Dự án đầu tư xây dựng trường học phổ thông cơ sở và trung học

Dự án đầu tư xây dựng trường học phổ thông cơ sở và trung học, quy trình xin phép mở trường học phổ thông, giấy phép bảo vệ môi trường cho dự án trường học.

Dự án đầu tư xây dựng trường học phổ thông cơ sở và trung học

  • Giá gốc:60,000,000 vnđ
  • Giá bán:50,000,000 vnđ Đặt mua

Dự án đầu tư xây dựng trường học phổ thông cơ sở và trung học, quy trình xin phép mở trường học phổ thông, giấy phép bảo vệ môi trường cho dự án trường học.

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU 

1. Tên chủ dự án đầu tư:

- Tên chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành

- Đại diện chủ dự án đầu tư: Ban quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Châu Thành

- Địa chỉ văn phòng: Khu phố Cá, thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

- Người đại diện theo pháp luật của dự án đầu tư: ông Lê Công Tạo

- Quyết định số 1351/QĐ-UBND ngày 23/4/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc thành lập Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Châu Thành.

- Quyết định số 2071/QĐ-UBND ngày 27/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang phê duyệt dự án Trường Trung học cơ sở Việt Úc HT.

2. Tên dự án đầu tư:

- Tên dự án đầu tư: Trường Trung học cơ sở Việt Úc HT.

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Ấp Hòa, xã Việt Úc HT, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Vị trí tiếp giáp của dự án như sau:

+ Hướng Bắc giáp Trường Trung học phổ thông Việt Úc HT;

+ Hướng Đông giáp huyện lộ 36;

+ Hướng Tây giáp nhà dân và Trường Trung học phổ thông Việt Úc HT;

+ Hướng Nam giáp đường lộ Việt Úc HT – Hữu Hòa.

Hình 1.  đồ vị trí thực hiện dự án

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:

+ Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành

+ Cơ quan thẩm định các giấy phép có liên quan đến môi trường: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang

+ Cơ quan cấp các giấy phép có liên quan đến môi trường: Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang

- Quy mô của dự án đầu tư:

+ Dự án Trường Trung học cơ sở Việt Úc HT là dự án thuộc lĩnh vực giáo dục, có tổng mức đầu tư là 64.952.535.829 đồng (Sáu mươi bốn tỷ, chín trăm năm mươi hai triệu, năm trăm ba mươi lăm ngàn, tám trăm hai mươi chín đồng)

+ Căn cứ tại Khoản 4, Điều 9 Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 thì dự án thuộc dự án nhóm B (dự án thuộc lĩnh vực giáo dục, có tổng mức đầu tư từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng)

+ Căn cứ tại Điểm b, Khoản 1, Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và số thứ tự số 2 mục I Phụ lục IV Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường thì dự án không phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng lập Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường.

+ Căn cứ tại Điểm a, Khoản 3, Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì dự án thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư

3.1. Công suất của dự án đầu tư

Quy mô dự án: Dự án thuộc nhóm B. Dự án nằm trên khu đất có tổng diện tích 10.787,4 m2, quy mô tổng số là 23 phòng học với số trẻ dự kiến là 1.035 học sinh.

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

a. Mặt bằng tổng thể công trình:

Tổng thể công trình được chia thành các khối phòng học; các phòng chức năng; nhà xe giáo viên; nhà xe học sinh; cổng hàng rào + nhà bảo vệ; cải tạo Khối hành chính và các công trình phụ trợ được bố trí hài hòa trong khuôn viên diện tích đất của trường, cụ thể như sau:

- Khối hành chính bố trí ở khối hành chính hiện hữu cải tạo phía sau, các phòng ọc bộ môn bố trí tập trung ở các phòng chức năng xây mới phía trước gần cổng chính, còn lại sẽ bố trí các phòng học ở khối lớp học 23 phòng xây mới ở khu giữa.

- Khu vệ sinh bố trí ở góc khuất phía sau theo các tầng vừa tạo thẩm mỹ vừa công năng.

Bảng cân bằng sử dụng đất được thống kê như sau:

Bảng 1. Bảng cân bằng sử dụng đất

STT

LOẠI ĐẤT

DIỆN TÍCH (m2)

TỈ LỆ (%)

TIÊU CHUẨN (%)

1

ĐẤT XÂY DỰNG

2.171,77

20,13

<45

2

ĐẤT CÂY XANH, SÂN CHƠI

4.200

38,93

>30

3

GIAO THÔNG

4.415,63

40,94

>25

 

TỔNG CỘNG

10.787,4

100,00

 

(Nguồn: Tham khảo hồ  thiết kế của dự án)

b. Quy mô xây dựng:

- Xây dựng mới khối phòng học: Diện tích xây dựng 516,06m2, có tổng diện tích sàn là 2.032,74 m2 với quy mô gồm 1 trệt, 3 lầu. Kết cấu móng, cột, dầm, sàn, sê nô bằng bê tông cốt thép đá 10x20 B20 (mác 250). Móng trên nền gia cố cọc bê tông cốt thép đá 10x20 B20 (mác 250) tiết diện 250x250 chiều dài L=19m. Tường xây gạch dày 100 và 200 tùy vị trí. Mái lợp tole sóng vuông mạ màu dày 4,5 zem. Xà gồ thép C80x40x1,8 mạ kẽm. Bậc cấp, bậc thang trát đá mài. Nền, sàn lát gạch granite, có len chân tường. Khu vệ sinh nền lát gạch granite nhám, tường ốp gạch cao tới trần. Trần prima khung kim loại nổi. Bả mastic và sơn nước toàn bộ nhà. Cửa đi, cửa sổ bằng nhôm kính. Có hệ thống mạng, máy chiếu, điện chiếu sáng và chống sét. Hệ thống cấp, thoát nước, báo cháy tự động và phòng cháy chữa cháy.

