Cấp phép giấp phép môi trường dự án nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi

Cấp phép giấp phép môi trường dự án nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi. Nội dung cấp phép xả nước thải vào nguồn nước và yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý nước thải.

Ngày đăng: 04-04-2025

4 lượt xem

NỘI DUNG CẤP PHÉP XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC VÀ YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI THU GOM, XỬ LÝ NƯỚC THẢI

(Kèm theo Giấy phép môi trường số: 63/GPMT-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2200223 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)

A.NỘI DUNG CẤP PHÉP XẢ NƯỚC THẢI

1.Nguồn phát sinh nước thải

  • Nguồn số 1: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của cán bộ công nhân.
  • Nguồn số 2: Nước thải từ hệ thống khí thải lò hơi.
  • Nguồn số 3: Nước thải từ hoạt động của phòng thí nghiệm.
  • Nguồn số 4: Nước thải từ quá trình khử khuẩn, sát trùng tại cổng ra vào.

2.Dòng nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải

Dòng nước xả thải: 01 dòng.

Nguồn tiếp nhận nước thải: Tuyến mương bên trái dọc Quốc lộ 6, sau đó nước thải tiếp tục thoát theo hệ thống mương, suối của khu vực.

Vị trí xả nước thải:

Vị trí xả nước thải: Nước thải sau khi xử lý xả ra mương dọc bên trái QL6, thuộc địa phận xóm Đễnh, xã Mông Hóa, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

Tọa độ vị trí xả nước thải (hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 1060 múi chiếu 30): X(m) = 2313631; Y(m) = 440502.

Lưu lượng xả thải lớn nhất: 50,0 m3/ngày đêm.

Phương thức xả nước thải: Tự chảy.

Chế độ xả nước thải: Liên tục, 24/24h.

Chất lượng nước thải trước khi xả vào nguồn nước tiếp nhận phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và QCVN 40:2011/BTNMT, cột B (Kq = 0,9; Kf = 1,2) - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp, cụ thể như sau:

TT

Chất ô nhiễm

Đơn vị tính

Giá trị giới hạn cho phép (QCVN 40:2011/ BTNMT, cột B (Kq=0,9 ; Kf=1,2)

Quan trắc tự động, liên tục, định kỳ

1

Nhiệt độ

0C

40

 

2

Màu

Pt/Co

150

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không thuộc đối tượng phải quan trắc nước thải tự động, liên tục, định kỳ (Theo quy định tại Điều 97 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)

3

pH

-

5,5-9

4

BOD5 (200C)

mg/l

54

5

COD

mg/l

162

6

Chất rắn lơ lửng

mg/l

108

7

Asen

mg/l

0,108

8

Thủy ngân

mg/l

0,0108

9

Chì

mg/l

0,54

10

Cadimi

mg/l

0,108

11

Crom (VI)

mg/l

0,108

12

Crom (III)

mg/l

1,08

13

Đồng

mg/l

2,16

14

Kẽm

mg/l

3,24

15

Niken

mg/l

0,54

16

Mangan

mg/l

1,08

17

Sắt

mg/l

5,4

18

Tổng xianua

mg/l

0,108

19

Tổng phenol

mg/l

0,54

20

Tổng dầu mỡ khoáng

mg/l

10,8

21

Sunfua

mg/l

0,54

22

Florua

mg/l

10,8

23

Amoni (tính theo N)

mg/l

10,8

24

Tổng Nitơ

mg/l

43,2

25

Tổng phốt pho (tính theo P)

mg/l

6,48

26

Clorua

mg/l

1080

27

Clo dư

mg/l

2,16

28

Tổng hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ

mg/l

0,108

29

Tổng hóa chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ

mg/l

1,08

30

Tổng PCB

mg/l

0,0108

31

Coliform

Vi khuẩn/ 100ml

5.000

32

Tổng hoạt độ phóng xạ a

Bq/l

0,1

33

Tổng hoạt độ phóng xạ b

Bq/l

1,0

B.YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI THU GOM, XỬ LÝ NƯỚC THẢI

1.Công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải và hệ thống, thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục

Mạng lưới thu gom nước mưa chảy tràn, nước thải

Hệ thống thu gom nước mưa tách riêng với hệ thống thu gom nước thải.

Nước mưa trên mái nhà xưởng gom bằng đường ống nhựa PVCF110mm đứng xuống các cống bê tông cốt thép (D600, D800), cùng với nước mưa chảy tràn trên mặt đường, sân bãi, một phần được đưa vào 2 hồ điều hòa (trữ nước PCCC), tiếp tục được thoát ra 2 tuyến rãnh xây hở (B×H=1×1m) chạy dọc tường rào phía Đông, Tây của Nhà máy, cuối cùng xả ra mương dọc QL6, bố trí các hố ga có khoảng cách 50m/hố.

Thu gom nước thải:

+ Nước thải sinh hoạt từ hố xí, chậu tiểu tại các khu nhà vệ sinh (kho chứa, văn phòng, nhà nghỉ công nhân, khu vực lò hơi, nhà bảo vệ, phòng thí nghiệm,...) xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn, sau đó cùng với nước thải thoát sàn thu vào hố gom chung. Tùy theo địa hình, nước thải tự chảy hoặc sử dụng bơm chìm (P=1,4kw, Q=3m3/ng.đêm) để đưa về bể gom của trạm XLNT bằng ống HDPE D40.

+ Nước thải từ hoạt động rửa tay, chân tại khu vực bể chứa dầu thực vật nguyên liệu, nhà tháp thu về hố gom, sử dụng bơm chìm đưa về bể gom trạm XLNT bằng ống HDPE D40.

+ Nước thải từ hoạt động khử trùng, sát khuẩn tại cổng ra vào sẽ được gom về hố ga, bơm chìm đưa về bể gom của trạm XLNT bằng ống HDPE D40.

+ Nước thải từ khu vực bếp, nhà ăn sau khi được tách dầu mỡ sẽ được gom về hố ga, bơm chìm đưa về bể gom của trạm XLNT bằng ống HDPE D40 ; Nước thải rửa dụng cụ thí nghiệm (trừ nước rửa lần 1, 2) tự chảy bằng ống HDPE D40 riêng về bể gom của trạm XLNT để xử lý.

+ Nước thải từ hệ thống xử lý khí thải lò hơi lắng sơ bộ và giảm nhiệt tại bể lắng 3 ngăn (xây dựng tại khu lò hơi), bơm chuyển về bể tiếp nhận của trạm XLNT tập trung.

Công trình, thiết bị xử lý nước thải:

Bể tự hoại: Số lượng: 6 bể, tổng thể tích: 65 m3, được bố trí ngầm dưới các khu vệ sinh tương ứng (Kho chứa: 10m3; Khu VP và nhà nghỉ công nhân: 10m3; Nhà bảo vệ: 5m3; Lò hơi: 15m3; Phòng thí nghiệm: 15m3 và khu cho lái xe: 10m3).

Bể tách dầu mỡ tại bếp: 01 bể, thể tích: 6,0 m3, kích thước: 2´2´1,5m.

Bể lắng cặn sơ bộ (3 ngăn) tại khu vực lò hơi: 01 bể (Kích thước: 1,5´1,2´1,0m)

Trạm xử lý nước thải tập trung: Công suất: 50,0 m3/ngày đêm, hoạt động theo công nghệ sinh học và màng lọc MBR, quy trình như sau: (1)- Nước thải từ hệ thống xử lý khí thải lò hơi ® Bể lắng thô 3 ngăn ® Bể tiếp nhận (trạm XLNT) ® Bể điều hòa (trạm XLNT) ; (2)- Nước thải sinh hoạt từ hố xí, chậu tiểu sau khi được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn ; (3)- Nước thải sinh hoạt thoát sàn; (4)- Nước thải từ khu bếp sau khi được tách dầu mỡ ; (5)- Nước thải từ quá trình sát trùng, khử khuẩn tại cổng; (6)- Nước thải từ phòng thí nghiệm ® Bể gom ® Bể điều hòa (cùng với dòng nước thải từ hệ thống xử lý khí thải lò hơi) ® Bể Anoxic ® Bể hiếu khí (Aeroten) ® Bể MBR ® Nước thải đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B ® Mương thoát dọc QL6.

Hóa chất sử dụng: Cơ chất, kiềm, Javen 10%.

Hệ thống, thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục: Không thuộc đối tượng phải lắp đặt.

Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố

Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ hệ thống máy móc thiết bị, đường ống 1thu, thoát nước, các bể xử lý để tăng khả năng thoát nước và loại bỏ các chất bẩn, tăng hiệu quả xử lý nước thải. Luôn dự phòng các thiết bị xử lý, các máy bơm, màng MBR và các thiết bị, vật tư hay bị hư hỏng trong kho chứa để kịp thời thay thế.

Khi trạm xử lý nước thải gặp sự cố kéo dài, dừng hoạt động để khắc phục.

2.Kế hoạch vận hành thử nghiệm

Thời gian vận hành thử nghiệm: Không quá 06 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép môi trường.

Công trình, thiết bị xả nước thải phải vận hành thử nghiệm: Trạm XLNT tập trung, công suất: 50 m3/ngày đêm.

Vị trí lấy mẫu:

  • Nước thải đầu vào tại bể điều hòa.
  • Nước thải sau bể MBR, trước khi xả mương dọc Quốc lộ 6.

Chất ô nhiễm và giá trị giới hạn cho phép của chất ô nhiễm:

  • Trong quá trình vận hành thử nghiệm, Chủ dự án phải giám sát các chất ô nhiễm có trong nước thải và đánh giá hiệu quả xử lý của trạm xử lý nước thải theo giá trị giới hạn cho phép xả ra ngoài môi trường theo quy định tại mục 2.3.3 của Phần A phụ lục này.

Tần suất lấy mẫu:

  • Thực hiện quan trắc nước thải trong quá trình vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định tại Điều 21 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cụ thể: quan trắc 03 mẫu đơn trong 03 ngày liên tiếp của giai đoạn vận hành ổn định công trình xử lý nước thải.

3.Các yêu cầu về bảo vệ môi trường

Thu gom, xử lý nước thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở đảm bảo đáp ứng quy định về giá trị giới hạn cho phép của chất ô nhiễm tại Phần A phụ lục này trước khi xả thải ra ngoài môi trường.

Đảm bảo bố trí đủ nguồn lực, thiết bị, hóa chất để thường xuyên vận hành hiệu quả các hệ thống, công trình thu gom, công trình xử lý nước thải.

Có sổ nhật ký vận hành, ghi chép đầy đủ thông tin của quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải.

Trong quá trình vận hành thử nghiệm, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm các nội dung quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 31 Nghị định số 08/2022/NĐ- CP. Trường hợp có thay đổi kế hoạch vận hành thử nghiệm theo Giấy phép môi trường này thì phải thực hiện trách nhiệm theo quy định tại khoản 5 Điều 31 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ.

Trong quá trình hoạt động, trường hợp các công trình xử lý nước thải gặp sự cố, chủ dự án phải thực hiện ngay các biện pháp khắc phục sự cố, báo cáo cơ quan chức năng về môi trường trong trường hợp cần thiết để được hướng dẫn, giải quyết theo quy định.

Công ty chịu hoàn toàn trách nhiệm khi xả nước thải không bảo đảm các yêu cầu tại Giấy phép này ra môi trường./.

Phụ lục 2

NỘI DUNG CẤP PHÉP XẢ KHÍ THẢI VÀ YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI THU GOM, XỬ LÝ KHÍ THẢI

(Kèm theo Giấy phép môi trường số 63  /GPMT-UBND ngày 29 tháng12 năm 2200223 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)

A.NỘI DUNG CẤP PHÉP XẢ KHÍ THẢI

1.Nguồn phát sinh khí thải

  • Nguồn số 1: Khí thải từ hệ thống xử lý bụi tại máy nghiền số 1.
  • Nguồn số 2: Khí thải từ hệ thống xử lý bụi tại máy nghiền số 2.
  • Nguồn số 3: Khí thải từ hệ thống xử lý bụi tại máy nghiền số 3.
  • Nguồn số 4: Khí thải từ hệ thống xử lý bụi tại máy nghiền dự phòng, chạy luân phiên.
  • Nguồn số 5: Khí thải từ lò hơi.

2.Dòng khí thải, vị trí xả khí thải

1.Dòng khí thải:

Khí thải từ máy nghiền số 1: 1 miệng xả, miệng xả cao: 19m

Khí thải từ máy nghiền số 2: 1 miệng xả, miệng xả cao: 18m

Khí thải từ máy nghiền số 3: 1 miệng xả, miệng xả cao: 18m

Khí thải từ máy nghiền dự phòng, chạy luân phiên: 1 miệng xả, miệng xả cao: 18m.

Khí thải từ lò hơi: 01 miệng xả, miệng xả cao: 18m.

2. Vị trí ống xả thải (theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 1060, MC 30):

- Ống xả từ máy nghiền số 1: X(m) = 2313512,2; Y(m) = 440487,7.

- Ống xả từ máy nghiền số 2: X(m) = 2313522,1; Y(m) = 440421,4.

- Ống xả từ máy nghiền số 3: X(m) = 2313514,5; Y(m) = 440473,3.

- Ống xả từ máy nghiền dự phòng, chạy luân phiên: X(m) = 2313510,5; Y(m) = 440483,0.

- Ống khói lò hơi: X(m) = 440515,0; Y(m) =2313476,0.

Lưu lượng xả khí thải lớn nhất: Tổng cộng: 75.000 m3/giờ (Chạy tối đa đồng thời 3 máy nghiền), cụ thể như sau:

  • Lưu lượng khí thải từ máy nghiền số 1: 15.000 m3/giờ.
  • Lưu lượng khí thải từ máy nghiền số 2: 15.000 m3/giờ.
  • Lưu lượng khí thải từ máy nghiền số 3: 15.000 m3/giờ.
  • Lưu lượng khí thải từ máy nghiền dự phòng, chạy luân phiên: 15.000 m3/giờ.
  • Khí thải từ lò hơi: 30.000 m3/giờ.
  • Phương thức xả khí: Liên tục, 24/24h

Chất lượng khí thải trước khi xả vào môi trường phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và đạt QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (cột B, Kp=0,9, Kv=1,0), cụ thể như sau:

TT

Chất ô nhiễm

Đơn vị tính

Giá trị cho phép theo QCVN 19:2009/BTNMT (cột B, Kp=0,9, Kv=1,0)

Tần suất quan trắc định kỳ

Quan trắc tự động, liên tục, định kỳ

I

Dòng thải số 01, 02, 03, 04 (3 máy nghiền chính; 1 máy nghiền dự phòng, chạy luân phiên)

 

 

 

Tần suất quan trắc định kỳ: 03 tháng/lần

 

Không thuộc đối tượng phải quan trắc khí thải tự động, liên tục (Theo quy định tại Điều 98 Nghị định số 08/ 2022/NĐ-CP)

1

Lưu lượng

m3/h

-

2

Bụi tổng

mg/m3

180

II

Dòng thải số 05 (Từ lò hơi)

1

Lưu lượng

m3/h

-

2

Bụi tổng

mg/m3

180

3

SO2

mg/m3

450

4

NOx (theo NO2)

mg/m3

765

5

CO

mg/m3

900

B.YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI THU GOM, XỬ KHÍ THẢI

1.Công trình, biện pháp thu gom, xử lý khí thải:

Mạng lưới thu gom khí thải từ các nguồn phát sinh bụi, khí thải để đưa về hệ thống xử lý bụi, khí thải

Chỉ được phép hoạt động đồng thời tối đa 3 máy nghiền, 01 máy nghiền còn lại để dự phòng hoặc sử dụng luân phiên.

4 máy nghiền (3 máy chính; 1 máy dự phòng, sử dụng luân phiên) phải trang bị thiết bị lọc bụi tay áo đồng bộ đi kèm riêng cho từng máy. Khí thải từ mỗi máy nghiền được quạt hút đưa vào thiết bị lọc bụi tay áo để thu hồi xử lý bụi, sau đó được xả ra môi trường bằng các ống thải riêng.

Khí thải từ lò hơi được quạt hút đưa qua thiết bị tách bụi cyclon, tiếp tục qua tháp lọc ướt (sử dụng nước) và xả ra môi trường.

Công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải

Hệ thống xử lý bụi tại mỗi máy nghiền (3 máy chính, 01 máy dự phòng, sử dụng luân phiên): Khí thải ® Quạt hút ® Lọc bụi tay áo ® Ống thải ® Xả thải.

Hệ thống xử lý khí thải lò hơi: Khí thải lò hơi ® Quạt hút gió nóng ® Cyclon tách bụi ® Tháp lọc ướt (sử dụng nước) ® Ống khói ® Xả thải.

Các công trình xử lý khí thải:

+ Tại mỗi hệ thống xử lý bụi từ máy nghiền (03 máy chính, 01 máy dự phòng, sử dụng luân phiên): 01 Quạt hút (công suất 11Kw ; Tốc độ: 3.000 vòng/phút); Số túi lọc: 30 chiếc (Kích thước mỗi túi lọc: 500mm, dài: 6.000mm, chất liệu bằng vải chịu nhiệt PTFE, diện tích vùng lọc: 45m2/túi) ; Rũ bụi bằng khí nén (1 phút/lần); 01 ống thải (INOX 304, dày 2mm, kích thước miệng xả F400mm, độ cao miệng xả: 18- 19m từ từng máy).

+ Hệ thống xử lý khí thải lò hơi: Quạt hút gió nóng: 01 chiếc (Loại trung áp chạy dây đai gián tiếp, công suất: 22 kw, công suất quạt: 30.000 m3/h, áp suất: 180- 210 mmH20, điều khiển bằng biến tần); Cyclone tách bụi khô: 01 thiết bị (Thép ASTM A106-B Ø260/140, số lượng 25 MODUN thải bụi liên tục nhờ van xoay 1,5 kw I=1/30) và cyclone tách bụi qua bể nước: 01 thiết bị (Bằng thép Q235B, dày 4mm, đường kính 950 mm, đáy cyclone được thu xuống 630mm, đặt trực tiết trên bể dập bụi); Bể thu bụi ướt (Gạch và bê tông): 01 bể (2,9×5,9×1,5m); Ống khói: 01 chiếc (Đường kính: D=630 mm, Chiều cao, H=18m, vật liệu: INOX 304 dày 2mm).

+ Các biện pháp hạn chế mùi: Xử lý triệt để khí thải, bụi từ các máy nghiền và lò hơi; Điều tiết hơi nóng đưa vào công đoạn làm chín vê viên cám đậm đặc vừa đủ để hấp thụ hết hơi nóng, không làm phát sinh dòng khí thừa có thể gây mùi; Bao che kín các khu vực nhà xưởng sản xuất, không lắp đặt các quạt thông gió nhà xưởng thổi ra các khu vực nhạy cảm xung quanh,… đồng thời phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư xung quanh, các cơ sở giáo dục lân cận Nhà máy để kịp thời tiếp thu, khắc phục ngay các phản ánh về mùi phát tán từ Nhà máy.

Hệ thống, thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục:

Cơ sở không thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan quan trắc khí thải tự động, liên tục.

Biện pháp, công trình, thiết bị phòng ngừa:

Thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống thu gom và xử lý bụi, khí thải từ các máy nghiền; đảm bảo hệ thống giũ bụi định kỳ được hoạt động tốt để tránh sự cố thiết bị lọc bụi tay áo, quạt hút. Trong trường hợp hỏng quạt hút, lọc bụi tay áo và các thiết bị xử lý bụi khác: Tạm dừng hoạt động của các thiết bị có liên quan để tiến hành sửa chữa, thay thế.

Theo dõi chặt chẽ mực nước lò hơi đảm bảo an toàn trong vận hành; Thường xuyên kiểm tra áp suất hơi trong quá trình vận hành, kiểm tra rò rỉ nước và hơi trên đường ống công nghệ; Kiểm tra, bảo dưỡng và kiểm định lò hơi theo định kỳ; Yêu cầu nhân viên tuân thủ tuyệt đối quy trình vận hành lò hơi, kiểm tra an toàn trước khi vận hành lò (Kiểm tra tình trạng của nồi hơi các thiết bị áp kế, ống thủy, rơle áp suất, van an toàn, bộ điều khiển bơm nước, bơm dầu và quạt phải ở trạng thái sử dụng tốt,..); Dừng mọi hoạt động của lò hơi nếu có nghi ngờ hư hỏng, hoặc tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố trong vận hành.

2.Kế hoạch vận hành thử nghiệm

Thời gian vận hành thử nghiệm: Không quá 06 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép môi trường.

Công trình, thiết bị xả khí thải phải vận hành thử nghiệm: 2 hệ thống xử lý bụi: từ máy nghiền số 3 và 01 máy nghiền dự phòng, sử dụng luân phiên.

Vị trí lấy mẫu:

Máy nghiền số 3: Khí thải sau khi xử lý từ máy nghiền số 3 (Lấy tại cửa thăm lấy mẫu)

Máy nghiền dự phòng, luân phiên: Khí thải sau khi xử lý từ máy nghiền dự phòng, sử dụng luân phiên (Lấy tại cửa thăm lấy mẫu).

Chất ô nhiễm và giá trị giới hạn cho phép của chất ô nhiễm: Trong quá trình vận hành thử nghiệm, Chủ cơ sở phải giám sát thông số: Lưu lượng khí thải và bụi có trong khí thải và đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý theo giá trị giới hạn cho phép xả ra ngoài môi trường theo quy định tại mục 2.5 của Phần A phụ lục này.

Tần suất lấy mẫu:

Thực hiện quan trắc khí thải trong quá trình vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý khí thải theo quy định tại Điều 21 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/ 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cụ thể: quan trắc 03 mẫu đơn trong 03 ngày liên tiếp của giai đoạn vận hành ổn định công trình xử lý khí thải.

3.Các yêu cầu bảo vệ môi trường

Thu gom, xử lý khí thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở, bảo đảm đáp ứng quy định về giá trị giới hạn cho phép của chất ô nhiễm tại Mục 2.5 phần A Phụ lục này trước khi xả thải ra ngoài môi trường.

Đảm bảo bố trí nguồn lực, thiết bị để thường xuyên vận hành hiệu quả các hệ thống, công trình thu gom xử lý bụi, khí thải.

Công ty chỉ được hoạt động đồng thời tối đa 3 máy nghiền, 01 máy nghiền còn lại để dự phòng hoặc sử dụng luân phiên.

Công ty chịu hoàn toàn trách nhiệm khi xả bụi, khí thải không đảm bảo các yêu cầu tại Mục 2.5 phần A phụ lục này và phải dừng ngay hoạt động của việc xả khí thải để thực hiện các biện pháp khắc phục

Phụ lục 3

BẢO ĐẢM GIÁ TRỊ GIỚI HẠN ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG VÀ CÁC YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

(Kèm theo Giấy phép môi trường số:63    /GPMT-UBND ngày 29 tháng12năm2200223 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)

A.NỘI DUNG CẤP PHÉP VỀ TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG

  • Nguồn và vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung

Nguồn và vị trí phát sinh: Từ các hoạt động của các thiết bị, máy móc sản xuất (Máy nghiền, máy trộn, các động cơ, hệ thống quạt thông gió, bơm nước, hệ thống lọc bụi tại các máy nghiền,...).

Tiếng ồn, độ rung phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và các QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; QCVN 27:2010/ BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung, cụ thể như sau:

  • Tiếng ồn

Từ 6 giờ đến 21 giờ (dBA)

Từ 21 giờ đến 6 giờ (dBA)

Tần suất quan trắc định kỳ

Ghi chú

70

55

Không quy định

Khu vực thông thường

  • Độ rung

Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia tốc rung cho phép (dB)

 

Tần suất quan trắc định kỳ

 

Ghi chú

Từ 6 giờ đến 21 giờ (dB)

Từ 21 giờ đến 6 giờ (dB)

70

60

Không quy định

Khu vực thông thường

B.YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG

1.Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

  • Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị, máy móc đảm bảo hoạt động ổn định và hạn chế phát sinh tiếng ồn, độ rung.
  • Xây dựng tường bao cao và trồng cây xanh với mật độ cao tại khu vực gần với khu dân cư để giảm thiểu tiếng ồn.

2.Các yêu cầu về bảo vệ môi trường

  • Các nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung phải được giảm thiểu bảo đảm nằm trong giới hạn cho phép quy định tại Phần A Phụ lục này.
  • Điều tiết phương tiện thời gian hoạt động của giao thông ra vào, thời gian nhập hàng hóa tại cơ sở phù hợp, đồng thời không sử dụng còi hơi trong phạm vi cơ sở.
  • Định kỳ kiểm tra độ mài mòn của chi tiết động cơ, thay dầu bôi trơn./.

Phụ lục 4

YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

(Kèm theo Giấy phép môi trường số: 63     /GPMT-UBND ngày29 tháng12 năm2200223 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)

A.QUẢN LÝ CHẤT THẢI

1.Chủng loại, khối lượng chất thải phát sinh

Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại (CTNH) phát sinh thường xuyên:

TT

Tên chất thải nguy hại

Trạng thái

Mã CTNH (TT02:2020/BTNMT)

Khối lượng

(kg/năm)

1

Dầu máy bôi trơn thải

Lỏng

17 02 04

180

 

 

2

Chất hấp thụ, vật liệu lọc (bao gồm cả vật liệu lọc dầu chưa nêu tại các mã khác), giẻ lau, vải bảo vệ bị nhiễm các thành phần nguy hại

 

 

Rắn

 

 

18 02 01

 

 

100

3

Mực in thải có chứa thành phần nguy hại

Rắn

08 02 01

5

4

Hộp mực in thải có các thành phần nguy hại

Rắn

08 02 04

5

5

Bộ lọc dầu

Rắn

15 01 02

5

6

Dầu thải

Lỏng

15 01 07

1.200

7

Bóng đèn huỳnh quang

Rắn

16 01 06

36

8

Pin, ắc quy thải

Rắn

16 01 12

85

9

Các loại sáp mỡ thải

Rắn

17 07 04

20

 

10

Bao bì thải mềm (đã chứa chất thải khi thải ra là CTNH)

 

Rắn

 

18 01 01

 

36

 

11

Bao bì cứng thải bằng kim loại bao gồm cả bình chứa áp suất đảm bảo rỗng hoàn toàn

 

Rắn

 

18 01 02

 

150

12

Bao bì cứng thải bằng nhựa

Rắn

18 01 03

150

13

Bộ lọc dầu đã qua sử dụng

Rắn

15 02 02

120

TT

Tên chất thải nguy hại

Trạng thái

Mã CTNH (TT02:2020/BTNMT)

Khối lượng

(kg/năm)

 

14

Hóa chất và hỗn hợp hóa chất phòng thí nghiệm thải có các thành phần nguy hại

 

Lỏng

 

19 05 02

 

850

15

Tổng

 

 

2.942

  • Khối lượng, chủng loại chất thải rắn thông thường phát sinh

TT

Tên chất thải

Khối lượng (tấn/năm)

1

Chất thải rắn sinh hoạt

12

2

Bùn thải từ bể tự hoại, từ hệ thống xử lý nước thải, từ các hố ga thoát nước mưa, nước thải

60

 

3

Chất thải sản xuất không nguy hại (Bao bì giấy, bao bì dứa, thùng, dây buộc nguyên liệu ; Chất thải văn

phòng,…)

 

150

4

Tổng khối lượng

222

2.Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ chất thải thông thường, chất thải nguy hại (CTNH)

Thiết bị, công trình lưu giữ chất thải nguy hại

Thiết bị lưu chứa: 15 thùng (20 lít/thùng), mỗi mã CTNH được chứa riêng từng thùng; 5 thùng (200 lít/thùng) để chứa nước thải, hóa chất từ phòng thí nghiệm. Các thùng chứa sử dụng nhựa PVC, có nắp đậy.

Kho chứa chất thải nguy hại:

Diện tích: 25,0 m2

Tường bao, mái lợp tôn, mặt sàn bê tông, rãnh chống tràn nước.

Kho chứa chất thải nguy hại có trang bị các dụng cụ, thiết bị vật liệu sau: có đầy đủ thiết bị, dụng cụ phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; có vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn chất thải nguy hại ở thể lỏng; có biển dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại chất thải nguy hại được lưu giữ theo tiêu chuẩn Việt Nam về dấu hiệu cảnh báo liên quan đến chất thải nguy hại và có kích thước tối thiểu 30cm mỗi chiều.

Thiết bị, công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường

Thùng chứa rác thải sinh hoạt: 20 thùng loại 20 lít/thùng, 03 thùng loại 200 l/thùng; chất liệu: Nhựa PVC.

Thùng đựng rác thải sản xuất thông thường: 10 thùng loại 100 lít/thùng; 05 thùng loại 200 l/thùng, Chất liệu: Nhựa PVC.

Kho chứa chất thải rắn sinh hoạt: Diện tích: 25,0 m2; Kho chứa chất thải rắn sản xuất thông thường: 2 kho ´ 25,0 m2 /kho = 50,0 m2. Các kho xây bằng gạch, mái che kín, cửa ra vào, biển báo, đảm bảo các yêu cầu về lưu giữ chất thải.

Yêu cầu chung đối với thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn sinh hoạt.

Các thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn sinh hoạt phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

B.YÊU CẦU VỀ PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Thực hiện trách nhiệm phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, chuẩn bị ứng phó sự cố môi trường, tổ chức ứng phó sự cố môi trường, phục hồi môi trường sau sự cố môi trường theo quy định tại Điều 122, Điều 124, Điều 125 và Điều 126 Luật Bảo vệ môi trường.

Có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và phù hợp với nội dung phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong Giấy phép môi trường này. Trường hợp kế hoạch ứng phó sự cố môi trường được lồng ghép, tích hợp và phê duyệt cùng với kế hoạch ứng phó sự cố khác theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 124 Luật Bảo vệ môi trường thì phải bảo đảm đầy đủ các nội dung theo quy định tại Khoản 2 Điều 108 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ./.

Phụ lục 5

CÁC YÊU CẦU KHÁC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

(Kèm theo Giấy phép môi trường số: 63    /GPMT-UBND ngày29tháng12 năm2200223 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)

A. YÊU CẦU VỀ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

Không thuộc đối tượng phải thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường.

B. YÊU CẦU VỀ BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC

Không thuộc đối tượng phải thực hiện bồi hoàn đa dạng sinh học.

D. YÊU CẦU KHÁC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

  1. Quản lý các chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường và theo đúng quy định của pháp luật.
  2. Tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn lao động, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy theo quy định hiện hành.
  3. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hàng năm hoặc đột xuất, công khai thông tin môi trường và kế hoạch ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường của dự án.
  4. Thực hiện đúng, đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường nêu trong Giấy phép môi trường này. Trường hợp có thay đổi so với nội dung Giấy phép môi trường đã được cấp phải báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình qua Sở Tài nguyên và Môi trường để được xem xét, giải quyết theo quy định./.

>>> XEM THÊM: Báo cáo xin cấp giấy phép môi trường của dự án trang trại chăn nuôi gà và hồ sơ xin cấp

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE