Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án mở rộng tổng kho xăng dầu Nhà Bè giai đoạn 3, công suất 70.000 m3 tại Xã Phú Xuận, Huyện Nhà Bè. Tư vấn hồ sơ thủ tục trình nộp giấy phép môi trường cấp tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh. Minh Phương Corp - Đơn vị tư vấn 0903 649 782.
Ngày đăng: 21-02-2023
558 lượt xem
CHƯƠNG 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1.1. Tên chủ cơ sở
CÔNG TY CỔ PHẦN
1.2. Tên cơ sở
CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY
- Địa điểm cơ sở: Thành phố Hồ Chí Minh
- Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BS 694101 do UBND Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 27/05/2014 tại xã Phú Xuân, Huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. + Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy số 1582/GCN ngày 13/10/2003 do CS PCCC TP.Hồ Chí Minh cấp.
+ Giấy xác nhận đủ điều kiện về ATTT để làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện số 69/XNĐK ngày 08/12/2008 do Công an Thành phố Hồ Chí Minh Phòng CS QLHC về TTXH cấp.
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC số 01/ĐK-PCCC (HDPC) ngày 09/01/2009 do Sở CS PCCC Thành phố Hồ Chí Minh cấp.
+ Giấychứng nhận đủ điều kiện về PCCC (Cầu cảng xuất nhập xăng dầu 40.000 DWT) số 01/ĐK-PCCC (P2) ngày 06/02/2013 do Sở CSPC&CC Thành phố Hồ Chí Minh cấp.
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần:
+ Quyết định số 615/QĐ – TNMT-CCBVMT của Sở tài nguyên và môi trường TP.Hồ Chí Minh ngày 22/06/2012 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Nâng cấp cảng xuất nhập xăng dầu giai đoạn 2 từ 32.000 DWT lên 40.000 DWT” tại Xã Phú Xuân, Huyện Nhà Bè.
+ Giấy xác nhận số 4795/GXN-TNMT-CCBVMT của Sở Tài nguyên và môi trường TP.Hồ Chí Minh ngày 29/07/2013 về việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án “Nâng cấp cảng xuất nhập xăng dầu Nhà Bè – giai đoạn 2 từ 32.000 DWT lên 40.000 DWT” tại xã Phú Xuân, Huyện Nhà Bè của Tổng Công ty Dầu Việt Nam – Công ty TNHH MTV.
+ Quyết định số 858/QĐ-TNMT-QLMT của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.Hồ Chí Minh ngày 11/10/2011 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Mở rộng Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè giai đoạn 3, công suất 70.000 m3
+ Giấy xác nhận số 5602/GXN-TNMT-CCBVMT của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.Hồ Chí Minh ngày 29/05/2013 về việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án “Mở rộng Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè giai đoạn 3, công suất 70.000 m3 tại xã Phú Xuân, Huyện Nhà Bè của Tổng Công ty Dầu Việt Nam – Công ty TNHH MTV.
+ Công văn số 10149/TSNMT – CCBVMT về việc thay đổi chương trình giám sát chất lượng môi trường của “Xí nghiệp Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè (PVOIL Nhà Bè)”. + Giấy phép xả thải số 433/GP-STNMT-TNNKS của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.Hồ Chí Minh ngày 03/05/2019 cấp.
+ Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại mã số QLCTNH: 79.000172.T ngày 05/11/2012 của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.Hồ Chí Minh cấp (lần 3).
- Quy mô cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dựa vào số liệu kế toán theo công văn số 3975/DVN-TCKT của tập đoàn Dầu khí Việt Nam ngày 29/06/2018 cho thấy tổng vốn đầu tư thống kê của cơ sở nằm trong mức từ 45 tỷ đến 800 tỷ. Do vậy, căn cứ theo khoản 4 Điều 9, Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019, Dự án thuộc tiêu chí đầu tư nhóm B.
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở
1.3.1. Công suất hoạt động của cơ sở
Toàn bộ diện tích đất của kho xăng dầu đã được san nền khá bằng phẳng. Xí nghiệp Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè được xây dựng từ năm 2000 đến nay đã được cải tạo mở rộng theo 03 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Dự án xây dựng Khu kho cảng xăng dầu Petechim tại Nhà Bè – TP.Hồ Chí Minh, sức chứa 50.000 m3.
- Giai đoạn 2: Dự án đầu tư công trình mở rộng kho, nâng cấp cảng nhập tại Xí nghiệp Tổng kho xăng dầu Nhà Bè từ 25.000 DWT lên 32.000 DWT.
- Giai đoạn 3, gồm 02 dự án:
+ Dự án mở rộng Tổng kho xăng dầu Nhà Bè công suất 70.000 m3.
+ Dự án nâng cấp cảng xuất nhập xăng dầu giai đoạn 2 từ 32.000 DWT lên 40.000 DWT.
Quy mô công trình hiện nay của cơ sở bao gồm:
- Cảng nhập, xuất xăng dầu có thể cập tàu 40.000 DWT, 5.000 DWT.
- Khu bể xăng dầu sức chứa 170.000 m3 gồm 10 bể trụ đứng 5.000 m3, 05 bể trụ đứng 10.000 m3, 01 bể trụ đứng 20.000 m3 và 02 bể trụ đứng 25.000 m3 được phân bố như sau:
+ Xăng M92: 01 bể x 5.000 m3 + 02 bể x 10.000 m3 + 01 bể 25.000 m3 = 50.000 m3 + Xăng M90: 02 bể x 5.000 m3 + 01 bể x 10.000 m3 + 01 bể 25.000 m3 = 45.000 m3 + Diesel (DO): 04 bể x 5.000 m3 + 02 bể x 10.000 m3 + 01 bể x 20.000 m3 = 60.000 m3
+ Mazut (FO); 02 bể x 5.000 m3 = 10.000 m3 + Dầu hỏa (KO): 01 bể x 5.000 m3
1.3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở
Nhập: Nhiên liệu được nhập vào các bể chứa qua hệ thống nhập hiện có trong kho.
Xuất: Nhiên liệu từ các bể chứa trong kho được xuất cho vào xà lan và ôtô xitéc bằng máy bơm tại trạm bơm dầu theo hệ thống máy bơm, đường ống và các họng xuất hiện có.
Chức năng của hệ thống công nghệ:
- Đồng thời nhập thủy từ cầu cảng 40.000 DWT và cầu cảng 5.000 DWT, xuất bộ ra nhà xuất ôtô xitéc
- Đồng thời xuất thủy ra cầu cảng 40.000 DWT, 5.000 DWT và xuất bộ ra nhà xuất ôtô xitéc.
- Hút vét, đảo chuyển giữa các bể xăng cho nhau, bể DO cho nhau và bể FO cho nhau.
- Lưu lượng hút max trên 01 đường ống hút 16” đạt 650 m3/h; trên ống 14” đạt 520 m3/h
và trên ống 12” đạt 400 m3/h.
- Yêu cầu khi đồng thời xuất bộ và xuất thủy chỉ được phép sử dụng 01 máy bơm xuất thủy Q = 300 m3/h và 01 máy bơm xuất bộ Q = 100 m3/h để hút cùng một loại nhiên liệu trên 01 tuyến ống hút 12” hoặc sử dụng 01 máy bơm Q = 400 m3/h và 01 máy bơm Q = 200 m3/h để hút cùng một loại nhiên liệu trên 01 tuyến ống hút 16”.
- Trường hợp đồng thời xuất thủy ra cảng 40.000 DWT, ra cảng 5.000 DWT và ra nhà xuất yêu cầu phải tiến hành hút trên cả 02 tuyến ống hút từ 02 bể để đảm bảo vận tốc hút theo quy phạm.
Quy trình xuất nhập xăng dầu tại Xí nghiệp Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè được thể hiện trong hình 1.1 dưới đây:
Hình 1. 1 Quy trình xuất nhập xăng dầu
Quy trình xuất nhập xăng dầu tại Xí nghiệp Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè diễn ra như sau: Nhiên liệu xăng dầu được nhập về kho bằng các tàu, xà lan chở xăng dầu cập cảng tại cảng nhập 40.000 DWT của kho cảng. Xăng dầu được dẫn vào các bể chứa bằng hệ thống ống và van dẫn kín.
Tại kho cảng có 18 bể chứa (10 bể 5.000 m3, 05 bể 10.000 m3, 01 bể 20.000 m3 và 02 bể 25.000 m3) với tổng dung tích là 170.000 m3. Từ các bể chứa này, bằng hệ thống ống và van dẫn kín, xăng dầu được dẫn lên nhà bơm, xuất xăng dầu cho các ôtô xitéc, vận chuyển đến các trạm xăng dầu trong khu vực và dẫn lên nhà bơm, xuất xăng dầu tại cảng xuất 5.000 DWT và cảng nhập 40.000 DWT để xuất cho các tàu, xà lan, vận chuyển xăng dầu đến các tỉnh lân cận.
Toàn bộ hệ thống xuất nhập xăng dầu được thiết kế kín đảm bảo giảm thiểu tối đa hơi xăng dầu thoát ra gây ô nhiễm môi trường.
1.3.3. Sản phẩm của cơ sở
Sản phẩm của sơ sở là nhiên liệu xăng dầu cung cấp cho các trạm xăng dầu trong khu vực và các Công ty xăng dầu ở các tỉnh lân cận.
1.3.4. Vốn đầu tư
Dựa vào số liệu tổng kết của các chủ trương đầu tư dự án thống kê như sau:
- Dự án đầu tư xây dựng khu kho cảng xăng dầu PETECHIM năm 1997: 190.223.960.000
- Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng kho, nâng cấp cảng nhập tại Xí nghiệp Tổng kho xăng dầu Nhà Bè năm 2008: 289.803.125.496
- Dự án nâng cấp cảng xuất nhập xăng dầu Nhà Bè giai đoạn 2 từ 32.000 DWT lên 40.000 DWT năm 2012: 233.000.000
- Dự án mở rộng tổng kho xăng dầu Nhà Bè giai đoạn 3, công suất 70.000 m3 tại xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, TP.Hồ Chí Minh năm 2011: 144.180.000
Tổng mức đàu tư của dự án đến giai đoạn hiện tại là: 480.394.265.496
1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở
1.4.1. Nguồn cung cấp điện
Hệ thống điện cung cấp cho hoạt động của cơ sở gồm 02 nguồn:
- Nguồn chính: Sử dụng điện lưới hạ áp có sẵn trong kho qua trạm biến áp: S = 1.000 KVA, U = 0,4/0,3KV.
- Nguồn dự phòng: Sử dụng 02 máy phát điện Diesel công suất 420 KVA/máy. Hai máy phát điện được đồng bộ để có thể đảm bảo cấp nguồn cho 03 bơm tại trạm bơm chữa cháy hoạt động đồng thời cùng các phụ tải hỗ trợ khác.
1.4.2. Nguồn cung cấp nước
- Nguồn nước ngọt: Hiện nay nguồn cấp nước sạch cho cơ sở lấy từ hệ thống cấp nước của huyện Nhà Bè cung cấp cho quá trình sinh hoạt, tưới cây, tưới đường của cơ sở. Theo hóa đơn nước, trung bình lượng nước sử dụng của Xí nghiệp Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè là 339 m3/tháng tương đương với 11,31 m3/ngày (Hóa đơn nước đính kèm phụ lục).
- Nguồn nước cho chữa cháy: Nguồn nước cấp cho nhu cầu chữa cháy cho toàn kho sử dụng nguồn nước dữ trữ trong bể chứa nước chữa cháy V = 2.500 m3.
Nước nhiễm dầu được dẫn bằng ống thép, các mối nối bằng phương pháp hàn.
Kết cấu của hệ thống nước mưa nhiễm bẩn xăng, dầu: Rãnh thoát nước bằng bê tông kết hợp gạch (đáy rãnh đổ bê tông đá 1x2, thành rãnh xây gạch thẻ dày 200 mm, nắp bê tông), chiều dài 100 m. Ống thép 10”, 12”, 14” và 16” dài 1.500 m.
b. Tại khu vực cầu cảng của cơ sở
Theo cấu tạo mặt bằng khu vực Cảng, nước mưa sẽ chảy trực tiếp xuống sông Nhà Bè. Về nguyên tắc, nước mưa là loại nước thải ô nhiễm nhẹ (quy ước sạch) nên có thể thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên mà không cần xử lý.
Nước mưa tập trung trên diện tích mặt bằng khoảng 750 m2. Trong quá trình chảy tràn có thể lôi kéo theo một số chất bẩn, bụi xuống lòng sông.
Tổng lưu lượng nước mưa phát sinh từ khu vực dự án được ước tính theo công thức sau:
Q = j x q x S
Trong đó:
S: Diện tích khu vực dự án: 750 m2
j: Hệ số che phủ bề mặt: 0,95
q: Là cường độ mưa = 166,7 x i, với i là lớp nước cao nhất của khu vực vào tháng có lượng mưa lớn nhất (theo Hoàng Huệ - 1996). Theo số liệu thủy văn của khu vực vào năm 2005, lượng mưa lớn nhất trong tháng là 310 mm. Giả sử trong tháng nhiều nhát có 3 ngày mưa và mỗi ngày mưa 3 giờ, suy ra i = 0,12 mm/phút.
Lưu lượng nước mưa trong tháng mưa lớn nhất phát sinh là Q = 0,95 x 166,7 x 0,12 x 750/1000 = 0,015 m3/s.
3.1.2. Thu gom, thoát nước thải
a. Tại khu vực Tổng kho xăng dầu của cơ sở
vNước thải từ quá trình sản xuất (nước thải nhiễm bẩn xăng dầu)
Hiện nay, nước thải sản xuất (hay nước thải nhiễm bẩn xăng dầu) của cơ sở bao gồm các nguồn sau:
- Nước mưa rơi trên mái bể, trên khu vực nhà bơm dầu, nhà xuất dầu ô tô, khu vực bồn chứa nhiên liệu: Q1 = 32 m3/ngày đêm.
- Nước thải từ hố gạn dầu (bao gồm cả nước trong ống đẩy từ bơm dầu dưới tàu và xả lót đáy bể sau mỗi lần tiếp nhận dầu), Q2 = 17 m3/ngày đêm.
- Nước thải từ phân xưởng bảo trì, sửa chữa cơ khí, Q3 = 7 m3/ngày đêm.
- Nước thải từ phòng hóa nghiệm: Q4 = 3 m3/ngày đêm.
Tổng lưu lượng nước thải sản xuất tại cơ sở là 59 m3/ngày đêm.
Thành phần chủ yếu của nước thải nhiễm bẩn xăng dầu được thể hiện trong Bảng 3.1 sau:
Bảng 3. 1 Thành phần, tích chất nước thải sản xuất (nước thải nhiễm bẩn xăng dầu) của cơ sở năm 2021
So sánh thành phần nước thải nhiễm bẩn xăng dầu với QCVN 29:2010/BTNMT – Cột B (Kho) cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều vượt ngưỡng quy chuẩn quy định. Lượng nước thải này nếu thải trực tiếp ra sông sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái dưới nước. Vì vậy, trước khi thải ra nguồn tiếp nhận lượng nước thải này sẽ được đưa vào hệ thống xử lý nước thải của cơ sở.
Hệ thống thu gom nước thải sản xuất (nước thải nhiễm bẩn xăng, dầu) được thiết kế như sau:
vNước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên tại cơ sở
Nước thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ các hoạt động của cán bộ, công nhân viên làm việc tại nhà máy. Thành phần của nước thải sinh hoạt bao gồm: Các chất cặn bã (SS), chất dinh dưỡng (N, P), chất hữu cơ (BOD/COD), vi sinh vật,… gây ô nhiễm môi trường.
Tổng số cán bộ, công nhân viên tại cơ sở là 106 người. Theo tính toán, tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh là 15,20 m3/ngày.
Dựa vào kết quả phân tích mẫu NTSH được xử lý ở bể tự hoại cải tiến BASTAF kết hợp lọc và khử trùng, có thể tính được tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của cơ sở như sau:
Bảng 3. 2 Thành phần, tính chất nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại của cơ sở
Như vậy, tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại cơ sở có giá trị thấp hơn nhiều lần so với QCVN 14:2008/BTNMT quy định. Do vậy, nước thải sau bể tự hoại BASTAF kết hợp lọc và khử trùng của cơ sở đươc phép xả thẳng vào hố ga thoát nước chung của thành phố.
b. Nước thải khu cầu cảng vNước giải nhiệt động cơ
Các tàu thường sử dụng một lượng nước nhất định để làm mát động cơ cho quá trình hoạt động. Nguồn nước giải nhiệt có thể lấy trực tiếp từ sông hay từ nước ngọt chứa sẵn trên tàu. Thông thường, nước giải nhiệt có thể được tuần hoàn tái sử dụng nhiều lần. Nước giải nhiệt không tham gia vào các quá trình công nghệ mà chỉ được dùng với mục đích trao đổi nhiệt nên được xem là nước sạch.
vNước dằn tàu
Tùy kích cỡ chủng loại, khi không chở hàng, mỗi tàu đều phải nhận một lượng nước dằn đủ để đảm bảo chiều chìm, thế cân bằng, ổn định và sức bền. Nước dằn tàu được bơm vào ngăn hoặc két chứa nước dằn tàu tại nơi tàu xuất phát khi không chở hàng hóa. Trước khi tàu vào bến lấy hàng hóa, toàn bộ nước dằn tàu sẽ được bơm ra ngoài.
Tuy nhiên, số lượng tàu cập cảng chủ yếu là tàu chứa xăng dầu để nhập xăng dầu vào cảng nên lượng nước dằn tàu không phát sinh. Nước dằn tàu chủ yếu phát sinh từ tàu cập cảng để xuất xăng dầu từ cảng và lượng tàu này không thường xuyên và không nhiều nên khối lượng nước dằn tàu được hạn chế.
Ảnh hưởng của nước dằn tàu khi xả trực tiếp xuống sông, biển,… là sự xâm nhập của các loài sinh vật ngoại lai di cư theo nước dằn tàu. Các loài sinh vật này bao gồm các loài vi sinh vật (kể cả các loài vi sinh vật gây bệnh), thực vật (như tảo), và cả động vật (như sứa). Các loài sinh vật này có thể gây ra những tác hại do vi sinh vật gây bệnh gây ra hoặc những loài không thích nghi với môi trường mới sẽ chết và gây ô nhiễm môi trường nước tại khu vực nhưng mặc khác nếu các loài sinh vật đó thích hợp với môi trường mới thì sẽ sinh trưởng phát triển và đem lại sự phong phú, đa dạng cho hệ sinh thái môi trường tại đây.
vNước vệ sinh tàu
Hiện tại, tại cơ sở đã ra quy định tại bến cảng sẽ không có hoạt động rửa, vệ sinh tàu nên nước thải vệ sinh tàu thuyền sẽ không phát sinh tại đây.
vNước thải sinh hoạt từ tàu cập bến
Lượng nước thải sinh hoạt từ các tàu cập bến phụ thuộc vào lượng tàu thuyền cập cảng và số người làm việc trên tàu. Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các loài vi khuẩn, các chất hữu cơ, các chất rắn lơ lửng,…
Nước thải sinh hoạt trên các tàu cập bến sẽ gây tác động đến chất lượng nước mặt và hệ thủy sinh nếu như lượng nước thải này không được xử lý và xả trực tiếp xuống bến. Theo quy định của Luật Hàng Hải Việt Nam, nước thải sinh hoạt từ các tàu cập bến phải được xử lý và xả ở nơi quy định (không được xả trực tiếp xuống sông mà không qua xử lý). Do đó, nguồn ô nhiễm này được đánh giá ở mức độ trung bình và ngắn hạn nếu chủ tàu tuân thủ các quy định của Luật Hàng Hải Việt Nam trong việc bảo vệ môi trường.
3.1.3. Xử lý nước thải
a. Xử lý nước thải sản xuất
Nguồn nước thải nhiễm bẩn xăng, dầu của cơ sở được dẫn đến công trình làm sạch bằng phương pháp cơ học kết hợp với hóa học bao gồm:
- Bể lắng cát để giữ các hạt cặn lớn trước khi dẫn đến bể lắng dầu
- Bể lắng dầu: Để giữ lại và thu gom phần lớn các hạt dầu và các hạt cặn có kích thước nhỏ hơn
- Bể thu nước thải: Để tập trung vào điều hòa nguồn nước thải giúp thiết bị xử lý nước thải làm việc tốt hơn.
- Thiết bị xử lý nước thải model SEMULTECH và ASIATECH là thiết bị xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý, nó bao gồm tổ hợp các máy bơm nước thải, thiết bị pha chế chất đông tụ và trợ đông tụ hầu hết các hạt dầu và hạt cặn còn sót lại khi qua bể lắng cát, bể lắng dầu được tạo thành các bông kết tủa được giữ lại và dẫn đến sân phơi cặn, qua thiết bị xử lý nước thải chất lượng nước thải đạt QCVN 29:2010/BTNMT, Cột B, được phép thải vào sông Nhà Bè.
- Sân phơi cặn: Để thu gom và làm khô cặn lắng. Cặn sau khi làm khô được cơ sở hợp đồng với Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường Trái Đất Xanh thu gom và xử lý theo quy định.
Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải sản xuất hiện hữu tại cơ sở được trình bày cụ thể như sau:
Hình 3. 2 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu hiện hữu của Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè
b. Xử lý nước thải sinh hoạt
Sơ đồ bể tự hoại cải tiến (BASTAF) loại 5 ngăn được đưa ra trong hình sau:
Hình 3. 3 Sơ đồ bể tự hoại 5 ngăn cải tiến của cơ sở.
Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh (thuộc khu vực văn phòng của cơ sở) được xử lý ở các bể tự hoại cải tiến BASTAF kết hợp lọc và khử trùng, kích thước bể tự hoại đạt yêu cầu 0,2 – 0,3 m3/người. Bể tự hoại là công trình đông thời làm 2 chức năng: Lắng và phân hủy cặn lắng. Cặn lắng giữ trong bể từ 6 – 8 tháng, dưới ảnh hưởng của vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất khí, một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan. Bùn trong bể tự hoại định kỳ hợp đồng với Công ty chuyên hút hầm cầu đưa đi xử lý ở nơi quy định của địa phương.
Tổng thể tích bể tự hoại được xây dựng tại cơ sở: V = 21 m3
Toàn bộ lượng nước thải phát sinh sẽ được xử lý qua bể tự hoại trước khi dẫn vào hệ thống cống chung của thành phố.
3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
3.2.1. Ô nhiễm do khí thải từ hệ thống công nghệ lưu trữ và vận chuyển xăng dầu của kho cảng
a. Hơi xăng dầu phát sinh do vương vãi khi bơm rót, do bay hơi từ các bể chứa
Trong quá trình cấp phát và tồn trữ, xăng dầu có khả năng bị rò rỉ, bay hơi tại bồn chứa, trụ bơm, mối nối, van khóa, hệ thống đường ống và phần chuyển tiếp từ cuối hệ thống đường ống đến các bồn tiếp nhận. Tuy nhiên, chỉ có bồn chứa có khả năng rò rỉ bay hơi xăng dầu thường xuyên, còn tại chỗ khác chỉ phát sinh khí cấp xăng dầu.
Theo tài liệu đánh giá của WHO, đối với quá trình kinh doanh xăng dầu, lượng xăng dầu bay hơi, rò rỉ trong quá trình sản xuất, nhập và tồn trữ xăng dầu có thành phần ô nhiễm chủ yếu là VOC với hệ số ô nhiễm trung bình khoảng 1,14 kg VOC/m3/năm. Với công suất trung bình mỗi ngày 7.069 m3, tải lượng VOC sẽ là:
(7.069 x 1,14)/(365 x 24) = 0,91 kg/h
Hơi xăng dầu do vương vãi khi bơm rót, do bay hơi từ các bể chứa (chủ yếu đối với với xăng). Theo định mức của Nhà nước về hao hụt xăng dầu và các tài liệu nước ngoài (công thức của Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ) có thể ước tính tổn thất bay hơi trong 01 năm tại bể chứa xăng như sau:
Bảng 3. 3 Lượng hao hụt xăng dầu trong 01 năm tại kho cảng (Đối với bồn không sử dụng hệ thống mái phao)
Nguồn: Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, tháng 05/2010.
Như vậy, tổng lượng thất thoát trong năm của toàn Tổng kho trong trường hợp bồn không sử dụng hệ thống mái phao là 2.296,48 tấn/năm (262,1 kg/h hay 0,0728 kg/s).
Số liệu trên cho thấy lượng hơi xăng dầu bị khuếch tán vào khí quyển là rất đáng kể. Do vậy, để giảm lượng hao hụt bay hơi, trước hết là tiết kiệm một lượng rất lớn nhiên liệu không bị thất thoát và không chế ô nhiễm môi trường không khí thì toàn bộ các bể chứa xăng trong kho cảng sẽ được trang bị phao chống bay hơi. Khi đó thì lượng xăng thất thoát giảm và khuếch tán vào không gian rộng, thông thoáng nên nồng độ hơi xăng tại khu vực cảng vẫn nằm trong giới hạn cho phép.
Việc tồn chứa hàng hóa phải đảm bảo tuyệt đối an toàn, chống thất thoát, rò rỉ, hạn chế tối đa lượng hàng hóa bay hơi tự nhiên, thuận tiện cho nhập, xuất, lưu thông hàng hóa. Xí nghiệp tổng kho xăng dầu Nhà Bè luôn tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề về tồn chứa hàng hóa. Đặc biệt, là trong giải pháp xây dựng các bể chứa (kích thước hình dáng, mái bể, các thông số cơ bản cấu tạo bể, giải pháp nền móng, hệ thống mái phao chống hao hụt,…)
Theo cấu tạo hệ thống bể chứa kết hợp mới mái phao chống hao hụt trong tồn chứa ngắn ngày và dài ngày thực tế tại Xí nghiệp được thể hiện như sau:
Bảng 3. 4 Lượng hao hụt trong tồn chứa ngắn ngày và dài ngày của cơ sở có sử dụng hệ thống mái phao
Condensate, Naptha, E5, E10, E100,…
Nguồn: Chi nhánh Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP - Xí nghiệp Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè (PVOIL Nhà Bè).
Như vậy với cấu tạo bồn bể chứa kết hợp với mái phao, lượng hao hụt vẫn nằm trong giới hạn cho phép, tuân thủ theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tỷ lệ hao hụt lượng xăng dầu.
b. Khí thải từ máy phát điện dự phòng
Xí nghiệp Tổng kho xăng dầu Nhà Bè hiện đang sử dụng máy phát điện dự phòng với tổng công suất 420 KVA x 2 = 480 KVA sử dụng nhiên liệu dầu DO. Khi chạy máy phát điện, định mức tiêu thụ nhiên liệu khoảng 154 kg dầu DO/giờ.
Dựa trên các hệ số ô nhiễm của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) có thể tính tải lượng các chất ô nhiễm của máy phát điện như sau:
Bảng 3. 5 Tải lượng các chất ô nhiễm trong máy phát điện
Nguồn: Viện Khoa học và Công nghệ Quản lý Môi trường, tháng 3/2011.
Ghi chú: Tính hàm lượng S trong dầu DO = 0,5%
Thông thường trong quá trình đốt nhiên liệu lượng khí dư là 30%. Khi nhiệt độ khí thải là 200oC, thì lượng khí thải đốt cháy 1 kg DO là 38 m3. Với định mức 154 kg dầu DO/giờ tính được lưu lượng khí thải tương ứng là 5.852 m3/h (hay 1,63 m3/s).
Như vậy, nồng độ khí thải của máy phát điện như sau:
Bảng 3. 6 Nồng độ của máy phát điện
STT Chất ô nhiễm
1 Bụi 2 SO2 3 NO2
4 CO 5 THC
Nồng độ ô nhiễm (mg/m3) 18 263 252
58 21
Nồng độ ô nhiễm (mg/Nm3) 28,56 417,38 399,92
92,04 33,32
QCVN 19:2009, Cột B (Kp = 1; Hv = 0,8) 160 400 464
800 -
Nguồn: Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, tháng 03/2011.
Ghi chú: QCVN 19:2009: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (Kp = 1 và Kv = 0,8)Nhận xét: So sánh với QCVN 19:2009/BTNMT cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm đều nằm trong giới hạn cho phép. Mặt khác, máy phát điện không phải được vận hành liên tục mà chỉ vận hành khi mất điện lưới nên lượng khí thải từ máy phát điện mang tính chất gián đoạn và rất ít tác động đến môi trường xung quanh.
3.2.2. Khí thải từ hoạt động giao thông vận tải
a. Khí thải phát sinh từ các ôtô xitéc tại nhà xuất xăng dầu dành cho xe
Lưu lượng xe ôtô xitéc ra vào kho cảng hàng ngày hiện nay khoảng 50 – 60 xe/ngày. Hoạt động này sẽ làm phát sinh khí thải bao gồm: Bụi, tiếng ồn, SOx, NOx, CO, VOC. Tải lượng các chất ô nhiễm chứa trong khí thải phụ thuộc nhiều vào số lượng xe lưu thông, loại nhiên liệu sử dụng, tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông và chất lượng đường giao thông.
Các xe ôtô xitéc có tải trọng nằm trong khoảng 7 – 32 tấn, sử dụng nhiên liệu dầu DO. Ước tính quãng đường xe ra vào kho cảng từ đường chính đến kho cảng là 1 km/1 lượt xe.
Tải lượng ô nhiễm bụi, SO2, NO2, VOC do các xe ôtô xitéc thải ra trong khu vực kho cảng như sau:
Bảng 3. 7 Tải lượng các chất ô nhiễm do các xe ôtô xitéc thải ra trong khu vực kho cảng
Nguồn: Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, tháng 3/2011.
Ghi chú: Tính cho hàm lượng S trong nhiên liệu là 25%.
Hiện tại lưu lượng xe mỗi ngày ra vào cơ sở khoảng từ 70 – 90 xe. Bằng cách tính tương tự thì tải lượng ô nhiễm không khí do khí thải từ phương tiện giao thông tương ứng là: 0,027 kgbụi/ngày; 0,031kgSO2/ngày; 0,043kgNO2/ngày; 0,087kgCO/ngày và 0,024kgVOC/ngày.
b. Khí thải phát sinh từ các xà lan, tàu chở dầu khi cập cảng để xuất và nhập
Hàng ngày lưu lượng tàu, xà lan cập cảng để nhập và xuất xăng dầu rất ít. Tại kho cảng thì theo định kỳ sẽ nhập xăng xăng dầu 3 chuyến/tuần, thời gian nhập từ 20 – 24h/chuyến tùy theo công suất của tàu, xà lan; xăng dầu được xuất theo nhu cầu từ khách hàng, thời gian xuất trung bình khoảng 3h – 4h/lần.
Như vậy, xăng dầu được nhập và xuất tại kho cảng không diễn ra liên tục mà các tàu và xà lan chỉ nhập và xuất khi có yêu cầu, có kế hoạch.
Quá trình nhập xuất xăng dầu tại 2 cầu cảng sẽ làm phát sinh khí thải từ các tàu, xà lan nhưng lượng khí thải nàyrất ít vì quá trình này diễn ra gián đoạn, mang tính cục bộ. Mặt khác, khu vực cầu cảng tương đối rộng rất thông thoáng và nằm cách xa với khu dân cư nên ảnh hưởng của khí thải từ quá trình này là không đáng kể.
3.2.3. Khí phát sinh từ phòng thí nghiệm
Với quy mô nhỏ đủ để phân tích và đánh giá một số chỉ tiêu chủ yếu về chất lượng sản phẩm của kho cảng, phòng thí nghiệm tại xí nghiệp chỉ phân tích một số chỉ tiêu hóa lý chính dựa trên một số thiết bị. Ngoài ra, phòng hóa nghiệm có sử dụng một số hóa chất dễ bay hơi như Xylen, Toluen, Anilin nên trong quá trình thí nghiệm một số lượng hơi hóa chất sẽ phát tán vào không khí. Tuy nhiên, lượng hơi này không đáng kế.
3.2.4. Khí thải từ các hoạt động khác
Tại hệ thống xử lý nước thải cục bộ của kho cảng, sự phân hủy kỵ khí của nước thải và bùn thải sẽgâyra mùi hôi, thểhiện qua các hợp chất ô nhiễm như: Hydrocacbua, CH4, NH3, H2S… lượng khí này thực tế không lớn nhưng thường cơ mùi đặc trưng và gây cảm giác khó chịu.
Các hoạt động sản xuất khác: vận hành máy móc cơ điện và hoạt động thu gôm, tồn trữ, vận chuyển chất thải cũng sinh ra các khí: NH3, H2S, CH4, Mercaptan và mùi hơi xăng dầu rò rỉ,.. gây ô niễm không khí.
Quá trình có thể xảy ra theo phản ứng sau:
CH3CHOHCOOH + SO42- à2 CH3COOH + S2- + H2O + CO2
4H2 + SO42- àS2- + 4 H2O
S2- + 2H+ àH2S
Các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh khi bị khử cũng sẽ tạo thành những hợp chất có mùi hôi như methyl mercaptan và aminobutyric acid.
CH3SCH2CH2CH(NH2)COOH + 2H CH3SH + CH3CH2CH2(NH2)COOH
Methylmercaptan có thể bị thủy phân tạo thành methyl alcohol và hydrogen sulfide:
CH3SH + H2O àCH4OH + H2S
Các phản ứng phân hủy chất hữu cơ nêu trên giải phóng các khí CH4, NH3, H2S,… Đây chính là các khí gây nên mùi hôi và ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí.
Tuy nhiên, do các nguồn phát sinh khí thải này có tính chất cục bộ, di động và do thiếu các cơ sở tính toán tin cậy nên không thể dự báo chính xác tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm. Hiện nay, cơ sở đã áp dụng đầy đủ các biện pháp khống chế và giám sát các loại khí này nhằm giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực đến môi trường.
Theo kinh nghiệm khảo sát thực tế (tại các trạm xử lý nước thải một số KCN điển hình) thì sự phân hủy của nước và bùn thải tại trạm xử lý nước thải có thể gây ra mùi hôi với nồng độ từ 3 – 10 OU (đơn vị mùi), phát hiện khá dễ dàng. Tuy nhiên, trạm xử lý nước thải được chọn ở nơi thoáng khí và cuối hướng gió nên mùi hôi sẽ được pha loãng nhanh, giảm thiểu tác động đến khu vực nhà máy.
3.2.5. Khí thải tại khu vực cầu cảng
a. Khí thải từ các phương tiện vận chuyển đường thủy
Cũng như hoạt động của các phương tiện vận chuyển đường bộ, hoạt động của các phương tiện vận chuyển đường thủy cũng làm phát sinh các loại khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu(dầu DO). Tùy theo số lượt tàu cập bến, trọng tải tàu và tính chất hoạt động của tàu mà tải lượng ô nhiễm khí thải phát sinh sẽ khác nhau.
Tải lượng khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển đường thủy được dự báo và tính toán dứa trên các dữ kiện sau:
+ Số lượt tàu cập cảng trong một ngày
+ Trọng tải tàu vận chuyển: Tàu cập cảng với tải trọng nhỏ hơn 40.000 DWT
+ Hệ số ô nhiễm do hoạt động của tàu cập bến
Loại tàu cập bến
Tàu 1.000 DWT – 5.000 DWT » 1.848 – 9.242 GRT
Tàu 25.000 DWT » 46.210 GRT Tàu 32.000 DWT » 59.149 GRT Tàu 40.000 DWT » 73.937 GRT
Ghi chú: 1GRT = 0,541 DWT
Số lượt tàu cập bến (lượt/tháng)
90 - 150
1 1 2
Bảng 3. 8 Hệ số và tải lượng ô nhiễm do hoạt động của tàu cập bến
Tải lượng ô nhiễm trung bình (kg/tháng)
Hệ số ô Tàu 5.000 Tàu 25.000 Tàu 32.000 Tàu 40.000 STT nhiễm DWT (150 DWT (1 DWT (1 DWT (2
(kg/chỗ) lượt/tháng lượt/tháng lượt/tháng lượt/tháng » 5.400 chỗ) » 48 chỗ) » 48 chỗ) » 96 chỗ)
1 Bụi 6,8 36.720 326 326 653 2 SO2 136S 734.400 6.528 6.528 13.056 3 NOx 90,7 489.780 4.354 4.354 8.707 4 CO 0,036 194 1,73 1,73 3,46 5 THC 4,1 22.140 197 197 394
Nguồn: WHO tàu chở dầu có tải trọng ≤ 40.000 GRT (1 lượt » 36 chỗ), tàu chở dầu có tải trọng ≥ 40.000 GRT (1 lượt » 48 chỗ), S = 0,25% (dầu DO).
Nhận xét:
Theo tiêu chuẩn WHO hệ số ô nhiễm do các phương tiện neo đậu tại cầu cảng phụ thuộc vào số lượng tàu neo đậu, theo kết quả tính toán trong bảng trên cho thấy lượng khí thải phát sinh tương đối lớn nếu số lượng các tàu cập bến cùng lúc nhiều. Tuy nhiên, các tàu không tập trung neo đậu cùng một thời điểm nên khả năng ô nhiễm do các phương tiện sẽ giảm đáng kể. Mặt khác, các phương tiện khi cập bến sẽ tắt động cơ nên khả năng gâyphát tán chỉ ảnh hưởng trong khoảng thời gian đàu tàu cập bến và khu vực cảng nằm hoàn toàn trên sông Nhà Bè, cách xa khu dân cứ (khoảng 500m) nên môi trường sinh hoạt của người dân không bị ảnh hưởng.
b. Hơi xăng dầu
Do đặc thù ngành nghề hoạt động của cơ sở xăng dầu đều là những chất dễ bay hơi trong quá trình xuất, nhập. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng hao hụt xăng dầu và ô nhiễm môi trường không khí. Một số nguyên nhân cụ thể bao gồm:
- Do bản chất bay hơi tự nhiên của xăng dầu
- Do rò rỉ từ hệ thống van, ống nối
- Do bám dính trên vật chứa, đường ống
- Bay hơi và rò rỉ sản phẩm lỏng từ bồn chứa đến tàu và ngược lại. - Do các sự cố kỹ thuật.
Nồng độ khí thải tại khu vực cầu cảng như sau:
Bảng 3. 9 Kết quả quan trắc môi trường không khí tại khu vực cầu cảng T12/2021
Kết quả quan trắc QCVN 05:2013/BTNMT STT Thông số Đơn vị QCVN 06:2009/BTNMT
QCVN 26:2010/BTNMT 1 Tiếng ồn dBA 60 - 62 63 - 65 70a
2 Bụi mg/m3 0,044 0,043 0,3b 3 SO2 mg/m3 0,032 0,032 0,35b 4 NO2 mg/m3 0,033 0,035 0,2b 5 CO mg/m3 2,50 2,97 30b 6 Pb mg/m3 KPH KPH -
7 CxHy mg/m3 KPH KPH 5c 8 C6H6 mg/m3 0,008 0,004 0,22c
Nguồn: Chi nhánh Tổng Công ty
Ghi chú:
- K7: Không khí xung quanh khu vực cầu cảng nhập 40.000 DWT, X = 610130; Y = 1181707 - K8: Không khí xung quanh khu vực cầu cảng xuất 5.000 DWT, X = 609993; Y = 1181824
- aQCVN 26:2010/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
- bQCVN 05:2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh - cQCVN 06:2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không
khí xung quanh.
Qua kết quả quan trắc tại khu vực cầu cảng cho thấy hàm lượng chất ô nhiễm trong môi trường không khí tại khu vực này thấp hơn nhiều lần so với quy chuẩn quy định.
3.3. Công trình, biện pháp lưu trữ, xử lý chất thải rắn thông thường
Tổng số cán bộ công nhân viên làm việc tại cơ sở là 104 người. Ước tính lượng chất thải sinh hoạt mỗi người thải ra là là 0,5 kg/người/ngày. Vậy lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại cơ sở là 52 kg. Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm các loại rác, ni long, lá cây khô,… Lượng chất thải rắn sinh hoạt này được thu gom và tập trung ở nơi quy định, Công ty sẽ ký kết hợp đồng với Công ty TNHH Một Thành Viên Dịch vụ Công ích Huyện Nhà Bè để thu gom với tần suất 1 lần/ngày.
Phương án thu gom và xử lý:
- Chủ cơ sở bố trí các thùng chứa chất thải sinh hoạt tại khuôn viên cơ sở và khu vực cầu cảng để chứa chất thải từ các tàu cập bến và chất thải sinh hoạt của các cán bộ nhân viên làm việc tại đây.
- Các thùng chứa đều được lót bên trong bằng túi nilong để tiện thu gom. Chất thải sau khi thu gom sẽ đưa về vị trí tập kết chung. Định kỳ 1 ngày/lần Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích Huyện Nhà Bè sẽ đến thu gom và xử lý theo quy định.
Chất thải rắn thông thường sẽ được quản lý theo đúng Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 10/01/2022 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Thực hiện lưu giữ các chứng từ, nộp chứng từ và lập báo cáo quản lý chất thải rắn gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM định kỳ trong Báo cáo Công tác bảo vệ môi trường định kỳ theo quy định.
3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của cở sở chủ yếu là giẻ lau dính dầu từ quá trình bảo trì, bảo dưỡng tàu, vải dính các thành phần nguy hại, bóng đèn huỳnh quang… Đây là chất thải nguy hại, nếu thải bừa bãi sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường, do đó chủ cơ sở sẽ có biện pháp quản lý nghiêm ngặt.
Căn cứ theo sổ đăng ký chủ nguồn thải nguy hại mã số QLCTNH: 79.000172.T cấp lần 3 ngày 05/11/2012 của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.Hồ Chí Minh cấp, khối lượng CTNH phát sinh tại Xí nghiệp Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè (bao gồm cả hoạt động của kho và phần cầu cảng) như sau:
Bảng 3. 10 Bảng tổng hợp các loại CTNH phát sinh của XN Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè
Nguồn: Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH mã sổ QLCTNH 79.000172.T điều chỉnh lần 3 ngày 05/11/2012.
Phương án thu gom CTNH:
- Lưu chứa CTNH riêng biệt vào kho chứa, có dán nhãn phân loại
- Các thùng đựng xăng dầu khi đã sử dụng hết được nhân viên vệ sinh của cơ sở thu gom và chuyển vào khu vực lưu chứa CTNH
Bố trí kho chứa CTNH
- Khu vực lưu chứa CTNH được bố trí riêng biệt, trang bị biển báo theo đúng quy định. Trên các thùng chứa chất thải đều ghi rõ chủng loại, mã CTNH.
- Kho chứa CTNH được gắn biển báo kho chứa CTNH, có rãnh thu gom trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi chất lỏng nguy hại.
- Bố trí dụng cụ PCCC trước của nhà kho theo quy định phòng trường hợp xảy ra sự cố
- Nền kho được xây dựng bằng bê tông có cao độ nền cao để đảm bảo không bị ngập lụt
- Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu chứa CTNH.
3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung
Các hoạt động gây tiếng ồn tại kho cảng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và có tính chất gián đoạn:
- Máy phát điện chỉ hoạt động khi xảy ra tình trạng mất điện lưới
- Các nhà bơm, trạm bơm xăng chỉ vận hành khi có nhu cầu nhập xuất xăng dầu
- Hệ thống trạm bơm nước làm mát bể chứa chỉ vận hành vào những thời điểm nhất định - Tiếng ồn động cơ xe ôtô xitéc, tiếng còi tàu ở cảng chỉ xuất hiện khi có hoạt động nhập xuất xăng dầu.
Nhìn chung, các nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè có tác động không đáng kể đến môi trường xung quanh. Mặt khác, các máy móc thiết bị của kho cảng đều được định kỳ kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng và được đặt cách ly với khu vực hành chính của kho cảng, cách xa khu dân cư. Các cầu cảng và nhà bơm xăng dầu cho xe ôtô xitéc cũng được đặt cách ly với khu hành chính và cách xa khu dân cư.
3.6. Phương pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 3.6.1. Tai nạn lao động
Tai nạn lao động có thể xảy ra khi các kho cảng đang hoạt động. Nguyên nhân chủ yếu bao gồm:
- Bất cẩn của công nhân trong vận hành máy móc, thiết bị
- Tình trạng sức khỏe của công nhân không tốt, áp lực công việc cao, làm việc quá sức: Ngủ gật trong lúc làm việc, mệt mỏi, choáng váng,…
3.6.2. Sự cố rò rỉ xăng dầu
Sự cố rò rỉ xăng dầu khi xảy ra sẽ gây ra những tác hại lớn như gây độc cho con người, động thực vật, gây cháy nổ,… các sự cố loại này có thể dẫn tới thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội cũng như hệ sinh thái trong khu vực và các vùng lân cận. Nguyên nhân chủ yếu bao gồm:
- Các đường ống dẫn xăng dầu lúc nhập cũng như lúc xuất bị hở làm thất thoát xăng dầu ra ngoài.
- Các van khóa, van đấu nối các đường ống bị hở - Các họng nhập, xuất xăng dầu bị hư hỏng
- Hệ thống mái phao của các bể chứa xăng bị hỏng làm tăng lượng xăng bay hơi.
3.6.3. Sự cố cháy, nổ
vNguyên nhân
Sự cố cháy nổ có thể xảy ra trong trường hợp vận chuyển và tồn chứa xăng dầu, hệ thống cấp điện gặp sự cố, gây nên các thiệt hại về người và của trong quá trình hoạt động. Có thể xác định các nguyên nhân cụ thể như sau:
- Các bể chứa xăng dầu (18 bể chứa), các đường ống dẫn xăng dầu là các nguồn gây cháy nổ lớn nhất. Khi sự cố xảy ra sẽ gây thiệt hại rất lớn cả về người, kinh tế và môi trường.
- Hệ thống cấp điện có thể gây ra sự cố giật, chập, cháy nổ gây thiệt hại về kinh tế hay tai nạn lao động cho công nhân.
Do các trường hợp sự cố này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, nên Chủ cơ sở sẽ đảm bảo áp dụng các biện pháp phòng chống, khống chế hiệu quả nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực này.
vBiện pháp phòng chống cháy nổ
Công tác PCCC là công tác hết sức quan trọng trong Kho cảng, đặc biệt là tại khu bể chứa các nhà xuất dầu, cảng nhập và cảng xuất… Để ngăn ngừa và hạn chế đến mức tối đa các hậu quả do cháy gây ra, tránh được các thiệt hại lớn về kinh kế và ảnh hưởng môi trường, kho cảng sẽ thực hiện các biện pháp sau:
- Xây dựng đội ngũ PCCC ngay tại kho cảng và có một đội thường trực làm công tác chữa cháy khi cần thiết. Thường xuyên kiểm tra hiệu lực của các thiết bị, kịp thời thay thế, bổ sung khi bị hỏng, mất mát.
- Tổ chức tập huấn cho đội PCCC kho cảng phối hợp với đội chữa cháy khu vực.
- Tại các vị trí dễ gây cháy, nổ trong kho cảng đều phải bố trí hệ thống cấp nước cứu hỏa với nguồn thường xuyên có nước cung cấp đủ cho chữa cháy kịp thời và ổn định. Trang bị các thiết bị, phương tiện chữa cháy thủ công như bể nước, bể cát dự phòng, bơm tay, các bình khí, bình bọt, thang, câu liêm, xô thùng,…
- Lắp đặt các thiết bị báo cháy tự động và thủ công trong kho cảng kịp thời phát lệnh chữa cháy khi cần thiết.
- Trong các vị trí làm việc sẽ thực hiện nghiêm ngặt phạm quy an toàn ở từng công đoạn trong suốt quá trình làm việc.
- Các máy móc, thiết bị làm việc ở nhiệt độ áp suất cao sẽ có hồ sơ lý lịch được kiểm tra, đăng kiểm định kỳ tại các cơ quan chức năng. Các thiết bị này có đồng hồ đo nhiệt độ, áp suất, mức dung dịch trong thiết bị nhằm giám sát các thông số kỹ thuật.
- Đối với các loại nhiên liệu dễ cháy được lưu trữ trong các bể chứa sẽ được cách ly, tránh xa các nguồn có khả năng phát lửa và tia lửa điện, các bồn chứa sẽ được lắp đặt các van an toàn, các thiết bị theo dõi nhiệt độ và báo cháy tự động.
- Trong toàn bộ khu vực kho cảng, công nhân tuyệt đối không được hút thuốc, không mang bật lửa, diêm quẹt, các dụng cụ phát lửa do ma sát, tia lửa điện,…
Phương án chữa cháy bể chứa xăng dầu
Khi xảy ra cháy nổ, tất cả các hoạt động trên kho cảng phải ngừng lại, mọi người tập trung chữa cháy, chống cháy lan ra khu vực xung quanh:
- Lực lượng chữa cháy chuyên trách: Đảm nhận việc chữa cháy trực tiếp. Sử dụng bơm bọt và các lăng tạo bọt trên bể, sung phun bọt, xe ô tô chữa cháy, sử dụng bơm nước làm mát từ các bể lân cận. Phối hợp với các lực lượng chữa cháy của TP.HCM và các đơn vị khác để chữa cháy.
- Lực lượng công nhân xăng dầu: Sử dụng bơm xăng dầu để bơm chuyển xăng dầu trong bể đang cháy sang các bể khác. Đóng van chặt trên các ống nhập xuất của các bể chứa xăng dầu khác nhằm ngăn chặn sự lây lan đám cháy. Ngừng tất cả các hoạt động xuất nhập, xây dựng khác trên toàn kho cảng
- Công nhân sửa chữa: Cắt ngay nguồn điện chiếu sáng của khu vực bể chứa, cắt điện toàn bộ kho khi đám cháy lan rộng. Đồng thời, vận hành máy phát điện để chạy máy bơm xăng dầu, bơm bọt và nước chữa cháy
- Lực lượng bảo vệ: Ngăn chặn những người không được phép đi vào khu vực đang chữa cháy. Hướng dẫn các phương tiện và con người thoát ra khỏi vùng bị ảnh hưởng của đám cháy. Hưỡng dẫn lực lượng hỗ trợ chữa cháy hoạt động hiệu quả. Ngăn chặn sự lộn xộn, hoảng loạn khi xảyra cháy. Cử người quan sát tại điểmthích hợp và thường xuyên thông báo các thông tin quan sát nhằm phối hợp các hoạt động.
- Lãnh đạo và y tế: Cán bộ lãnh đạo kho cảng có trách nhiệm điều hành công tác trong chữa cháy. Liên hệ với các đơn vị khác để hỗ trợ chữa cháy. Y tế tổ chức việc sơ cứu các người bị nạn, liên hệ với bệnh viện để cứu chữa nạn nhân kịp thời.
(2) Phương án chữa cháy ôtô xitéc
- Lực lượng chữa cháy chuyên trách: Đảmbảo nhận việc chữa cháytrực tiếp. Sử dụng xe cứu hỏa để chữa cháy nhưng đầu tiên phải kéo được xe bị cháy ra khỏi nơi có xăng dầu (nhà cấp phát, kho xăng dầu, các xe ô tô xi téc đã nhận xăng dầu,…). Sử dụng các phương tiện chữa cháy kịp thời (bình bọt, phun nước chữa cháy,…)
- Lực lượng công nhân xăng dầu: Dừng ngay việc bơm rót xăng dầu cho các xe ôtô xitéc, đóng van chặt trên các ống xăng dầu, nhằm ngăn chặn khả năng cháy lan sang nhà cấp phát. Ngừng ngay các bơm xăng dầu đang hoạt động, đóng các van chặn trên ống nhập vào các bể chứa.
- Lực lượng bảo vệ: Ngăn chặn những người không được phép đi ra ngoài khu vực chữa cháy. Hướng dẫn các phương tiện và con người thoát ra khỏi vùng bị ảnh hưởng của đám cháy. Hướng dẫn lực lượng hỗ trợ chữa cháy hoạt động hiệu quả. Ngăn chặn sự lộn xộn, hoảng loạn khi xảyra cháy. Cử người quan sát tại điểmthích hợp và thường xuyên thông báo các thông tin quan sát nhằm phối hợp hoạt động.
- Lãnh đạo và y tế: Cán bộ lãnh đạo kho cảng có trách nhiệm điều hành công tác trong chữa cháy. Liên hệ với các đơn vị khác để hỗ trợ chứa. Y tế tổ chức việc sơ cứu các người bị nạn, liên hệ với bệnh viện để chữa cháy kịp thời.
Xem chi tiết: Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án trang trại chăn nuôi 38.000 con heo thịt
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com