đạc, phân tích môi trường nước mặt tại khu vực thì chất lượng nước đạt Mức C – Bảng 2 QCVN 08:2023/BTNMT (Chất lượng nước xấu. Hệ sinh thái trong nước có lượng oxy hòa tan giảm mạnh do chứa một lượng lớn các chất ô nhiễm. Nước không gây mùi khó chịu, có thể được sử dụng cho các mục đích sản xuất công nghiệp sau khi áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp).
+ Vị trí, khu vực giếng khoan của dự án xin khai thác nước dưới đất cách khoảng 1,4km về phía Tây so với khu dân cư tại thôn Thanh Trung, phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
+ Theo quá trình khảo sát cho thấy khu vực chưa có giếng khai thác nước dưới đất bị ô nhiễm, chưa gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và sinh vật. Đồng thời tại khu vực không có hệ thống cấp nước tập trung hiện có; không có các điểm đấu nối cấp nước các khu dân cư, không có các điểm đấu nối cấp nước khu công nghiệp tập trung. Không có điểm đấu nối liền kề của hệ thống cấp nước tập trung và không có hệ thống cấp nước sẵn sàng để cung cấp nước sạch, bảo đảm nhu cầu sử dụng nước cả về thời gian, lưu lượng và chất lượng nước phù hợp với mục đích sử dụng nước; không có quy hoạch để cấp nước sinh hoạt.
Vì vậy, vị trí khu vực giếng khoan xin khai thác nước dưới đất của dự án đảm bảo, phù hợp với Nghị định số 167/2018/NĐ-CP ngày 26/12/2018 của Chính phủ.
Đồng thời các nội dung trên được UBND phường Ngô Mây xác nhận tại Văn bản số 95/UBND-TH ngày 12/03/2024 (đính kèm phần PL của báo cáo).
Căn cứ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (được đính kèm phần PL) tổng diện tích thực hiện dự án là 12.071,5m2 đã được chuyển đổi thành đất nông nghiệp khác thuộc Quyền sử dụng của ......... đã được Nhà nước công nhận và cấp giấy chứng nhận QSD đất nên về nguồn gốc đất đai tại địa điểm thực hiện dự án đảm bảo quy định pháp luật về đất đai. Do đó, Trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm tại phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt.
Ngoài ra, “Trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm” nằm trong Quyết định số 33/2012/QĐ-UBND ngày 16/08/2012 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể nông nghiệp, nông thôn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2025 và Quyết định số 1241/QĐ- UBND ngày 28/12/2021 của UBND tỉnh Kon Tum về Phê duyệt Đề án Phát triển chăn nuôi tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn năm 2045.
Hiện trạng trên khu đất đã có một số hạng mục công trình như: 04 chuồng nuôi gà đẻ (4.946m2), Khu xử lý mùn hữu cơ (298m2), Khu chứa mùn hữu cơ thành phẩm (260m2),... phục vụ cho công tác chăn nuôi gà đẻ trứng của Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Trang.
Ngoài ra dự án thuê thêm đất và các hạng mục hiện có trên đất của (Ông) Nguyễn Phú Lượng để bố trí: 01 nhà bảo vệ (72m2), 01 nhà ở công nhân viên kỹ thuật (252m2), 01 kho trứng và vật tư thiết bị (522m2), cổng,..
Một số hình ảnh tại khu vực dự án
1.1.6.Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường
Hệ thống đường giao thông: Là đoạn đường dài 1,5km gồm đoạn bê tông dài 0,7km và đoạn đường đất dài 0,8km nối vị trí dự án với QL14.
Hệ thống sông suối, ao hồ: Cách dự án khoảng 190m về Phía Đông có khe suối nhỏ chảy ra suối Đăk Cấm.
Đồi núi: Xung quanh khu vực dự án chủ yếu là các đồi núi thấp trồng cao su, nương rẫy của người dân và đồi trọc.
Khu vực dân cư: Cách khu dân cư gần nhất (thôn Thanh Trung) khoảng 1,4km về phía Tây.
Xung quanh khu vực dự án là đất trồng cao su, hoa màu của người dân và đất đồi núi.
Trong vòng bán kính 1km không có công trình xây dựng, công trình văn hóa, di tích lịch sử; khu bảo tồn thiên nhiên; các loại rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; di sản văn hóa vật thể, di sản thiên nhiên khác; đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên nào bị ảnh hưởng khi dự án đi vào hoạt động.
Mục tiêu của dự án
Xây dựng trang trại chăn nuôi gà công nghệ cao.
Sử dụng nguồn lao động phổ thông tại địa phương, tạo công ăn việc làm với thu nhập ổn định cho người dân, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại địa phương
Để phát triển kinh tế, thu nhập cao từ chăn nuôi, phấn đấu đưa chăn nuôi thành sản xuất chính của nền kinh tế nông nghiệp.
Đầu tư trang trại chăn nuôi theo hướng khép kín, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường, theo phương thức công nghiệp áp dụng công nghệ cao, thiết bị và cơ sở chuồng trại chăn nuôi theo tiêu chuẩn Châu Âu tạo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Tạo ra nguồn giống gà hậu bị siêu trứng phát triển rộng rãi cho bà con địa phương lân cận có nhu cầu chăn nuôi.
Cung cấp nguồn thực phẩm trứng sạch, nguồn gốc rõ ràng, không kháng sinh, không độc tố, không chất kích thích ra thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
Loại hình của dự án
Quy mô của dự án
Trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích là 12.071,5m2 (khoảng 1,20ha) với quy mô trại là 79.000 con gà đẻ trứng thương phẩm. Căn cứ điểm a khoản 12 Điều 1 Nghị định số 46/2022/NĐ-CP ngày 13/07/2022 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi thì dự án thuộc Chăn nuôi trang trại quy mô vừa.
Dự án đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi, công trình xử lý môi trường và các công trình phụ trợ phục vụ cho công tác quản lý trang trại được thiết kế theo các tiêu chuẩn quy phạm hiện hành.
Công suất của dự án
Trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm có công suất là 79.000 con gà đẻ trứng thương phẩm với khoảng 54.300 – 56.500 trứng/ngày và gà thịt khoảng 78.842 con/16 tháng.
Công nghệ của dự án
Với công suất 79.000 con gà đẻ trứng thương phẩm. Quy trình chăn nuôi gà được thực hiện hoàn toàn tự động từ khâu cho ăn, nước uống đến lấy trứng, lấy phân. Quy trình chăn nuôi được thực hiện theo công nghệ trại lạnh, nhiệt độ trong chuồng duy trì ở mức 20 - 250C, quá trình điều chỉnh nhiệt độ được thiết kế chế độ chạy tự động theo dải nhiệt độ đã cài đặt theo nhiệt độ môi trường. Cách ly với môi trường xung quanh để tránh lây lan dịch bệnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nuôi dưỡng, chăm sóc đàn gà được tốt hơn. Đảm bảo các quy định về an toàn trong hoạt động kinh doanh, lao động và phòng cháy chữa cháy.
Với công suất 79.000 con gà đẻ trứng thương phẩm. Các hạng mục của dự án như: Chuồng nuôi gà đẻ, kho trứng và kho vật tư thiết bị,. được Đơn vị thiết kế dựa theo yêu cầu của Công ty TNHH De Heus đề ra. Các thông số kỹ thuật này đã được Công ty TNHH De Heus nghiên cứu và áp dụng rộng rãi cho các trang trại chăn nuôi trên cả nước.
Bảng 1.2. Các hạng mục công trình của dự án
STT |
Hạng mục các công trình xây lắp |
ĐVT |
Diện tích |
Ghi chú |
A |
Các hạng mục công trình chính |
|||
1 |
Hố sát trùng |
m2 |
15 |
Đất thuê |
2 |
Nhà bảo vệ |
m2 |
72 |
|
3 |
Nhà để xe |
m2 |
75 |
|
4 |
Bồn nước + bể nước |
m2 |
56 |
|
5 |
Nhà làm việc, nhà ở CNV |
m2 |
220 |
|
6 |
Khu sát trùng công nhân |
m2 |
32 |
|
7 |
Kho trứng + kho vật tư thiết bị |
m2 |
522 |
|
8 |
Nhà nuôi gà đẻ |
m2 |
4.946 |
Đất dự án |
9 |
Đế Silo cám (4 cái) |
m2 |
40 |
|
10 |
Đường trung chuyển trứng về kho trứng |
ht |
- |
|
11 |
Giếng nước |
Cái |
01 |
Đất thuê |
12 |
Hàng rào |
md |
- |
|
B |
Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường |
|
||
1 |
Kho chứa chất thải nguy hại + hố đốt xác |
