Báo cáo ĐTM dự án Đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng bến phà

Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng bến phà. Mục tiêu đẩy mạnh khả năng thông hành qua bến phà, góp phần hạn chế tình trạng ùn tắc tại các đầu bến phà. Hoàn thiện các điều kiện cần thiết phục vụ đi lại của nhân dân và du khách, đồng thời đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại bến phà.

Ngày đăng: 30-09-2024

28 lượt xem

MỤC LỤC.................................................................................................... 1

DANH MỤC BẢNG............................................................................................. 4

DANH MỤC HÌNH........................................................................................... 5

DANH MỤC VIẾT TẮT.................................................................................. 6

MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 7

1. Xuất xứ của dự án.......................................................................................... 7

1.1.   Thông tin chung về dự án......................................................................... 7

1.2.   Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư (đối với dự án phải có quyết định chủ trương đầu tư),

báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án......... 8

1.3.   Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh

, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác

, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan.   8

2.   Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường............. 9

2.1.  Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM... 9

2.2.   Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án..... 12

2.3.   Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM.       12

3.   Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường............................... 12

3.1.   Đơn vị chủ trì lập báo cáo ĐTM............................................................ 13

3.2.   Đơn vị tư vấn lập báo cáo.................................................................. 13

4.   Phương pháp đánh giá tác động môi trường...................................... 15

4.1.   Phương pháp ĐTM................................................................................. 15

4.2.   Phương pháp khác............................................................................... 15

5.   Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM.............................................. 16

5.1.   Thông tin về dự án:.................................................................. 16

5.2.   Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường:    19

5.3.   Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án:      19

5.4.   Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án:................ 20

5.5.  Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án: Các nội dung, yêu cầu,

tần suất, thông số giám sát ứng với từng giai đoạn của dự án....... 24

CHƯƠNG 1: THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN............................... 25

1.1.   Thông tin về dự án......................................................... 25

1.2.   Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án............. 34

1.3.   Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước các sản phẩm của dự án.... 40

1.4.   Công nghệ sản xuất, vận hành.............................................................. 42

1.5.   Biện pháp tổ chức thi công.......................................................................... 42

1.6.   Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án..................... 50

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN....... 51

2.1.   Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội............................................................. 51

2.2.   Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án. 59

2.3.   Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án      66

2.4.   Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án....................................... 67

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT

CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG.......... 68

3.1.  Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công dự án......... 68

3.2.  Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành...... 103

3.4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG       103

3.5. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo. 104

Chương 4. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC... 105

CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG   106

5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN................ 106

5.2. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án................. 109

CHƯƠNG 6. KẾT QUẢ THAM VẤN........................................... 110

1.   KẾT LUẬN........................................................................ 111

2.   KIẾN NGHỊ.................................................................... 111

3.   CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ................. 111

PHỤ LỤC................................................ 114

MỞ ĐẦU

1.Xuất xứ của dự án

1.1.Thông tin chung về dự án

Từ ngày 1/3/2024, bến phà Đồng Bài đã chính thức đi vào hoạt động, đưa khách từ đất liền thành phố Hải Phòng ra đảo Cát Bà. Được xây dựng khang trang, có diện tích gấp 1,5 lần so với bến phà cũ (bến Gót), bến phà mới được kỳ vọng sẽ khắc phục tình trạng ùn tắc, tạo thuận lợi cho người dân và du khách đến với đảo Cát Bà, nhất là vào mùa cao điểm. Theo Công ty Cổ phần đảm bảo giao thông đường thủy Hải Phòng, mỗi ngày sẽ có 23 chuyến phà đưa người dân và du khách từ bến Đồng Bài ra đảo Cát Bà và 23 chuyến ngược lại xuất phát từ bến Cái Viềng đưa khách về đất liền. Bến phà phục vụ du khách liên tục từ 5h sáng đến 18h30 phút hàng ngày. Vào những ngày đông khách, bến phà sẽ chủ động bố trí tăng số chuyến để phục vụ hành khách. Hiện đang có 9 phà đang hoạt động tại phà Gót chuyển sang bến phà  Đồng Bài (5 phà to và 4 phà nhỏ): 4 phà lớn chở 12 ôtô, 200 khách; một phà tự hành chở 9 ôtô, hơn 100 khách và 4 phà loại nhỏ chở được 4 ôtô con. Mỗi chuyến phà chạy khoảng 20 phút.

Trong 2 tháng năm 2024, Cát Bà đón hơn 240.000 lượt du khách, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khách quốc tế đạt hơn 150.000 lượt, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ. Qua đó cho thấy, du lịch Cát Bà đang ngày càng phát triển mạnh mẽ…

Theo kiểm tra thực tế tại thời điểm hiện tại, mặt bến phà Đồng Bài có thể cập được 2 phà cùng lúc, bến phà Cái viềng có thể cập được 3 phà cùng lúc, với điều kiện kết cấu hạ tầng bến phà như vậy ảnh hưởng đến năng lực vận chuyển hành khách nên thường xuyên gây ra tình trạng ùn tắc.

Mặt khác sau khi chuyển hoạt động từ bến phà Gót sang bến phà Đồng Bài thì các cơ sở vật chất của Công ty Cổ phần đảm bảo giao thông đường thủy Hải Phòng tại bến phà Đồng Bài như nhà chờ, khu vệ sinh, kho chứa… không có nên đã gây khó khăn cho quá trình hoạt động và làm việc của cán bộ công nhân viên cũng như thiếu cơ sở vật chất phục vụ nhân dân. Phía bên bến phà Cái Viềng hiện tại mặt bến xuống cấp nghiêm trọng, sụt lún, chênh cốt so với đường dẫn đến không đảm bảo về an toàn giao thông, nhiều vị trí bong rộp, ổ gà; khu vệ sinh quá nhỏ, chỉ sử dụng được 2 đến 3 người cùng lúc; khu nhà chờ hư hỏng nặng, mái bị dột, tường ẩm mốc, ngấm nước, hệ thống dầm, khung thép bị han gỉ, hư hỏng gây nguy hiểm nhất là trong mùa mưa bão.

Nhận thấy năng lực vận chuyển của cụm bến phà còn hạn chế, khó đảm bảo trong thời gian tới, đặc biệt vào mùa du lịch cao điểm sắp tới do đó thực hiện đầu tư xây dựng mở rộng đường lên xuống phà và vỉa hè; nhà nghỉ cho người lao động; kho nhiên liệu, vật tư máy móc thiết bị và các công trình phụ trợ khác phục vụ bến Phà Đồng Bài; thực hiện đầu tư xây dựng mở rộng phần bến phà Đồng Bài và Cái Viềng để tăng số lượng phà cập cùng một lúc là vô cùng cấp bách và cần thiết.

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, đồng thời tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội thì Hội đồng nhân dân huyện Cát Hải đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng bến phà Đồng Bài, bến phà Cái Viềng và các công trình phụ trợ thông qua nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 28/6/2024.

Vị trí thực hiện dự án nằm ngoài khu vực di sản thiên nhiên thế giới (nằm ngoài vùng lõi) và nằm ngoài vùng đệm của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà. Khu vực bến phà Cái Viềng thuộc xã Phù Long, huyện Cát Hải và các công trình phụ trợ nằm trong khu vực bảo vệ II của di tích quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh Quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải. Khu vực bến phà Đồng Bài nằm ngoài khu vực bảo vệ của di tích quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh Quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải.

Căn cứ theo Mục số 7, Phụ lục IV, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Bảo vệ môi trường, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Cát Hải đã phối hợp với đơn vị tư vấn lập Báo cáo ĐTM Dự án Đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng bến phà Đồng Bài, bến phà Cái Viềng và các công trình phụ trợ trình UBND thành phố Hải Phòng thẩm định, phê duyệt.

CHƯƠNG 1: THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1.Thông tin về dự án

1.1.1 Tên dự án

Dự án Đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng bến phà và các công trình phụ trợ.

1.1.2.Chủ dự án

Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện

Địa chỉ liên hệ: .........đường Hà Sen, Thị trấn Cát Bà, Huyện Cát Hải.

Người đại diện: .........Chức vụ: Giám đốc

Nguồn vốn: Ngân sách huyện (vốn đầu tư công – nguồn vốn ngân sách thành phố cấp bổ sung cho ngân sách huyện.

Tổng mức đầu tư 98.504.000.000 đồng (Chín mươi tám tỷ, năm trăm linh bốn triệu đồng chẵn)

1.1.3.Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án

Dự án Đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng bến phà và các công trình phụ trợ được triển khai tại khu vực bến phà .....xã Phù Long, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.

1.1.1.Hiện trạng khu đất thực hiện dự án

 Hiện trạng khu đất thực hiện dự án bến phà Đồng Bài:

  • Các hạng mục triển khai trên bến Đồng Bài gồm thực hiện mở rộng phần mũi và mặt bến, nạo vét khơi thông luồng lạch để tạo điều kiện thuận lợi cho phà cập bến, Xây tường chắn bê tông cốt thép chắn đất từ đường mở rộng ra đến tấm bê tông chắn sóng phần mở rộng dài 112,4m, lắp dựng viên chắn sóng bên trái mũi bến hướng ra biển để tạo mặt bằng cho phà có thể cập vào mặt bên; Mở rộng phần đường lên xuống phà; Xây dựng nhà chờ và các công trình phụ trợ. Tất cả các hạng mục công trình này đều được triển khai trên phần đất trống hoặc đất mặt nước không có công trình hiện trạng.
  • Đối với phần bến phà cập mũi, đường dẫn, cải tạo mặt bến cũ thực hiện mở rộng phần mũi và mặt bến, cải tạo, nâng cấp toàn bộ mặt bến cũ, mở rộng đường lên xuống phà, bù vênh phần đường dẫn cũ, nạo vét khơi thông luồng lạch để tạo điều kiện thuận lợi cho phà cập bến; Cải tạo nhà chờ hiện trạng và xây dựng mới nhà vệ sinh. Phần đường dẫn mở rộng, phần mũi và mặt bến mở rộngnhà vệ sinh xây mới được thực hiện trên phần đất đất trống hoặc đất mặt nước không có công trình hiện trạng.

Hiện trạng các công trình đã có của 2 bến phà như sau:

TÊN HẠNG MỤC

ĐỒNG BÀI

CÁI VIỀNG

Bến mũi

Bến mũi phà Đồng Bài có chiều rộng 35m và chiều dài 35,9m. Cao độ từ -1,8 đến +2,15

Bến mũi phà Cái Viềng có chiều rộng 26m và chiều dài 45m. Cao độ từ -1,5 đến +2,29

Đường ra vào bến phà

Đường ra vào bến rộng 14m đang bố trí 3 làn vào và 1 làn ra. Cao độ từ +3,5 đến +3,6

Đường ra vào bến rộng khoảng 23m bố trí đường vào bến hôn hợp rộng 14m và đường ra bố trí làn hỗn hợp rộng 9m. Cao độ từ

+2,15 đến +2,5

Chỗ đỗ xe dịch vụ đợi khách

Đang kết hợp cùng đường ra vào bến. Cao độ từ +3,5 đến +3,6

Có chỗ đỗ rộng khoảng hơn 650m2 cho xe dịch vụ. Cao độ từ +1,5 đến +1,9

Nhà chờ

Không có.

Nhà chờ đã có và xuống cấp, không có chỗ ngồi chờ đủ cho các hành khách.

Nhà vệ sinh

Không có

Không có khu vệ sinh cho khách

Một số hình ảnh các công trình hiện trạng tại 2 bến

1.1.2.Khoảng cách từ các điểm thực hiện dự án tới khu dân cư và các khu vực có yếu tố nhạy cảm môi trường

Bến phà Đồng Bài cách khu dân cư thôn Chấn khoảng 300m

Bến phà Cái Viềng cách khu dân cư gần nhất khoảng 2km.

Vị trí thực hiện dự án nằm ngoài khu vực di sản thiên nhiên thế giới (nằm ngoài vùng lõi) và nằm ngoài vùng đệm của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà. Khu vực bến phà Cái Viềng thuộc xã Phù Long, huyện Cát Hải và các công trình phụ trợ nằm trong khu vực bảo vệ II của di tích quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh Quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải. Khu vực bến phà Đồng Bài nằm ngoài khu vực bảo vệ của di tích quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh Quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải.

Căn cứ theo điểm c Khoản 1 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, yếu tố nhạy cảm của dự án là: Dự án có có sử dụng đất, đất có mặt nước của khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc gia, quốc gia đặc biệt (<10ha) theo quy định của pháp luật về đất đai.

1.1.3.Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất của dự án

Mục tiêu:

Đẩy mạnh khả năng thông hành qua bến phà Đồng Bài và bến phà Cái Viềng, góp phần hạn chế tình trạng ùn tắc tại các đầu bến phà. Hoàn thiện các điều kiện cần thiết phục vụ đi lại của nhân dân và du khách, đồng thời đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại bến phà.

Loại hình dự án: Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông

Quy mô dự án:

  • Dự án nhóm B (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công) và thuộc nhóm II theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ- CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ.
  • Loại, cấp công trình chính: Công trình Giao thông, cấp II.
  • Diện tích đất chiếm dụng theo ranh giới: 15.146m2. Dự án Đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng bến phà Đồng Bài, bến phà Cái Viềng và các công trình phụ trợ bao gồm các nội dung sau:

+ Tại Bến phà Đồng Bài: Đối với phần bến phà cập mũi thực hiện mở rộng phần mũi và mặt bến, nạo vét khơi thông luồng lạch để tạo điều kiện thuận lợi cho phà cập bến, Xây tường chắn bê tông cốt thép chắn đất từ đường mở rộng ra đến tấm bê tông chắn sóng phần mở rộng dài 112,4m, lắp dựng viên chắn sóng bên trái mũi bến hướng ra biển để tạo mặt bằng cho phà có thể cập vào mặt bên; Mở rộng phần đường lên xuống phà; Xây dựng nhà chờ và các công trình phụ trợ

+ Tại bến phà Cái Viềng: Đối với phần bến phà cập mũi, đường dẫn, cải tạo mặt bến cũ thực hiện mở rộng phần mũi và mặt bến, cải tạo, nâng cấp toàn bộ mặt bến cũ, mở rộng đường lên xuống phà, bù vênh phần đường dẫn cũ, nạo vét khơi thông luồng lạch để tạo điều kiện thuận lợi cho phà cập bến; Cải tạo nhà chờ hiện trạng và xây dựng mới nhà vệ sinh.

1.2.Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

Các hạng mục công trình

Bảng 2. Diện tích sử dụng đất của dự án

TT

Tên danh mục

Đơn vị

Khối lượng

A

Bến phà Đồng Bài

 

8089

1

Diện tích đường, hè đường vào bến phà

m2

5811

2

Diện tích mặt phà làm mới

m2

690

3

Diện tích bố trí tường chắn sóng

m2

160

4

Diện tích bố trí nhà chờ

m2

1428

B

Bến phà Cái Viềng

 

7057

1

Diện tích đường tôn tạo

m2

3539

2

Diện tích đường dẫn mở rộng

m2

545

3

Diện tích bố trí tường chắn sóng

m2

410

4

Diện tích bến phà mở mới

m2

808

5

Diện tích bến phà cải tạo nâng cấp

m2

1290

6

Diện tích nhà chờ cải tạo

m2

369

7

Diện tích xây nhà vệ sinh

m3

96

TỔNG CỘNG

15.146

Bến phà Đồng Bài

Phần bến phà cập mũi

Mở rộng phần mũi và mặt bến theo dạng hình thang có chiều dài 61m, chiều rộng thay đổi từ 6m đến 15m phần mũi bến, diện tích 690m2. Giải pháp thiết kế: Bến phà dạng bệ cọc cao đài mềm gồm hệ thống dầm, bản bằng BTCT B30-W10, trên nền cọc đóng 40x40cm BTCT mác 30Mpa, chiều dài cọc 32m;

Nạo vét khơi thông luồng lạch để tạo điều kiện thuận lợi cho phà cập bến. Diện tích nạo vét khoảng 10.000m2, chiều sâu nạo vét trung bình là 1,5m. Mái dốc nạo vét phía khu nước m=10, phía gầm bến m=3;

Xây tường chắn bê tông cốt thép chắn đất từ đường mở rộng ra đến tấm bê tông chắn sóng phần mở rộng dài 112,4m. Giải pháp thiết kế: Tường chắn có kết cấu bằng hàng cọc đóng 40x40cm BTCT mác 30Mpa và phần đài tường chắn bằng BTCT đổ tại chỗ.

Lắp dựng viên chắn sóng bên trái mũi bến hướng ra biển để tạo mặt bằng cho phà có thể cập vào mặt bên.

Phần đường lên xuống phà

Mở rộng đường lên xuống bến, mặt đường bê tông nhựa rộng 7m (2 làn đường); Xử lý nền đất yếu bằng cọc đất gia cố xi măng D1000, mạng hình vuông 2,0m, chiều sâu xử lý 15m; vỉa hè trái tuyến rộng 3m, xây dựng hệ thống thoát nước mặt D600 dưới vỉa hè, mặt vỉa hè lát gạch terrazzo, trồng cây xanh.

Giải pháp thiết kế:

  1. Kết cấu nền, mặt đường gồm các lớp theo thứ tự từ dưới lên như sau:

+ Đắp cát chọn lọc K=0,95 cho đến lớp kết cấu nền đường.

+ Đắp đất núi nền đường K=0,98 dày 30cm.

+ Đắp cấp phối đá dăm loại 2 dày 33cm.

+ Đắp cấp phối đá dăm loại 1 dày 18cm.

+ Đắp bê tông nhựa C19 dày 7cm.

+ Đắp bê tông nhựa C12,5 dày 5cm.

+ Lót vữa M75 dày 2cm.

+ Móng bê tông xi măng M150 đá 2x4 dày 10cm.

Bó hè: Được xây bằng gạch chỉ, chiều dày 11cm, vữa XM mác 75; Trát mặt bó hè bằng vữa xi măng M75, dày 1cm (Chi tiết xem trên bản vẽ cấu tạo).

Lát hè: Sử dụng lát vỉa hè bằng gạch Terrazzo màu ghi sáng kích thước LxBxH = 40 x 40 x 3cm khứa bề mặt (Chi tiết xem trên bản vẽ cấu tạo)

+ Gạch terrazzo KT 40x40x3cm.

+ Lót vữa M75 dày 2cm.

+ Móng bê tông xi măng M150 đá 2x4 dày 10cm.

+ Lớp cấp phối đá dăm loại 1 dày 15cm.

+ Hè đường đắp đất núi và đất tận dụng chọn lọc.

  1. Công trình đảm bảo an toàn giao thông

Hệ thống biển báo hiệu điều khiển giao thông và vạch kẻ sơn trên mặt đường. Trên tuyến đường sử dụng vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), dạng vạch đơn, đứt nét, bề rộng 15cm dày 2mm, vạch giới hạn mép ngoài phần đường xe chạy, vạch dành cho người đi bộ….

+ Cấu tạo biển báo hiệu: Quy cách cột treo biển báo, biển báo và sơn kẻ mặt đường tuân thủ theo Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT.

  1. Hệ thống thoát nước

- Sử dụng hệ thống cống thoát nước D600 thoát nước dọc tuyến. Hệ thống thoát nước mưa thiết kế đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của khu vực.

+ Ống cống sử dụng ống cống BTCT D600 đúc ly tâm mác 300, tải trọng thiết kế HL93, chiều dài 2m/đốt cống.

+ Mối nối cống dùng mối nối bằng gioăng cao su, chít vữa mối nối.

+ Móng cống bằng các khối BTCT M250 đá 1x2.

+ Mỗi đoạn cống 2,0m được kê trên 3 đế cống.

+ Móng cống lót đá 4x6 dày 10cm.

Ga có tác dụng thu nước mặt, thiết kế chi tiết như sau:

+ Ga thu xây bằng gạch không nung, vữa xi măng M75, trát trong vữa XM M75, dày 2cm.

+ Lót móng ga bằng đá 4x6 dày 10cm.

+ Đáy ga bằng bê tông M200 đá 1x2, láng vữa XM M75 dày 2cm.

+ Tấm đan ga đúc sẵn bằng bê tông cốt thép M250 đá 1x2.

+ Nắp ga composite.

  1. Trồng cây xanh trên vỉa hè để tạo cảnh quan và bóng mát cho người đi bộ, khoảng cách 20m/1 cây.
  2. Giải pháp bố trí chiếu sáng:

Sử dụng loại cột thép cao 8m cần đơn, cần vươn 1,5m bố trí 1 bên vỉa hè.

Khoảng cách trung bình 30m.

  • Sử dụng đèn chiếu sáng đường phố phân bố ánh sáng bán rộng, bóng LED 100W. Độ cao treo đèn: 8m.

* Phương án cấp nguồn

Hệ thống chiếu sáng toàn bộ tuyến đường được cấp nguồn từ các tủ điện chiếu sáng xây mới. Tủ chiếu sáng được cấp nguồn từ tủ tổng hạ thế của trạm biến áp gần nhất trong khu vực.

Các tủ điều khiển chiếu sáng được đóng cắt tự động hệ thống đèn theo chế độ.

Cáp nguồn từ tủ ra tuyến đèn sử dụng mạng 3pha/4dây.

Cáp cấp nguồn:

+ Sử dụng cáp đồng Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC 0,6-1kV có tiết diện (3x16+1x10) mm2 cấp nguồn cho các tủ điều khiển chiếu sáng.

+ Các cáp cấp điện cho hệ thống chiếu sáng được luồn trong ống nhựa xoắn chịu lực HDPE D65/50.

+ Sử dụng dây đồng Cu/PVC/PVC 0,6-1 kV có tiết diện 3x1,5mm2 làm dây lên đèn.

+ Cáp từ tủ điện chiếu sáng đi xuống mương cáp nền đất lên bảng điện cửa cột sau đó lại chui xuống mương cáp đến cấp cho đèn kế tiếp. Trong trường hợp rẽ nhánh, cáp sẽ được đấu từ bảng điện của đèn gần nhất.

Phân pha: Trên mỗi tuyến, đèn được đấu liên tục theo thứ tự pha A, B, C xen kẽ nhau nhằm đảm bảo khi mất một pha tuyến đường vẫn được chiếu sáng nhờ có các đèn đấu với 2 pha còn lại và máy biến áp không bị làm việc lệch pha.

Điều khiển: Hệ thống chiếu sáng được điều khiển bằng tay hoặc tự động qua tủ điện chiếu sáng như sau:

+ Buổi tối: Bật toàn bộ hệ thống đèn chiếu sáng.

+ Đêm khuya: Tắt 2/3 số đèn.

+ Ban ngày: Tắt toàn bộ đèn.

+ Thời gian đóng cắt có thể điều chỉnh theo yêu cầu.

Tủ điện điều khiển: Là loại sản xuất và lắp đặt hợp bộ kiểu ngoài trời bán sẵn trên thị trường, sản xuất tuân thủ TCVN, IEC. Vỏ tủ bằng kim loại sơn tĩnh điện độ dày không nhỏ hơn 2mm. Các thiết bị đóng cắt, điều khiển và bảo vệ bên trong tủ được chế tạo theo tiêu chuẩn IEC. Tất cả các tủ điện đặt trên bệ tông và phải được nối đất an toàn bằng tiếp địa.

Cột chiếu sáng: Trong dự án sử dụng các loại cột đèn chiếu sáng cao 8m.

+ Cột chịu được các tác động gió đến 52m/s.

+ Thân cột được chế tạo bằng thép tấm dày 3mm liên kết.

+ Cột được mạ kẽm nhúng nóng. Độ dày lớp mạ tối thiểu là 65mm.

+ Nắp cửa cột được mài nhẵn, khi lắp đặt đảm bảo khe hở đều <1,5mm.

Các thông số chính của đèn LED 100W:

+ Công suất (W): 100W

+ Quang thông (Lm): 160Lm/1w

+ Nhiệt độ màu (CRT): 3000~4500~ 6500k

+ Độ hoàn màu (CRI): 85 CRI

+ Góc chiếu sáng (độ): 60-80-120︒

+ Điện áp sử dụng: 100~270v

+ Tuổi thọ: 60000h

+ Cấp bảo vệ (IP): IP66

+ Vật liệu vỏ:  Nhôm hợp kim + Kính cường lực

Móng cột:

+ Đổ tại chỗ bê tông móng mác M150, bên trong đặt bộ khung xương móng cột bằng thép được chế tạo định hình cho từng loại cột dùng để liên kết thân cột đèn với móng.

+ Chiều sâu chôn móng và kích thước móng xem bản vẽ chi tiết từng loại cột.

An toàn hệ thống

+ Bảo vệ chống ngắn mạch và quá tải: Các cáp trục được bảo vệ chống quá tải và ngắn mạch 2 cấp tại tủ điện bằng aptomat và cầu chì. Mỗi đèn được bảo vệ bằng 1 aptomat đặt tại bảng điện hoặc hộp đấu nối.

+ Nối đất: Tất cả các chi tiết kim loại không mang điện được tiếp đất an toàn với điện trở Rz ≤ 10Ω bằng cách mỗi cột thép được nối với 01 cọc tiếp địa 2,5m và tất cả các cột thuộc cùng 1 tủ được nối liên hoàn bằng dây đồng M10 và nối về tiếp địa lặp lại tại tủ.

Nhà chờ và các công trình phụ trợ

Xây dựng nhà chờ và các công trình phụ trợ bên phải tuyến, giáp khu nhà chờ tàu của Sun với quy mô như sau:

- Xây dựng nhà chờ, nhà ở và làm việc công nhân:

+ Nhà 02 tầng, công trình cấp III, diện tích xây dựng 1.100m2, tổng diện tích sàn sử dụng 1.675m2, nhà gồm 12 bước gian 5,0m, 02 bước gian hành lang bên 3,0m; 03 nhịp 4,0m; 01 nhịp hành lang bên 3,0m; cổ móng cao 0,45m so với sân hoàn thiện. Công năng sử dụng gồm các phòng tầng 1 gồm: Sảnh chờ, quầy thông tin, căng tin, phòng y tế, phòng kho, khu vệ sinh, hành lang ngoài, 02 cầu thang bộ. Tầng 2 gồm: Phòng nghỉ nhân viên nam, phòng nghỉ nhân viên nữ, khu bếp ăn, phòng làm việc, phòng quản lý, phòng họp, khu vệ sinh, thay đồ cho nhân viên, sân + hành lang ngoài, 02 cầu thang bộ.

+ Giải pháp thiết kế hoàn thiện: Nền lát gạch Ceramic kích thước 600x600mm, chân tường ốp gạch kích thước 100x600mm (nền khu vệ sinh lát gạch Ceramic chống trơn kích thước 300x300mm); Bậc sảnh, bậc cầu thang lát đá Granite; Tường, trụ cột trát vữa xi măng cát, bả + sơn 1 nước lót 2 nước màu (tường khu vệ sinh ốp gạch Ceramic 300x600mm); Dầm, trần hành lang trát vữa xi măng cát, bả + sơn 1 nước lót 2 nước màu (khu vực còn lại đóng trần tấm nan nhôm); Lan can cầu thang, tay vịn lan can hành lang dùng Inox 304; Cửa đi, cửa sổ, vách, dùng bằng nhôm hệ kính an toàn; Mái lợp ngói đất nung 22 viên/m2.

+ Giải pháp thiết kế kết cấu: Móng gia cố cọc BTCT (bê tông mác M250 đá 1x2) tiết diện cọc 300x300mm, chiều dài cọc dự kiến 26 m, đài móng BTCT (bê tông đá 1x2 mác 250) chiều cao 0,9m, kích thước 800x800, 800x1700mmm, các đài móng được liên kết bằng hệ giằng móng BTCT (bê tông đá 1x2 mác 250), kích thước 350x650mm; Phần thân dùng khung cột, dầm, sàn bê tông cốt thép đổ toàn khối (bê tông mác 250 đá 1x2), kích thước cột 220x220, 220x300mm; kích thước dầm 220x350, 220x400mm, chiều dày sàn 120mm; mái vát dùng hệ khung xà gồ, cầu phong, lito thép hộp mạ kẽm, lợp ngói đất nung 22v/m2.

- Kho nhiên liệu: Xây dựng chân móng để téc dầu nhiên liệu âm so mặt vỉa hè, diện tích khoảng 25m2, Công ty cổ phần đảm bảo giao thông đường thủy di chuyển téc dầu bên bến Gót sang sử dụng; Thi công tường hộ lan.

1.2.1.2 . Bến phà Cái Viềng

Phần bến phà cập mũi, đường dẫn, cải tạo mặt bến cũ

- Mở rộng phần mũi và mặt bến, kích thước mũi mở rộng thêm 17,6m, dài 45m, diện tích 808m2. Tại vị trí làm mũi phà do địa chất yếu nên phương pháp xử lý nền đất yếu là sử dụng sàn giảm tải.

+ Kết cấu sàn giảm tải bằng BTCT dày 35cm.

+ Móng sàn giảm tải trên hệ cọc ép 40x40cm, chiều dài cọc khoảng 23m

+ Trên sàn giảm tải xếp rọ đá 2x1x1m.

+ Trên rọ đá rải đá hộc tự chèn.

+ Rải đá 4x6 dày 20cm.

+ Đổ bê tông mác 300 dày 20cm.

+ Đổ bê tông cốt thép dày 12cm đồng bộ với bến phà hiện trạng

- Mở rộng đường lên xuống phà, mặt đường bê tông nhựa rộng trung bình 12m để phù hợp với bến phà mở rộng diện tích 1.201m2. Tại vị trí làm đường dẫn vào phà (phần mở rộng) do địa chất yếu nên phương pháp xử lý nền đất yếu là sử dụng sàn giảm tải.

+ Kết cấu sàn giảm tải bằng BTCT dày 35cm.

+ Móng sàn giảm tải trên hệ cọc ép 40x40cm, chiều dài cọc khoảng 23m

+ Đắp cát chọn lọc K95 cho đến lớp kết cấu nền đường.

+ Đắp đất núi nền đường K98 dày 30cm.

+ Đắp cấp phối đá dăm loại 2 dày 33cm.

+ Đắp cấp phối đá dăm loại 1 dày 18cm.

+ Bê tông nhựa C19 dày 7cm.

+ Bê tông nhựa C12,5 dày 5cm.

Cải tạo, nâng cấp toàn bộ mặt bến cũ: Đổ bê tông bù vênh dày trung bình khoảng 10cm sau đó đổ bê tông cốt thép dày 12cm.

Bù vênh cấp phối đá dăm loại 1 và rải lớp bê tông nhựa C19.5 dày 7cm C12.5 dày 5cm phần đường dẫn cũ diện tích: 2.867m2;

Nạo vét khơi thông luồng lạch để tạo điều kiện thuận lợi cho phà cập bến. Diện tích nạo vét khoảng 15.000m2 chiều sâu nạo vét trung bình là 1,5m.

Phần nhà chờ và các công trình phụ trợ

- Cải tạo nhà chờ hiện trạng: Diện tích nhà chờ cải tạo 325 m2 với quy mô như sau:

+ Nền: Đục tạo nhám mặt nền hiện trạng, đổ bê tông đá 1x2 mác 200 dày 100mm; đánh mặt bằng máy, cắt khe co giãn.

+ Tường: Tróc lớp vữa trát hiện trạng, trát hoàn thiện vữa xi măng cát mác 75 dày 20mm; bả + sơn 1 nước lót 2 nước màu.

+ Khung kết cấu thép: vệ sinh cao gỉ bề mặt, sơn hoàn thiện 1 nước chống gỉ 2 nước phủ.

+ Vách tường: lắp đặt vách nhôm hệ bao che, phụ kiện đồng bộ.

+ Mái: tháo dỡ mái tôn mạ màu hiện trạng, thay lại bằng tấm tôn mạ màu dày 0.45mm, lắp đặt hệ thống thu sét trên mái đồng bộ.

+ Trần: tháo dỡ thiết bị treo trần hiện trạng, đóng mới bằng trần nhôm.

+ Điện: kéo rải đường dây cấp điện; lắp đặt thiết bị điện chiếu sáng, quạt trần đồng bộ

+ Nước: lắp đặt đường ống thoát nước mái đồng bộ.

- Xây dựng mới nhà vệ sinh 01 tầng (vị trí tiếp giáp bên trái nhà chờ hiện trạng):

+ Giải pháp kiến trúc: Nhà 01 tầng, công trình cấp III, diện tích xây dựng 140 m2, diện tích sàn sử dụng 100 m2; nhà gồm 05 bước gian 3,4m; nhịp 4,2m, hành lang 1,2m; nhà cao 3,0 m; cổ móng cao 0,25m so với sân hoàn thiện. Công năng sử dụng gồm các phòng vệ sinh nam, vệ sinh nữ, sảnh vào.

+ Giải pháp kết cấu: Móng gia cố cọc khoan nhồi BTCT (bê tông mác M250 đá 1x2) tiết diện cọc D500mm, chiều dài cọc dự kiến 35 m, đài móng BTCT (bê tông đá 1x2 mác 250) chiều cao 0,9m, kích thước 1000x1000mm, các đài móng được liên kết bằng hệ giằng móng BTCT (bê tông đá 1x2 mác 250), kích thước 350x700mm. Phần thân dùng kết cấu khung cột, dầm, sàn BTCT toàn khối mác 250 đá 1x2; kích thước dầm 220x350mm, 220x500mm; kích thước cột 220x220mm, chiều dày sàn 120mm.

+ Giải pháp hoàn thiện: Tường xây gạch không nung mác 75, trát vữa xi măng mác 75; trát cột, dầm, trần vữa xi măng mác 75, bả + sơn 1 nước lót 2 nước màu. Nền các phòng lát gạch Ceramic chống trơn kích thước 300x300mm, tường trong ốp gạch Ceramic kích thước 300x600mm; bậc tam cấp lát đá Granite tự nhiên; đóng trần nhôm sóng; mái chống thấm, lãng vữa xi măng cát mác 75. Cửa đi, cửa sổ, dùng cửa nhôm hệ phụ kiện đồng bộ. Lắp đặt hệ thống điện, cấp thoát nước đồng bộ. Lắp đặt thiết bị vệ sinh cảm ứng cho tiểu nam và Lavabo âm bàn đá.

+ Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng cột thép liền cần, bóng đèn Led.

1.2.2. Hoạt động của dự án

Các hoạt động của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng gồm: Chuẩn bị mặt bằng thi công, tập kết nguyên vật liệu xây dựng, phương tiện máy móc thi công tại vị trí theo quy định, nạo vét khơi thông luồng lạch, thi công các hạng mục công trình và hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, chất thải phát sinh tiếng ồn, bụi, khí thải, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, ảnh hưởng đến cảnh quan, hoạt động giao thông và tiềm ẩn nguy cơ sự cố tai nạn lao động, tai nạn giao thông, cháy, nổ,...; hoạt động của công nhân tham gia thi công xây dựng phát sinh nước thải sinh hoạt, chất thải rắn sinh hoạt.

>>> XEM THÊM: Dự án nhà máy sản xuất bột cá và quy trình xin giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất chế biến cá

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE