Báo cáo ĐTM dự án xử lý cấp bách kè chống sạt lở và cứng hóa mái bờ sông

Xây dựng công trình Xử lý cấp bách kè chống sạt lở và cứng hóa sông hoàn thành để chống sạt lở bảo vệ an toàn cho đường tỉnh 458 và tài sản của nhân dân trong khu vực, tăng cường công tác phòng chống thiên tai, bão lũ, tạo cảnh quan và môi trường sinh thái đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trong khu vực.

Ngày đăng: 02-08-2024

58 lượt xem

NI DUNG THAM VẤN

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐÔNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

Xử lý cấp bách kè chống sạt lở và cứng hóa mái bờ sông

1. Thông tin chung về dự án

1.1. Thông tin về dự án

- Tên dự án: Xử lý cấp bách kè chống sạt lở và cứng hóa mái bờ sông Kiến ....

- Chủ đầu tư: UBND huyện ...

- Đại diện chủ đầu tư: BQLDA đầu tư xây dựng huyện .....

- Tổng vốn đầu tư thực hiện dự án dự kiến: .....

- Tiến độ thực hiện dự án: từ năm 2020-2025.

- Dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 35/NQ-HĐND ngày 11/7/2020 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Xử lý cấp bách kè chống sạt lở và cứng hóa mái bờ sông ....

1.2. Phạm vi, quy mô, công suất:

- Địa điểm thực hiện dự án: ........

- Mục tiêu đầu tư: Dự án đầu tư xây dựng công trình Xử lý cấp bách kè chống sạt lở và cứng hóa sông..... hoàn thành để chống sạt lở bảo vệ an toàn cho đường tỉnh 458 và tài sản của nhân dân trong khu vực, tăng cường công tác phòng chống thiên tai, bão lũ, tạo cảnh quan và môi trường sinh thái đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trong khu vực.

- Phạm vi đầu tư: Đầu tư xây dựng công trình Xử lý cấp bách kè chống sạt lở và cứng hóa sông ...... gồm: kè lát mái và các công trình trên tuyến thuộc địa phận các xã ..............

1.3. Công nghệ sản xuất: không có.

1.4. Các hạng mục công trình

1.5. Các yếu tố nhạy cảm về môi trường

- Dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng trồng lúa nước từ hai vụ trở lên, việc chuyển đổi đã được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt.

2. Hạng mục công trình và các hoạt động của dự án có tác động xấu đến

3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án

3.1. Tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án

a. Tác động từ chất thải rắn:

- Phế thải phá dỡ nhà cửa, công trình GPMB gồm: bê tông, gạch vỡ, sắt thép; Cây cối từ quá trình GPMB gồm: chuối, nhãn, mít, bưởi phát sinh với khối lượng khoảng 30 tấn.

- Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân xây dựng gồm: giấy loại, nilon, thức ăn, vỏ lon đồ uống phát sinh với khối lượng khoảng 7,5 kg/ngày.

- Đất hữu cơ trong quá trình bóc tách đất hữu cơ bề mặt phát sinh với khối lượng khoảng 1,440 tấn.

- Chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn này không đáng kể.

b. Tác động từ khí thải:

- Bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển vật liệu, máy móc thi công cơ giới.

- Bụi, khí thải từ quá trình vận chuyển, tập kết vật liệu trên công trường.

- Bụi, khí thải từ các hoạt động thi công trên công trường.

c. Tác động từ nước thải:

- Nước thải sinh hoạt phát sinh với lưu lượng khoảng 1,05 m3/ngày.

3.2. Tác động trong giai đoạn thi công xây dựng

a. Tác động từ chất thải rắn:

- Thực vật từ quá trình phát quang mặt bằng: khoảng 300 kg.

- Chất thải rắn xây dựng: khoảng 32.400 kg.

- Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân xây dựng: khoảng 36-45 kg/ngày.

- Chất thải nguy hại phát sinh khoảng 399 kg.

b. Tác động từ khí thải:

- Bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển vật liệu, máy móc thi công cơ giới.

- Bụi, khí thải từ quá trình vận chuyển, tập kết vật liệu trên công trường.

- Bụi, khí thải từ các hoạt động thi công trên công trường.

c. Tác động từ nước thải:

- Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng có chứa các chất lơ lửng, chất hữu cơ, các chất cặn bã và vi sinh... Tổng lượng phát sinh khoảng 6,3 m3/ngày.

- Nước thải xây dựng có thành phần là pH, TSS, COD... phát sinh với lưu lượng khoảng 6,0 m3/ngày đêm.

3.3. Tác động trong giai đoạn vận hành dự án

Khi dự án đi vào hoạt động chủ yếu mang lại các tác động có lợi cho việc lưu thông dòng chảy kênh ....; giữ ổn định bờ kênh chống sạt lở; bảo vệ an toàn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân 2 bên bờ kênh thuộc phạm vi dự án. Ngoài ra, tại các vị trí phía tả bờ kênh tiếp giáp đường ĐT458 còn một số đoạn kè lát mái bờ kênh thì sau khi dự án kết thúc sẽ thúc đẩy cho hoạt động giao thông trên tuyến đường ĐT 458 được an toàn thuận lợi. Các tác động môi trường giai đoạn dự án đi vào hoạt động như sau:

4. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

4.1. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn chuẩn bị dự án

a. Đối với chất thải rắn

- Phế thải từ quá trình phá dỡ nhà cửa công trình, nhà cửa: hợp đồng với đơn vị vận chuyển đổ bỏ theo quy định.

- Chất thải rắn sinh hoạt: thu gom vào các thùng chứa có nắp đậy, định kỳ thuê đội vệ sinh môi trường của xã thu gom xử lý theo quy định.

b. Đối với bụi, khí thải:

- Phun nước làm ẩm khi đào đắp, san nền.

Phun nước trên tuyến đường giao thông.

- Che chắn bãi chứa vật liệu tạm tránh phát tán bụi.

- Kiểm soát phương tiện vận chuyển, các xe vận chuyển được che chắn, không gây rơi vãi vật liệu, chất thải ra đường; xe được vệ sinh sau khi vận chuyển; vệ sinh tuyến đường gần khu vực thi công giảm thiểu phát sinh bụi.

c. Đối với nước thải sinh hoạt:

Sử dụng nhà vệ sinh di động tại các công trường để xử lý hợp lệ.

4.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng

a. Đối với chất thải rắn:

- Phế thải hữu cơ từ phát quang bề mặt: hợp đồng với đơn vị vận chuyển đổ bỏ theo quy định.

- Đất thải từ quá trình nạo vét hữu cơ được tận dụng để đắp bờ bao, trồng cây xanh dọc tuyến dự án.

- Chất thải rắn xây dựng: tập kết và hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng đổ thải theo quy định.

- Chất thải rắn sinh hoạt: thu gom vào các thùng chứa có nắp đậy, định kỳ thuê đội vệ sinh môi trường của xã thu gom xử lý theo quy định.

b. Đối với nước thải:

- Nước thải xây dựng được thu gom, xử lý bằng các bể lắng tạm thời, nước trong thải ra kênh thoát nước chung khu vực.

- Nước thải sinh hoạt thu gom bằng các nhà vệ sinh di động, định kỳ hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng vận chuyển, xử lý.

c. Đối với bụi, khí thải:

- Phun nước làm ẩm khi đào đắp, san nền.

- Phun nước trên tuyến đường giao thông.

- Che chắn bãi chứa vật liệu tạm tránh phát tán bụi.

- Kiểm soát phương tiện vận chuyển, các xe vận chuyển được che chắn, không gây rơi vãi vật liệu, chất thải ra đường; xe được vệ sinh sau khi vận chuyển; vệ sinh tuyến đường gần khu vực thi công giảm thiểu phát sinh bụi.

4.3. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành dự án

- Trong khai thác, chủ đầu tư dự án sẽ thực hiện bảo trì, bảo dưỡng bờ kè trong phạm vi dự án như: thường xuyên kiểm tra việc lún nút mặt kè; kiểm tra các vị trí xung yếu xói lở; có biện pháp thay thế tấm bê tông lát mái nếu có hiện tượng lún nứt sạt lở đảm bảo an toàn cho bờ kè trong mùa mưa bão.

- Hàng năm trước mùa mưa bão, chủ đầu tư phối hợp với Chi cục Đê điều và PCLB tổ chức kiểm tra đề xuất sửa chữa các sự cố kè cống dọc tuyến kênh Kiến Giang để đảm bảo chống lũ, việc xây dựng, tu bổ, nâng cấp công trình đê, kè;

- Phối hợp với chính quyền địa phương......... thực hiện kế hoạch giải tỏa các trường hợp vi phạm các hành vi lấn chiếm mặt kênh, hành lang bảo vệ đê kè gây ảnh hưởng đến an toàn đê điều và khả năng thoát lũ thông qua đó kết hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức về Luật Đê điều và công tác phòng chống thiên tai nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật đê điều cũng như phối hợp với cơ quan chức năng làm tốt công tác phòng chống thiên tai, góp phần giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, đảm bảo an toàn về tài sản, tính mạng cho nhân dân trong mùa mưa lũ.

5. Chương trình giám sát môi trường của dự án

5.1. Giai đoạn xây dựng

a. Giám sát môi trường không khí

- Thông số giám sát: Tổng bụi lơ lửng, CO, SO2, NO2, tiếng ồn, độ rung.

- Vị trí quan trắc (06 điểm): Tại điểm đầu dự án ...............

- Tần suất giám sát: 06 tháng/lần.

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2013/BTNMT; QCVN 26:2010/BTNMT; QCVN 27:2010/BTNMT.

5.2. Giai đoạn vận hành thương mại

Dự án không phải thực hiện quan trắc giám sát nước thải, không khí xung quanh và khí thải trong giai đoạn hoạt động của dự án.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy sản xuất phân bón

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE