Báo cáo xin cấp giấy phép môi trường của dự án trang trại chăn nuôi gà và hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường, hồ sơ xin phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho trại chăn nuôi gà công nghiệp.
Báo cáo xin cấp giấy phép môi trường của dự án trang trại chăn nuôi gà và hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường, hồ sơ xin phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho trại chăn nuôi gà công nghiệp.
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Tên chủ dự án đầu tư: D
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Ông D – Chủ trại chăn nuôi
- Điện thoại:....
2. Tên dự án đầu tư: Trại chăn nuôi gà D
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: tại thửa đất số 181 và 184, tờ bản đồ số C3 thuộc Ấp Mỹ Lộc, xã Thạnh Mỹ, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
- Vị trí địa lý:
1. 1. Vị trí địa lý của dự án
Tứ cạnh tiếp giáp của dự án như sau:
+ Phía Bắc: Giáp đất dân;
+ Phía Nam: Giáp đất dân;
+ Phía Đông: Giáp kênh công cộng;
+ Phía Tây: Giáp đường tỉnh 867.
- Quy mô của dự án đầu tư: Dự án nhóm C, tổng mức đầu tư 10 tỷ đồng.
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:
3.1. Công suất của dự án đầu tư:
45.000 gà thịt (tương đương 225 đơn vị vật nuôi) trong 1 đợt nuôi. Số lượng dãy chuồng nuôi là 3 dãy chuồng. Công suất hiện tại của dự án là 30.000 con/ đợt (tương đương 150 đơn vị vật nuôi) với 2 dãy chuồng. Khi mở rộng sẽ xây dựng thêm 1 dãy chuồng.
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:
Quy trình chăn nuôi gà thịt tại dự án như sau:
Hình 1. 2 Sơ đồ quy trình nuôi gà thịt tại dự án
Thuyết minh quy trình nuôi gà thịt:
(1) Chuẩn bị chuồng nuôi và xử lý lớp đệm lót
Diện tích mỗi dãy chuồng có chiều rộng 14 x 120m (hiện tại đã có 2 dãy chuồng, dự kiến mở rộng thêm 1 dãy chuồng). Khi thiết kế khoảng trống từ quạt hút đến nơi gà ở phải rộng 10m. Xung quanh chuồng gà có hành lang rộng 1m để vận chuyển thức ăn, đi lại chăm sóc đàn gà.
Trước khi tiến hành nuôi gà, chuồng nuôi được rải trấu lên toàn bộ nền chuồng dày khoảng 10 cm và được phun thuốc sát trùng, sau đó mới thả gà vào.
Chọn giống
Chọn những con khỏe mạnh, lanh lẹ, lông mượt khô và bóng, không khuyết tật như: hở rốn, bụng xanh đen, bụng mềm căng đầy nước, da bụng mỏng, mù mắt vẹo mỏ, chân cong.
Các bước nuôi gà
Nuôi gà thịt, có thể chia giai đoạn phát triển của gà thành 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn úm và chăm sóc gà (1 - 21 ngày tuổi).
- Giai đoạn vỗ béo gà (từ sau 21 - 42 ngày tuổi).
- Giai đoạn xuất chuồng (từ sau 42 ngày tuổi).
- Giai đoạn gà con (1 – 21 ngày tuổi)
Đây là giai khởi động rất nhạy cảm của gà đòi hỏi người chăn nuôi phải chăm sóc thật chu đáo. Gà được đưa vào nuôi lúc mới 1 ngày tuổi, trọng lượng mỗi con khoảng 50g, do Công ty TNHH Emivest Feedmill Việt Nam cung cấp (trong quá trình nuôi, gà được tiêm các loại vaccine phòng bệnh như Cúm gia cầm H5N1, Dịch tả gà, Tụ huyết trùng …). Gà 1 ngày tuổi nhập về được úm từ 1 đến 10 ngày tuổi, lồng úm có kích thước 1m x 2m cho 100 con gà trong 2 tuần đầu. Sau đó giảm dần theo mật độ.
- Nhiệt độ và mật độ dành cho gà con trong 3 tuần đầu như sau:
+ Tuần 1: nhiệt độ úm 350C – 330C, mật độ 50 con/m2
+ Tuần 2: nhiệt độ úm 350C – 300C, mật độ 35 con/m2
+ Tuần 3: nhiệt độ úm 300C – 280C, mật độ 25 con/m2
Trong quá trình úm, quan sát tình trạng đàn gà trong những ngày đầu, và quan sát để điều chỉnh nhiệt độ cũng như ánh sáng phù hợp cho đàn gà. Trong 1 – 2 ngày đầu thường úm cả ngày lẫn đêm. Tuần thứ 2 và tuần thứ 3 chủ yếu úm vào ban đêm. Hệ thống cung cấp thức ăn và nước uống được điều khiển tự động hoặc bán tự động.
Nước uống cho gà sẽ được lọc trước khi đưa vào hệ thống máng uống có núm uống cảm ứng để tránh tình trạng nước đổ xuống sàn. Trong trường hợp cần cho gà uống thuốc bổ sung hoặc vaccine thì sẽ pha chung với nước.
Thức ăn bình quân của gà theo tuần tuổi: tuần 1 là từ 8 – 12 g/con/ngày, tuần 2 từ 16 – 20 g/con/ngày, tuần 3 từ 25 – 30 g/con/ngày. Thức ăn trong giai đoạn này sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng mảnh.
- Giai đoạn gà vỗ béo (21 – 42 ngày tuổi)
Chuyển qua giai đoạn gà vỗ béo, gà tiếp tục được cho ăn nhiều bữa trong ngày (4 – 5 bữa), lượng ăn bình quân cho gà trong giai đoạn này (từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 6) khoảng 40 – 45 g/con/ngày. Thức ăn sử dụng cho gà giai đoạn này là thức ăn hỗn hợp dạng viên.
Giai đoạn này gà còn non yếu, nhiều biến đổi, khi cho ăn phải bố trí đủ lượng thức ăn, máng ăn để làm giảm sự phân hóa trọng lượng của đàn.
Trong quá trình nuôi gà, nhiệt độ và độ ẩm, không khí trong chuồng là rất quan trọng. Do đó, để duy trì nhiệt độ thích hợp giúp đàn gà phát triển tốt chủ đầu tư đã trang bị trong mỗi chuồng nuôi gà hệ thống làm mát và hệ thống quạt hút. Hệ thống làm mát được cài sẵn chế độ tự động kích hoạt khi nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cài sẵn, luồng không khí ẩm nóng, nặng mùi sẽ được hút ra ngoài thay vào đó luồng không khí trong lành hơn sẽ được luân chuyển vào, luồng không khí ngoài trời sẽ được hạ nhiệt độ bởi sự hỗ trợ của hệ thống làm mát.
Hệ thống làm mát hoạt động theo cơ chế, mỗi trại bố trí 10 quạt hút gió đặt ngang ở cuối dãy chuồng hướng về phía trên. Nhiệt độ, độ ẩm được điều chỉnh bằng giấy làm lạnh có cấu trúc như hình tổ ong, thiết kế như một tấm vách ở đầu dãy chuồng bên ngoài có hệ thống phun nước liên tục tạo thành hơi sương nhờ tác dụng của dàn quạt hút hơi ẩm lan tỏa khắp chuồng nên nhiệt độ bên trong chuồng có thể điều chỉnh thấp hơn bên ngoài từ 6 – 80C.
- Giai đoạn gà xuất chuồng (sau 42 ngày tuổi đến xuất chuồng)
Giai đoạn này, gà được cho ăn tự do với nhiều bữa ăn trong ngày 4 – 5 bữa/ngày, lượng ăn cần thiết bình quân trong giai đoạn này đến xuất chuồng khoảng 60 – 80 g/con/ngày. Thức ăn sử dụng cho gà giai đoạn này là thức ăn hỗn hợp dạng viên.
Trong giai đoạn này, nhiệt độ chuồng nuôi khoảng 270C - 280C, mật độ chuồng 10 - 11 con/m2 để gà phát triển tốt, đủ điều kiện xuất chuồng.
Gà nuôi đến sau 42 ngày để đạt trọng lượng từ 2 kg – 3 kg thì sẽ xuất chuồng, và giao cho Công ty TNHH Emivest Feedmill Việt Nam.
Tất cả phương tiện cũng như người ra vào khu trại chăn nuôi đều phải qua hệ thống khử trùng bên cạnh đó tất cả các dụng cụ giày, dép, quần áo… sau khi đã sử dụng trong chuồng gà phải giặt sạch ngay và khử trùng kỹ để sử dụng cho lần sau. Chỉ có việc cần thiết như cho ăn, vệ sinh, phòng dịch, lấy xác gà chết… thì công nhân mới được vào chuồng. Trại chăn nuôi hạn chế thấp nhất công việc chăn nuôi và người ngoài tiếp xúc trực tiếp với gà.
- Vệ sinh chuồng sau khi xuất gà
Sau khi xuất gà sẽ tiến hành vệ sinh toàn bộ hệ thống chuồng trại. Chuồng nuôi sẽ được vệ sinh lau chùi sạch trần, vách, còn nền sẽ được cào phân và chất đệm, dùng vòi cao áp phun nước rửa, sau đó để khô tự nhiên và phun khử trùng.
Các dãy chuồng và toàn bộ khu vực chăn nuôi sẽ được lần lượt làm sạch trong 5 ngày sau khi xuất gà, sau đó để trống khoảng 30 ngày để chờ nuôi đợt tiếp theo. Mỗi tuần phun thuốc sát trùng xung quanh khu vực chuồng gà 02 lần, cách xa chuồng trại 10m.
Sau mỗi đợt nuôi, phân gà cùng với trấu sẽ được xử lý các mầm bệnh bằng chế phẩm sinh học, chủ trại gà sẽ liên hệ đơn vị có nhu cầu thu mua ngay tại chuồng hoặc lưu trữ tạm thời tại nhà chứa phân trước khi vận chuyển đến nơi có nhu cầu.
Trước khi nhập gà mới, chuồng được khử trùng và sẽ được đóng kín trong vòng 24 giờ.
- Quy trình cách ly đối với gà bệnh
Trong quá trình nuôi nếu phát hiện các con gà bị nghi mắc bệnh sẽ báo cho thú y từ Công ty cung cấp giống đến kiểm tra và sẽ tiến hành xử lý theo đúng quy định.
Bố trí khu vực cách ly chuồng với diện tích 10 m × 10 m = 100 m2 cho gà có dấu hiệu bị bệnh. Đồng thời dùng vacxin khống chế bệnh, cũng như dùng thuốc kháng sinh điều trị bệnh cho gà.
Đối với gà nghi bệnh hoặc gà bệnh (gà bệnh nhưng không phải là dịch bệnh), dự án thực hiện nuôi cách ly tại khu vực nuôi gà cách ly (khu nuôi cách ly gà bệnh được bố trí cách biệt, ngăn cách với khu chăn nuôi) với chế độ chăm sóc theo dõi đặc biệt. Quá trình này nhằm theo dõi, phát hiện và điều trị gà nghi mắc bệnh và gà bệnh. Trong quá trình theo dõi, nếu kiểm tra thấy gà không bị bệnh sẽ chuyển về chuồng trại nuôi bình thường. Trường hợp gà bị bệnh không do dịch bệnh, sẽ tiến hành điều trị, tiêm thuốc và theo dõi cho đến khi gà hết bệnh. Nếu trong quá trình điều trị mà gà chết không do dịch bệnh sẽ được đem đi xử lý.
Trong quá trình cách ly, điều trị mà phát hiện gà bệnh, gà chết do dịch bệnh thì chủ dự án sẽ báo ngay cho chính quyền địa phương và trạm y tế gần nhất để có biện pháp xử lý theo quy định.
Khi phát hiện gà bệnh, gà chết do dịch bệnh (dịch cúm gia cầm H5N1,...), Chủ dự án thực hiện phương án phòng ngừa và ứng phó khi xảy ra dịch bệnh như sau:
+ Nhanh chóng phát hiện và kịp thời báo ngay cho Chính quyền địa phương và trạm y tế gần nhất để có biện pháp xử lý theo quy định.
Báo cáo xin cấp giấy phép môi trường của dự án trang trại chăn nuôi gà và hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường, hồ sơ xin phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho trại chăn nuôi gà công nghiệp.
Báo cáo xin cấp giấy phép môi trường của dự án trang trại chăn nuôi gà và hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường, hồ sơ xin phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho trại chăn nuôi gà công nghiệp.
Hiện tại dọc 02 bên của trại nuôi có bố trí rãnh thoát nước mưa dài 120 m (theo chiều dài của trại nuôi), rộng 0,2m, sâu 0,3m, kết cấu bê tông lót để thu gom nước mưa trên cái mái của trại nuôi, sau đó được dẫn xuống các rãnh đào bằng đất để dẫn về ao sinh học.
Khi mở rộng thêm trại mới chủ dự án cũng tiến hành xây dựng rãnh thoát nước mưa theo dọc 02 bên trại như 2 trại trước đó.
Gà chết do dịch bệnh:
Việc cô lập, tiêu huỷ gà chết do dịch bệnh được Chủ trang trại thực hiện theo quy định của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn. Cụ thể là theo Phụ lục 06 – Hướng dẫn kỹ thuật tiêu huỷ, giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh và sản phẩm của động vật mắc bệnh, các bước xử lý được thực hiện như sau:
Về địa điểm tiêu huỷ: theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ưu tiên chọn địa điểm tiêu huỷ tại khu vực chăn nuôi có động vật mắc bệnh hoặc địa điểm thích hợp khác gần khu vực có ổ dịch.
Biện pháp tiêu huỷ: đốt thủ công bằng cách đào hố, cho bao chứa xác động vật, sản phẩm động vật vào hố và đốt bằng củi, than, rơm, rạ, xăng, dầu,..; sau đó lắp đất và nện chặt, đổ một lớp vôi.
Đối với sự cố cháy nổ
Nếu có cháy, nổ xảy ra trong quá trình hoạt động của Dự án thì tác hại đối với tài sản và tính mạng của công nhân khá lớn. Vì vậy, các khu nhà phải đảm bảo khâu thiết kế phù hợp với yêu cầu phòng cháy chữa cháy. Hệ thống dây điện, các chỗ tiếp xúc, cầu dao điện có thể gây tia lửa phải được bố trí thật an toàn.
- Kiểm tra các thiết bị, đảm bảo luôn trong tình trạng an toàn về điện.
- Lắp đặt hệ thống PCCC theo đúng quy định của nhà nước Việt Nam. Tập huấn định kỳ về PCCC cho nhân viên của Dự án.
Đối với sự cố tai nạn lao động
Để đảm bảo an toàn lao động, Công ty thực hiện các biện pháp sau:
- Tổ chức các buổi tập huấn an toàn lao động định kỳ cho toàn khu chăn nuôi.
- Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ an toàn lao động của công nhân
Đối với sự cố tại hầm biogas, và hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi
Quá trình hoạt động của hệ thống xử lý chất thải vẫn có khả năng bị hư hỏng hay không đạt yêu cầu. Vì vậy, chủ dự án cử nhân viên thường xuyên theo dõi, vận hành hệ thống chất thải. Về việc tập huấn các kiến thức về xử lý chát thải sẽ do đơn vị thi công công trình hầm biogas hướng dẫn.
Biện pháp giảm thiểu sự cố rủi ro khi có dịch bệnh
Vệ sinh cơ bản: Khu trại được thiết kế ngay cổng ra vào có hồ chứa nước sát trùng và hệ thống máy phun sát trùng cho bất cứ phương tiện nào đi ra vào trại. Đối với công nhân viên và khách tham quan trước khi ra vào trại đều phải tuân thủ quy định của trại là tắm nước sát trùng và thay đồ mới sử dụng trong trại. Quần áo của công nhân và khách được giặt và sát trùng mỗi ngày.
Vệ sinh chuồng nuôi: Sau mỗi đợt xuất chuồng cần phải vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, thu gom phân trên sàn, phun thuốc sát trùng cho các chuồng trước khi thả đàn gà mới.
An toàn vệ sinh thú y: Chương trình vệ sinh phòng dịch tuân thủ tuyệt đối theo chương trình vệ sinh phòng dịch quốc gia. Bên cạnh đó trại cũng có chương trình phòng dịch riêng của các chuyên gia vạch ra nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của đàn gà và môi trường.
Kiểm soát các sự di chuyển ra vào trại: Các phương tiện vào trại phải được rửa sạch bằng vòi phun nước áp lực cao. Sau đó, đi qua hố sát trùng. Người vào trại bắt buộc phải vệ sinh theo quy trình sau: (1) Thay quần, áo, mũ, ủng. (2) Tắm và gội đầu. (3) Mặc quần, áo, mũ, ủng mơi của trại đã được giặt và sát trùng. (4) Đi qua hố sát trùng để vào trại. (5) Huấn luyện nhân viên: Hướng dẫn mọi cán bộ và công nhân của trại để họ hiểu rõ và có kỹ năng thực hiện tốt tất cả cá biện pháp an toàn sinh học áp dụng ở trại
Các biện pháp xử lý và phòng chống khi xảy ra dịch bệnh: Khi có bệnh xảy ra phải:
- Thông báo ngay cho cán bộ thú y;
- Không bán chạy, không ăn thịt gia cầm trong đàn bị bệnh, không vứt xác chết bừa bãi;
- Cách ly ổ dịch, tiêu hủy toàn bộ gia cầm chết, mắc bệnh và các gia cầm khác trong đàn, tiến hành chôn lấp theo hướng dẫn của cơ quan thú y địa phương.
- Vệ sinh tiêu độc ổ dịch theo trình tự sau:
- Phun sát trùng, tiêu độc toàn bộ khu vực chăn nuôi liên tục 2-3 lần trong tuần đầu. Riêng chuồng nuôi phải để nguyên trạng, phun thuốc sát trùng và ủ 5-7 ngày;
- Quét dọn, thu gom và tiêu hủy phân.
- Rửa sạch chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi phải được thu gom.
- Việc nuôi gia cầm trở lại phải được sự đồng ý của các cơ quan quản lý thú y.
Chú ý: Tất cả những người tiếp xúc với gia cầm bệnh, phải sử dụng bảo hộ lao động, tránh lây nhiễm bệnh.
Biện pháp phòng tránh chung trong vùng chưa có dịch:
- Không tiếp xúc với gia cầm, trừ trường hợp bắt buộc.
- Người chăn nuôi phải sử dụng trang bị bảo hộ lao động trong khi làm việc.
- Sau khi làm việc phải tắm rửa, để quần áo, dầy dép ở khu vực riêng.
- Biện pháp phòng tránh trong vùng dịch:
- Người chăn nuôi, người vận chuyển, kiểm tra và tiêu hủy gia cầm phải sử dụng trang bị bảo hộ lao động.
- Mặc quần áo bảo hộ liền bộ, dài tay, không thấm nước.
- Đeo gang tay cao su loại dầy đã được khử trùng;
- Đeo khẩu trang; đeo kính bảo hộ; đội mũ bảo hộ.
- Những người tiếp xúc với gia cầm bệnh cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.
- Thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn gà. Nếu thấy có gà bệnh:
+ Phải báo ngay cho cán bộ thú y, cán bộ kỹ thuật;
+ Không bán chạy, không ăn thịt gia cầm bệnh, không vứt xác chết bừa bãi;
+ Phải tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm theo quy định;
+ Quét dọn phân, khử trùng chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi theo hướng dẫn của thú y;
+ Những người đã tiếp xúc với gia cầm bệnh, khi thấy có ho, sốt phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám.
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com
150,000,000 vnđ
145,000,000 vnđ
Dự án đầu tư truong tâm thương mại siêu thị vả tô hợp văn phòng, hồ sơ môi trường
185,000,000 vnđ
180,000,000 vnđ
Giấy phép môi trường của dự án nhà máy chế biến thực phẩm
250,000,000 vnđ
210,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Khu du lịch sinh thái Ngọc Minh
360,000,000 vnđ
350,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất thép
250,000,000 vnđ
245,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khu du lịch sinh thái
280,000,000 vnđ
275,000,000 vnđ
HOTLINE
0903 649 782
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy chế biến lâm sản xuất khẩu và tiêu thụ nội địa
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Trang trại chăn nuôi vịt giống
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án sửa chữa nâng cấp hệ thống thủy lợi
Báo cáo đề xuất cấp giáy phép môi trường nhà máy chế biến thức ăn thủy sản
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng trường mầm non
Cung cấp dịch vụ tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn dịch vụ môi trường, lập hồ sơ thầu, khoan ngầm bằng robot hiện đại, uy tín.
Hướng dẫn mua hàng
Chính sách bảo mật thông tin
Chính sách đổi trả và hoàn tiền
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com
© Bản quyền thuộc về Minh Phuong Corp
- Powered by IM Group