Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Khu du lịch sinh thái Ngọc Minh

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Khu du lịch sinh thái Ngọc Minh

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Khu du lịch sinh thái Ngọc Minh

  • Giá gốc:360,000,000 vnđ
  • Giá bán:350,000,000 vnđ Đặt mua

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Khu du lịch sinh thái Ngọc Minh

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH V ix

MỞ ĐẦU 1

1.1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời và sự cần thiết đầu tư Dự án 1

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án 2

1.3. Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 3

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 39

1.1. Thông tin về Dự án 39

1.1.1. Tên Dự án 39

1.1.2. Chủ dự án 39

1.1.3. Vị trí địa lý Dự án 39

1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của Dự án 45

1.1.5. Khoảng cách từ Dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 49

1.1.6. Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của Dự án 49

1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của Dự án 50

1.2.1. Các hạng mục công trình chính của Dự án 57

1.2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ của Dự án 59

1.2.3. Các hoạt động của Dự án 66

1.2.4. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường của Dự án 67

1.2.5. Các hạng mục, hoạt động sau không thuộc phạm vi báo cáo đánh giá tác động môi trường 70

1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu và hóa chất sử dụng của Dự án; nguồn cung cấp điện, cung cấp nước và các sản phẩm của Dự án 70

1.3.1. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu và hóa chất phục vụ Dự án 70

1.3.2. Nhu cầu sử dụng điện 72

1.3.3. Nhu cầu sử dụng nước 72

1.3.4. Các sản phẩm của Dự án 75

1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành Dự án 75

1.5. Biện pháp tổ chức thi công 76

1.6. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện Dự án 89

1.6.1. Tiến độ thực hiện Dự án 89

1.6.2. Vốn đầu tư 90

1.6.3. Tổ chức quản lý và thực hiện Dự án 90

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 92

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 92

2.1.1. Điều kiện tự nhiên 92

2.1.2. Mô tả nguồn tiếp nhận nước thải của Dự án và đặc điểm chế độ thủy văn, hải văn của khu vực 96

2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 97

2.1.3.1. Điều kiện kinh tế - xã hội 97

2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện Dự án 100

2.2.1. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 100

2.2.2. Hiện trạng đa dạng sinh học 104

2.3. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện Dự án 104

2.4. Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện Dự án 104

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 106

3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công 106

3.1.1. Đánh giá và dự báo tác động 106

3.1.1.2. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 108

3.1.1.3. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 132

3.1.1.4. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố 139

3.1.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 141

3.1.2.1. Về công trình, biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực từ nước thải 141

3.1.2.2. Về công trình, biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực từ bụi, khí thải 142

3.1.2.3. Về công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại 144

3.1.2.4. Các công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung 145

3.1.2.5. Các biện pháp bảo vệ môi trường khác 146

3.1.2.6. Các công trình, biện pháp, phòng ngừa ứng phó sự cố trong giai đoạn thi công xây dựng 149

3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành 151

3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động 151

3.2.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 154

3.2.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 163

3.2.1.3. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố 167

3.2.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 171

3.2.2.1. Công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải 171

3.2.2.2. Các công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 178

3.2.2.3. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại 179

3.2.2.4. Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung 181

3.2.2.5. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 181

3.2.2.6. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó rủi ro sự cố trong giai đoạn vận hành 183

3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 190

3.3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án 190

3.3.2. Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục 198

3.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 199

3.4. Nhận xét mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá,dự báo 200

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 202

4.1. Chương trình quản lý môi trường của Chủ dự án 202

4.2. Chương trình giám sát môi trường của chủ dự án 214

4.2.1. Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng 214

4.2.2. Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành thử nghiệm 214

4.2.3. Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành 214

CHƯƠNG 5 216

KẾT QUẢ THAM VẤN 216

5.1. Tham vấn cộng đồng 216

5.1.1. Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 216

5.1.1.1. Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử 216

5.1.1.2. Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến 216

5.1.1.3. Tham vấn bằng văn bản theo quy định 216

5.1.2. Kết quả tham vấn cộng đồng 217

5.2. Tham vấn chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức chuyên môn 218

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ - CAM KẾT 219

1. Kết luận 219

2. Kiến nghị 220

3. Cam kết 220

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO 225

 
 DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

ATLĐ

An toàn lao động

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BTCT

Bê tông cốt thép

BVMT

Bảo vệ môi trường

BOD

 Nhu cầu oxy sinh hóa

CCBVMT

Chi cục Bảo vệ Môi trường

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

CTRCN

Chất thải rắn công nghiệp

COD

 Nhu cầu oxy hóa học

DO

 Oxy hòa tan trong nước

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

Giai đoạn

KPH

Không phát hiện

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QLDA

Quản lý Dự án

Quyết định

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

THC

Tổng hydrocarbon

TNMT

Tài nguyên Môi trường

TNHH

Trách nhiệm hữu hạng

TSS

 Tổng chất rắn lơ lửng

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

STNMT

Sở Tài nguyên và Môi trường

SGTVT

Sở Giao thông Vận tải

UBND

Ủy ban nhân dân

VOCs

Chất hữu cơ bay hơi

VPTU

Văn phòng thành ủy

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

XLNT

Xử lý nước thải

 


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 0. 1 Danh sách các thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của Dự án 20

Bảng 0. 2 Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 21

 

Bảng 1. 1 Tọa độ các mốc ranh giới khu đất 232,64 ha của Dự án 39

Bảng 1. 2 Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất của Dự án 45

Bảng 1. 3 Quy hoạch sử dụng đất của Dự án 51

Bảng 1. 4 Quy hoạch sử dụng đất khu A ( khu biệt thự cho thuê) 51

Bảng 1. 5 Quy hoạch sử dụng đất khu B (Khu resort nghỉ dưỡng) 51

Bảng 1. 6 Quy hoạch sử dụng đất khu C (Khu nông trại sinh thái) 51

Bảng 1. 7 Bảng thống kê thông số kỹ thuật toàn khu 54

Bảng 1. 8 Bảng thống kê diện tích giao thông toàn khu vực Dự án 60

Bảng 1. 9 Bảng thống kê diện tích giao thông khu A- khu biệt thự cho thuê 60

Bảng 1. 10 Bảng thống kê diện tích giao thông khu B- khu resort nghỉ dưỡng 60

Bảng 1. 11 Bảng thống kê diện tích giao thông khu C- Khu nông trại sinh thái 61

Bảng 1. 12 Bảng thống kê diện tích giao thông khu rừng hiện hữu 61

Bảng 1. 13 Tổng hợp nhu cầu sử dụng điện của Dự án 62

Bảng 1. 14 Tổng hợp khối lượng hệ thống thu gom, thoát nước mưa 68

Bảng 1. 15 Tổng hợp khối lượng hệ thống thu gom, thoát nước thải 68

Bảng 1. 16 Thống kê bố trí cây xanh 69

Bảng 1. 17 Các nguyên, vật liệu xây dựng chính dự kiến sử dụng 70

Bảng 1. 18 Nhu cầu nhiên liệu, hóa chất sử dụng trong thi công xây dựng 71

Bảng 1. 19 Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu dự kiến khi Dự án đi vào vận hành 71

Bảng 1. 20 Lượng nước cần cung cấp cho hoạt động xây dựng của Dự án 72

Bảng 1. 21 Nhu cầu sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt của Dự án 73

Bảng 1. 22 Nhu cầu sử dụng nước cho mục đích tưới cây và rửa đường của Dự án 74

Bảng 1. 23 Bảng cân bằng nước của Dự án trong giai đoạn vận hành 74

Bảng 1. 24  Danh mục máy móc dự kiến sử dụng cho giai đoạn vận hành của Dự án 76

Bảng 1. 25 Khối lượng thi công san nền của Dự án 78

Bảng 1. 26 Các loại máy móc, thiết bị phục vụ thi công xây dựng Dự án 82

Bảng 1. 27 Tiến độ thực hiện Dự án 89

 

Bảng 2. 1 Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (đơn vị: oC) 93

Bảng 2. 2 Độ ẩm trung bình các tháng trong năm (đơn vị: %) 93

Bảng 2. 3 Tổng hợp lượng mưa các tháng trong năm (đơn vị: mm) 94

Bảng 2. 4 Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm (đơn vị: giờ) 95

Bảng 2. 5 Vị trí lấy mẫu không khí xung quanh 100

Bảng 2. 6 Kết quả thử nghiệm chất lượng không khí xung quanh 101

Bảng 2. 7 Vị trí lấy mẫu nước mặt 102

Bảng 2. 8 Kế quả thử nghiệm chất lượng nước mặt 102

Bảng 2. 9 Vị trí lấy mẫu đất 103

Bảng 2. 10 Kết quả thử nghiệm chất lượng môi trường đất 103

 

Bảng 3. 1 Nguồn gây tác động, đối tượng bị tác động trong giai đoạn thi công 107

Bảng 3. 2 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý 109

Bảng 3. 3 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý 109

Bảng 3. 4 Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải xây dựng 110

Bảng 3. 5 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn 111

Bảng 3. 6 Hệ số phát thải ô nhiễm do khí thải từ phương tiện vận chuyển 113

Bảng 3. 7 Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải phương tiện vận chuyển vật liệu 114

Bảng 3. 8 Nồng độ các chất ô nhiễm phát tán từ hoạt động vận chuyển vật liệu 114

Bảng 3. 9 Tổng hợp định mức sử dụng nhiên liệu của một số máy móc thiết bị 116

Bảng 3. 10 Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải máy móc thiết bị thi công 116

Bảng 3. 11 Nồng độ các ô nhiễm tại khu vực do khí thải máy móc thiết bị thi công 118

Bảng 3. 12 Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải phương tiện vận chuyển sinh khối 119

Bảng 3. 13 Nồng độ các chất ô nhiễm phát tán từ hoạt động vận chuyển sinh khối 120

Bảng 3. 14 Tải lượng các chất khí độc trong quá trình hàn điện vật liệu kim loại 123

Bảng 3. 15 Nồng độ các chất ô nhiễm trong khói hàn sử dụng que hàn 3,25mm 123

Bảng 3. 16 Hệ số ô nhiễm và tải lượng phát sinh từ công đoạn sơn 124

Bảng 3. 17 Mức độ gây độc của CO 126

Bảng 3. 18 Tác hại của SO2 đối với con người và động vật 127

Bảng 3. 19 Tác hại của SO2 đối với thực vật 127

Bảng 3. 20 Tác hại của NO2 đối với sức khỏe con người và động vật 127

Bảng 3. 21 Lượng sinh khối 128

Bảng 3. 22 Khối lượng, thành phần các loại chất thải rắn xây dựng 129

Bảng 3. 23 Danh sách chất thải nguy hại phát sinh trung bình trong 1 tháng 131

Bảng 3. 24 Mức ồn sinh ra từ hoạt động của thiết bị thi công trên công trường 133

Bảng 3. 25 Độ ồn của một số thiết bị thi công theo khoảng cách 133

Bảng 3. 26 Tác hại của tiếng ồn có cường độ cao đối với sức khoẻ con người 136

Bảng 3. 27 Mức rung của một số thiết bị thi công 136

Bảng 3. 28 Nguồn gây tác động và đối tượng bị tác động trong giai đoạn vận hành 152

Bảng 3. 29 Bảng tổng hợp nhu cầu dùng nước và xả thải của Dự án 154

Bảng 3. 30 Tải lượng chất ô nhiễm sinh ra trong giai đoạn hoạt động của Dự án 154

Bảng 3. 31 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 155

Bảng 3. 32 Tác động của các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt 155

Bảng 3. 33 Hệ số phát thải ô nhiễm do tải trọng xe 157

Bảng 3. 34 Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải của phương tiện giao thông 157

Bảng 3. 35 Nồng độ các chất ô nhiễm phát tán từ hoạt động giao thông của Dự án 158

Bảng 3. 36 Các hợp chất gây mùi chứa lưu huỳnh do phân hủy kỵ khí nước thải 159

Bảng 3. 37 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn vận hành 161

Bảng 3. 38 Thành phần cơ lý của rác sinh hoạt 161

Bảng 3. 39 Mức ồn của các máy móc, thiết bị trong khu vực Dự án 163

Bảng 3. 40 Mức ồn của các phương tiện giao thông trong khu dự án 164

Bảng 3. 41 Các thông số xây dựng các cụm bể của trạm xử lý nước thải tập trung 175

Bảng 3. 42 Danh mục máy móc thiết bị trạm xử lý nước thải tập trung 175

Bảng 3. 43 Định mức sử dụng hóa chất vận hành hệ thống xử lý nước thải 177

Bảng 3. 44  Các sự cố về công nghệ xử lý và cách khắc phục 188

Bảng 3. 45 Danh mục các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án 190

Bảng 3. 46 Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải tự động liên tục 198

Bảng 3. 47 Trách nhiệm của các đơn vị trong thực hiện kế hoạch quản lý môi trường 199

Bảng 3. 48 Nhận xét mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 200

 

Bảng 4. 1 Chương trình quản lý môi trường của Chủ dự án 203

 

Bảng 5. 1 Tổng hợp kết quả tham vấn cộng đồng 217

 

 

 


DANH MỤC CÁC HÌNH V

Hình 0. 1 Bản đồ vị trí của Dự án 12

 

Hình 1. 1 Sơ đồ vị trí Dự án trong mối liên hệ vùng 40

Hình 1. 2 Sơ đồ vị trí Dự án trong tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 41

Hình 1. 3 Bản vẽ thỏa thuận địa điểm Dự án Khu du lịch sinh thái Ngọc Minh tại xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, diện tích 232,64 ha 42

Hình 1. 4 Bản đồ lồng ghép các hạng mục công trình xây dựng của Dự án 44

Hình 1. 5 Bản đồ hiện trạng rừng khu vực có nhu cầu sử dụng đất thực hiện Dự án 47

Hình 1. 6 Sơ đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất của Dự án 52

Hình 1. 7 Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan của Dự án 56

Hình 1. 8 Sơ đồ quy trình hoạt động của khu du lịch 75

Hình 1. 9 Sơ đồ khối quy trình thi công xây dựng Dự án 77

Hình 1. 10 Sơ đồ quản lý trong giai đoạn thi công xây dựng Dự án 90

Hình 1. 11 Sơ đồ quản lý trong giai đoạn vận hành của Dự án 91

 

Hình 3. 1 Sơ đồ thu gom, xử lý và thoát nước thải của Dự án 171

Hình 3. 2 Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn (có ngăn lọc) 172

Hình 3. 3 Sơ đồ công nghệ trạm xử lý nước thải tập trung của Dự án 173

Hình 3. 4 Sơ đồ tổ chức và quản lý môi trường 199

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Khu du lịch sinh thái Ngọc Minh

 

 

MỞ ĐẦU

1. Xuất xứ của Dự án

1.1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời và sự cần thiết đầu tư Dự án

Theo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại. Mục tiêu đến năm 2025 đóng góp trực tiếp 12 - 14% vào GDP của cả nước, phấn đấu đón được ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu lượt khách nội địa và đến năm 2030 đóng góp 15 – 17% GDP, đón được ít nhất 50 triệu lượt khách quốc tế và 160 triệu lượt khách nội địa. Trong các sản phẩm du lịch chủ đạo, ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch sinh phù hợp định hướng chiến lược phát triển bền vững kinh tế Việt Nam. Tập trung nguồn lực đầu tư phát  triển một số cụm du lịch, trung tâm nghỉ dưỡng biển cao cấp, có thương hiệu mạnh trên thị trường du lịch quốc tế. Đây là một trong những lợi thế lớn của vùng Đông Nam Bộ như Bà Rịa – Vũng Tàu.

Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 27/12/2017, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về phát triển du lịch chất lượng cao giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu phát triển du lịch theo hướng toàn diện, cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hơn nữa, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu đến năm 2030 tại Quyết định số 668/QĐ-UBND ngày 04/03/2021. Do đó, việc thực hiện Dự án “Khu du lịch sinh thái Ngọc Minh tại xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” thuộc khoảnh 1 tiểu khu 25, khoảnh 1 tiểu khu 26 Khu bảo tồn Thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu là một dự án góp phần vào việc phát triển và khai thác tiềm năng du lịch tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu một cách có tổ chức và định hướng phát triển theo hướng sinh thái là một trong những yếu tố cạnh tranh lâu dài. Phát triển du lịch sinh thái không chỉ giảm thiểu các tác động đến môi trường mà còn tôn tạo thêm vẻ đẹp thiên nhiên hiện có của khu vực Khu bảo tồn Thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu.

Dự án Khu du lịch sinh thái Ngọc Minh tại xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chấp thuận chủ trương đầu tư theo Quyết định số 4773/ UBND-VP ngày 29/07/2008.

Các hạng mục đầu tư xây dựng chính của Dự án bao gồm 03 khu:

Khu A: Khu biệt thự cho thuê: 103 căn biệt thự; 01 Trung tâm thương mại kết hợp khách sạn (95 phòng), 01 siêu thị dịch vụ, 01 bar - nhà hàng (tích hợp bếp, chỗ ăn uống, cà phê); 05 Quầy dịch vụ ẩm thực, 01 hồ cảnh quan;

Khu B: Khu resort nghỉ dường: 71 căn Bungalow, 01 nhà điều hành – lễ tân,  01 spa- vật lý trị liệu; 01 nhà hàng – Trung tâm thể thao; 01 sân thể thao – nhà phục vụ, 01 khu vui chơi trẻ em, 5 quầy dịch vụ, 01 viện dưỡng lão, 01 hồ tạo cảnh, 01 hồ cảnh quan, 03 chòi nghỉ chân dọc đường;

Khu C: Khu nông trại sinh thái: 01 hầm rượu.

Các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật, hoàn toàn phù hợp Giấy phép quy hoạch của UBND huyện Xuyên Mộ theo Giấy phép quy hoạch số 114/GPQH  ngày 30/09/2016.

Tổng diện tích sử dụng đất của Dự án khoảng 232,64 ha thuộc khoảnh 1 tiểu khu 25, khoảnh 1 tiểu khu 26 Khu bảo tồn Thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc, tỉnh BR-VT (gồm 61,3 ha là đất có rừng trồng; 171,34 ha là đất có rừng phục hồi sinh thái)..

Dự án nằm trong danh mục dự án đầu tư Nhóm I (dự án đầu tư quy định tại Điểm c và Điểm đ, Khoản 3, Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường) có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022.

Đây là loại hình dự án mới. Căn cứ theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường, Dự án thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án là Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 35 Luật Bảo vệ môi trường.

Thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, Chủ dự án là Công ty CP DLST Ngọc Minh đã chủ trì thực hiện và kết hợp thuê đơn vị tư vấn là Công ty Cổ phần Đầu tư Minh Phuong lập báo cáo ĐTM cho Dự án “Khu du lịch sinh thái Ngọc Minh tại xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt.

Mục tiêu của việc thực hiện báo cáo ĐTM nhằm đánh giá tác động môi trường từ quá trình thi công xây dựng và hoạt động của Dự án, từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, đảm bảo quá trình thực hiện Dự án không gây ô nhiễm môi trường quá mức cho phép.

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án

- Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án: UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM Dự án: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án: Công ty CP DLST Ngọc Minh.

1.3. 
Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

(1). Sự phù hợp của Dự án với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia

Tính đến thời điểm lập báo cáo ĐTM này, Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, do đó báo cáo chưa có căn cứ để đánh giá sự phù hợp của Dự án với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. 

Tuy nhiên, theo Điểm 3, Khoản I, Điều 1 Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/09/2022 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, nêu rõ: Ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; cải thiện chất lượng môi trường sống; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, các bon thấp vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững đất nước.

Dự án được triển khai với mục tiêu xây dựng một Khu du lịch sinh thái Ngọc Minh kết hợp tổ chức quản lý, bảo vệ môi trường rừng và phòng chống cháy rừng. Góp phần tạo ra công trình mang biểu tượng đặc trưng của địa phương, một khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái xanh sạch đẹp, và là công trình mang tính điển hình trong định hướng có đầy đủ các tiện nghi, phục vụ tốt nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước về chất lượng cũng như số lượng phục vụ. Với các mục tiêu trên, Dự án hoàn toàn phù hợp với Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia và chính sách quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu.

(2). Sự phù hợp của Dự án với quy hoạch vùng

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013, với nội dung: Phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. Hướng khai thác sản phẩm đặc trưng:  Du lịch MICE (Hội họp, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm); Du lịch văn hóa, lễ hội, giải trí; Du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch giải trí cuối tuần, du lịch thể thao, du lịch mua sắm; Du lịch biên giới gắn với cửa khẩu.

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2014, với nội dung: Không gian phát triển du lịch biển đảo: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong đó chú trọng địa bàn đô thị du lịch Vũng Tàu, Xuyên Mộc và khu du lịch quốc gia Côn Đảo; với hướng khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng, gồm: nghỉ dưỡng và tắm biển; chữa bệnh; tham quan di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; hội nghị, hội thảo và du lịch tàu biển....

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 đã được Ủy Ban nhân dân Bà Rịa – Vũng Tàu tại Quyết định số 2538/QĐ-UBND ngày 11/09/2016, với mục tiêu chung: Phát triển du lịch chất lượng cao góp phần thực hiện sự chuyển dịch cơ bản cơ cấu kinh tế của tỉnh; đóng góp quan trọng vào phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ và nâng cao vị thế du lịch Việt Nam.

- Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020, với nội dung: Phát triển mạnh các sản phẩm du lịch chủ đạo, có lợi thế của du lịch Việt Nam gắn với các khu vực động lực phát triển du lịch:

+ Ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo và du lịch thể thao, giải trí biển phù hợp định hướng chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam. Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển một số cụm du lịch, trung tâm nghỉ dưỡng biển cao cấp, có thương hiệu mạnh trên thị trường du lịch quốc tế.

+ Đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp và nông thôn, du lịch sinh thái, du lịch thể thao mạo hiểm.

(3). Sự phù hợp của Dự án với quy hoạch tỉnh

Các quy hoạch chung đã được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phê duyệt là cơ sở để Dự án triển khai đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, lập các dự án đầu tư và thực hiện đầu tư theo quy hoạch được duyệt, cụ thể bao gồm các quy hoạch sau:

- Về việc phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020 – 2030 tại Quyết định số 1306/QĐ-UBND ngày 25/05/2020.

Tại mục 5.2 kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, bảo tồn trong đó có nêu cụ thể: Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí nhằm tận dụng những lợi thế ưu đãi của cảnh quan thiên nhiên phong phú đa dạng, khí hậu trong lành, vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng hiện có để thực hiện các hoạt động du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí phục vụ nhu cầu chung của khách du lịch trong và ngoài nước. Góp phần cùng với tiềm năng du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ngày cảng phát triển phong phú và đa dạng. Bên cạnh việc tiếp tục triển khai thực hiện các dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí đã được UBND tỉnh có quyết định cho thuê môi trường rừng và các dự án đang triển khai các nội dung công việc chuẩn bị đầu tư để thuê môi trường rừng nhằm kinh doanh dịch vụ du lịch sinh tái trong rừng. Căn cứ vào mục 5.2 thì dự án hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển du lịch của tỉnh.

Tại quyết định nêu rõ nguyên tắc xây dựng các công trình hạ tầng du lịch ở khu vực cho thuê môi trường rừng: Việc xây dựng các công trình hạ tầng du lịch ở khu vực cho thuê môi trường rừng phải thực hiện theo quy định tại điều 15 về quản lý xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của Nghị định 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ và phù hợp với chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Khu bảo tồn Bình Châu Phước Bửu tại mục 5.1 của Quyết định này. 

Theo điều 15 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định cụ thể như sau: Trong phân khu dịch vụ hành chính của Vườn Quốc Gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học được xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.

- Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu đến năm 2030 tại Quyết định số 668/QĐ-UBND ngày 04/03/2021 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Dự án “Khu du lịch sinh thái Ngọc Minh tại xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” thuộc khoảnh 1 tiểu khu 25, khoảnh 1 tiểu khu 26 Khu bảo tồn Thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu nằm trong 13 khu vực được quy hoạch cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu giai đoạn đến năm 2030.

- Về việc phê duyệt quy hoạch chung khu vực ven biển thuộc các xã Phước Thuận, Bông Trang, Bưng Riềng và Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tại Quyết định số 3476/QĐ-UBND ngày 26/10/2021 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

(4). Mối quan hệ của Dự án với những dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

* Sự tuân thủ pháp luật về đầu tư:

Dự án đã được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng theo Quyết định số 4773/UBND-VP ngày 29/07/2008, việc đầu tư Dự án là hoàn toàn phù hợp.

* Các dự án giao thông lân cận Dự án:

Ranh giới phía Bắc của Dự án nằm tiếp giáp tuyến đường Quốc lộ 55. Quốc lộ 55 có điểm khởi đầu tại TP.Bà Rịa, đi qua các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Hàm Tân, thị xã La Gi, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc (tỉnh Bình Thuận), Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng), và kết thúc tại TP.Bảo Lộc. Đây là con đường trục Đông - Tây kết nối hai vùng kinh tế: Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE