Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Phòng chống xâm thực, xói lở bờ biển

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Phòng chống xâm thực, xói lở bờ biển. Mục tiêu chung của dự án là xây dựng tuyến kè là lá chắn phòng, chống sạt lở ven biển, tuyến đê biển trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bảo tồn, tái tạo rừng ngập mặn và diện tích đất nông nghiệp ven biển

Ngày đăng: 09-09-2024

91 lượt xem

MỤC LỤC

1. MỤC LỤC........................................................................ i

2. DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................... v

3. DANH SÁCH CÁC BẢNG............................................................ vi

4. DANH SÁCH CÁC HÌNH........................................................... vii

MỞ ĐẦU................................................................................................ 8

1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN....................................................................... 8

1.1. Thông tin chung về dự án........................................................... 8

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi...... 8

1.3. Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng,

quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, mối quan hệ của dự án

với các dự án khác và quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt 9

2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM................ 9

2.1. Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường

làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án..................................... 9

2.2. Văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án      11

2.3. Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh

giá tác động môi trường.................................................................... 11

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG:...................... 11

3.1. Thông tin về đơn vị tư vấn: Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam........................ 12

3.2.  Danh sách những người trực tiếp tham gia thực hiện báo cáo ĐTM................. 12

3.3. Các bước thực hiện ĐTM của dự án.................................................. 14

4. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.................... 15

4.1. Các phương pháp ĐTM......................................................... 15

4.1.1. Phương pháp liệt kê.................................................................. 15

4.1.2. Phương pháp ma trận................................................................. 15

4.1.3. Phương pháp đánh giá nhanh...................................................... 16

4.1.4. Phương pháp chuyên gia.......................................................... 16

4.1.5. Phương pháp đánh giá rủi ro...................................................... 16

4.1.6. Phương pháp liệt kê số liệu về môi trường................................ 16

4.1.7. Phương pháp nhận dạng các tác động.................................... 17

4.2. Các phương pháp khác................................................... 17

4.2.1. Phương pháp thống kê xử lý số liệu........................................ 17

4.2.2. Phương pháp kế thừa số liệu từ tham khảo tài liệu.................... 17

4.2.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa.............................. 17

4.2.5. Phương pháp lấy và phân tích mẫu.................................................... 18

5. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM.................................. 18

5.1. Thông tin về dự án............................................................................... 18

5.1.1. Thông tin chung........................................................................... 18

5.1.2. Phạm vi, quy mô, công suất............................................................. 19

5.1.3. Các yếu tố nhạy cảm về môi trường................................................. 19

5.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường  20

5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án 21

5.3.1. Nước thải, khí thải............................................................................... 21

5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án................................. 24

5.5.  Chương trình quản lý và giám sát môi trường của Chủ dự án..................... 26

CHƯƠNG 1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN................................................................... 29

1.1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN........................................................................... 29

1.1.1. Tên dự án............................................................................................. 29

1.1.2. Chủ dự án và tiến độ thực hiện dự án.................................................. 29

1.1.3. Vị trí địa lý của dự án............................................................................ 29

1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án.................................... 30

1.1.5. Các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án................. 30

1.1.6. Mục tiêu, quy mô, công suất, công nghệ và loại hình dự án........................... 31

1.2. CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN................ 33

1.3. NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN;

NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN........ 37

1.3.1 Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến............................................. 37

1.3.2 Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu........................................... 37

1.3.3 Nhu cầu sử dụng nước...................................................... 38

1.3.4 Nhu cầu sử dụng điện........................................................... 38

1.3.5 Sản phẩm của dự án....................................................................... 38

1.4.CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT, VẬN HÀNH......................................... 38

1.4.1 Nguyên tắc vận hành.............................................................. 38

1.5.BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG.............................................. 39

1.5.1 Công tác chuẩn bị................................................................... 39

1.5.2 Chế tạo các chi tiết đúc sẵn....................................................... 39

1.5.3 Biện pháp thi công các hạng mục công trình chính............................ 39

1.5.4 Công tác bê tông và bê tông cốt thép...................................................... 41

1.5.5 Hoàn thiện công trình............................................................ 41

1.5.6 Tổ chức nhân lực cho thi công....................... ................................ 41

1.6. TIẾN ĐỘ, VỐN ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN... 42

1.6.1 Tiến độ thực hiện dự án......................................................................... 42

1.6.2 Tổng vốn đầu tư.......................................................................... 42

1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án..................................................... 43

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN..... 46

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI................................. 46

2.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................ 46

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................... 52

2.1.3. Hiện trạng hạ tầng giao thông...................................................... 57

2.1.4. Hiện trạng hệ thống điện............................................................ 59

2.1.5. Hiện trạng cấp nước............................................................ 59

2.1.6. Hiện trạng công trình thủy lợi.................................................... 59

2.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT KHU VỰC DỰ ÁN     61

2.3.1 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học............................. 61

2.3.2 Hiện trạng tài nguyên sinh vật........................................................... 67

2.4 NHẬN DẠNG CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG, YẾU TỐ NHẠY CẢM VỀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN..... 69

2.5 SỰ PHÙ HỢP CỦA ĐỊA ĐIỂM LỰA CHỌN THỰC HIỆN DỰ ÁN................ 71

2.5.1. Tình hình sạt lở bờ biển................................................................. 71

2.5.2  Tác động của Biến đổi khí hậu................................................. 77

2.5.3  Kết luận về sự cần thiết phải đầu tư.................................... 78

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP,

CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG         80

3.1.  ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ

MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG, XÂY DỰNG............... 80

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động........................................................... 82

3.1.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường.......... 99

3.3.2. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường........ 112

3.4.2. Đánh giá độ tin cậy của các đánh giá............................................................. 115

CHƯƠNG 4. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC........................... 116

CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG............. 117

5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN................ 117

5.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN.............. 124

CHƯƠNG 6. KẾT QUẢ THAM VẤN............................................ 126

6.1 QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN THAM VẤN CỘNG ĐỒNG.......... 126

6.1.1 Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử.................... 126

6.1.2 Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến........................................ 126

6.1.3 Tham vấn bằng văn bản....................................................... 126

6.2  KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG............................. 126

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT............................... 129

1. Kết luận......................................................... 129

2. Kiến nghị.......................................... 130

Cam kết của chủ dự án đầu tư    130

MỞ ĐẦU

1.XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

1.1.Thông tin chung về dự án

Vùng Dự án phòng chống xâm thực, xói lở bờ biển tỉnh Kiên Giang phạm vi nằm trong khoảng từ 9°50'13" đến 9°54'23" vĩ độ Bắc, 104°53'7" đến 105°0'18" kinh độ Đông, vị trí công trình nằm trong phạm vi từ xã Thuận Hòa huyện An Minh đến xã Nam Yên huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang.

Dự án đề xuất được xây dựng bám sát vào các quy hoạch: Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28/2/2022; Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 847/QĐ-TTg ngày 14/7/2023; Quy hoạch quy hoạch thủy lợi tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 558/QĐ-UBND ngày 12/3/2018.

Như vậy thực hiện Dự án Phòng chống xâm thực, xói lở bờ biển, tỉnh Kiên Giang với giải pháp xây dựng kè chắn sóng, gây bồi tạo bãi để trồng rừng ngập mặn ven biển, bảo vệ hiệu quả tuyến đê biển, giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và hoạt động của con người nhằm bảo vệ vùng ven biển một cách hiệu quả, kinh tế và bền vững cho các khu vực vùng Dự án là phù hợp với giải pháp thủy lợi tổng thể cho vùng ĐBSCL nói chung và phù hợp với trình tự ưu tiên trong định hướng phát triển thủy lợi ở tỉnh Kiên Giang nói riêng.

1.2.Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi

Cơ quan phê duyệt chủ trương đầu tư dự án: Hội đồng nhân dân tỉnh.

Cơ quan phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án: Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang

Địa chỉ liên lạc: .......... Nguyễn Công Trứ, Vĩnh Thanh, Rạch Giá, Kiên Giang

Số điện thoại: ..............

Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh.

Địa chỉ: .........., đường Tôn Đức Thắng, phường Vĩnh Bảo, Thành phố Rạch Giá, tỉnh .

Điện thoại:.........  Fax: ..........

1.3.Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, mối quan hệ của dự án với các dự án khác và quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

Dự án đề xuất được xây dựng bám sát vào các quy hoạch: Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28/2/2022; Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 847/QĐ-TTg ngày 14/7/2023; Quy hoạch quy hoạch thủy lợi tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 558/QĐ-UBND ngày 12/3/2018.

Như vậy thực hiện Dự án Phòng chống xâm thực, xói lở bờ biển tỉnh Kiên Giang với giải pháp xây dựng kè chắn sóng, gây bồi tạo bãi để trồng rừng ngập mặn ven biển, bảo vệ hiệu quả tuyến đê biển, giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và hoạt động của con người nhằm bảo vệ vùng ven biển một cách hiệu quả, kinh tế và bền vững cho các khu vực vùng Dự án là phù hợp với giải pháp thủy lợi tổng thể cho vùng ĐBSCL nói chung và phù hợp với trình tự ưu tiên trong định hướng phát triển thủy lợi ở tỉnh Kiên Giang nói riêng.

CHƯƠNG 1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1.THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1.1.Tên dự án

Dự án Phòng chống xâm thực, xói lở bờ biển

1.1.2.Chủ dự án và tiến độ thực hiện dự án

Tên chủ dự án: Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh.

Địa chỉ: ........, đường Tôn Đức Thắng, phường Vĩnh Bảo, Thành phố Rạch Giá, tỉnh.

Điện thoại : .......; Fax: ..........

Người đại diện pháp luật: ........... - Chức vụ: Giám đốc

Tiến độ thực hiện dự án: 2023 -2024.

Thời gian chuẩn bị: năm 2023-2024.

Thời gian thi công: 2024.

1.1.3 .Vị trí địa lý của dự án

Vùng Dự án phòng chống xâm thực, xói lở bờ biển............ thuộc An Biên - An Minh, tỉnh Kiên Giang phạm vi nằm trong khoảng từ 9°50'13" đến 9°54'23" vĩ độ Bắc, 104°53'7" đến 105°0'18" kinh độ Đông, vị trí công trình nằm trong phạm vi từ xã Thuận Hòa huyện An Minh đến xã Nam Yên huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang.

Hình 2: Bản đồ tổng thể khu vực thực hiện dự án

1.1.4.Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án

Vị trí xây dựng tuyến kè nằm hoàn toàn trên biển cách mép rừng hiện hữu từ 100 – 150 m. Phần diện tích đất mặt nước này do ban quản lý rừng Kiên Giang quản lý. Trên hiện trạng là mặt nước tự nhiên một số bà con tổ chức tạm sử dụng để nuôi sò huyết với hình thức căm rào cắm đăng để nuôi dự hoàn toàn vào tự nhiên.

1.1.5.Các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án

Do toàn bộ công trình nằm trên đất mặt nước ven biển nên không có dân định cư sinh sống, không có hoạt động trồng cây. Các hoạt động nuôi thủy sản mang tính hoàn toàn tự nhiên do người dân tự tổ chức với cách thức là cắm rào, đặt đăng để nuôi sò huyết theo hình thức tự nhiên trong khu vực.

Hình 3: Hoạt động cắm đăng quần để nuôi thủy sản trong phạm vi xây dựng tuyến

1.1.6. Mục tiêu, quy mô, công suất, công nghệ và loại hình dự án

Mục tiêu chung của dự án

Mục tiêu chung của dự án là xây dựng tuyến kè là lá chắn phòng, chống sạt lở ven biển, tuyến đê biển trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bảo tồn, tái tạo rừng ngập mặn và diện tích đất nông nghiệp ven biển huyện An Biên - An Minh, từng bước phục hồi rừng phòng hộ, góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo vệ ổn định khu dân cư, tạo điều kiện phát triển sinh kế, kinh tế cho diện tích khoảng 20.000ha và khoảng 30.000 người dân các xã ven biển khu vực dự án được bảo vệ một cách bền vững.

Mục tiêu cụ thể

Khắc phục và phòng chống sạt lở, đảm bảo an toàn cho tuyến đê biển Tây khu vực huyện An Biên - An Minh, tỉnh Kiên Giang;

Tạo bãi gây bồi kết hợp trồng rừng phòng hộ ven biển góp phần bảo vệ và cải thiện rừng ngập mặn, tạo tiền đề chuyển đổi diện tích trồng lúa sang lúa - tôm, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng;

Góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo vệ ổn định khu dân cư tạo điều kiện phát triển kinh tế cho khoảng 30.000 người dân các xã ven biển của khu vực dự án được bảo vệ một cách bền vững

Nhiệm vụ cụ thể của dự án:

Xây dựng tuyến kè giảm sóng, gây bồi, tạo bãi, chống sạt lở bờ biển đoạn Thứ Hai - Xẻo Bần thuộc huyện huyện An Biên - An Minh dài khoảng 12 km nhằm tăng cường tính chống chịu biến đổi khí hậu, đảm bảo an toàn tuyến đê biển để ổn định sản xuất và sinh kế cho người dân vùng ven biển huyện An Biên - An Minh.

Góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo vệ ổn định khu dân cư tạo điều kiện phát triển kinh tế.

Loại hình dự án:

Nhóm dự án: Nhóm B.

Loại công trình: Công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cấp công trình: Công trình cấp IV.

Chỉ tiêu thiết kế của dự án: được trình bày trong Bảng 3.

Bảng 3: Các chỉ tiêu thiết kế của dự án

STT

Hạng mục - Thông số

Đ.vị

Trị số

a

Cấp công trình

 

 

-

Công trình thủy lợi

 

Cấp IV

b

Tần suất, mực nước thiết kế

 

 

-

Tần suất tính toán ổn định kết cấu

%

3,33

-

Tần suất để tính toán thi công

%

10,00

-

Mực nước cao tổng hợp với P=3,33% Ztk

m

+1,48

-

Mực nước thấp nhất

m

-0,38

 

Chiều cao sóng tính toán Hs

m

1,36

 

Chu kỳ sóng Tp

s

4,75

c

Hệ số ổn định

 

 

 

-

Hệ số ổn định chống trượt K (điều kiện bình thường)

 

 

1,20

STT

Hạng mục - Thông số

Đ.vị

Trị số

 

-

Hệ số ổn định chống trượt K (điều kiện bất thường)

 

 

1,05

 

-

Hệ số ổn định chống lật K (điều kiện bình thường)

 

 

1,45

 

-

Hệ số ổn định chống lật K (điều kiện bất thường)

 

 

1,35

1.2. CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

Biện pháp kỹ thuật công trình được lựa chọn trong dự án đầu tư xây dựng công trình là xây dựng đê giảm sóng. Kết cấu đê bằng 02 hàng cọc bê tông ly tâm tròn đường kính ngoài 30cm, tim các hàng cọc cách nhau 2,1m, tim các cọc trong hàng cách nhau 60cm, hai hàng cọc được liên kết với nhau bằng hệ thống dầm dọc kích thước (50x30)cm và dầm ngang kích thước (40x30)cm. Phía trong, giữa hai hàng cọc được xếp đá hộc kích thước (40x60)cm, bên dưới đá hộc có bè đệm cừ tràm kích thước mắt lưới (20x20)cm. Tuyến kè thuộc phạm vi bờ biển Tây, Huyện An Biên, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang là vị trí sóng đánh trực diện với biên độ sóng lớn, thực tế phần đất dưới chân kè có hiện tượng bị xói và cuốn trôi nên ta bố trí thả đá hộc kích thước (40x60) m chống xói

1.2.1.Các hạng mục công trình chính

Hạng mục chính của dự án là tuyến kè giảm sóng gây bồi, tạo bãi, chống sạt lở dài khoảng 12.000m (Hình 4) với các thông số kỹ thuật như sau:

Cao trình đỉnh kè: +1,60 m

Bề rộng mặt kè: Bm = 2,60 m

Hệ số mái thượng hạ lưu: m = 0,0

Kết cấu kè: bê tông cốt thép, trong đó (xem Hình 5 đến Hình 7):

Thân kè gồm 2 hàng cọc bê tông ly tâm dự ứng lực đường kính D300, chiều dài 8-9m. Khoảng cách hai tim cọc theo phương ngang 2,1m, theo phương dọc 0,6m.

Trên đầu cọc bố trí hệ dầm giằng theo phương dọc và ngang bằng BTCT M400; kích thước dầm dọc 50x30cm, dầm ngang 40x30cm, 50x30cm.

Bên trong kè dưới đệm phên tràm kích thước ô 20x20cm, trên xếp đá hộc 40- 60cm.

Hình 4: Bố trí tổng thể tuyến kè

Hình 5: Cắt ngang điển hình kết cấu kè cọc bê tông ly tâm

Hình 3: Mặt bằng điển hình kết cấu kè cọc bê tông ly tâm

Hình 7: Phối cảnh đơn nguyên kè giảm sóng điển hình

- Biện pháp xử lý nền: Do đặc điểm kết cấu kè ly tâm được đóng 2 hàng cọc và thả đã hộc ở giữa nên, biện pháp xử nền nhằm mục đích giảm lún khối đá thân kè. Biện pháp xử lý thiết kế là sử dụng phên tràm với kích thước 1,8m x 4,7m, gồm nhiều cây tràm ghép lại với khoảng cách a = 20cm thả dưới đáy để giảm lún khi thả đá hộc (Hình 5).

Hình 5: Chi tiết phên tràm

1.2.2.Hạng mục công trình phụ trợ

Do đặc thù của dự án là việc thi công sẽ diễn ra ở ngoài biển, phần lớn cấu kiện cho dự án được sản xuất ở nhà máy, được vận chuyển đến chân công trình bằng sà lan và việc thi công chủ yếu diễn ra trên sà lan nên không có công trình phụ trợ được xây dựng cho dự án.

1.2.3.Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

Đây là dự án xây dựng tuyến kè trên biển nên các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường tập trung chủ yếu phục vụ thi công các hạng mục trong giai đoạn xây dựng.

Để hạn chế, giảm thiểu các tác động tới môi trường trong quá trình thi công thì các đơn vị thi công phải bố trí các nhà vệ sinh di động trên sà lan thi công và khu lán trại phục vụ thi công (hạng mục này nằm trong kinh phí chuẩn bị mặt bằng), bố trí các thùng rác, các thùng chứa dầu thải, thùng chứa giẻ nhiễm dầu tại các khu vực công trường thi công. Công nhân địa phương (thực tế chiếm khoảng 20%) sẽ sinh hoạt tại công trường ban ngày, hết giờ làm việc sẽ trở về nhà. Cán bộ, công nhân từ nơi khác đến sẽ sinh hoạt toàn cùng với nhà dân trong khu vực.

Tại các phương tiện thi công đặc biệt trên tàu đóng cọc sẽ được bố trí 3 thùng chưa rác thải sinh hoạt loại 20 lít (1 thùng chứa chất thải tái chế; 1 thùng chứa chất thải hữu cơ; và 1 thùng chứa chất thải còn lại). Thùng chứa rác phải có nắp đậy và có dán nhãn chất thải sinh hoạt. Đối với CTNH dạng lỏng là dầu nhớt hoặc nước nhiễm dầu cũng được bố trí thu gom vào thùng có nắp đậy dung tích 50 lít và quản lý theo quy định của Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại. Số lượng thùng chứa CTNH dạng rắn: 1 thùng/1 thiết bị. Thùng chứa phải có nắp đậy và có dán nhãn cảnh báo CTNH.

1.3. NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN;

NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN

1.3.1 Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến

Danh mục máy móc thiết bị dự kiến sử dụng để thi công dự án được tổng hợp như trong

Bảng 4 và các thiết bị sử dụng này thường xuyên được duy tu, bảo dưỡng định kỳ.

Bảng 4: Máy móc và thiết bị phục vụ cho dự án

TT

Các thiết bị

Số lượng

1

Sà lan 200 T

4 cái

2

Sà lan 250 T

4 cái

3

Sà lan 400 T

4 cái

4

Xuồng máy, ghe máy

8 cái

5

Tàu kéo 360 CV

4 cái

6

Cần cẩu 16 T

4 cái

7

Máy đào 0,7m3

4 cái

8

Đầm dùi 1,5 kW

4 cái

9

Ca nô 150 CV

4 cái

10

Cần trục bánh xích 25T

4 cái

11

Máy cắt uốn cắt thép 5 kW

4 cái

12

Máy hàn 23 kW

4 cái

13

Máy trộn bê tông 250 L

4 cái

14

Máy phát điện 300 kVA

4 cái

1.3.2 Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu

Lượng nguyên vật liệu được thống kê như sau:

Bảng 5: Khối lượng nguyên, vật liệu phục vụ dự án

TT

Nguyên vật liệu

Đơn vị

Số lượng

1

Cát vàng

m3

975

2

Cấp phối đá dăm

m3

254

3

Đá 1x2

m3

1.576

4

Thép hình

tấn

23,9

5

Thép tấm

tấn

11,5

6

Thép tròn

tấn

2,24

7

Thép tròn D<=10mm

tấn

5,54

8

Xi măng PCB40

tấn

561,8

Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án

Các vật liệu xây dựng (cát, đá, xi măng, sắt thép...) sẽ được cung ứng từ thị trường trong nước, từ các đại lý trong địa bàn khu vực thi công và ở các khu vực lân cận...... Khoảng cách vận chuyển từ 1 ÷ 5km.

Trong bán kính từ 1 ÷ 5 km tại các điểm thi công đều có các cửa hàng xăng dầu và hoàn toàn đủ khả năng cung cấp nhiên liệu cho các phương tiện thi công thực hiện dự án.

1.3.3 Nhu cầu sử dụng nước

Dự kiến tại vị trí xây dựng tuyến kè sẽ cần 20 người/công trình trong suốt thời gian thi công. Căn cứ QCVN 01:2021/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng, khu vực dự án thuộc vùng nông thôn, lấy nhu cầu sử dụng nước ở mức 80 lít/người/ngày. Thì nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của dự án sẽ là: 20 người x 80 lít/người/ngày = 1.600 lít/ngày

1.3.4 Nhu cầu sử dụng điện

Tại khu vực thi công chưa có điện do vậy để có điện cho hoạt động hàn gắn kết khấu kiện sẽ sử dụng máy phát điện đặt trên sà lan.

1.3.5 Sản phẩm của dự án

Sản phẩm của dự án sau khi hoàn thành chính là các hạng mục công trình kè bảo vệ bờ được đầu tư xây dựng:

Các hạng mục công trình sẽ kết hợp với các hạng mục công trình tuyến kè hiện hữu giúp bảo vệ tổng thể tuyến bờ biển …..

1.4. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT, VẬN HÀNH

1.4.1 Nguyên tắc vận hành

Với công trình là kè thì việc vận hành rất đơn giản: Sau khi hoàn thành thi công toàn bộ công trình, cần kiểm tra một lần cuối toàn bộ tuyến kè đảm bảo chất lượng (so sánh chất lượng thực tế với yêu cầu của thiết kế) thì mới bàn giao cho chi cục thủy lợi tỉnh Kiên Giang. Sau khi hoàn thành công trình và bàn giao cho đơn vị quản lý, Chủ đầu tư và đơn vị thi công có trách nhiệm bảo hành công trình theo quy đúng quy định.

Bảo trì công trình đơn vị quản lý công trình phải định kỳ duy tu bảo dưỡng công trình bao gồm:

  • Bảo trì mặt kè không bị lún, không bị sạt trượt...
  • Đơn vị quản lý cần phối kết hợp với các lực lượng an ninh tại địa phương, tuyên truyền vận động người dân để tổ chức bảo vệ công trình có hiệu quả, phát hiện kịp thời các vấn đề sự cố hư hỏng, ngăn chặn các biểu hiện phá hoại.

1.5.BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG

1.5.1Công tác chuẩn bị

Trước khi bắt đầu thi công, phải hoàn thành tốt công tác chuẩn bị, bao gồm chuẩn bị về tổ chức, phối hợp thi công, chuẩn bị bên trong và bên ngoài công trường:

  • Thoả thuận thống nhất với các cơ quan, đơn vị có liên quan về việc kết hợp sử dụng năng lực thiết bị thi công, năng lực lao động của địa phương và những công trình, những hệ thống kỹ thuật hiện đang hoạt động gần công trình xây dựng để phục vụ thi công như các hệ thống hạ tầng kỹ thuật (hệ thống giao thông, mạng lưới cung cấp điện, mạng lưới cung cấp nước và thoát nước, mạng lưới thông tin liên lạc…), và công ty cung cấp năng lượng ở địa phương.
  • Cử cán bộ chuyên trách làm việc với các cơ quan chức năng có liên quan để xin cấp các loại giấy phép di chuyển, giấy phép hoạt động thi công, giấy phép đổ đất tại vị trí quy định..., cho các phương tiện, đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn cho người và phương tiện trước, trong và sau khi thi công.
  • Xác định những tổ chức tham gia xây lắp.
  • Ký hợp đồng kinh tế giao, nhận thầu xây lắp theo quy định trong các văn bản Nhà nước về giao, nhận thầu xây lắp.
  • Xây dựng hệ thống đường thi công, kho bãi để trung chuyển ngoài hiện trường, đường dây thông tin liên lạc, đường dây tải điện và các trạm biến thế, ...
  • Làm thủ tục xin phép và đăng ký với các cơ quan liên quan về số lượng thiết bị thi công công trình.
  • Phối hợp với địa phương thông báo khu vực có công trình đang thi công.
  • Xác lập hệ thống mốc định vị cơ bản phục vụ thi công.

1.5.2 Chế tạo các chi tiết đúc sẵn

Cọc bê tông ly tâm được mua sẵn tại nhà máy và vận chuyển đến chân công trình bằng cẩu và sà lan. Công tác chế các cấu kiện đúc sẵn phải đảm bảo chất lượng về mác bê tông phải được kiểm tra cường độ sau khi đổ.

1.5.3 Biện pháp thi công các hạng mục công trình chính

Cọc BTCT ly tâm ứng lực trước được mua tại nhà máy sản xuất, dùng tàu vận chuyển về công trình. Khi tàu chở cọc về đến vị trí công trình tùy điều kiện thực tế về thủy triều, mực nước để tập kết gần nhất tuyến công trình. Sử dụng máy đào 0,8m3 đứng trên xà lan để cẩu cọc đưa từ tàu xuống các xà lan chứa cọc (các xà lan này đảm bảo có thể di chuyển vào vị trí thi công). Có thể sử dụng máy đào để chuyển cọc từ tàu sang xà lan chứa nếu tầm với của máy đào đảm bảo có thể lấy được cọc (Hình 6).

  • Cọc ly tâm có đường kính D300, dài 7m tập kết trên xà lan. Công tác đóng cọc được thực hiện bằng máy đào đứng trên xà lan hỗ trợ với hệ sàn đạo định vị cọc. Các cọc lần lượt được được hạ đến cao trình thiết kế.
  • Sau khi đóng cọc, tiến hành thi công dầm giằng BTCT đầu cọc (Hình 7).
  • Cừ tràm được cung cấp tới công trình bằng thuyền hoặc xà lan chuyên chở.
  • Tràm được đóng thành phên kích thước (4,7x1,8)m, bước 0,2m sau đó thả trong thân kè để giảm lún khi thả đá hộc. Đá hộc đường kính D(30x 40)cm thả lấp đầy trong thân kè bằng cơ giới kết hợp thủ công.

Hình 6: Biện pháp đóng cọc bê tông ly tâm

Hình 7: Biện pháp thi công bê tông dầm, giằng đầu cọc

1.5.4 Công tác bê tông và bê tông cốt thép

Biện pháp thi công đổ bê tông đầu kè được sử dụng bằng máy trộn bê tông loại 300 lít đặt trên sà lan, máy đầm và các máy chuyên dùng khác. Công tác cốt pha cố gắng sử dụng cốt pha tiêu chuẩn, bằng thép, có khả năng sử dụng được nhiều lần. Cốt thép được gia công chế tạo sẵn trong xưởng sản xuất, sau đó dựng lắp ngoài công trường bằng thủ công kết hợp với máy móc hỗ trợ.

Thi công bê tông được chia làm các đợt theo đơn nguyên; thi công bằng cơ giới kết hợp thủ công.

Thi công cốt thép: cốt thép được gia công tại công trường. Thép lắp dựng phải bảo đảm cứng không xô lệch, không han rỉ, nếu thép bị han rỉ hoặc đổ màu vàng phải được làm vệ sinh trước khi đem lắp dựng. Yêu cầu đơn vị thi công phải có đầy đủ các thiết bị cắt thép, uốn cong thép và máy hàn để đảm bảo gia công cốt thép theo yêu cầu thiết kế.

Sản xuất và lắp dựng cốt pha, dàn chống:

+ Cốt pha sử dụng thi công cống bằng cốt pha thép, cốt pha thép được chế tạo sẵn trong xưởng theo các kích thước tiêu chuẩn để dễ dàng lắp dựng và tháo dỡ trong quá trình thi công.

+ Kết cấu cốt pha và dàn chống phải đảm bảo đủ cứng, không cong vênh và đảm bảo kín khít để không làm mất nước khi đổ bê tông.

+ Công tác lắp dựng cốt pha chỉ được thực hiện khi đã nghiệm thu xong phần thi công cốt thép.

-  Đầm và bảo dưỡng bê tông:

+ Khối đổ nhỏ nên cần tưới ẩm bề mặt và che không cho tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Tưới ẩm trực tiếp lên bao tải phủ trên máng liên tục trong 10 ngày đầu sau khi đổ bê tông. Thời điểm tưới bảo dưỡng bằng tưới ẩm là 2 tiếng 1 lần trong những ngày nắng nóng.

+  Công tác thi công bê tông luôn phải tuân thủ đầy đủ các quy định của Quy phạm thi công bê tông và nghiệm thu bê tông cốt thép hiện hành.

1.5.5 Hoàn thiện công trình

Công tác hoàn thiện được thực hiện sau cùng, đòi hỏi nhanh chóng và thẩm mỹ. Sau khi có biên bản nghiệm thu, giao lại cho chủ đầu tư và cơ quan quản lý công trình.

1.5.6Tổ chức nhân lực cho thi công

Tổ chức thi công tại hiện trường thể hiện trong sơ đồ sau:

Hình 8: Sơ đồ bố trí tổ chức thi công

1.6.TIẾN ĐỘ, VỐN ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN

1.6.1 Tiến độ thực hiện dự án

Tiến độ thực hiện dự án được dự kiến như sau:

Phê duyệt DAĐT: dự kiến 02/2024

Lập thiết kế BVTC: 02 ÷ 03/2024

Phê duyệt thiết kế BVTC: 4/2024

Đấu thầu xây dựng: 05/2024

- Thi công xây dựng: 06/2024 ÷ 12/2024

1.6.2Tổng vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư của dự án là:.250.000.000.000 đồng (Hai trăm năm mươi tỷ đồng). Trong đó:

Nguồn vốn: Ngân sách Nhà nước thuộc.

Bảng 6: Bảng tổng hợp mức đầu tư

TT

Khoản mục chi phí

Ký hiệu

Thành tiền

Trước VAT

Thuế VAT

Sau VAT

I

CHI PHÍ XÂY DỰNG

Gxd

177.632.305.608

17.763.230.561

195.395.536.169

II

CHI PHÍ THIẾT BỊ

Gtb

-

-

-

III

CHI PHÍ ĐỀN BÙ GPMB

Ggpmb

-

 

-

IV

CHI PHÍ QUẢN LÝ DỰ ÁN

Gqlda

2.819.024.690

 

2.819.024.690

TT

Khoản mục chi phí

Ký hiệu

Thành tiền

Trước VAT

Thuế VAT

Sau VAT

V

CHI PHÍ TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Gtv

11.856.123.011

1.161.811.364

13.017.008.449

VI

CHI PHÍ KHÁC

Gk

5.612.964.211

546.730.572

6.159.694.783

VII

CHI PHÍ DỰ PHÒNG

GDP

29.688.062.628

2.920.765.874

32.608.735.910

 

TỔNG CỘNG

 

227.608.480.147

22.392.538.371

250.000.000.000

 

(LÀM TRÒN)

 

 

 

250.000.000.000

1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

đồ tổ chức bộ máy quản thực hiện dự án

Chủ đầu tư thực hiện dự án:

Dự án Dự án Phòng chống xâm thực, xói lở bờ biển đoạn Thứ Hai - Xẻo Bần thuộc An Biên - An Minh, tỉnh Kiên Giang do Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh Kiên Giang làm chủ đầu tư. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm đôn đốc kiểm tra việc thực hiện tiến độ, nghiệm thu khối lượng các hạng mục xây lắp thông qua Ban quản lý dự án. Các cơ quan ban ngành có liên quan phối hợp trong phê duyệt, góp ý về quy hoạch chung và hỗ trợ các đơn vị thi công. Chủ đầu tư là Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình nông nghiệp và PTNT, trong Ban này có các phòng ban và tổ:

  • Ban Giám đốc
  • Phòng Tổ chức – Tài chính
  • Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật
  • Phòng Điều hành dự án

Hình thức và cơ chế tổ chức thực hiện dự án

  • Cơ quản chủ quản: là cơ quan quyết định hình thức quản lý dự án theo quy định tại khoản 2 điều 45 của Luật xây dựng.
  • Chủ Đầu tư: trực tiếp quản lý dự án, tổ chức thực hiện và là cơ quan chịu trách nhiệm chung về dự án.
  • Tư vấn thiết kế: chịu trách nhiệm về chất lượng và kỹ thuật đồ án của mình.
  • Tư vấn giám sát: chịu trách nhiệm về chất lượng công trình.
  • Đơn vị thi công: chịu trách nhiệm về kỹ thuật thi công và chất lượng công trình.

Các cơ quan quản lý

  • Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Kiên Giang.
  • Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh Kiên Giang.
  • Đơn vị quản lý khai thác: Giao cho đơn vị quản lý vận hành.

Tổ chức quản lý

  • Tổ chức quản lý thực hiện dự án được chia làm 03 giai đoạn:
  • Giai đoạn chuẩn bị đầu tư;
  • Giai đoạn thực hiện đầu tư;
  • Giai đoạn vận hành.

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Chủ đầu tư thực hiện các công việc về chuẩn bị đầu tư như: Tổ chức lập và phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, lập, điểu chỉnh quy hoạch, lập trình và phê duyệt dự án; lập, trình và phê duyệt hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu.

  • Lập, thẩm định, quyết định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư: Thực hiện theo Điều 27, Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của Quốc hội;
  • Lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án: thực hiện theo Khoản 3, Điều 40, Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 và Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ.

Giai đoạn thực hiện đầu xây dựng công trình

  • Sau khi dự án đầu tư được duyệt, CĐT thực hiện việc lập và trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Phát hành hồ sơ mời thầu và lựa chọn nhà thầu thực hiện công tác lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, tư vấn thẩm tra TKBVTC, ... Lập và phê duyệt hồ sơ TKBVTC theo Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ.
  • Thực hiện đầu tư xây dựng công trình: thực hiện theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Giai đoạn quản lý vận hành

  • Tổ chức vận hành dự án: Sau khi thi công xong, Chủ đầu tư sẽ giao cho đơn vị có chức năng tiếp nhận để quản lý, vận hành, duy tu và bảo dưỡng.

Đề xuất sơ bộ nhu cầu nhân lực, đào tạo, trang thiết bị cho việc quản lý thực hiện dự án

Các chức năng chính của chủ đầu tư trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư như: Tổ chức lập dự án, trình phê duyệt dự án, tổ chức lập hồ sơ mời thầu, phê duyệt kế hoạch đấu thầu,... Việc bố trí nhân sự để thực hiện dự án rất quan trọng, quyết định đến tính hiệu quả và tiến độ của dự án.

Bảng 7: Nhân lực, thiết bị quản lý thực hiện dự án

TT

Nhân lực/Thiết bị

Đơn vị

Số lượng

I

Nhân lực quản lý thực hiện dự án

 

 

1

Cán bộ quản lý chung

Người

01

2

Cán bộ quản lý kỹ thuật

Người

02 ÷ 04

3

Cán bộ quản lý về đền bù giải phóng mặt bằng

Người

02 ÷ 04

4

Cán bộ quản lý thi công

Người

04 ÷ 06

II

Thiết bị quản lý thực hiện dự án

 

 

1

Máy vi tính

Bộ

04

2

Máy phô tô

Bộ

01

3

Xe ô tô

Cái

01

>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khu chung cư thấp tầng

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE