Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án xây dựng trường mầm non. Từng bước hoàn thiện, nâng cấp cơ sở vật chất cho trường Mầm non tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo cho công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trong nhà trường góp phần thúc đẩy, phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện, đào tạo nên những thế hệ tương lai của đất nước.
Ngày đăng: 08-10-2024
69 lượt xem
TÓM TẮT VỀ DỰ ÁN
I. Căn cứ thực hiện
- Quyết định số 1731/QĐ-UBND ngày 01/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Nghĩa Hưng đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050.
- Quyết định số 375/QĐ-UBND ngày 02/02/2021 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2021 huyện Nghĩa Hưng.
- Quyết định số 1107/QĐ-UBND ngày 25/5/2021 của UBND huyện Nghĩa Hưng về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Hưng.
- Thông báo số 14/TB-UBND ngày 27/01/2022 của UBND huyện Nghĩa Hưng về việc lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà học + chức năng 2 tầng 6 phòng và các hạng mục phụ trợ trường mầm non ........, huyện Nghĩa Hưng;
- Quyết định số 303/TTr- UBND ngày 01/11/2022 của UBND huyện Nghĩa Hưng về việc phê duyệt báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà học + chức năng 2 tầng 6 phòng và các hạng mục phụ trợ trường mầm non .........., huyện Nghĩa Hưng
- Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 3/11/2022 của Hội đồng nhân dân huyện Nghĩa Hưng về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà học + chức năng 2 tầng 6 phòng và các hạng mục phụ trợ trường mầm non ........., huyện Nghĩa Hưng.
II. Sự cần thiết đầu tư
Xã Nghĩa Hải là xã nằm ở phía Tây Nam huyện Nghĩa Hưng có diện tích đất tự nhiên: 1 423,5 ha.. Hiện nay trên địa bàn xã có 01 trường mầm non được xây dựng từ năm 1998m, cơ sở vật chất của trường mầm non khu Ngọc Lâm đã bị xuống cấp, khuôn viên đất chật hẹp không đảm bảo theo quy định, xung quanh khu vực không còn quỹ đất để mở rộng do đó cần quy hoạch và xây dựng trường mầm non ra vị trí mới.
Để đảm bảo cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu dạy và học, đảm bảo các điều kiện xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia, góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn xã nói riêng và huyện Nghĩa Hưng nói chung thì việc đầu tư xây dựng trường mầm non là cần thiết.
Căn cứ theo tờ trình số 303/Ttr- UBND ngày 01/11/2022 của Uỷ ban nhân dân huyện Nghĩa Hưng về việc phê duyệt báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà học + chức năng 2 tầng 6 phòng và các hạng mục phụ trợ trường mầm non ...., huyện Nghĩa Hưng thì diện tích xây dựng dự án là 5.000 m2 và được lấy từ đất trồng lúa 02 vụ.
Tuy nhiên theo kế hoạch bố trí vốn và nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình trên địa bàn xã trong giai đoạn này chỉ đầu tư xây dựng Nhà học + chức năng 2 tầng 6 phòng và các hạng mục phụ trợ như khu bếp, sân đường nội bộ. Đối với diện tích đất dự trữ (1.911m2) sẽ được tiếp tục đầu tư bổ sung vào giai đoạn sau. Đổi với hạng mục thi công tại giai đoạn này với quy mô thiết kế 6 phòng học phục vụ công tác dạy và học của 20 giáo viên và 300 học sinh, với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo cho công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trong nhà trường góp phần thúc đẩy, phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện, đào tạo nên những thế hệ tương lai của đất nước.
III. Nội dung dự án đầu tư
1.1.Thông tin chung về dự án
1.1.1. Tên dự án:
Xây dựng nhà học + chức năng 2 tầng 6 phòng và các hạng mục phụ trợ trường mầm non
1.1.2. Chủ dự án: Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Hải
- Địa điểm thực hiện dự án:.........huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định
- Người đại diện: ............; Chức vụ: Chủ tịch xã
- Tiến độ thực hiện dự án:
+ Chuẩn bị dự án và triển khai xây dựng các hạng mục công trình: Từ năm 2022-2023.
+ Hoàn thành và đưa vào sử dụng: Từ năm 2024.
- Tổng mức đầu tư dự án: 9.983.543.000 đồng.
1.1.3. Vị trí địa lý dự án.
Dự án: “Nhà học + chức năng 2 tầng 6 phòng và các hạng mục phụ trợ trường mầm non” với tổng diện tích là 5.000m2. Vị trí tiếp giáp của dự án như sau:
- Phía Bắc tiếp giáp đường xóm và tiếp đến là trường cấp I xã Nghĩa Hải, cách khu dân cư xóm Ngọc Việt 20m
- Phía Nam tiếp giáp mương nội đồng, tiếp đếm là ruộng lúa của xóm Ngọc Diệp cách sông Nam Điền khoảng 300m, cách khu dân cư xóm Ngọc Hùng là 310m
- Phía Đông tiếp giáp khu ruộng lúa của xóm Ngọc Diệp và cách mương tiêu nội đồng là 30m
- Phía Tây giáp với ruộng lúa xóm Ngọc Diệp tiếp đến là nhà văn hoá xóm Ngọc Diệp cách sông Nam Điền khoảng 70m
1.1.4. Mục tiêu; quy mô; công suất; công nghệ và loại hình dự án.
(1). Mục tiêu của dự án.
Từng bước hoàn thiện, nâng cấp cơ sở vật chất cho trường Mầm non xã Nghĩa Hải, tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo cho công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trong nhà trường góp phần thúc đẩy, phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện, đào tạo nên những thế hệ tương lai của đất nước.
(2). Quy mô dự án:
Khu đất xây xây dựng trường mầm non hiện trạng đang là đất 2 lúa, cần phải thu hồi chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng. Diện tích đất xây dựng khoảng 5.000m2, gồm các hạng mục như sau:
- Các hạng mục chính: Xây dựng nhà học + chức năng 2 tầng 6 phòng,
- Các hạng mục phụ trợ gồm: San nền, cổng, tường rào; nhà để xe, sân đường nội bộ, hệ thống thu gom nước mưa, nước thải; hệ thống cấp điện, cấp nước, PCCC.
(3). Loại hình dự án: Dự án “Nhà học + chức năng 2 tầng 6 phòng và các hạng mục phụ trợ trường mầm non” thuộc nhóm dự án công trình dân dụng được phân loại theo tiêu chí nhóm C.
1.2. Các hạng mục công trình của dự án
Trên tổng diện tích 5.000m2, quy mô các hạng mục công trình của dự án như sau:
Bảng 1: Quy mô các hạng mục công trình
TT |
Hạng mục |
Số tầng |
Diện tích (m2) |
Diện tích sàn (m2) |
I |
Hạng mục công trình chính |
|
|
|
1 |
Nhà học + Chức năng 2 tầng 6 phòng |
2 |
489 |
978 |
II |
Hạng mục công trình phụ trợ |
|
|
|
1 |
Khu bếp + chia soạn thức ăn |
1 |
120 |
120 |
2 |
Sân đường nội bộ |
- |
743 |
743 |
3 |
Đất dự trữ |
|
1.911 |
|
+ |
Nhà học + các nhà chức năng (Giai đoạn sau |
2 |
489 |
|
+ |
Sân đường nội bộ (Giai đoạn sau) |
- |
1.390 |
|
+ |
Bể nước ngầm PCCC (Giai đoạn sau) |
- |
23 |
|
+ |
Nhà đặt máy bơm PCCC(Giai đoạn sau) |
- |
9 |
|
+ |
Cổng trường (Giai đoạn sau) |
- |
|
|
+ |
Tường rào thoáng (Giai đoạn sau) |
- |
|
|
+ |
Tường rào kín(Giai đoạn sau) |
- |
|
|
III |
Hạng mục công trình bảo vệ môi trường |
|
|
|
1 |
Hệ thống bể xử lý nước thải 20m3/ngày.đêm |
|
35 |
35 |
2 |
Hệ thống thoát nước mưa |
|
01 HT |
- |
3 |
Hệ thống thu gom thoát nước thải |
|
01 HT |
- |
4 |
Khu vực tập kết chất thải rắn |
|
6 |
6 |
5 |
Cây xanh |
- |
1.696 |
- |
Tổng |
|
5.000 |
5.489 |
1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án.
1.3.1. Giai đoạn triển khai xây dựng.
Tổng khối lượng nguyên, vật liệu chính trong quá trình thi công ước tính khoảng 21.624 tấn.
Bảng 2: Khối lượng nguyên, vật liệu chính của dự án
STT |
Nguyên vật liệu |
Đơn vị |
Khối lượng |
Khối lượng riêng |
Quy ra tấn |
I |
Bùn, đất từ quá trình bóc tách tầng đất mặt |
m3 |
661 |
1,4 tấn/m3 |
≈ 925 |
II |
Cát san nền |
m3 |
5.950 |
1,3 tấn/m3 |
7.735 |
III |
Nguyên vật liệu xây dựng |
≈ 12.964 |
|||
1 |
Thép |
tấn |
21,5 |
- |
21,5 |
2 |
Gạch thẻ |
viên |
1.870 |
1,6 kg/viên |
3 |
3 |
Gạch Block |
m2 |
1.988,5 |
120 kg/m2 |
238,6 |
4 |
Gạch bê tông không nung |
viên |
55.244 |
9kg/viên |
497,2 |
5 |
Cát đen, cát vàng |
m3 |
5.896 |
1,3 tấn/m3 |
7.644,8 |
6 |
Đá (đá dăm, đá hộc,...) |
m3 |
2.824 |
1,5 tấn/m3 |
4.236 |
7 |
Xi măng |
tấn |
252,8 |
- |
252,8 |
8 |
Cấu kiện bê tông đúc sẵn cho hệ thống thoát nước mưa, nước thải,... |
tấn |
70 |
- |
70 |
|
Tổng I+II+III |
|
|
|
≈ 21.624 |
Theo hồ sơ dự toán chi phí xây dựng của dự án:Xây dưng điểm đón trả khách kinh doanh dịch vụ và bến xe tĩnh Thành Nam)
- Phương án cung cấp nguyên, vật liệu phục vụ thi công xây dựng:
Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng do nhà thầu cung cấp vận chuyển đến chân công trình. Toàn bộ vật tư, nguyên vật liệu xây dựng công trình do nhà thầu cung cấp phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng của công trình do bên thiết kế và chủ đầu tư quy định. Chủ đầu tư cam kết sẽ giám sát và phối hợp chặt chẽ với nhà thầu vận chuyển trong quá trình thực hiện các biện pháp giảm thiểu bụi và khí thải phát sinh.
* Nhu cầu sử dụng nước
* Giai đoạn thi công xây dựng dự án:
- Nước cấp sinh hoạt: Theo TCXDVN 33:2006 Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế, lượng nước cần cung cấp cho công nhân lao động là 60 lít/người/ngày, tương ứng với nhu cầu sử dụng nước của 25 công nhân ước tính khoảng: 25 người x 60 lít/người/ngày = 1,5 m3/ngày.
- Nước cấp cho hoạt động xây dựng:
+ Rửa các thiết bị, dụng cụ xây dựng: 1 m3/ngày.
+ Vệ sinh, xịt rửa thùng xe trộn bê tông: 0,5 m3/ngày.
Do vậy, lượng nước sử dụng trung bình trong giai đoạn thi công xây dựng dự án là 3 m3/ngày
1.3.2. Giai đoạn vận hành
Bảng 10. Tổng hợp máy móc thiết bị, nguyên nhiên, vật liệu sử dụng cho từng loại hình dự án
* Giai đoạn vận hành dự án:
- Nước cấp sinh hoạt: Theo TCVN 4513:1988 Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế, khi trường học đi vào hoạt động, lượng nước cần cung cấp cho học sinh, giáo viên là 40 lít/người/ngày, tương ứng với nhu cầu sử dụng nước của 20 giáo viên và 300 học sinh ước tính khoảng: (20 + 300) người x 40 lít/người/ngày = 12,8 m3/ngày
- Nước tưới cây xanh: Tổng diện tích cây xanh trong khuôn viên trường là 1.696 m2, với định mức nước 6 lít/m2 cây xanh tương ứng với lượng nước sử dụng 10,18m3/ngày.
Nhu cầu sử dụng nước tưới cây là không thường xuyên. Do vậy, lượng nước sử dụng trung bình trong giai đoạn vận hành dự án là 12,8 m3/ngày; lượng nước sử dụng cao nhất là: 23m3/ngày.
* Cấp điện
Nguồn điện cấp cho khu đất quy hoạch đấu nối cấp điện tại cột 1.1 đường dây 0,4 kV do Điện lực Hải Hậu quản lý. Khi dự án đi vào hoạt động ổn định, lượng điện sử dụng cho trường học dự kiến khoảng 2.000 kW/tháng.
1.3.3. Quy trình hoạt động, quy mô của dự án.
* Quy trình hoạt động của dự án
Quy trình hoạt động của Dự án: Chủ dự án thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng khu đất à Triển khai xây dựng hoàn thiện dự án à Đưa công trình vào khai thác sử dụng.
1.5. Các tác động môi trường chính của dự án.
TT |
Hoạt động |
Các hạng mục công trình |
Các tác động xấu đến môi trường |
I |
Giai đoạn thi công xây dựng |
||
1 |
Bóc tách tầng đất mặt |
- Diện tích bóc tách: 3.304m2. - Chiều cao bóc tách trung bình: 0,2 m. - Khối lượng đất mặt bóc tách: 661 m3. |
- Bụi, khí thải, hơi mùi phát sinh từ hoạt động san lấp mặt bằng, vận chuyển nguyên vật liệu, hoạt động của các phương tiện thi công đầm, nén, trộn, bốc xúc, vận chuyển nguyên vật liệu… - Nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân tham gia thi công, nước thải từ các hoạt động thi công và nước mưa chảy tràn. - Chất thải rắn bao gồm: Rác thải sinh hoạt, chất thải rắn xây dựng và chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động thi công. |
2 |
San lấp mặt bằng |
- Diện tích san nền: 5.000m2; Chiều cao san lấp so với cos hiện trạng là 1,6m - Khối lượng cát san nền khu đất cây xanh là: 1.456 m3 - Khối lượng cát san nền: 4.493m3. |
|
3 |
Thi công xây dựng |
Xây dựng Nhà học + nhà chức năng 2 tầng 6 phòng, Các hạng mục phụ trợ gồm: Khu bếp,; Sân đường nội bộ; Hệ thống thoát nước mưa và nước thải; Hệ thống cấp nước sạch; Hệ thống cấp điện… |
|
II |
Giai đoạn dự án đi vào khai thác |
||
1 |
Vận hành trường học |
- |
- Bụi, khí thải, hơi mùi phát sinh từ hoạt động giao thông, từ hệ thống điều hòa, khu tập trung rác thải, hệ thống bể xử lý nước thải… - Nước thải sinh hoạt từ các nhà vệ sinh tại khối phòng học và nhà hiệu bộ. - Chất thải rắn bao gồm: Rác thải sinh hoạt và chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của giáo viên và học sinh. |
1.6. Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh từ dự án.
1.6.1. Quy mô, tính chất của bụi, khí thải:
* Giai đoạn thi công xây dựng:
- Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động: san lấp mặt bằng, bóc tách tầng đất mặt, san lấp mặt bằng, từ các thiết bị máy móc hoạt động trên công trường (xe tải, máy xúc, máy cắt, máy đầm,...) và phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu; Thành phần ô nhiễm: bụi, khí SO2, CO2, NO2, Hydrocacbon...
- Hơi mùi, khí thải phát sinh từ sự phân huỷ các chất thải, rác thải trên công trường thi công như: CH4, NH3, H2S,...
* Giai đoạn vận hành:
- Từ các hoạt động giao thông vận tải: Bụi, khí thải phát sinh có thành phần chính bao gồm: Bụi, NOx, SO2, COx, hyđrocacbon,…
- Từ khu lưu giữ chất thải, khu xử lý nước thải sinh hoạt: Thành phần hơi mùi, khí thải gồm CH4, NH3, H2S ... phát sinh từ sự phân huỷ các chất hữu cơ trong chất thải, nước thải.
1.6.2. Quy mô, tính chất của nước thải
* Giai đoạn thi công xây dựng:
- Nước thải từ hoạt động thi công xây dựng: Phát sinh chủ yếu là nước thải từ công đoạn rửa cát, đá xây dựng, bảo dưỡng, vệ sinh máy móc, thiết bị tham gia thi công. Thành phần ô nhiễm: chất rắn lơ lửng, độ đục... Lượng phát sinh khoảng 1,5 m3/ngày.
- Nước thải sinh hoạt của công nhân thi công: 1,5 m3/ngày.đêm. Thành phần ô nhiễm: Chất rắn lơ lửng (TSS), BOD5, COD, Tổng N, Tổng P, Coliform...
- Nước mưa chảy tràn trên công trường: Thành phần Tổng nitơ, phospho, COD, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), với lượng nước thải phát sinh khoảng: 9.030m3/năm.
* Giai đoạn vận hành:
- Nước thải sinh hoạt phát sinh với tổng lượng khoảng 12,8 m3/ngày.đêm. Thành phần gồm: BOD5, COD, Chất rắn lơ lửng, chất hoạt động bề mặt, dầu mỡ động thực vật, sunfua, Amoni, Tổng N, Tổng P, Coliform,...
- Nước mưa chảy tràn qua khu vực: Thành phần Tổng nitơ, phospho, COD, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), … với lượng nước thải phát sinh khoảng: 9.030m3/năm.
1.6.3. Quy mô, tính chất của chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại:
* Giai đoạn thi công xây dựng:
- Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân tham gia thi công chủ yếu là giấy vụn, túi nilon, bìa carton, vỏ hoa quả, phần thức ăn thừa,... khoảng 10 kg/ngày.
- Chất thải rắn thông thường:
+ Khối lượng tầng đất mặt bóc tách: 925tấn.
+ Khối lượng chất thải rắn xây dựng (Bao gồm đất đá rơi vãi, sắt thép vụn, gỗ côtpha, dây thừng, thùng chứa,...): 6,87 tấn.
- Chất thải nguy hại:
+ Dầu thải phát sinh khoảng 150lít/giai đoạn;
+ Giẻ lau, găng tay dính dầu mỡ, sơn thải, bao bì chứa sơn thải, que hàn thải phát sinh khoảng 20kg/giai đoạn.
* Giai đoạn vận hành:
- Chất thải rắn:
+ Chất thải rắn sinh hoạt của giáo viên và học sinh: 64 kg/ngày.
+ Rác thải công cộng: 9,6 kg/ngày.
+ Vật liệu lọc thải từ hệ thống bể xử lý nước thải sinh hoạt: 127 kg/lần thay thế.
+ Bùn thải từ hệ thống bể xử lý nước thải sinh hoạt: 120kg/năm.
- Chất thải nguy hại khoảng 0,064 kg/ngày. Thành phần CTNH chủ yếu gồm: Pin thải, bóng đèn huỳnh quang thải, đồ điện tử hỏng,...
1.7.1. Công trình, biện pháp thu gom và xử lý nước thải:
* Giai đoạn thi công xây dựng:
Chủ dự án sẽ phối hợp với nhà thầu thi công thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường như sau:
- Đối với nước thải sinh hoạt:
+ Chủ thầu xây dựng sẽ ưu tiên tuyển dụng công nhân địa phương có điều kiện tự túc ăn ở để hạn chế phát sinh nước thải trên công trường. Tổ chức nhân lực hợp lý theo từng công đoạn thi công.
+ Đơn vị thi công sẽ tiến hành lắp đặt 02 nhà vệ sinh di động đơn buồng (2m3/bể chứa chất thải/nhà vệ sinh). Chủ dự án sẽ thuê đơn vị có chức năng thu gom và xử lý hàng ngày.
- Đối với nước thải thi công, xây dựng:
+ Đơn vị thi công khai thông tuyến thoát nước tự nhiên có trong khu vực dự án và đào rãnh thu gom nước xung quanh chân công trình để thoát nước dẫn ra mương tiêu nội đồng phía Nam dự án. Nước thải sau thu gom sẽ chảy qua 01 hố ga lắng cặn kích thước (1,2x1,2x1,5)m, thể tích khoảng 2,1m3.
+ Thường xuyên nạo vét cặn lắng trong hố ga, nước thải tái sử dụng để dập bụi.
- Đối với nước mưa chảy tràn: Chủ dự án sẽ tiến hành che chắn nguyên vật liệu tập kết tại công trường để hạn chế nước mưa cuốn trôi các tạp chất bẩn; Bố trí hố ga lắng cặn và rãnh tiêu thoát nước kịp thời trước khi thải ra mương tiêu nội đồng phía Nam dự án, tránh hiện tượng ngập úng cục bộ. Cử công nhân thu dọn các chất thải rắn, phế liệu sau mỗi ngày làm việc.
* Giai đoạn vận hành
- Đối với nước mưa:
+ Chủ dự án đầu tư xây dựng hệ thống thu gom nước mưa tách riêng với hệ thống thu gom, xử lý nước thải. Nước mưa được gom và thải ra mương tiêu phía Nam của dự án qua 2 cửa xả.
- Đối với nước thải:
- Dự án xây dựng hệ thống thu gom, thoát nước mưa, tách riêng hệ thống thu gom, xử lý nước thải;
- Xây dựng 01 bể tự hoại:
+ Nhà học và các phòng chức năng: 01 bể có thể tích 30 m3;
- Nước thải sau khi được xử lý sơ bộ tại bể tự hoại sẽ theo đường ống PVC D110 dẫn về hệ thống bể xử lý nước thải sinh hoạt 15 m3/ngày.đêm để xử lý đảm bảo đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt trước khi theo đường ống D110 dài 30m chảy ra mương tiêu nội đồng cách dự án 30m về phía Đông tại 01 điểm xả.
Quy trình xử lý nước thải của hệ thống bể xử lý nước thải sinh hoạt như sau:
Nước thải à Ngăn thu gom à Ngăn yếm khí à Ngăn lắng à Ngăn lọc à Ngăn lọc à Ngăn khử trùng à Hố ga (Nước thải đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) theo đường ống PVC D110 à Mương tiêu nội đồng cách dự án 30 m phía Đông qua 01 cửa xả
1.7.2. Biện pháp giảm thiểu hơi mùi, khí thải:
* Giai đoạn thi công xây dựng:
Chủ dự án sẽ phối hợp với nhà thầu thi công thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường như sau:
- Sử dụng tôn hoặc bạt chắn cao 2,5m để bao quanh khuôn viên khu vực xây dựng dự án để hạn chế bụi, khí thải ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- Thường xuyên phun ẩm khu vực xây dựng để hạn chế bụi, khí thải ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- Xe chở và bãi tập kết nguyên liệu được che chắn để giảm bụi, xe không chở quá tải, không dùng phương tiện, máy móc cũ, hỏng phát sinh nhiều khí thải.
- Không làm việc vào những giờ nghỉ ngơi từ 22h hôm trước đến 6h sáng ngày hôm sau và từ 11h đến 13h.
1.7.3. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông thường, CTNH:
* Giai đoạn thi công xây dựng:
Chủ dự án sẽ phối hợp với nhà thầu thi công thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường như sau:
+ Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom trong 02 thùng rác lưu động (100 lít/thùng) và hợp đồng với đội thu gom rác thải của thị trấn thu gom, vận chuyển đưa đi xử lý tại khu xử lý rác thải của thị trấn.
+ Chất thải xây dựng: Đá, gạch vỡ, vữa tường, bê tông thải được tận dụng để san lấp mặt bằng; Sắt, thép, gỗ, đường ống cấp nước, dây điện...thải bán tận thu cho cơ sở tái chế; Tầng đất mặt bóc tách được tận dụng làm đất trồng cây xanh trong khu vực dự án.
- CTNH thu gom vào 04 thùng chứa riêng biệt (50 lít/thùng), đặt trong khu vực có diện tích 5m2 có mái che bố trí gần khu vực kho chứa sắt thép, xi măng trong khu vực dự án ; Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom đưa đi xử lý
* Giai đoạn vận hành:
- Chất thải rắn thông thường:
+ Chất thải sẽ được thu gom tập trung về 05 thùng chứa có nắp đậy, thể tích 120 lít/thùng đặt tại hành lang của nhà học. Việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sẽ được hợp đồng với đội thu gom rác thải của xã Nghĩa Hải
+ Đối với chất thải rắn là vật liệu lọc (sỏi cuội, cát, than hoạt tính) từ hệ thống bể xử lý nước thải sinh hoạt sẽ được hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom xử lý theo quy định.
+ Bùn thải từ hệ thống bể xử lý nước thải sinh hoạt được lưu giữ ngay trong các ngăn xử lý và quản lý như chất thải thông thường. Định kỳ hàng năm sẽ được hợp đồng với đơn vị có chức năng đến hút bỏ (bằng xe bồn) và mang đi xử lý.
- Chất thải nguy hại: Bố trí 03 thùng chứa chất thải nguy hại có thể tích 50 lit/thùng đặt tại gầm cầu thang nhà học + chức năng để thu gom, lưu giữ CTNH. Các thùng chứa được dán tên loại chất thải, mã CTNH theo quy định và ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH theo đúng quy định.
>>> XEM THÊM: Dự án đầu tư xây dựng trường học phổ thông cơ sở và trung học
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com