Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trang trại chăn nuôi sản xuất giống lợn

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trang trại chăn nuôi sản xuất giống lợn là cơ sở để doanh nghiệp biết rõ hơn về tình trạng chất lượng môi trường của trang trại chăn nuôi của mình từ đó đề ra những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả, đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định. Đây là một việc làm cần thiết và bắt buộc để biết được tầm ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh của dự án so với mức quy định.

Ngày đăng: 05-04-2023

680 lượt xem

Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM dự án trang trại chăn nuôi sản xuất giống lợn 

-Theo quy định tại Khoản 23 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014 đánh giá tác động môi trường hay còn được gọi ĐTM (Evironmantal Impact Assessement- EIA) là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.

-Theo đó lậpbáo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trang trại chăn nuôi sản xuất giống lợn là cơ sở để doanh nghiệp biết rõ hơn về tình trạng chất lượng môi trường của trang trại chăn nuôi của mình từ đó đề ra những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả, đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định. Đây là một việc làm cần thiết và bắt buộc để biết được tầm ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh của dự án so với mức quy định. Thông qua đó, sẽ là căn cứ xem xét phê duyệt cấp phép cho dự án có đủ tiêu chuẩn môi trường theo quy định hay không. Ngoài ra, đây cũng là bước ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp, tạo sự chủ động trong vấn đề bảo vệ môi trường tại nơi hoạt động của trang trại chăn nuôi heo vì chăn nuôi là vấn đề nhạy cảm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân xung quanh, trong quá trình chăn nuôi sẽ có chất thải của gia súc làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh cũng như việc xử lí chất thải.

1.1.Thông tin về dự án

  1. Thông tin chung

  • Địa điểm thực hiện dự án: tỉnh Lạng Sơn.

5.1.2. Phạm vi, quy mô, công suất

  • Phạm vi: Thực hiện trên tổng diện tích 10,4ha tại tỉnh Lạng Sơn.
  • Quy mô và công suất thiết kế: Xây dựng các hạng mục công trình trên diện tích đất 104.007mvới quy mô chăn nuôi 1.000 lợn nái/năm; 7.000 lợn thịt/năm. Tương đương 1.000 lợn nái/lứa và 3.500 lợn thịt/lứa.

5.1.3.Công nghệ sản xuất

Do tính chất đặc thù riêng về hoạt động chăn nuôi khác với các ngành sản xuất hàng hóa khác nên quy trình chăn nuôi lợn tại dự án được trình bày như sau:

Quy trình chăn nuôi lợn

Sơ đồ quy trình chăn nuôi lợn

  1. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

Xây dựng trên diện tích đất 104.007m2 đầu tư xây dựng các hang mục:

TT

Hạng mục công trình

Số lượng

Diện tích

(m2)

Diện tích xây

dựng (m2)

1

Phòng bảo vệ, cách ly, khử trùng

1

36

36

2

Trạm cân

1

24

24

3

Văn phòng điều hành

1

50

50

4

Nhà lợn ốm 1

1

100

100

5

Nhà lợn ốm 2

1

50

50

6

Nhà lợn thương phẩm (lợn thịt) 1

1

763

763

7

Nhà lợn thương phẩm (lợn thịt) 2

6

1.537

9.222

8

Nhà bếp

1

30

30

9

Nhà ở nhân viên 1

1

50

50

10

Khu khử trùng quần áo nhân viên

1

15

15

11

Kho cám 1

1

80

80

12

Khu khử trùng nhân viên vào trại

1

12

12

13

Khu khử trùng xe vào trại

1

40

40

14

Phòng kỹ thuật

1

15

15

15

Kho cám 2

1

50

50

16

Nhà ở nhân viên 2

1

30

30

17

Nhà lợn nái 1

2

418

836

18

Nhà lợn nái 2

1

541

541

19

Nhà lợn nái 3

1

765

765

20

Nhà lợn úm

1

272

272

21

Nhà lợn đẻ (sinh sản)

1

660

660

22

Bể nước

5

32

160

23

Bể Biogas 1

2

800

1.600

24

Bể Biogas 2

2

400

800

25

Sân, đường nội bộ, hạ tầng kỹ

thuật, khuôn viên cảnh quan,…

-

87.804

-

Tổng diện tích thực hiện dự án

104.007 m2

-

5.1.5.Các yếu tố nhạy cảm về môi trường

Trong khu vực dự án và xung quanh không có vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và các khu dự trưc thiên nhiên khác, không có các công trình văn hóa, tôn giáo hay các di tích lịch sử và không phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên

CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1.Thông tin chung về dự án

1.1.1.Tên dự án

  • Tên dự án: Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi lợn thương phẩm và sản xuất giống lợn;

Địa điểm thực hiện dự án: tỉnh Lạng Sơn.

Chủ dự án HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP AN HỒNG

  • Đại diện theo pháp luật:
  • Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã số
  • Nguồn vốn đầu tư dự án:
  • Tiến độ xây dựng thực hiện dự án:

1.1.3. Vị trí địa lý của dự án

Dự án được thực hiện tại tỉnh Lạng Sơn. với tổng diện tích đất sử dụng 104.007m2.

Vị trí tiếp giáp khu vực triển khai dự án như sau:

Hình 1.1: Vị trí thực hiện dự án

1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án

  • Khu đất thực hiện dự án có tổng diện tích là 10,4ha. Trong đó, toàn bộ diện tích đất của dự án là Đất nông nhiệp khác. Chủ dự án đã được UBND tỉnh Lạng Sơn kí quyết định cho thuê đất để thực hiện dự án theo Quyết định số 2039/QĐ-UBND ngày 13/10/2021 và được cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất số DC 395378; vào sổ số CT-04625 do Sở Tài nguyên và Môi Trường tỉnh Lạng Sơn cấp ngày 24/11/2021.
  • Trong khu vực thực hiện dự án không có hệ thống ao hồ, sông suối và kênh mương nào chảy qua. Cách dự án 50m có 01 suối nước nhỏ chảy từ trên núi xuống.

1.1.5. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

  • Dân cư:

Trong vùng xung quanh dự án không có dân cư sinh sống. Khoảng cách từ dự án đến khu dân cư gần nhất là 4km.

Do đó, những tác động do hoạt động thi công xây dựng cũng như khi đưa dự án vào sử dụng sẽ ảnh hưởng đến người dân sinh sống nơi đây. Vì vậy, trong quá trình thực hiện, Chủ dự án phải nghiêm túc quản lý, giám sát các đơn vị nhà thầu thi công thực hiện thi công theo đúng thiết kế được phê duyệt và các biện pháp bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu tối đa tác động xấu đến môi trường.

  • Giao thông: Khu vực dự án cách đường giao thông DT226 khoảng 800m. Từ đường DT226 vào dự án là đường đất đi vào khu vực trồng dừng của dân và Công ty TNHH Minh Hợp.

  • Khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

Các yếu tố nhạy cảm về môi trường được quy định tại điểm c, khoản 1, điều 28, Luật Bảo vệ môi trường 2020, Trong khu vực dự án các tiêu chí như sau:

+ Không có vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và các khu dự trưc thiên nhiên khác

+ Không có các công trình văn hóa, tôn giáo hay các di tích lịch sử

+ Không phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên.

1.1.6. Mục tiêu: Loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án

a, Mục tiêu

  • Đầu tư xây dựng mới cơ sở chăn nuôi lợn thương phẩm khép kín, quy mô tập

trung; tạo ra quy trình chăn nuôi đàn lợn thương phẩm có sức sống cao, tiêu tổn thức ăn ít nhất trên 1kg tăng trọng, chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế

  • Phát triển chăn nuôi lợn để tăng hiệu quả sử dụng các nguồn nguyên liệu, phụ phế phẩm từ nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội và xuất khẩu.
  • Phát triển chăn nuôi lợn thương phẩm gắn liền chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinh tế tổng hợp của tỉnh Lạng Sơn.
  • Tạo sự chuyển dịch trong chăn nuôi lợn theo hướng liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, tạo ra sản phẩm an toàn, năng suất cao, giá thành hạ, đáp ứng nhu cầu thị trường và lợi nhuận của người chăn nuôi.
  • Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương.
  • Hơn nữa, Dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho người dân, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại địa phương.

b, Loại hình

- Loại hình dự án: Dự án đầu tư xây dựng mới

c, Quy mô, công suất dự án

Xây dựng các hạng mục công trình trên diện tích đất 104.007m2 với quy mô chăn nuôi 1.000 lợn nái/năm; 7.000 lợn thịt/năm. Tương đương 1.000 lợn nái/lứa và 3.500 lợn thịt/lứa.

d, Công nghệ sản xuất của dự án

Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi sản xuất giống lợn An Hồng thực hiện theo mô hình bao tiêu sản phẩm. Toàn bộ sản phẩm heo giống của dự án đều được Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam cung ứng từ khâu chăn nuôi đến tiêu thụ, chế biến sản phẩm. Thức ăn chăn nuôi chất lượng cao được công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam và Công ty TNHH CARGILL Việt Nam tại Hưng Yên cung cấp.

1.2.Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

  1. Các hạng mục công trình của dự án

Xây dựng trên diện tích đất 104.007m2 đầu tư xây dựng các hang mục:

Bảng 1.2: Các hạng mục của dự án đầu tư

TT

Hạng mục công trình

Số lượng

Diện tích

(m2)

Diện tích xây

dựng (m2)

I

Hạng mục công trình chính

1

Nhà lợn ốm 1

1

100

100

2

Nhà lợn ốm 2

1

100

100

3

Nhà lợn thương phẩm (lợn thịt) 1

1

320

320

4

Nhà lợn thương phẩm (lợn thịt) 2

6

960

5.760

5

Nhà lợn nái 1

2

425

850

6

Nhà lợn nái 2

1

450

450

7

Nhà lợn nái 3

1

675

675

8

Nhà lợn úm

1

270

270

9

Nhà lợn đẻ (sinh sản)

1

1.015

1.015

II

Hạng mục phụ trợ

1

Phòng bảo vệ, cách ly, khử trùng

1

48

48

2

Trạm cân

1

24

24

3

Văn phòng điều hành

1

50

50

4

Nhà bếp

1

30

30

5

Nhà ở nhân viên 1

1

50

50

6

Khu khử trùng quần áo nhân viên

1

15

15

7

Kho cám 1

1

80

80

8

Khu khử trùng nhân viên vào trại

1

12

12

9

Khu khử trùng xe vào trại

1

40

40

10

Phòng kỹ thuật

1

15

15

11

Kho cám 2

1

50

50

12

Nhà ở nhân viên 2

1

30

30

13

Bể nước

5

32

160

14

Trạm biến áp

1

4

4

15

Sân, đường nội bộ

-

 

 

16

Sân, đường nội bộ, hạ tầng kỹ

thuật, khuôn viên cảnh quan,…

-

92.809

-

III

Hạng mục công trình bảo vệ môi trường

1

Bể Biogas 1

2

800

1.600

2

Bể Biogas 2

2

400

800

3

Bể thu phân

1

10

10

4

Hệ thống xử lý nước thải

1

30

30

5

Kho chứa chất thải sinh hoạt

1

10

10

6

Kho chứa chất thải nguy hại

1

10

10

7

Kho chứa chất thải sản xuất (phân)

1

30

30

Tổng diện tích thực hiện dự án

104.007 m2

-

(Nguồn: Thuyết minh của dự án)

Ghi chú:

Diện tích một số hạng mục khác so với quyết định số 858/QĐ-UBND Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư cấp lần đầu ngày 23 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh Lạng Sơn do khi đi vào thiết kế chi tiết một số hạng mục cần điều chỉnh lại cho phù hợp với công năng sử dụng, tránh sự thừa thiếu diện tích khi vận hành.

*Sân bãi, cảnh quan:

Nền bãi:

  • Cấp phối đá dăm loại 1 dày 150
  • Cấp phối đá dăm loại 2 dày 150
  • Nền đắp bằng đất san nền, đầm nén K ≥ 0,95 trong quá trình san nền. Phía trên lớp đất san nền rải một lớp đất cấp phối đất đồi dày 0,3m, đầm nén đạt K ≥ 0,98.
  • Độ dốc dọc đường từ 0.00% đến 6.00% đảm bảo an toàn cho xe tải, xe contener lưu thông an toàn. Để đảm bảo thoát nước mặt tốt, bố trí độ dốc ngang mặt đường 2%.

Mặt đường bãi

Kết cấu mặt bãi được tính toán theo qui trình mặt đường mềm 22TCN-211-06.

  • Loại mặt bãi Ao đường mem loại cao cấp A1.
  • Tải trọng thiết kế: H30.
  • Lớp cát tưới nước đầm chặt từng lớp dày 300, k=0.98.

  • Đất tự nhiên.

*Hệ thống điện:

  • Điện được lấy từ nguồn cấp của khu vực qua trạm biến áp đặt tại trang trại sau đó chuyển vào hệ thống điện rồi qua các chuồng nuôi, các nhà làm việc, phụ trợ và hệ thống chiếu sáng của toàn dự án.
  • Hệ thống cấp điện chiếu sáng: Lắp các Apstomat để bảo vệ và phân phối điện đến các thiết bị điện. Dây dẫn điện đi trong nhà là dây lõi dồng cách điện PVC 0,6/1kv và được luồn trong ống nhựa cứng chống cháy chôn ngầm trong tường.
  • Tất cả các tủ điện, các thiết bị máy móc và thiết bị kim loại đều được nối đất an toàn. Hệ thống nối đất an toàn bằng các cọc thép mạ đồng D16 tiếp đất L = 2,5m liên kết với dây tiếp đất bằng đồng Cu 25x3m chôn sâu 0,8m so với mặt đất để đảm bảo tốt cho việc truyền dẫn và tiêu tán dòng sét; điện trở tiếp đất yêu cầu < 40M.
  • Vị trí trạm biến áp: Đặt gần hệ thống xử lý nước thải, nền đổ bê tông, diện tích chiếm dụng là 2x2=4m2.

*Hệ thống cấp nước:

Do khu đất nằm xa trung tâm, không có hệ thống cấp nước sạch nên dự án dùng giải pháp sử dụng nguồn nước nguồn lấy từ trên đỉnh núi xuống.

Ống cấp nước dùng ống nhựa tiền phong. Nước được cấp từ máy bơm nước lên bể mái dùng các ống HDPE D63, D50, D40, D32; ống nhánh sử dụng ống D32, D25, D20; ống dẫn đến các nhà vệ sinh dùng ống HDPE D20.

Nước cứu hỏa sẽ được bơm trực tiếp từ bể ngầm dự trữ đến các họng chữa cháy, sử dụng ống thép Ф63.

*Hệ thống thoát nước:

Dẫn nước thoát ra nguồn tiếp nhận là suối nhỏ cạnh dự án. Toàn bộ ống thoát nước sử dụng ống nhựa Tiền Phong đi chìm trong tường, dưới sàn và các hộp kỹ thuật.

Nước mưa toàn bộ công trình được thu về các hố ga và hệ thống rãnh có tấm đan được xây dựng xung quanh công trình.

Nước sinh hoạt, nước thải khác từ các thiết bị vệ sinh được thoát đi bằng các đường ống riêng. Xí và tiểu thoát vào bể phốt rồi qua các ngăn lắng và lọc, sau đó dẫn thoát vào hệ thống xử lý nước thải của dự án để xử lý tiếp, sau đó thoát ra nguồn tiếp nhận là suối nhỏ cạnh dự án.

*Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của Dự án:

Chủ dự án đã được UBND tỉnh Lạng Sơn ra quyết định cho thuê đất để thực hiện dự án Trang trại chăn nuôi lợn thương phẩm và sản xuất giống lợn An Hồng tại Quyết định số 2039/QĐ-UBND ngày 13/10/2021.

Theo đó, Chủ dự án đã ký hợp đồng thuê đất với nhà nước (theo hợp đồng số…) và được cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất số DC 395378; vào sổ số CT-04625 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn cấp ngày 24/11/2021: Vị trí xây dựng công trình tại thửa đất số 492, tờ bản đồ số 05, thôn Vĩnh Quang (thôn Khuổi Pàn trước khi sát nhập), tỉnh Lạng Sơn.

1.2.2 Các hoạt động của dự án

Khi triển khai dự án, một số các hoạt động chính sẽ diễn ra trong giai đoạn thi công, xây dựng và giai đoạn vận hành được thể hiện theo bảng sau:

Bảng 1.3: Các hoạt động của dự án

TT

Các hoạt động

Các hoạt động của dự án

 

1

Giai đoạn thi công xây dựng

  • San gạt mặt bằng
  • Đào móng, xây dựng tường rào và các hạng mục cơ bản
  • Hoàn thiện công trình

 

 

 

 

2

 

 

 

Giai đoạn vận hành

  • Vận chuyển nguyên vật liệu: thức ăn, hóa chất, thuốc thú y,…
  • Nhập lợn con, chăm sóc và nuôi dưỡng lợn, xuất bán lợn thịt thành phẩm.
  • Sát trùng công nhân, khách tham quan, sát trùng xe ra vào trại, dụng cụ chăn nuôi,…
  • Thu gom, phân loại, lưu trữ, tái sử dụng hoặc xử lý các loại chất thải phát sinh tại Dự án, bao gồm: Khí thải, nước thải và chất thải rắn

1.2.3 Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu tới môi trường

Phương án bố trí tổng mặt bằng áp dụng cho Dự án tuân thủ theo quy định của Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tuân thủ theo nội dung thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn tại Việt Nam – VietGAP. Trang trại được bố trí xa khu dân cư, xung quanh có hệ thống cây xanh. Toàn bộ trang trại được xây hàng rào, ngăn cách trang trại với bên ngoài. Khu vực nhà văn phòng, nhà ở, nhà ăn của cán bộ kỹ thuật. công nhân được bố trí gần cổng, cách xa khu chăn nuôi. Khu xử lý nước thải, bể thu phân được bố trí phía cuối chuồng trại. Các chuồng nuôi lợn được bố trí thành dãy liên hoàn, có hệ thống đường dẫn lợn kết nối các hạng mục, thuận lợi cho việc di chuyển lợn và xuất, nhập lợn.

Dự án đã lựa chọn công nghệ sản xuất hiện đại, giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thể hiện tại bảng sau:

Bảng 1.4: Đánh giá việc lựa chọn công nghệ

TT

Loại hình

Đánh giá việc lựa chọn công nghệ

1

Công nghệ sản xuất

- Dự án sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại, tiên tiến

 

 

 

2

 

 

 

Bụi, khí thải phát sinh

  • Dự án không phát sinh bụi, không phát sinh khí thải, dự án chủ yếu phát sinh mùi từ hoạt động chăn nuôi và quá trình xử lý chất thải, nước thải
  • Mùi được giảm thiểu ngay từ nguồn phát sinh như sử

dụng hệ thống điều hòa, thông gió, tăng cường trồng cây xanh và quy hoạch trang trại có diện tích rộng, thoáng

3

Nước thải phát sinh

- Nước thải được thu gom xử lý đạt chuẩn và được tái sử

dụng cho khu vực dự án, không xả ra môi trường

 

 

4

 

 

Chất thải phát sinh

- Chất thải phát sinh chủ yếu là chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại, phân thải sau khi qua máy ép phân, xác động vật,.. tuy nhiên chất thải được quản lý và không

gây ảnh hưởng đến môi trường

1.3.Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của Dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của Dự án

1.3.1.Nguyên, nhiên, vật liệu của Dự án và nguồn cấp điện, nước trong giai đoạn thi công xây dựng

  • Hạng mục san nền, đào đắp móng cho toàn dự án:

Bảng 1.5. Khối lượng san nền, đào đắp móng thi công các hạng mục

TT

Hoạt động

ĐVT

Khối lượng

I

San nền

1

Đào

m3

29012,13

2

Đắp

m3

97720,47

II

Thi công san nền các bể

1

Đào

m3

52702,93

2

Đắp

m3

3200,81

II

Thi công các hạng mục

1

Đào

m3

23598

2

Đắp

m3

22295

 

Tổng khối lượng đào

m3

105.313,06

 

Tổng khối lượng đắp

m3

123.216,8

 

Hệ số bở rời

m3 đắp/m3 đào

1,17

 

Cân bằng đào đắp

m3

0

(Nguồn:Thuyết minh dự án đầu tư)

  • Nguyên vật liệu chính xây dựng các công trình chưa thi công của dự án dự kiến theo bảng sau:

Xem thêm: Mẫu báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trang trại chăn nuôi 38.000 con heo thịt

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE