Dự án nhà máy sản xuất bột cá và quy trình xin giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất chế biến cá

Dự án nhà máy sản xuất bột cá và quy trình xin giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất chế biến cá, hồ sơ môi trường của dự án đầu tư

Dự án nhà máy sản xuất bột cá và quy trình xin giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất chế biến cá

  • Mã SP:DA MN CB Ca
  • Giá gốc:55,000,000 vnđ
  • Giá bán:50,000,000 vnđ Đặt mua

Dự án nhà máy sản xuất bột cá và quy trình xin giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất chế biến cá, hồ sơ môi trường của dự án đầu tư

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

 

1. Tên chủ cơ sở:

 

- Công ty CP Chế biến cá Hùng Anh

 

- Địa chỉ văn phòng: Lô 21 KCN Mỹ Tho, Xã Trung An, Thành Phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang;

 

- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: Ông ; Chức danh: Tổng Giám đốc.

 

- Điện thoại: 02733954419; Fax: 0273954674; Email: admin@tcunionvietnam.com

 

- Giấy chứng nhận đầu tư do Ban Quản lý các Khu công nghiệp Tiền Giang cấp, chứng nhận lần đầu ngày 22 tháng 1 năm 2008, chứng nhận thay đổi lần thứ 6 ngày 11 tháng 2 năm 2021, Mã số dự án: 6521521460/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1200735202 đăng ký lần đầu ngày 21 tháng 9 năm 2008, đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 11 tháng 5 năm 2021 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang cấp.

 

2. Tên cơ sở:

 

Nhà máy sản xuất bột cá, bột thịt cá, dầu cá, nước cá cô đặc, công suất 53.865 tấn sản phẩm/năm

 

- Địa điểm cơ sở: Lô 12 KCN Mỹ Tho, Xã Trung An, Thành Phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang;

 

- Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:

 

+ Giấy chứng nhận đầu tư do Ban Quản lý các Khu công nghiệp Tiền Giang cấp, chứng nhận lần đầu ngày 22 tháng 9 năm 2008, chứng nhận thay đổi lần thứ 6 ngày 18 tháng 5 năm 2022, Mã số dự án: 6521521460

 

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, các giấy phép môi trường thành phần:

 

+ Quyết định số 1253/QĐ-UBND ngày 24/5/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang Quyết định Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Nhà máy sản xuất bột cá, bột thịt cá, dầu cá, nước cá cô đặc, công suất 53.865 tấn sản phẩm/năm.

 

+ Quyết định số 2433/QĐ-UBND ngày 05/9/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang Quyết định Điều chỉnh một số nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Nhà máy sản xuất bột cá, bột thịt cá, dầu cá, nước cá cô đặc, công suất 53.865 tấn sản phẩm/năm.

+ Giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án Nhà máy sản xuất bột cá, bột thịt cá, dầu cá, nước cá cô đặc, công suất 53.865 tấn sản phẩm/năm số 342/GXN-STNMT ngày 18/02/2013 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang.

- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Cơ sở nhóm B, tổng mức đầu tư 99.540.000.000 đồng.

Dự án nhà máy sản xuất bột cá và quy trình xin giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất chế biến cá, hồ sơ môi trường của dự án đầu tư
\

Thuyết minh quy trình sản xuất:

 

(1) Sản xuất Bột Thịt Cá:

 

Nguyên liệu thịt cá không đi qua giai đoạn băm, nấu và nén mà được đưa trực tiếp vào máy sấy thông qua băng tải trục vít. Tại máy sấy nguyên liệu sẽ được sấy khô và đưa đến máy sàng lọc các đầu cá, xương cá to,… kế đến băng tải sẽ chuyển nguyên liệu đến máy nghiền để nghiền mịn và chuyển đến thiết bị làm mát để làm nguội nguyên liệu sau khi sấy. Nguyên liệu sau khi làm mát sẽ được chuyển đến Bồn trộn bởi băng tải trục vít. Tại Bồn trộn nguyên liệu sẽ được trộn đều trước khi đưa vào hệ thống đóng gói để cho ra thành phẩm bột thịt cá.

 

(2) Sản xuất Bột Cá:

 

Nguyên liệu cá phế phẩm (đầu, xương, đuôi) được đưa vào bồn chứa nguyên liệu sau đó nguyên liệu đưa vào máy băm thông qua băng tải trục vít. Tại máy băm nguyên liệu sẽ được cắt nhỏ trước khi chuyển đến Bồn nấu để nấu chín nguyên liệu. Sau khi được nấu chín nguyên liệu sẽ được đưa đến máy ép để tách chất rắn (bột cá) và chất lỏng (dầu cá và nước cá) trong nguyên liệu. Chất lỏng sẽ được đưa đến dây chuyền sản xuất dầu cá, nước cá, chất rắn sẽ được băng tải đưa đến máy sấy khô và đưa đến máy sàng để sàng lọc sàng lọc các đầu cá, xương cá to,… Sau đó nguyên liệu được đưa đến máy nghiền để nghiền mịn và chuyển đến thiết bị làm mát để làm nguội nguyên liệu sau khi sấy. Nguyên liệu sau khi làm mát sẽ được chuyển đến bồn trộn bởi băng tải trục vít. Tại bồn trộn nguyên liệu sẽ được trộn đều trước khi đưa vào hệ thống đóng gói để cho ra thành phẩm bột cá.

 

(3) Sản xuất Dầu Cá:

 

Phần hỗn hợp chất lỏng bao gồm dầu cá và nước cá được tách ra ở trên được đưa đến thiết bị phân ly để ly tâm dầu cá, nước cá và phần chất rắn (bã cá) còn sót lại. Phần bã còn sót lại sẽ được băng tải đưa đến máy sấy để tiếp tục sản xuất bột cá, phần nước cá sẽ được đưa đến dây chuyền sản xuất nước cá và phần dầu cá sẽ được tiếp tục đưa đến thiết bị tách dầu và thiết bị làm mát nguyên liệu trước khi đưa vào hệ thống đóng gói để cho ra thành phẩm dầu cá.

 

(4) Sản xuất Nước cá cô đặc:

 

Phần nước cá tách ra từ hỗn hợp chất lỏng gồm dầu cá và nước cá được đưa qua thiết bị làm cô đặc chất lỏng. Chất lỏng sau khi cô đặc được đưa vào hệ thống làm lạnh như các công đoạn sản xuất dầu cá, bột thịt cá, bột cá. Sau khi sản phẩm được tạo thành được chuyển qua khâu đóng gói, tại đây sản phẩm được cân và đóng gói tự động để cho ra thành phẩm nước cá cô đặc.

 

3.3. Sản phẩm của cơ sở

 

Sản phẩm của cơ sở là bột thịt cá, bột cá, dầu cá và nước cá cô đặc

 

 

 

Trang 7


4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở:

 

4.1. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu

 

Bảng 1. 1. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu

Tên nguyên liệu, nhiên liệu

 

Khối lượng sử dụng

 

tấn/ngày


 

1 Đầu và xương cá Basa

 

2 Đầu, thịt đỏ nội tạng và xương cá ngừ

 

3   Đầu và xương cá mồi. cá biển

450

 

4 Thịt cá vụn

 

5 Nước hấp cá

 

Nguồn: Công ty CP Chế biến cá Hùng Anh, 2023

 

4.2. Nhu cầu nhiên liệu

 

Dầu DO: Chủ yếu sử dụng dầu DO để chạy máy phát diện dự phòng.

 

Than đá: Sử dụng để vận hành lò hơi, nhu cầu sử dụng khoảng 60 tấn/tháng.

 

4.3. Nhu cầu sử dụng điện

 

Nguồn cung cấp: Điện cung cấp cho Nhà máy là nguồn điện lấy từ mạng lưới điện quốc gia do Công ty Điện lực Tiền Giang cung cấp, nhu cầu sử dụng khoảng 120.000kWh/tháng.

 

4.3. Nhu cầu sử dụng nước

 

Nhu cầu cấp nước cho sinh hoạt: khoảng 15m3/ngày.đêm (Công ty cấp tiền cơm cho công nhân, công nhân tự ăn trưa bên ngoài nên không có tổ chức bếp ăn tập thể).

 

Nhu cầu dùng nước cho sản xuất:

 

- Nước vệ sinh nhà xưởng: 8m3/ngày.đêm.

 

- Nước vệ sinh xe chở nguyên liệu: 10m3/ngày.đêm.

 

- Nước vệ sinh máy móc, thiết bị, nhà xưởng: 95m3/ngày.đêm.

 

Nhu cầu dùng nước cho hoạt động của lò hơi:

 

- Nước cấp cho hoạt động của lò hơi (nước hóa hơi): 25m3/ngày.đêm.

 

Trang 8


- Nước dùng cho hệ thống xử lý khí thải lò hơi: 5m3/ngày.đêm

 

Nhu cầu dùng nước cho hoạt động của hệ thống xử lý mùi:

 

- Nước bổ sung để pha các dung dịch hấp thụ: 5m3/ngày.đêm.

 

- Nước sử dụng cho hệ thống làm mát: 5m3/ngày/đêm.

 

Tổng nhu cầu sử dụng hàng ngày của Cơ sở khoảng 168 m3/ngày.đêm.

 

Nguồn nước sử dụng: Nước máy của khu vực do Công ty TNHH MTV cấp nước Tiền Giang cung cấp.

 

5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở: Không có

Dự án nhà máy sản xuất bột cá và quy trình xin giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất chế biến cá, hồ sơ môi trường của dự án đầu tư
 

1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường:

 

Vị trí cơ sở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương. Vị trí cơ sở phù hợp với quy hoạch môi trường, phân vùng môi trường của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang.

 

2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường:

 

2.1. Đối với môi trường nước

 

Không thay đổi so với các đánh giá trong báo các đánh giá tác động môi trường, hồ sơ cấp giấy xác nhận hoàn thành các hạng mục công trình phục vụ giai đoạn vận hành.

 

Nước thải sau xử lý cục bộ tại Nhà máy đạt Tiêu chuẩn đấu nối của KCN Mỹ Tho nên phù hợp với khả năng tiếp nhận của hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Mỹ Tho.

 

2.2. Đối với môi trường không khí

 

Nguồn phát sinh khí thải của nhà máy (Bụi và khí thải từ hoạt động của lò hơi, mùi hôi từ hoạt động sản xuất) được xử lý đạt QCVN 19: 2009/BTNMT, QCVN 20:2009/BTNMT nên phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường không khí.

 

2.3. Đối với chất thải công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại

 

Thực hiện thu gom và xử lý chất thải công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình hoạt động theo đúng quy định tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022.

 

2.4. Đối với tiếng ồn, độ rung

 

Thực hiện các giải pháp quản lý nhằm đảm bảo tiếng ồn, độ rung phát sinh từ hoạt động của dự án đạt QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và QCVN 27/2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

 HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

 

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

1.1. Thu gom, thoát nước mưa

- Nước mưa từ tầng nhà theo máng thu sau đó được dẫn bằng ống nhựa xuống các hố ga và hệ thống thoát nước mưa của công ty trước khi thải ra hệ thống thu gom nước mưa của KCN Mỹ Tho.

- Nước mưa chảy tràn trên bề mặt tự chảy xuống các hố ga theo hệ thống thoát nước mưa của công ty trước khi thải ra hệ thống thu gom nước mưa của KCN Mỹ Tho (qua 04 cửa xả theo phương thức tự chảy, 02 cửa xả ra hệ thống thoát nước mưa trên đường Ngô Gia Tự, 02 của xả ra hệ thống thoát nước mưa ra đường số 1 KCN Mỹ Tho).

 

- Các hố ga có kích thước 0,8 m x 0,8m x 0,8m, (28 hố ga) hệ thống thoát nước mưa của công ty được thiết kế bằng cống BTCT D300mm, tổng chiều dài khoảng 460m.

 

- Nước mưa chứa thành phần chủ yếu chứa cặn lơ lửng, đất, cát,… trên bề mặt khu vực có nước mưa chảy tràn qua. Công ty đã thiết kế hệ thống cống thu gom nước mưa riêng biệt với nước thải.

 

- Qua thời gian Công ty hoạt động, vào thời điểm các trận mưa lớn thì chưa có tình trạng tiêu thoát nước mưa không kịp để dẫn đến tình trạng tràn ngập trong khuôn viên. Hơn nữa, với thiết kế hệ thống thoát nước mưa như trên thì đủ khả năng tiêu thoát lượng nước mưa trong khuôn viên công ty.

 

Kiểm soát nước mưa nhiễm bẩn

 

Các biện pháp kiểm soát nước mưa của Công ty như sau:

 

- Tách riêng hệ thống thu gom nước mưa và nước thải của Nhà máy.

 

- Hệ thống ống thu phải đảm bảo khả năng thoát nước một cách nhanh chóng và hiệu quả trong trường hợp mưa lớn nhằm tránh tình trạng nước mưa chảy tràn ra khỏi khu vực gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận.

 

- Thường xuyên nạo vét cặn lắng trong các hố ga thoát nước mưa của nhà máy, định kỳ 03 tháng/lần.

 

- Sơ đồ minh họa thoát nước mưa của cơ sở như sau: Nước mưa từ mái nhà, sân bãi

Hệ thống thoát nước bằng cống BTCT, hố ga

 

Hệ thống thu gom nước mưa của KCN Mỹ Tho ua 04 cửa xả

 

Hình 3. 1. Sơ đồ minh họa thu gom, thoát nước mưa tại cơ sở

 

(Đính kèm bản vẽ thoát nước mưa ở phụ lục báo cáo)

 

1.2. Thu gom, thoát nước thải

 

- Công trình thu gom nước thải:

 

+ Nước thải từ nhà xưởng sản xuất: Bên trong xưởng sản xuất bố trí các mương thu nước thải kích thước W=300mm, độ dốc 1%, tổng chiều dài khoảng 110m chảy về hệ thống thu gom nước thải tập trung (Ống PVC D200mm, tổng chiều dài khoảng 94m và 14hố ga), sau đó tập trung về hố thu gom nước thải (kích thước 1x1x1,5m) và cuối cùng được bơm theo đường ống inox Ø300mm, dài 10m, dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của Công ty.

 

+ Nước thải từ các khu vệ sinh: Nước thải từ nhà vệ sinh khu vực văn phòng được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại sau đó theo đường ống PVC Ø 114mm, chảy về hố thu sau đó được bơm về hệ hệ thống thu gom nước thải tập trung trước khi dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của Công ty; Nước thải từ nhà vệ sinh tập trung của công nhân được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại sau đó theo đường ống nhựa PVC Ø 114mm dẫn trực tiếp về hệ thống xử lý nước thải tập trung;

 

+ Nước thải từ các hệ thống xử lý khí thải (hệ thống xử lý khí thải lò hơi, hệ thống xử lý mùi): được thu gom về hệ thống thu gom nước thải tập trung trước khi dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của Công ty.

 

- Công trình thoát nước thải: Nước thải của Công ty sau khi qua hệ thống xử lý đạt Tiêu chuẩn đấu nối của KCN Mỹ Tho, được dẫn bằng ống PVC Ø114mm, chiều dài khoảng 30m sau đó đấu nối vào hố ga thoát nước thải của KCN Mỹ Tho và dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Mỹ Tho để tiếp tục xử lý

 

- Điểm xả nước thải sau xử lý: điểm xả nổi, dễ quan sát, phù hợp với quy

 

định.

 

 

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 109 Chung cư B1, số 2 Trường Sa, P. 17, Q. Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782