m2 |
15 |
Đất dự án |
2 |
Bể tự hoại (1 bể) |
m3 |
6 |
Đất thuê |
3 |
Nhà xử lý mùn hữu cơ |
m2 |
298 |
Đất dự án |
4 |
Nhà chứa mùn hữu cơ thành phẩm |
m2 |
260 |
|
5 |
Mương thu gom nước mưa |
ht |
01 |
Các hạng mục công trình chính
* Chuồng nuôi gà đẻ trứng (04 chuồng)
Tận dụng khung mái nhà đã có sẵn của hệ thống điện mặt trời mái nhà 2MW để xây dựng trại chăn nuôi gà đẻ trứng, bao gồm 4 dãy chuồng (chuồng có chiều ngang 14m, chuồng 1 dài 79m, chuồng 2 và 3 dài 105m, chuồng 4 dài 50m) có kết cấu khung nhà chắc chắn, kích thước phù hợp cho chăn nuôi gà, cụ thể:
+ Khẩu độ dãy nhà là 14m
+ Cột thép chữ I150
+ Lợp tole sóng vuông màu, dày 0.42mm, khổ 1.7m
+ Vì kèo thép hình C200×100×2.5, bản mã dày 8mm
+ Xà gồ thép hình C100×80×2.0, khoảng cách a=110
+ Sườn trần ngang la phông thép hộp 30×30×3
+ Sườn trần dọc la phông thép hộp 30×20×1.5
+ Đóng trần la phông tole lạnh màu, dày 0.32mm Nền: Xây dựng mới:
+ Bê tông đá 1×2 mác # 200, dày 100
+Vữa láng nền tạo bề mặt nhám chống trượt
+ Độ dốc i: 3%
+ Lớp đất đầm kỷ
+ Lớp đất tự nhiên làm sạch cỏ Tường: Xây dựng mới:
+ Tường xây hai bên đầu hồi nên gia cố bằng tường gạch xây có độ dày 20cm
+ Tường hai bên chuồng: Xây gạch 10cm
+ Độ cao tường tính từ mặt đất lên là: 0.5 - 0.6m Cửa ra vào:
+ Bố trí trước chuồng và dọc hai bên hông chuồng
+ Kích thước cửa có thể là: Rộng 1.2m
Độ cao chuồng: Độ cao chuồng tính từ nền đến đỉnh chuồng 2.1m. Mái chuồng: Mái chuồng nằm dưới mái hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời nên chỉ cần làm thêm laphong bằng tôn lạnh nhằm cách nhiệt tốt. Bạt che chuồng: Sử dụng tấm panel bên hông chuồng Quạt thông gió:
+ Cần thiết cho những trang trại nuôi số lượng lớn và nuôi nhốt toàn thời gian, thậm chí bán thời gian (cho những lúc thời tiết biến đổi thất thường như bão, gió, lạnh,. gà phải ở trong chuồng không có cơ hội ra ngoài).
+ Quạt thông gió được lắp tại cuối chuồng nuôi gồm 10 quạt.
Giàn làm mát:
+ Tấm làm mát được làm từ giấy ép keo dạng tổ ong giúp làm giảm đáng kể nhiệt độ không khí khi đi qua tấm làm mát.
+ Giàn làm mát được lắp tại phải bên đầu hông chuồng hoặc đầu hồi chuồng. Kích thước một tấm làm mát là: rộng 0.6 × cao 1.8. Các trang thiết bị trong trại gà: Bao gồm hệ thống lồng gà, máng ăn, máng uống, núm uống và điện nước,...
* Silo cám
Là một bồn chứa cám, có sức chứa 15 tấn. Silo cảm được làm từ tôn mạ kẽm, sẽ được thiết kế để đặt bên ngoài trang trại. Cám sẽ được bơm trực tiếp từ xe bồn vào trong Silo và được truyền đến từng máng bên trong trang trại.
Bệ đỡ Silo: Vì silo thường rất cao, chứa hàng chục tấn cám, nên thiết kế bệ đỡ bằng bê tông cốt thép M250 dày 0.5m, dài 3.35m rộng 3.35m. Khi thi công theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật có chuyên môn hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất.
Các công trình phụ trợ
Khu sát trùng công nhân
Các hạng mục công trình thu gom xử lý chất thải, nước thải và bảo vệ môi trường
Hệ thống thu gom nước mưa, nước thải
Các hạng mục công trình xử lý chất thải rắn và chất thải rắn nguy hại
Hệ thống cây xanh
Với diện tích đất còn lại của dự án, đơn vị tiến hành trồng cây cây xanh để cải thiện môi trường không khí xung quanh cũng như môi trường làm việc cho CBCNV.
>>> XEM THÊM: Báo cáo xin cấp giấy phép môi trường của dự án trang trại chăn nuôi gà và hồ sơ xin cấp
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com