- Các phòng chức năng: Diện tích xây dựng 623,74m2, có tổng diện tích sàn là 2.449,42 m2 với quy mô gồm 1 trệt, 3 lầu. Kết cấu móng, cột, dầm, sàn, sê nô bằng bê tông cốt thép đá 10x20 B20 (mác 250). Móng trên nền gia cố cọc bê tông cốt thép đá 10x20 B20 (mác 250) tiết diện 250x250 chiều dài L=19m. Tường xây gạch dày 100 và 200 tùy vị trí. Mái lợp tole sóng vuông mạ màu dày 4,5 zem. Xà gồ thép C80x40x1,8 mạ kẽm. Bậc cấp, bậc thang trát đá mài. Nền, sàn lát gạch granite, có len chân tường. Khu vệ sinh nền lát gạch granite nhám, tường ốp gạch cao tới trần. Trần prima khung kim loại nổi. Bả mastic và sơn nước toàn bộ nhà. Cửa đi, cửa sổ bằng nhôm kính. Có hệ thống mạng, máy chiếu, điện chiếu sáng và chống sét. Hệ thống cấp, thoát nước, báo cháy tự động và phòng cháy chữa cháy.

- Cải tạo khối hành chính: Tổng diện tích cải tạo 968,86m2, gồm 1 trệt, 1 lầu, có quy mô cải tạo như sau: Cải tạo thành 02 phòng bộ môn đa chức năng; lắp bổ sung cửa và vách ngăn phòng, hoán đổi chức năng phòng. Tháo dỡ toàn bộ gạch lát nền, sàn cũ và thay mới bằng gạch granite. Tháo dỡ toàn bộ trần cũ và thay mới bằng trần prima khung kim loại nổi. Tháo dỡ và thay mới hệ thống điện. Tháo dỡ và thay mới toàn bộ cửa gỗ bằng cửa nhôm. Khu vệ sinh nền lát gạch granite nhám, tường ốp gạch cao tới trần. Vệ sinh, chống thấm sê nô, sàn mái. Bả mastic và sơn nước toàn bộ nhà. Có hệ thống mạng, điện chiếu sáng. Hệ thống cấp, thoát nước, báo cháy tự động và phòng cháy chữa cháy. Xây dựng bổ sung sảnh đón, kết cấu móng, cột, dầm, sê nô bằng bê tông cốt thép đá 10x20 B20 (mác 250). Móng trên nền gia cố cọc bê tông cốt thép đá 10x20 B20 (mác 250) tiết diện 250x250 chiều dài L=14m. Mái lợp tole sóng vuông mạ màu dày 4,5 zem. Xà gồ thép C80x40x1,8 mạ kẽm. Bả mastic và sơn nước toàn bộ.

- Các hạng mục phụ:

+ Nhà xe học sinh 1: Diện tích xây dựng 91,31m2. Kết cấu móng, cổ móng bằng bê tông cốt thép đá 10x20 B15 (mác 200). Móng trên nền gia cố cát. Khung, cột, kèo thép hình, mái tole uốn cong sóng vuông mạ màu dày 4,5 zem, xà gồ thép 40x80x1,8 mạ kẽm. Nền bê tông đá 10x20 B15 (mác 200), dưới có lót nilon, xoa nền phẳng mặt. Có hệ thống điện chiếu sáng.

+ Nhà xe học sinh 2: Diện tích xây dựng 150,87m2. Kết cấu móng, cổ móng bằng bê tông cốt thép đá 10x20 B15 (mác 200). Móng trên nền gia cố cát. Khung, cột, kèo thép hình, mái tole uống công sóng vuông mạ màu dày 4,5 zem, xà gồ thép 40x80x1,8 mạ kẽm. Nền bê tông đá 10x20 B15 (mác 200), dưới có lót ni lon, xoa nền phẳng mặt. Có hệ thống điện chiếu sáng.

+ Cải tạo nhà vệ sinh thành nhà xe giáo viên: Diện tích cải tạo 136,68m2, tháo dỡ các thiết bị vệ sinh, vách ngăn phòng, tường. Tháo dỡ nền và láng lại theo công năng nhà xe, làm lại hệ thống điện.

+ Cổng hàng rào + nhà bảo vệ: Tổng chiều dài 306,4m. Kết cấu móng, cột bằng bê tông cốt thép đá 10x20 B15 (mác 200). Móng trên nền gia cố cọc bê tông cốt thép đá 10x20 B20 (mác 250) tiết diện 250x250 chiều dài L=9,5m. Đoạn hàng rào mặt tiền xây gạch trên lắp khung thép trang trí, bảng tên xây gạch ốp đá granit. Các đoạn tường rào còn lại xây gạch trên có chông thép D16. Sơn nước hoàn thiện. Các cấu kiện thép sơn dầu. Cửa cổng chính và phụ bằng song thép D16 vuốt nhọn khung sắt L40x3. Hàng rào cải tạo có chiều dài: 142,07 mét cao từ 1,7m đến 1,95m. Sửa chữa cải tạo như sau: Phá dỡ đoạn tường lắp để lắp thêm cửa cổng mới. Có đoạn tường bổ sung chỉ 60x120 xây bằng gạch thẻ. Bỏ lớp sơn cũ, sơn nước lại toàn bộ; nhà bảo vệ có diện tích xây dựng 10,24m², kết cấu móng, cột, dầm, sàn, sê nô bằng bê tông cốt thép đá 10x20 B15 (mác 200). Móng trên nền gia cố cọc bê tông cốt thép đá 10x20 B20 (mác 250) tiết diện 250x250 chiều dài L=9,5m, nền lát gạch, cửa đi, cửa sổ nhôm kính. Có hệ thống điện chiếu sáng.

+ Sân đường + cột cờ + cây xanh: Sân đường có diện tích 6.601,81m2, kết cấu nền bê tông đá 10x20 B15 (mác 200) dày 100, dưới lót nilon chống mất nước. Xoa nền phẳng mặt, cắt ron. Cột cờ bằng thép ống inox cao 8m chôn trong trụ móng bê tông, nền chân cột cờ bậc cấp và bồn hoa trang trí. Cây xanh có diện tích 1.027m2, trồng 60 cây Lộc Vừng, 159 cây Hồng Ngọc và 17 cây phượng kết hợp thảm cỏ phù hợp với trường học.

+ Hệ thống cấp, thoát nước tổng thể: Cấp nước sử dụng ống nhựa PVC chôn ngầm để cấp cho toàn công trình. Thoát nước sử dụng ống HDPE D160, HDPE D250 và cống bê tông cốt thép D400 đặt ngầm, kết hợp với hố ga thu nước dẫn ra hệ thống thoát nước chung của khu vực. Cấp nước chữa cháy sử dụng ống cấp nước STK D42 đến D140 và thiết bị bơm nước chữa cháy; hồ nước ngầm bê tông cốt thép đá 10x20 B20 (mác 250), dưới nền gia cố cừ tràm L=4,7m, đóng 25 cây/m2. Có nhà bao che máy bơm. Có hệ thống điện chiếu sáng.

+ Hệ thống điện toàn khu: Sử dụng dây dẫn chính cho công trình bằng cáp CXV/DSTA/PVC 3x25+1x16mm2, trên trụ bóp rãnh xoắn nhúng kẽm cao 6m, cần đèn cao 2m, vươn xa 1,5m, bóng đèn led 50W.

- Trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và học tập.

3.2.2. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

- Phương án thiết kế được chọn có các ưu điểm sau:

+ Tận dụng tối đa diện tích đất;

+ Khoảng lùi lớn hạn chế tiếng ồn;

+ Kiến trúc tổng thể hình khối chữ U cân bằng. Khi nhìn từ cổng chính vào tạo cảm giác dễ chịu, khống bị choáng ngộp;

+ Bố cục các khối thông thoáng;

+ Vị trí và khoảng cách bố trí các khối chính và khối phụ hợp lý tạo sự thuận tiện trong quá trình sử dụng;

+ Khoảng sân gần cổng chính lớn thuận lợi giao thông di chuyển;

+ Định vị xa nút giao thông đường chính tạo thông thoáng , lấy gió tốt;

+ Còn nhiều quỹ đất phát triển các hạng mục phụ;

+ Mật độ cây xanh và sân bãi, giao thông lớn giúp không gian thông thoáng.

- Phương án thiết kế được lựa chọn tuân theo các yêu cầu như sau:

+ Phân tích, đánh giá vị trí lô đất và không gian cảnh quan khu vực, đề xuất giải pháp thiết kế phù hợp, hài hòa với tổng thể;

+ Tuân thủ theo Quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn thiết kế có liên quan, phù hợp với quy hoạch chi tiết của dự án và quy hoạch chung của khu vực;

+ Tuân thủ theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất được duyệt;

+ Phương án thiết kế kiến trúc đảm bảo các yêu cầu của chủ đầu tư và tuân theo các yêu cầu của tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành của Nhà nước;

+ Tuân thủ các chỉ tiêu chính trong quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt để đưa ra phương án thiết kế chất lượng, đảm bảo an toàn, bền vững, thích dụng, mỹ quan, phù hợp với điều kiện tự nhiên và nhu cầu sử dụng nhưng không hạn chế sự sáng tạo của đơn vị tư vấn nhằm tạo ra các công trình có giá trị cao về kiến trúc, đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động nhà trường.

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư

- Khối phòng học tập, phòng chức năng, khối hành chính quản trị: Gồm 1 trệt, 3 lầu bố trí gồm: 23 lớp học, các lớp bộ môn, các phòng hành chính, thư viện, phòng truyền thống đoàn - đội, phòng hội đồng giáo viên và phòng nghỉ giáo viên, có cầu thang bộ.

- Các công trình phụ trợ như: Nhà xe học sinh; Nhà xe giáo viên; Sân nội bộ; Cổng, hàng rào + nhà bảo vệ; Hệ thống cấp thoát nước tổng thể; Hệ thống điện; Sân nền; Đường dẫn vào trường.

Dự án đầu tư xây dựng trường học phổ thông cơ sở và trung học, quy trình xin phép mở trường học phổ thông, giấy phép bảo vệ môi trường cho dự án trường học.

3.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện nước cho dự án đầu 

Trường Trung học cơ sở Việt Úc HT đi vào hoạt động nguồn nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng tại trường chủ yếu là điện, nước, gas, hóa chất, nguyên liệu phục vụ công tác nấu ăn. Nhu cầu được tính toán cụ thể như sau:

Lượng nước cung cấp tại dự án chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của giáo viên, cán bộ, học sinh của trường và tại khu vực căn tin (Số liệu tính toán được căn cứ theo hồ  thiết kế  sở đã được phê duyệt)

Tính toán nhu cầu sử dụng nước phục vụ sinh hoạt: Khi đi vào hoạt động chính thức tổng số lượng giáo viên, cán bộ tại trường là 54 người (trong đó có: giáo viên 47 người, viên chức 6 người, bảo vệ 1 người) và 1.035 học sinh

Căn cứ theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4513:1988 – Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế, Bảng 1, tiêu chuẩn dùng nước phục vụ giáo viên và học sinh là 20 lít/người/ngày. Qsh = 20 lít/người/ngày x 1.089 người = 21,78 (m3/ngày đêm).

Tính toán nhu cầu sử dụng nước phục vụ căn tin: Tại trường dự kiến bố trí khu căn tin nhằm phục vụ ăn uống cho học sinh. Mỗi ngày sẽ phục vụ khoảng 400 suất ăn.

Căn cứ theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4513:1988 – Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế, Bảng 1, tiêu chuẩn dùng nước phục vụ nhà ăn là 25 lít/ người/1 bữa ăn

Qna = 400 suất ăn x 25 l/người/bữa ăn = 10 (m3/ngày đêm)

Tính toán nhu cầu sử dụng nước phục vụ nhà đa năng: Tại trường dự kiến bố trí 01 nhà đa năng với sức chứa là 300 người

Căn cứ theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4513:1988 – Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế, Bảng 1, tiêu chuẩn dùng nước phục vụ khán giả là 3 lít/người/chỗ

Q = 3 lít/người/chỗ x 300 người = 0,9 (m3/ngày đêm).

Tính toán nhu cầu sử dụng nước phục vụ tưới sân chơi  cây xanh:

Căn cứ theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13606:2023 – Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình- Yêu cầu thiết kế, Bảng 3, tiêu chuẩn dùng nước phục vụ tưới sân chơi là 0,4÷ 0,5 lít/m2, chọn 0,4 lít/m2 với tổng diện tích sân chơi là 1.800m2 và tưới cây xanh là 3÷ 4 lít/m2, chọn 3 lít/m2 với tổng diện tích là 2.400m2

Qt = 1.800m2 x 0,4 lít/m2 + 2.400m2 x 3 lít/m2 = 7,92 (m3/ngày đêm)

Tính toán nhu cầu sử dụng nước phục vụ PCCC: Bể chứa nước 225m3

Ngoài ra, tại dự án còn sử dụng nước để vệ sinh các thùng chứa CTRSH và khu vực chứa rác, ước tính khoảng 0,2 m3/lần.

→ Tổng nhu cầu sử dụng nước của dự án là 40,8 m3/ngày đêm (chưa bao gồm nước phục vụ PCCC).

Bảng 2. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước và xả thải tại dự án

STT

Nhu cầu sử dụng nước

Khối lượng sử dụng

Khối lượng xả thải

1

Nước cấp cho sinh hoạt

21,78 m3/ngày đêm

21,78 m3/ngày đêm

2

Nước cấp phục vụ nhà ăn

10 m3/ngày đêm

10 m3/ngày đêm

3

Nước cấp phục vụ nhà đa năng

0,9 m3/ngày đêm

0,9 m3/ngày đêm

4

Nước cấp tưới sân chơi và cây xanh

7,92 m3/ngày đêm

-

5

Nước PCCC

225 m3

-

6

Nước thải từ công tác vệ sinh nhà chứa rác

0,2 m3

0,2 m3

(Tham khảo tại Điểm a, Khoản 1, Điều 39 của Nghị định 80/2014/NĐ-CP về thoát nước  xử  nước thải thì lượng nước thải sinh hoạt = 100% lượng nước cấp)

Như vậy, tổng lượng nước xả thải của dự án là 32,88 m3/ngày đêm (làm tròn 33 m3/ngày đêm).

- Nguồn nước cung cấp:

+ Đối với nước sinh hoạt, PCCC, công tác vệ sinh nhà chứa rác, nước tưới sân chơi và cây xanh: Sử dụng nguồn nước từ trạm cấp nước tập trung của khu vực, đồng thời sẽ tái sử dụng nước mưa từ mái nhà;

+ Đối với nước phục vụ nhà ăn: Sử dụng nguồn nước từ trạm cấp nước tập trung của khu vực.

- Mục đích sử dụng: để làm nguồn cấp nước phục vụ sinh hoạt và các hoạt động tại trường.

Nhu cầu sử dụng điện:

- Dự án sử dụng nguồn điện từ mạng lưới cung cấp điện của Điện lực huyện Châu Thành với khối lượng sử dụng dự kiến khoảng 4.000 Kw/tháng.

- Mục đích sử dụng: Vận hành máy móc thiết bị, thắp sáng.

Gas:

- Dự án sử dụng gas được cung cấp từ nhà cung ứng tại địa phương với khối lượng sử dụng khoảng 5 bình/tháng (bình gas công nghiệp loại 48kg).

Hóa chất: Dự án sử dụng các loại hóa chất để xử lý nước thải, bao gồm:

- Hóa chất Na2CO3 và dinh dưỡng, khối lượng sử dụng sẽ được cán bộ vận hành cân đối trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải;

- Clorine để khử trùng trong quá trình xử lý nước thải, lượng Clorine sử dụng là 10g/1m3 nước thải.

Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu khác:

Nguyên liệu phục vụ hoạt động nấu ăn tại nhà ăn của trường chủ yếu là gạo, các loại thực phẩm khác như: rau, củ quả, thịt, cá, gia vị các loại,… với khối lượng khoảng 5,3 tấn/tháng

Bảng 3. Khối lượng nguyên, vật liệu sử dụng tại dự án

STT

Tên nguyên liệu

Đơn vị tính

Khối lượng

1

Cá, thịt, hải sản tươi

Kg/tháng

1.000

2

Thực phẩm đông lạnh

Kg/tháng

500

3

Rau, củ, quả tươi

Kg/tháng

2.000

4

Gia vị các loại

Kg/tháng

300

5

Gạo và các sản phẩm làm từ gạo

Kg/tháng

1.500

6

Nước ngọt các loại

Két/tháng

500

Dự án đầu tư xây dựng trường học phổ thông cơ sở và trung học, quy trình xin phép mở trường học phổ thông, giấy phép bảo vệ môi trường cho dự án trường học.

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 
Khi thực hiện dự án sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường bên trong và bên ngoài khu vực dự án ở các mức độ khác nhau. Một số tác động ở mức độ không đáng kể mang tính tạm thời, bên cạnh đó, một số tác động khác mang tính chất thường xuyên trong suốt quá trình hoạt động của dự án.
 
Hiện trạng khuôn viên khu đất thực hiện dự án là đất hiện hữu của trường, cộng thêm phần đất phát triển được tách thêm từ Trường THPT Việt Úc HT có cao độ tự nhiên bằng với mặt đường. Dự án sẽ thực hiện phát quang cây cỏ, bụi nhỏ, đồng thời sẽ tiến hành phá dỡ các công trình hiện hữu không còn sử dụng.
 
Như vậy, việc đánh giá, dự báo tác động của dự án đầu tư sẽ đánh giá các tác động sinh ra từ giai đoạn triển khai xây dựng dự án và giai đoạn dự án đi vào vận hành. Các tác động chính như sau:
 
- Giai đoạn thi công, xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị: Tác động do nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn, giao thông, tập trung lao động,… từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị và hoạt động thi công xây dựng các hạng mục công trình
 
- Giai đoạn vận hành: Tác động do nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn, giao thông.
 
Các tác động từ việc thực hiện dự án có thể được chia làm 2 nhóm tác động sau
 
- Tác động đến sức khỏe người công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình thi công và sản xuất;
 
- Tác động đến môi trường xung quanh.

1. Đánh giá tác động  đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư

1.1. Đánh giá, dự báo các tác động

1.1.1. Đánh giá tác động của việc chiếm dụng đất

Dự án được đầu tư xây dựng mới trong khuôn viên khu đất hiện hữu của trường, cộng thêm phần đất phát triển được tách thêm từ Trường THPT Việt Úc HT có tổng diện tích là 10.787,4 m2, tọa lạc tại ấp Hòa, xã Việt Úc HT, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang nên trong quá trình triển khai thực hiện dự án không ảnh hưởng đến chiếm dụng đất, vì vậy báo cáo xin thông qua không trình bày tác động này.

1.1.2. Đánh giá tác động của hoạt động giải phóng mặt bằng

Khi triển khai dự án trong giai đoạn này sẽ thực hiện các hoạt động như: phát quang thảm thực vật, phá dỡ công trình hiện hữu không còn sử dụng

- Phát quang thảm thực vật: do phần lớn diện tích thực hiện dự án là công trình hiện hữu và sân nền đã được bê tông hóa nên thảm thực vật chủ yếu các cây cỏ nhỏ, công việc chặt cây và làm sạch này sẽ thuê nhân công tại địa phương.

- Phá dỡ công trình hiện hữu không còn sử dụng: tại khu khuôn viên phần đất của trường là công trình trường học cũ nên các hạng mục không còn sử dụng sẽ được phá dỡ.

Bảng 19. Các tác động trong giai đoạn san lấp mặt bằng

Tiến độ

Nội dung dự án

Thành phần tham gia thực hiện

Nguồn gây tác động

Phát quang thảm thực vật

Thời gian thi công trong 2 ngày

- Phát quang và dọn dẹp mặt bằng

- Thiết bị chủ yếu là máy cắt cỏ, cuốc, xẻng,…

- Nhân công: 2 người

- Nước thải sinh hoạt;

- Nước mưa chảy tràn;

 

 

 

- Bụi phát sinh từ quá trình phát quang, chặt bỏ cây tại khu đất dự án;

 

 

 

- Chất thải rắn phát sinh do chặt phá thảm thực vật; chất

thải rắn sinh hoạt.

Phá dỡ công trình hiện hữu không còn sử dụng

Thời gian thi công trong 15 ngày

Phá dỡ các hạng mục hiện hữu

- Thiết bị chủ yếu: đầu búa thủy lực, máy cẩu,...

- Nhân công: 10 người

- Nước thải sinh hoạt;

- Nước mưa chảy tràn;

- Bụi và khí thải từ thiết bị;

 

 

 

- Chất thải rắn phát sinh trong quá trình thực hiện; chất thải rắn sinh hoạt;

 

 

 

- Tiếng ồn.

Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải

Nguồn gây tác động môi trường không khí

- Trong quá trình phát quang thảm thực vật chủ yếu chỉ sử dụng máy cắt cỏ, cuốc, xẻng và dùng sức người là chính nên sẽ không phát sinh khí thải gây ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh, chỉ phát sinh bụi và tiếng ồn nhưng không đáng kể.

- Trong quá trình phá dỡ các hạng mục hiện hữu yếu tố tác động đến môi trường không khí khu vực là đầu búa thủy lực, máy cẩu,….

Nguồn gây ô nhiễm nước

- Nước mưa chảy tràn sẽ được thoát ra rãnh thoát nước công cộng chảy ra kênh Thuộc Nhiêu - Cầu Sao gần khu vực dự án thông qua các cống thoát nước mưa được dẫn từ dự án đến vị trí xả thải nước mưa

- Nước thải sinh hoạt: hầu như trong giai đoạn này không phát sinh ra nước thải sinh hoạt.

Nguồn gây ô nhiễm nước

- Nước mưa chảy tràn sẽ được thoát ra hệ thống thoát nước chung của khu vực thông qua các rãnh nước tại khuôn viên dự án và hệ thống thoát nước hiện hữu.

- Nước thải sinh hoạt: Trong quá trình san lấp mặt bằng có phát sinh nước thải sinh hoạt của công nhân trên công trường. Công nhân chỉ sử dụng nước cho mục đích vệ sinh, rửa tay chân, không tắm giặt trên công trường và chỉ làm việc 1 ca/ngày nên lượng nước sử dụng được tính theo tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt trong cơ sở sản xuất công nghiệp tính cho 1 người trong 1 ca theo TCXDVN 33:2006. Lượng nước thải sinh hoạt trong quá trình san lấp mặt bằng được ước tính tối đa khoảng 0,54 m3/ngày đêm.

+ Nhu cầu sử dụng nước: 45lít/người/ngày (Nguồn: TCXDVN 33:2006)

+ Số công nhân làm việc trên công trường tối đa: khoảng 12 người/ngày (số công nhân này không ăn ở tại công trường nên nhà thầu không thực hiện công tác xây dựng lán trại cho công nhân ở lại đêm trên công trường).

+ Thành phần của nước thải sinh hoạt chủ yếu là các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật.

Nguồn gây ô nhiễm chất thải rắn

- Chất thải rắn: thành phần chủ yếu là cây cỏ phát sinh từ quá trình phát quang, khối lượng ước tính khoảng 100kg, khối lượng không lớn nên sẽ tự phân hủy. Do chủ yếu là cây cỏ nên sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến môi trường xung quanh.

- Chất thải rắn sinh hoạt: rác thải phát sinh chủ yếu là túi ni lông, vỏ chai, vỏ hộp cơm,… lượng rác thải phát sinh khoảng 3kg/ngày, công nhân sẽ tự thu gom lại về bỏ tại nơi thu gom rác tập trung của khu vực.

b. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải

Tiếng ồn phát ra từ quá trình sinh hoạt của công nhân làm việc, đầu búa thủy lực, máy cẩu.

1.1.3. Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị

a. Nguồn tác động  liên quan đến chất thải

Trong quá trình tập kết các vật liệu xây dựng phục vụ quá trình xây dựng dự án có phát sinh bụi, khí thải, tiếng ồn tuy nhiên chỉ mang tính tạm thời, thời gian tập kết rất ngắn. Đồng thời, xung quanh khuôn viên dự án đã được xây dựng tường rào nên không gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường xung quanh.

Vận chuyển nguyên vật liệu và các thiết bị thi công sẽ phát sinh ra bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung,...Tuy nhiên, các thiết bị này sẽ được vận chuyển đến thi công theo

yêu cầu sử dụng và theo tiến độ cụ thể nhằm giảm thiểu các tác động ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Các nguồn thải chính được thống kê trong bảng sau:

Bảng 20. Các nguồn thải chính trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị

Nguồn

Hoạt động của dự án

Đối tượng bị tác động

 

Bụi

 

Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu

Môi trường không khí

Đối tượng xung quanh dự án

Công nhân tham gia thi công dự án

Khí thải

Hoạt động của xe vận chuyển

Môi trường không khí

Công nhân tham gia thi công dự án

Để phục vụ cho quá trình thi công xây dựng các hạng mục công trình, nhà thầu sẽ phải vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng (gạch, cát, xi măng...) từ các nhà cung cấp đến khu vực dự án. Trong thời gian thi công xây dựng, phương tiện vận chuyển chủ yếu là xe tải hạng nặng. Khí thải ô nhiễm phát sinh từ các quá trình đốt nhiên liệu của các động cơ như NOx, SO2, CO, CO2, CxHy... Mức độ phát thải các chất ô nhiễm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: nhiệt độ không khí, vận tốc xe chạy, chiều dài quãng đường đi, phân khối động cơ, loại nhiên liệu sử dụng, các biện pháp kiểm soát ô nhiễm áp dụng. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đối với loại xe vận tải sử dụng dầu DO có công suất 3,5 - 16,0 tấn có hệ số ô nhiễm được trình bày trong bảng sau:

Bảng 21. Hệ số ô nhiễm của các phương tiện giao thông sử dụng dầu diesel

 

Phương tiện

Bụi (g/km)

SO2

(g/km)

CO

(g/km)

NMVOC (THC-CH4)

(g/km)

NO2

(g/km)

Xe 12 – 14 tấn

TCHD Euro III 2000

0,9

4,29

0,972

0,189

0,004

(Nguồn: EMEP/EEA air pollutant emission inventory guidebook, 2009).

Ghi chú: S  hàm lượng lưu huỳnh trong xăng dầu (S = 0,05 %)

- Dự kiến thời gian thi công xây dựng là: 12 tháng = 365 ngày.

- Tổng khối lượng nguyên vật liệu dự kiến của dự án: 50.000 tấn.

- Trung bình số chuyến chuyên chở của toàn dự án: 50.000 tấn/14 = 3.572 chuyến (xe chuyên chở có tải trọng 14 tấn) => Số chuyến xe vận chuyển khoảng 10 chuyến/ngày.

- Tổng quãng đường vận chuyển nguyên vật liệu: 3.572 chuyến × 5 km × 2 chuyến (đi và về) = 35.720 km

Tải lượng ô nhiễm sinh ra do khí thải giao thông (không tính bụi đất bay vào không khí) được trình bày trong bảng sau:

Bảng 22. Tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra từ các xe tải chở vật liệu

 

STT

 

Chất ô nhiễm

Hệ số ô nhiễm (g/km)

 

Tổng chiều dài (km)

Tổng tải

lượng (g/km)

Thời gian

vận chuyển (s)

 

E (mg/m.s)

1

Bụi

0,9

35.720

32148

31.536.000

1,019

2

CO

0,972

35.720

34719,84

31.536.000

1,101

3

SO2

0,2145

35.720

7661,94

31.536.000

0,243

4

NOx

0,004

35.720

142,88

31.536.000

0,005

5

VOC

0,189

35.720

6751,08

31.536.000

0,214

Để tính toán nồng độ khí thải sinh ra do các phương tiện vận chuyển theo các khoảng cách và độ cao khác nhau, áp dụng mô hình toán về ô nhiễm nguồn đường theo mô hình cải biên của Sutton:

Trong đó:

+ C - Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí (mg/m3).

+ E - Nguồn thải (mg/m.s).

+ z - Độ cao của điểm tính (m).

+ σz - Hệ số khuếch tán theo phương z (m) là hàm số của khoảng cách x theo phương gió thổi; σz = 0,53 x x0,73 (x: Khoảng cách của điểm tính toán so với nguồn thải, theo chiều gió thổi (m)).(Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, 2003).

+ u - Tốc độ gió trung bình (m/s), lấy u = 3,8 m/s.

+ h - Độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m), lấy h = 0,5m.

Kết quả tính toán nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải theo khoảng cách (x)và độ cao (z) được thể hiện ở sau:

Bảng 23. Nồng độ các chất ô nhiễm phát tán trên tuyến vận chuyển chất thải

 

Thông số

 

Khoảng cách (x)

Nồng độ (mg/m3)

QCVN 05:2013/ BTNMT

(mg/m3)

 

0,5

 

1

 

1,5

 

2

 

2,5

 

3,0

 

 

 

Bụi

5

0,272

0,313

0,393

0,541

0,816

1,347

 

 

0,3

10

0,155

0,163

0,176

0,197

0,227

0,271

20

0,092

0,094

0,096

0,100

0,105

0,112

30

0,068

0,069

0,070

0,071

0,073

0,076

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

50

0,047

0,047

0,047

0,048

0,048

0,049

 

 

 

 

SO2

5

0,065

0,075

0,094

0,129

0,195

0,321

 

 

 

0,35

10

0,037

0,039

0,042

0,047

0,054

0,065

20

0,022

0,022

0,023

0,024

0,025

0,027

30

0,016

0,016

0,017

0,017

0,017

0,018

50

0,011

0,011

0,011

0,011

0,012

0,012

 

 

 

NOx

5

0,0013

0,0015

0,0019

0,0027

0,0040

0,0066

 

 

 

0,2

10

0,0008

0,0008

0,0009

0,0010

0,0011

0,0013

20

0,0005

0,0005

0,0005

0,0005

0,0005

0,0006

30

0,0003

0,0003

0,0003

0,0003

0,0004

0,0004

50

0,0002

0,0002

0,0002

0,0002

0,0002

0,0002

 

 

 

CO

5

0,2943

0,3377

0,4245

0,5847

0,8818

1,4559

 

 

 

30

10

0,1680

0,1749

0,1854

0,2009

0,2236

0,2589

20

0,0993

0,1010

0,1039

0,1082

0,1138

0,1212

30

0,0735

0,0742

0,0753

0,0770

0,0792

0,0819

50

0,0504

0,0507

0,0510

0,0516

0,0522

0,0531

 

 

VOC (THC- CH4)

5

0,0572

0,0656

0,0825

0,1136

0,1714

0,2830

 

 

 

0,5

10

0,0326

0,0342

0,0370

0,0414

0,0477

0,0568

20

0,0193

0,0196

0,0202

0,0210

0,0221

0,0235

30

0,0143

0,0144

0,0146

0,0150

0,0154

0,0159

50

0,0098

0,0098

0,0099

0,0100

0,0102

0,0103

(Nguồn: Đơn vị  vấn tính toán, 2023).

Nhận xét: Kết quả trong bảng trên cho thấy nồng độ bụi và khí thải từ phương tiện vận chuyển ở tất cả khoảng cách và chiều cao dưới 0,5m đều nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép, điều này cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm không ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh. Bên cạnh đó đây là nguồn phát sinh theo nguồn đường không tập trung nên tác động này sẽ không gây ô nhiễm môi trường xung quanh và dân cư sinh sống xung quanh dự án. Mặt khác, chủ dự án và nhà thầu cũng có biện pháp để giảm thiểu tác động trong quá trình vận chuyển này.

b. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải

Tác động đến an toàn giao thông trong tuyến đường vận chuyển:

Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị sẽ làm tăng mật độ giao thông xung quanh khu vực dự án và trên các tuyến đường vận chuyển, đặc biệt là tuyến đường huyện lộ 36. Từ đó, dẫn đến tăng nguy cơ xảy ra tai  nạn giao thông, ùn tắc, trì trệ lưu thông của các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường.

Đây là tác động không thể tránh khỏi trong quá trình thi công dự án. Tuy nhiên, nhà thầu sẽ chú ý sử dụng các phương tiện vận chuyển đúng trọng tải quy định, đảm bảo tốc độ, tuân thủ an toàn giao thông và tránh vận chuyển ở các giờ cao điểm.

Không gian phát sinh: Tuyến đường giao thông mà phương tiện vận chuyển đi qua.

Thời gian phát sinh: Tại thời điểm phương tiện vận chuyển tham gia giao thông.

1.1.4. Thi công các hạng mục công trình của dự án đối với các dự án có công trình xây dựng

a. Nguồn tác động  liên quan đến chất thải

Trong quá trình thi công các hạng mục công trình của dự án sẽ có những tác động đến môi trường như:

Tác động của nước thải:

Nước thải sinh hoạt:

- Trong quá trình thi công xây dựng có phát sinh nước thải sinh hoạt của công nhân trên công trường. Công nhân chỉ sử dụng nước cho mục đích vệ sinh, rửa tay chân, không tắm giặt trên công trường và chỉ làm việc 1 ca/ngày nên lượng nước sử dụng được tính theo tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt trong cơ sở sản xuất công nghiệp tính cho 1 người trong 1 ca theo TCXDVN 33:2006. Lượng nước thải sinh hoạt trong quá trình thi công được ước tính trung bình khoảng 3,6 m3/ngày đêm.

+ Nhu cầu sử dụng nước: 45lít/người/ngày (Nguồn: TCXDVN 33:2006)

+ Số công nhân làm việc trên công trường trung bình: khoảng 80 người/ngày (số công nhân này không ăn ở tại công trường nên nhà thầu không thực hiện công tác xây dựng lán trại cho công nhân ở lại đêm trên công trường). Số lượng công nhân thuộc nhiều nhà thầu thi công các hạng mục khác nhau của dự án như: xây dựng, xây dựng các công trình bảo vệ môi trường, xây dựng các công trình phụ trợ,….

+ Thành phần của nước thải sinh hoạt chủ yếu là các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật.

- Tác động đến môi trường:

Nước thải sinh hoạt có chứa các hợp chất hữu cơ dễ bị vi sinh vật phân hủy làm giảm lượng Oxy trong nguồn nước, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của các loài thủy sinh. Chất dinh dưỡng Nitơ, Phospho tạo điều kiện cho rong, tảo phát triển, có thể gây ra hiện tượng phú dưỡng, làm mất cân bằng sinh thái, ngoài ra còn có rất nhiều vi sinh vật gây bệnh. Quá trình phân hủy chất hữu cơ trong nước thải sẽ phát sinh các chất khí gây mùi như H2S, NH3, Mecaptan,... Tuy nhiên, nước thải này phát sinh ít và phạm vi phát tán không lớn nên mức độ tác động được đánh giá là không lớn, đồng thời lượng nước thải này sẽ được xử lý bằng hầm tự hoại 3 ngăn hiện hữu tại khu vực nhà vệ sinh của dự án nên đảm bảo không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Dự án đầu tư xây dựng trường học phổ thông cơ sở và trung học, quy trình xin phép mở trường học phổ thông, giấy phép bảo vệ môi trường cho dự án trường học.

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE