Báo cáo ĐTM dự án nhà máy chế biến thủy sản xuất nhập khẩu

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Nhà máy chế biến thủy sản xuất nhập khẩu. Công suất chế biến, bảo quản thủy sản, hải sản và các sản phẩm từ thủy hải sản là 10.000 tấn sản phẩm/năm và công suất sản xuất thức ăn thủy sản là 5.000 tấn sản phẩm/năm.

Ngày đăng: 03-08-2024

68 lượt xem

MỞ ĐẦU

1. Xuất xứ của dự án

1.1. Thông tin chung về dự án

Cà Mau có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế thủy sản cả về nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và cả về thức ăn thủy sản. Đây được xem là vùng trọng điểm thủy sản của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Với diện tích nuôi trồng thủy sản gần 300.000ha, đường bờ biển dài hơn 254 km trải dài từ Đông sang Tây, ngành nuôi trồng thủy sản ở Cà Mau phát triển mạnh mẽ có nhiều cửa sông lớn như: Gành Hào, Khánh Hội, Bảy Háp,… cho nên trữ lượng khai thác thủy sản lớn, đa dạng nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao như: tôm, cá, cua, mực,….

Trên bước đường đổi mới kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế, tỉnh Cà Mau nói chung và huyện ĐầmDơi nói riêng thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đặt Nhà xưởng sản xuất.

Nhận thấy những điều này cùng với sự khuyến khích đầu tư của tỉnh, nhu cầu khách hàng và thị trường ngày càng tăng, đòi hỏi đảm bảo cả về số lượng và chất lượng sản phẩmnên Công tyTNHH Chế biến Xuất Nhập Khẩu Thủy sản .......đã quyết định đầu tư dự án Nhà máy chế biến thủy sản xuất nhập khẩu với công suất chế biến các hàng thủy sản xuất khẩu là 10.000 tấn sản phẩm/năm, sản xuất thức ăn thủy sản là 5.000 tấn sản phẩm/năm.

Dự án Nhà máy chế biến thủy sản xuất nhập khẩu với tổng diện tích 6.206,3 m2 tại thửa đất số ..........., xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau và khu vực thực hiện dự án hiện là khu đất trống.

Tổng vốn đầu tư của dự án là 119 tỷ đồng, theo Khoản 3 Điều 9 của Luật đầu tư công dự án có tổng mức đầu tư từ 60 tỷđồng đến dưới 1.000 tỷ đồng thuộc tiêu chí phân loại nhóm B.

Theo Mục số 1 Phụ lục IV của Nghị định 08/2022/NĐ-CP Dự án thuộc Dự án đầu tư nhóm II - dự án thuộc loại Hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguycơ gâyô nhiễm môi trường với công suất trung bình quy định tại cột 4 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; dự án thuộc số thứ tự 9 mục III Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NND-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ - Dự án khai thác khoáng sản (nước dưới đất) thuộc đối tượng cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau.

Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 30 Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, Dự án “Nhà máy chế biến thủy sản xuất nhập khẩu” tại ấp Trung Cang, xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau thuộc đối tượng phải lập đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và là cơ sở để Công ty TNHH Chế biến XNK Thủy sản Huyền Châu thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công và hoạt động, đồng thời là cơ sở để các cơ quan quản lý môi trường quản lý và giám sát môi trường

Nội dung và trình tự các bước thực hiện ĐTM được tuân thủ theo đúng các quy định pháp luật về môi trường và các hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường về lập báo cáo ĐTM cho các dự án đầu tư tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Báo cáo ĐTM sẽ là công cụ khoa học nhằm phân tích, đánh giá các tác động tích cực, tiêu cực, trực tiếp, gián tiếp, trước mắt và lâu dài trong quá trình xây dựng và hoạt động của Dự án. Qua đó lựa chọn và đề xuất phương án tối ưu để hạn chế, ngăn ngừa và xử lý các tác động tiêu cực, không gây ô nhiễm môi trường, góp phần vào phát triển bền vững của xã hội.

Loại dự án: Dự án đầu tư mới.

Thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

Căn cứ khoản 3 Điều 35 của Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 thì Dự thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường do Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, trình UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt.

THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

Thông tin về dự án

Tên dự án

Tên dự án: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT NHẬP KHẨU.

Địa điểm thực hiện: .........., xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

Chủ dự án

-     Chủ dự án: Công ty TNHH Chế biến xuất nhập khẩu Thủy sản .....

-     Địa chỉ liên hệ:.........., xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

-      Người đại diện: ........  Chức vụ: Giám đốc

-     Điện thoại: ............

-     Tiến độ thực hiện dự án như sau:

+ Tiến độ thực hiện các thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng: Quý IV/2022 – Quý I/2023.

+ Khởi công xây dựng: Quý I/2023.

+ Tiến độ xây dựng các hạng mục công trình: Quý I/2023 – Quý II/2023.

+ Đưa dự án vào vận hành, sản xuất, kinh doanh: Quý III/2023.`

Vị trí địa lý dự án

Dự án được thực hiện..........., xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Tổng diện tích của khu đất thực hiện dự án là 6.206,3 m2. Phạm vi ranh giới của dự án như sau:

-     Phía Đông giáp : đường Đầm Dơi – Cà Mau.

-     Phía Tây giáp: sông Bảy Háp.

-     Phía Bắc giáp : đất trống.

-     Phía Nam giáp: Công ty TNHH MTV Thủy sản Giang Châu.

a. Mối tương quan của dự án với các đối tượng tự nhiên

Vị trí dự án so với các vườn quốc gia, khu bảo tồn, di tích, những vùng nhạy cảm môi trường.

Trong phạm vi bán kính 500m từ khu vực triển khai Dự án, không có công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử. Ở khoảng cách gần 400 m xét trong đặc thù dự án, việc thực hiện dự án hầu như không gây ảnh hưởng đáng kể đến hiện trạng công trình.

Dự án Nhà máy chế biến thủy sản xuất nhập khẩu của Công ty TNHH CB XNK Thủy sản ........ có vị trí thuận lợi, nằm gần sông Bảy Háp và đường Đầm Dơi – Cà Mau, thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm và đi lại của công nhân viên

Vị trí dự án so với hệ thống thủy văn

Vị trí dự án xây dựng nằm gần kinh Xáng, sông Bảy Háp nối liền với các nhánh sông khác đổ ra biển Đông. Vì vậy, vị trí dự án rất thuận lợi cho việc giao thông đường thủy đi lại khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long và TP Hồ Chí Minh.

Mối tương quan của dự án với các đối tượng kinh tế - xã hội

-      Giao thông:

Cách dự án khoảng 10 km về phía Tây là đường quốc lộ 1A, tuyến đường giao thông trọng điểm thuận lợi cho việc giao thông đi lại khắp đồng bằng sông Cửu Long và TP. Hồ Chí Minh.

Cách dự án khoảng 100 m về phía Đông là đường Đầm Dơi – Cà Mau được xây dựng với quy mô nền đường 12m. Tiếp giáp với dự án về phía Tây là sông Bảy Háp.

+ Liền kề dự án là Nhà máy chế biến thủy sản của Công ty TNHH MTV Thủy sản .........., cách dự án 2m về phía Nam.

+ Trung tâm hành chính - chính trị: cách dự án khoảng 13km là trung tâm hành chính tỉnh Cà Mau, Ủy ban nhân dân xã Tân Trung cách dự án khoảng 1km về phía Nam.

+ Xung quanh dự án, chủ yếu là nhà dân tập trung ven đường, không có các Nhà máy, trung tâm thương mại xung quanh.

Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án

Khu đất thực hiện dự án được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số DI191459 ngày 28/02/2023, số DI191456 ngày 28/02/2023 và số DI191457 ngày 28/02/2023. Toàn bộ diện tích khu đất là đất trống, không có công trình xây dựng kiên cố nên không gặp khó khăn trong công tác di dời giải tỏa, có bụi cỏ dại, cây bụi thấp tầng mọc xung quanh khu vực, không có công trình xây dựng bên trên, không có dân cư sinh sống.

Vị trí thực hiện dự án

Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

Mật độ dân cư tại khu vực thực hiện dự án trong bán kính 3km thưa thớt, phân bố không đều, tập trung chủ yếu trên các tuyến đường và một số khác nằm rải rác quanh khu vực dự án Người dân khu vực chủ yếu làm nông nghiệp, nuôi tôm, nghề tự do.

* Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư: Nhà dân gần nhất nằm cách khu dự án khoảng 140m về phía Đông.

Ngoài ra, khu đất thực hiện dự án là đất trống, không có khu dân cư tập trung, khu bảo tồn thiên nhiên, di sản văn hóa vật thể, di sản thiên nhiên khác, vùng đất ngập nước quan trọng,... do đó khu vực thực hiện dự án không có yếu tố nhạy cảm về môi trường.

Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án

1.1.6.1. Mục tiêu của dự án

- Tạo ra sản phẩm là tôm đã chế biến để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra các nước trên thế giới và thức ăn thủy sản để phục vụ nhu cầu nuôi trồng thủy sản trong nước.

- Tạo ra khoản thu nhập hàng năm cho Công Ty TNHH Chế biến xuất nhập khẩu Thủy sản Huyền Châu cũng như tạo thêm thu nhập cho những người lao động;

- Tạo điều kiện phát triển tốt ngành chế biến thủy sản và sản xuất thức ăn thủy sản của tỉnh Cà Mau nói riêng và Việt Nam nói chung.

- Nhằm mở rộng thị trường, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Cà Mau. - Góp phần tăng ngân sách Nhà nước.

- Giải quyết công việc cho người dân xung quanh dự án, cải thiện môi trường và phát triển bền vững.

- Góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tham gia xoá đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của người dân.

- Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải, nước thải trong quá trình chế biến của nhà máy nhằm giảm thiểu mức độ gâyô nhiễm môi trường trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

1.1.6.2. Loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án

a. Loại Hình dự án

Loại Hình dự án: Chế biến thủy sản, căn cứ vào cột 4 Mục 16 Phụ lục II Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định một số điều của Luật bảo vệ môi trường dự án thuộc loại Hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường công suất trung bình.

b. Quy mô, công suất dự án:

Tổng diện tích của dự án là 6.206,3 m2, công suất chế biến, bảo quản thủy sản, hải sản và các sản phẩm từ thủy hải sản là 10.000 tấn sản phẩm/năm và công suất sản xuất thức ăn thủy sản là 5.000 tấn sản phẩm/năm.

c. Công nghệ sản xuất của dự án:

- Các quy trình công nghệ chế biến tôm tại dự án:

+ Công nghệ sản xuất tôm nguyên con đông Block: Tiếp nhận nguyên liệu → Rửa lần 1 → Phân cỡ → Cân → Rửa lần 2 → Xếp khuôn → Chờ đông → Cấp đông → Tách khuôn, mạ băng → Dò kim loại → Đóng thùng → Bảo quản, xuất xưởng.

+ Công nghệ sản xuất tôm sơ chế đông block: Tiếp nhận nguyên liệu → Rửa lần 1 → Sơ chế → Rửa lần 2 → Lột PTO, lựa tạp chất → Phân, kiểm cỡ PTO → Rửa lần 3 → Xếp khuôn → Chờ đông → Cấp đông → Tách khuôn, mạ băng → Dò kim loại → Đóng thùng → Bảo quản, xuất xưởng.

+ Công nghệ sản xuất tôm sơ chế đông IQF: Tiếp nhận nguyên liệu → Rửa lần 1 → Sơ chế → Rửa lần 2 → Lột PTO, lựa tạp chất → Phân, kiểm cỡ PTO → Rửa lần 3 → Đông IQF → Cân, mạ băng → Dò kim loại → Bao gói, đóng thùng → Bảo quản, xuất xưởng.

+ Công nghệ sản xuất tôm hấp đông IQF: Tiếp nhận nguyên liệu → Rửa lần 1 → Sơ chế → Rửa lần 2 → Lột PTO, lựa tạp chất → Phân, kiểm cỡ PTO → Rửa lần 3 → Hấp, làm lạnh → Đông IQF, mạ băng → Tái đông → Bao gói → Dò kim loại → Đóng gói → Bảo quản → Xuất hàng.

+ Công nghệ sản xuất tôm tẩm bột chiên đông lạnh: Tiếp nhận nguyên liệu → Rửa lần 1 → Sơ chế → Rửa lần 2 → Lột PTO, khứa, duỗi, lựa tạp chất → Phân, kiểm cỡ → Rửa lần 3 → Ngâm → Rửa lần 4 → Tẩm bột → Cấp đông I → Chiên tôm → Làm nguội → Xếp vỉ → Cấp đông II → Bao gói → Dò kim loại → Đóng gói → Bảo quản → Xuất hàng.

- Quy trình sơ chế đầu, vỏ tôm:

Nguyên liệu (đầu, vỏ tôm từ quy trình sơ chế tôm) → Hấp → Phơi hoặc sấy → Chuyển qua quy trình sản xuất thức ăn thủy sản.

- Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn thủy sản:

Tiếp nhận, bảo quản nguyên liệu → Làm sạch nguyên → Trộn sơ bộ → Nghiền → Trộn đều → Ép đùn → Sấy → Làm nguội → Đóng gói, bảo quản → Xuất hàng.

Quy trình công nghệ sản xuất của dự án được trình bày chi tiết tại mục 1.4 của Chương này.

Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

Các hạng mục công trình chính

Dây chuyền sản xuất sản phẩm chính của dự án được trình bày chi tiết tại mục 1.4 của Chương này. Các hạng mục đầu tư xây dựng chính của dự án được trình bày ở Bảng sau:

Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án

Hệ thống cấp điện

Nguồn cung cấp: sử dụng hệ thống cung cấp điện của mạng lưới điện quốc gia và lắp đặt hệ thống điện hạ thế 3 pha cấp đến tủ điện chính của dự án. Nhu cầu sử dụng: Lượng điện năng tiêu thụ cho các mục đích sau:

- Sử dụng để vận hành máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. - Sinh hoạt công nhân viên (thắp sáng, quạt máy,…).

Dự kiến, sau khi đi vào sản xuất ổn định, nhu cầu sử dụng điện của Nhà máy khoảng 160.400 KWh/tháng.

Hệ thống cung cấp nước

Nguồn cung cấp: sử dụng nguồn nước từ giếng khoan của dựa án. Nước dùng cho nhà máy khi dự án đi vào hoạt động bao gồm nước sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên và các hoạt động tưới cây, PCCC,…

Hệ thống thông tin liên lạc

Hệ thống thông tin liên lạc hỗ trợ chức năng trao đổi thông tin cơ bản thông suốt toàn Nhà máy và đáp ứng các yêu cầu trao đổi thông tin cho các hệ thống thiết bị khác. Bao gồm hệ thống mạng cáp, máy tính, internet, mạng và trao đổi thông qua cổng ngôn ngữ (điện thoại, fax, bộ đàm).

Hệ thống PCCC

Hệ thống chữa cháy tại dự án được tính có 01 đám cháy xảy ra đồng thời, thời gian dập tắt đám cháy liên tục trong 3 giờ, lưu lượng dập tắt đám cháy là Q = 10 l/s = 36 m3/h. Bố trí trụ cứu hỏa xung quanh Nhà xưởng tại những nơi dễ vận hành và thao tác khi có cháy xảy ra.

Trụ chữa cháy ngoài dự án bao gồm: Hộp đựng thiết bị, dụng cụ chữa cháy bằng thép chống rỉ. Trong hộp chữa cháy gồm có: 2 cuộn vòi rồng D65, 2 lăng phun D19, khớp nối D50.

Hệ thống chữa cháy: Đầu vòi phun chữa cháy, báo cháy, các quạt điều áp, các quạt hút khói, đèn khẩn cấp, các bơm họng cứu hỏa,…

Lưu lượng nước cấp cho một đám cháy phải đảm bảo >15 l/s; số lượng đám cháy đồng thời cần được tính toán ≥ 2 (theo QCVN 01:2021/BXD).

Tính lượng nước cấp chữa cháy cho 1 đám cháy đồng thời xảy ra trong thời gian 60 phút là: Qcc = 15 lít/giây.đám cháy x 1 đám cháy x 60 phút x 60 giây/1.000 = 54 m3

Như vậy, với diện tích đất phục vụ cho hoạt động của dự án và tính chất hoạt động của dự án thì bể nước PCCC cần có thể tích là 54 m3. Dự án dự kiến sẽ xây dựng bể chứa nước PCCC với thể tích chứa tối thiểu 54m3 để có thể đáp ứng được nhu cầu đảm bảo an toàn PCCC của dự án khi đi vào hoạt động.

Hệ thống giao thông

Giao thông đối ngoại: Dự án được tiếp giáp với đường Đầm Dơi – Cà Mau và nằm cách đường Quốc lộ 1A khoảng 10 km. Như vậy, Dự án nằm tại hệ thống giao thông hoàn chỉnh rất thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm của công ty.

Giao thông đối nội: Dự án xây dựng hệ thống giao thông đối nội đảm bảo hoạt động đi lại vận chuyển nguyên vật liệu cũng như sản phẩm.

Hệ thống chống sét

Toàn công trình được bảo vệ bằng kim thu sét (loại kim chống sét tiên đạo, chống sét đánh trực tiếp), kim được đặt trên mái của nhà xưởng và được gắn trên trụ STK cao 5m so với mái, bán kính bảo vệ cấp 3, R = 107m. Bán kính bảo vệ kim thu sét được tính toán như sau:

Dựa vào bán kính bảo vệ và diện tích cần bảo vệ của công trình ta tính được số kim thu sét cần bảo vệ cho toàn công trình là 08 kim thu sét có đường kính bảo vệ như trên.

Kim thu sét được nối với hệ thống tiếp địa để tản sét bằng cáp đồng trần 70 mm2. Hệ thống tản sét cho mỗi kim thu sét gồm hệ thống cọc đồng đóng sâu cách mặt đất 25m và cọc tiếp địa là loại cọc mạ đồng có chiều dài 2,4m và tiết diện 16 mm2, điện trở tiếp địa cho hệ thống này không vượt quá 10 Ω.

Điện trở nối đất của hệ thống được kiểm tra hằng năm vào đầu mùa mưa phải đảm bảo nhỏ hơn 10 Ω, nếu không đạt phải bổ sung phụ gia.

Hoạt động của dự án

- Chế biến thủy hải sản tiêu thụ thị trường trong nước, xuất khẩu và sản xuất thức ăn thủy sản phục vụ thị trường trong nước.

- Hoạt động vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm của dự án.

- Hoạt động sinh hoạt của công nhân

- Hoạt động vận hành HTXLNT, HTXLKT,...

Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

Thu gom và thoát nước mưa

Nước mưa chảy tràn được xem như là sạch nên lượng nước này được thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận. Một phần nước mưa được ngấm trực tiếp vào mặt đất, một phần chảy đến các hố gas bằng bê tông cốt thép, nhà máy xây dựng 12 hố gas có kích thước 1000mm x 1000mm x 1000mm, sau đó được loại bỏ rác và thải ra sông Bảy Háp (Sơ đồ thoát nước mưa được đính kèm phụ lục I)

Thu gom và thoát nước thải

- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà vệ sinh phục vụ cho hoạt động vệ sinh cá nhân của công nhân viên tại Công ty với lưu lượng khoảng 16 m3/ngày. Sau khi xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 03 ngăn, nước thải được đấu nối vào HTXLNT của dự án

- Nước thải sản xuất tại Dự án phát sinh bao gồm:

+ Công suất chế biến tôm từ tôm nguyên liệu nguyên vỏ với công suất là 1.000 tấn sản phẩm/năm, tương đương khoảng 3,33 tấn sản phẩm/ngày.đêm (làm việc khoảng 300 ngày/năm) với định mức nước dùng là 25 m3/tấn sản phẩm, do đó tổng lượng nước cần sử dụng và thải ra khoảng: 3,33 tấn sản phẩm/ngày.đêm x 25 m3/tấn sản phẩm = 83,33 m3/ngày.đêm.

+ Công suất chế biến tôm từ tôm nguyên liệu đã được sơ chế với công suất là 9.000 tấn sản phẩm/năm, tương đương khoảng 30 tấn sản phẩm/ngày.đêm (làm việc khoảng 300 ngày/năm) với định mức nước dùng là 6 m3/1 tấn sản phẩm (tôm đã được sơ chế khi nhập về nhà máy sẽ được rửa qua 1 lần trước khi cấp đông), do đó tổng lượng nước cần sử dụng và thải ra khoảng: 30 tấn sản phẩm/ngày.đêm x 6 m3/tấn sản phẩm = 180 m3/ngày.đêm.

+ Nước thải từ quá trình xử lý khí thải của lò hơi: 1m3/ngày.đêm.

+ Nước thải từ hệ thống xử lý khí thải nhiễm mùi từ công đoạn hấp, sấy trong quá trình sản xuất thức ăn thủy sản, cụ thể là nước sử dụng cho hệ thống dập mùi: 1,5 m3/ngày.đêm.

- Nước thải từ vệ sinh mặt bằng khu vực sản xuất: khoảng 3 m3/ngày.đêm.

Như vậy, tổng lượng nước thải sản xuất phát sinh 268,83 m3/ngày đêm. Nước thải từ khu vực chế biến tôm đông lạnh sẽ được thu gom bằng hệ thống mương nối xung quanh nhà xưởng, sau đó được dẫn qua ống nhựa D315mm dẫn về hố thu và đưa qua hệ thống xử lý nước thải tập trung (sơ đồ mặt bằng thu gom và thoát nước thải đính kèm Phụ lục I) và nước thải từ khu vực sản xuất thức ăn thủy sản được thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung bằng ống nhựa PVC D140mm.

X lý nước thải

Tổng lượng nước thải phát sinh tại dự án là 284,83 m3/ngày.đêm, chọn hệ số dự phòng k=1,2, khi đó tổng lượng nước thải lớn nhất là 342 m3/ngày.đêm. Do vậy, Công ty sẽ xây dựng HTXLNT công suất 450m3/ngày.đêm để đảm bảo xử lý hết lượng nước thải phát sinh của Dự án và dự trù khi dự án mở rộng và nâng công suất sản xuất.

Quy trình xử lý nước thải của HTXLNT như sau: Nước thải đầu vào → Bể thu gom → Bể điều hòa → Bể sinh học kỵ khí - UASB → Bể sinh học thiếu khí - Anoxic → Bể sinh học hiếu khí - Aerotank → Bể lắng sinh học → Bể khử trùng → Nguồn tiếp nhận (sông Bảy Háp).

Thuyết minh quy trình HTXLNT được trình bày chi tiết tại mục 3.2.2 Chương 3.

X lý bụi, khí thải

Chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp chung để giảm thiểu bụi, khí thải như mua sắm trang thiết bị mới, không sử dụng thiết bị cũ phát tán nhiều bụi, khí thải. Ngoài ra, Công ty sẽ áp dụng các biện pháp cụ thể như sau:

- Bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm + Không sử dụng các phương tiện quá cũ (>20 năm);

+ Sử dụng nhiên liệu dầu DO có hàm lượng S = 0,05%;

+ Các phương tiện đi vào khu Dự án phải đậu đúng vị trí, tắt máy và sau khi bốc dỡ vật liệu xong mới được nổ máy;

+ Các xe vận chuyển vật liệu xây dựng không cho phép chở quá trọng tải cho phép của xe;

+ Thường xuyên bảo trì bảo dưỡng máy móc thi công và các phương tiện vận chuyển;

+ Hạn chế lưu thông vào những giờ cao điểm và tuân thủ các quy định về an toàn giao thông.

- Bụi từ quá trình sản xuất: trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân.

- Bụi phát sinh từ kho nhiên liệu và tro đốt từ lò hơi: Riêng với bụi từ tro bay và tro đốt, một số giải pháp nhà máy sẽ áp dụng khi đi vào hoạt động để có thể giảm thiểu tối đa các tác động như:

+ Phương tiện vận chuyển củi và tro sẽ được che chắn trong quá trình vận chuyển;

+ Thường xuyên thu gom lượng tro đốt vào các bao lớn bịt kín miệng (việc thu gom này được thực hiện ngay trong kho chứa nhiên liệu), xếp gọn gàng trong kho và bán cho các đơn vị thu mua hoặc hợp đồng với Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Cà Mau chở đi xử lý;

+ Quét dọn và vệ sinh sạch sẽ khu vực lò hơi, khu vực chứa nhiên liệu sau mỗi ngày làm việc;

+ Tưới nước đường nội bộ xung quanh khu vực nhà lò hơi vào mùa khô.

- Bụi từ quá trình bốc xếp thành phẩm ra vào kho chứa và phương tiện vận chuyển:

+ Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân (khẩu trang ngăn được bụi qua đường hô hấp, tiêu hóa, tốt nhất là mặt nạ chống bụi; găng tay,…);

+ Khu vực lưu trữ thành phẩm đảm bảo thông thoáng, có hệ thống quạt thông gió.

- Mùi từ quá trình vệ sinh nhà xưởng:

+ Chủ dự án sẽ lắp đặt các hệ thống quạt gió trong khu vực sản xuất;

+ Thực hiện các biện pháp thông thoáng, vệ sinh nhà xưởng và hệ thống cống thoát thường xuyên nhằm giảm nồng độ của các chất gây mùi;

+ Kiểm soát lượng chlorine sử dụng một cách hợp lý để hạn chế mùi.

- Mùi hôi từ trạm xử lý nước thải:

+ Vệ sinh mương dẫn theo định kỳ;

+ Sử dụng các chế phẩm vi sinh khử mùi để giảm thiểu mùi hôi; + Vệ sinh song chắn rắc mỗi ngày;

+ Chu kỳ lấy bùn được tổ chức thường xuyên;

+ Đảm bảo diện tích cây xanh xung quanh vì cây xanh là giải pháp ngăn chặn mùi hiệu quả và kinh tế nhất.

- Mùi hôi phát sinh do lưu trữ chất thải rắn:

+ Các thùng chứa rác chờ vận chuyển ra khỏi nhà máy phải được trang bị nắp đậy;

+ Sử dụng các chế phẩm vi sinh khử mùi.

- Bụi và khí thải từ quá trình đốt cháy nhiên liệu sử dụng cho lò hơi: Chủ dự án sẽ đâu tư lắp đặt hệ thống xử lý khí thải lò hơi, công suất lò hơi 5 tấn hơi/giờ. Nguyên liệu dùng để đốt lò hơi là củi khô nên thành phần và tính chất của các ô nhiễm không phức tạp, chủ yếu là bụi, CO, … Vì vậy, việc xử lý lượng khí thải sẽ dễ dàng và đơn giản hơn. Khí thải phát sinh từ quá trình vận hành lò hơi được Công tythu gom và xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT, cột B trước khi thải ra môi trường thông qua ống khói.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Nhà máy điện gió 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE