Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án xây dựng khu xử lý rác thải rắn

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án xây dựng khu xử lý rác thải rắn. Giải quyết được vấn đề cấp bách trong công tác quản lý, xử lý chất thải rắn. Về lâu dài, ngăn cản sự xâm nhập gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt khu vực, bảo vệ môi trường sống và đa dạng sinh học cho các hệ sinh thái trong khu vực.

Ngày đăng: 28-08-2024

30 lượt xem

MỤC LỤC

MỤC LỤC...........................................................................1

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT..........................6

DANH MỤCCÁCBẢNG........................................................................7

DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................9

CHƯƠNG I................................................................10

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ..................................................10

1.1. Tên chủ dự án đầu tư.........................................................................10

1.2. Tên dự án đầu tư..........................................................................10

1.2.1. Tên dự án đầu tư:...................................................................10

1.2.2. Địa điểm thực hiện Dự án đầu tư: ...............................................................10

1.2.3. Quy mô của dự án đầu tư: ...................................................15

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án....................................16

1.3.1. Công suất của Dự án..............................................................16

1.3.1.1. Mục tiêu Dự án..............................................................16

1.3.1.2. Công suất Dự án...........................................................16

1.3.2. Công nghệ sản xuất của Dự án, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất

của dự án đầu tư...................................................................17

1.3.2.1. Công nghệ hoạt động của Dự án .........

1.3.2.2. Mô tả việc lựa chọn công nghệ sản xuất của Dự án..

1.3.3. Sản phẩm của Dự án....................................

1.4. Nguyên, nhiên vật liệu, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư......18

1.4.1. Giai đoạn thi công: .....................................................................18

1.4.1.1. Nguyên, vật liệu..................................................................18

1.4.1.2. Máy móc thi công...................................................................19

1.4.1.3. Nguồn cung cấp điện, nước.........................................19

1.4.1.4. Nhu cầu lao động...............................................................20

1.4.2. Giai đoạn hoạt động: ...................................................................................20

1.4.2.1. Nguyên, nhiên liệu................................................................................20

1.4.2.2. Máy móc, thiết bị..................................................................................20

1.4.2.3. Điện, nước ............................................................................................24

1.4.2.4. Nhu cầu lao động..................................................................................24

1.5. Thông tin khác liên các đến Dự án đầu tư....................................................24

1.5.1. Các hạng mục công trình của Dự án ...........................................................24

1.5.1.1. Các hạng mục, công trình chính...........................................................24

1.5.1.2. Các hạng mục, công trình phụ trợ........................................................24

1.5.1.3. Các hạng mục, công trình bảo vệ môi trường......................................27

1.5.2. Tiến độ Dự án..............................................................................................27

1.5.3. Tổ chức quản lý vận hành ...........................................................29

CHƯƠNG II...................................................................................................31

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH,KHẢ NĂNG CHỊU

TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.....................................................................31

2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch

tỉnh, phân vùng môi trường......................................................31

2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường..............31

CHƯƠNG III....................................................................36

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN...........................36

DỰ ÁN ĐẦUTƯ.......................................................................36

3.1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật.............................................36

3.1.1. Các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi Dự án ........36

3.1.2. Các đối tượng nhạy cảm về môi trường gần nhất có thể bị tác động của Dự án..................37

3.2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án.....................................................37

3.2.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải .....................37

3.2.1.1. Địa lý, địa hình.....................................................................................37

3.2.1.2. Điều kiện khí hậu, khí tượng................................................................37

3.2.2. Chế độ thủy văn của nguồn nước................................................................38

3.2.3. Chất lượng nguồn nước tiếp nhận.............

3.2.4. Hiện trạng xả nước thải vào nguồn tiếp nhận..............................................41

3.3. Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án.........41

3.3.1. Hiện trạng chất lượng không khí, tiếng ồn và độ rung................................42

3.3.2. Hiện trạng chất lượng nước mặt..................................................................44

3.3.3. Hiện trạng chất lượng đất............................................................................44

3.3.4. Hiện trạng chất lượng nước dưới đất...........................................................47

CHƯƠNG IV....................................................................................49

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ

XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.49

4.1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai

đoạn thi công xâydựng dự án...................................49

4.1.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn triển khai xây dựng ..............................49

4.1.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động của việc chiếm dụng đất......................49

4.1.1.2. Đánh giá tác động của hoạt động thi công xây dựng ...........................49

4.1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án......67

4.1.2.1.Các công trình,biện pháp bảo vệ môi trường liên quan đến chất thải..68

4.1.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường không liên quan đến chất thải........72

4.1.2.3. Các công trình, biện pháp giảm thiểu rủi ro, sự cố ..............................75

4.2. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong

giai đoạn dự án đi vào vận hành..........................................78

4.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động.....................................................................78

4.2.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải....................................78

4.2.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải .............................86

4.2.1.3. Rủi ro sự cố...........................................................................................87

4.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện.................89

4.2.2.1. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường liên quan đến chất thải.90

4.2.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường không liên quan đến chất thải.........119

4.2.2.3. Các công trình, biện pháp giảm thiểu rủi ro, sự cố ............................119

4.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường...............................122

4.3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án ...............124

4.3.1.1. Giai đoạn thi công:.............................................................................124

4.3.1.2. Giai đoạn vận hành:...........................................................................124

4.3.2. Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường........125

4.3.3. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành công trình bảo vệ môi trường...........125

4.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá, dự báo.............................125

CHƯƠNGV......................................................128

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG............................136

CHƯƠNG VIII...................................................................................................142

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ...................................................142

PHỤ LỤC BÁO CÁO........................................................................143

CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1. Tên chủ dự án đầu tư

- Tên chủ dự án: Ban QLDA Đầu tư xây dựng khu vực huyện 

- Người đại diện theo pháp luật của Chủ dự án:...........

- Điện thoại: ......... Chức vụ: Giám đốc. Fax: ...............

- Ban QLDA Đầu tư xây dựng khu vực huyện A Lưới được UBND huyện A Lưới thành lập tại Quyết định số 194/QĐ-UBND ngày 14/02/2017.

- Địa chỉ văn phòng: ............., thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

1.2. Tên dự án đầu tư

1.2.1. Tên dự án đầu tư:

XÂY DỰNG KHU XỬ LÝ RÁC THẢI RẮN HUYỆN

1.2.2. Địa điểm thực hiện Dự án đầu tư:

1.2.2.1. Vị trí Dự án

Dự án thực hiện tại thôn Loah - Ta Vai, xã Đông Sơn, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế; với diện tích khoảng 141.775,7 m2. Khu đất thuộc thửa đất 5 và 19 tờ bản đồ địa chính số 01, xã Đông Sơn. Các hướng tiếp giáp của Dự án:

- Phía Bắc giáp đất lâm nghiệp.

- Phía Tây giáp đường TL 20.

- Phía Nam giáp đất lâm nghiệp.

- Phía Đông giáp đất lâm nghiệp.

Do hạn hẹp nguồn kinh phí nên giai đoạn này Dự án sẽ GPMB cho toàn bộ diện tích Dự án nhưng chỉ đầu tư xây dựng các hạng mục với diện tích khoảng 65.000 m2.

Hình 1.1. Vị trí thực hiện Dự án

* Hiện trạng sử dụng đất:

Hiện trạng sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi thực hiện Dự án được tổng hợp và trình bày ở bảng sau:

Bảng 1.2. Hiện trạng sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi thực hiện Dự án

1.2.2.2. Mối quan hệ của Dự án với các đối tượng xung quanh:

- Dân cư

Khu vực Dự án cách xa khu dân cư, ranh giới khu vực Dự án cách khu dân cư xã Hương Lâm, huyện A Lưới khoảng 1,5 km về phía Đông.

- Cơ sở sản xuất/Dự án khác

Ranh giới Dự án cách Dự án Trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao A Lưới khoảng 211,68 m về hướng Tây Bắc. Có khoảng 3,2 ha đất Dự án Trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao A Lưới không phù hợp khoảng cách an toàn đối với Dự án.

- Giao thông

Dự án tiếp giáp với tuyến đường TL 20 phối rộng 4,0m, nền đường rộng 6,0m. Ngoài ra không có hạ tầng kỹ thuật nào được đầu tư xây dựng.

Dự án cách tuyến đường Hồ Chí Minh khoảng 1,45 km về hướng Đông Bắc. Dự án sẽ sử dụng tuyến đường Hồ Chí Minh - tuyến đường TL 20 để vận chuyển nguyên vật liệu trong giai đoạn xây dựng và vận chuyển rác trong giai đoạn vận hành.

Ngoài ra có một số đường mòn (đường đất) rộng từ 2m đến 4m, là các đường lâm sinh phục vụ trồng và khai thác rừng.

- Cấp điện: Khu vực Dự án chưa có hệ thống cấp điện. Cấp điện đấu nối từ đường Hồ Chí Minh vào.

- Cấp nước: Khu vực Dự án chưa có hệ thống cấp nước sạch.

- Sông suối: Dự án cách suối Pa Rê khoảng 160 m về hướng Tây Bắc, cách sông A Sáp khoảng 1,35 km về phía Đông. Khu đất Dự án không có khe suối chảy qua. Xung quanh khu đất có nhiều khe suối, các khe suối này chảy và tập trung đổ về sông A Sáp.

- Thoát nước: Toàn bộ nước trong khu vực thoát theo địa hình tự nhiên đến các khu vực trũng. Nước mặt thoát theo hệ thống sông suối. Hướng thoát nước theo địa hình khu vực về suối Pa Rê.

Vị trí Dự án đảm bảo khoảng cách an toàn môi trường theo QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, “ô chôn lấp CTR hợp vệ sinh có chôn lấp CTR hữu cơ phải đảm bảo khoảng cách ATMT ≥ 1.000m”. Riêng đối với Dự án rang trại chăn nuôi heo công nghệ cao A Lưới, có khoảng 3,2 ha không đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường.

Hình 1.2. Các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội xung quanh Dự án

1.2.3. Quy mô của dự án đầu tư:

Dự án xử lý rác thải, Dự án nhóm C.

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án

1.3.1. Công suất của Dự án

1.3.1.1. Mục tiêu Dự án

- Cụ thể hoá Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.

- Đảm bảo xử lý triệt để khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại địa phương theo Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, định hướng đến năm 2050. Từ đó tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện A Lưới nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.

- Giải quyết được vấn đề cấp bách trong công tác quản lý, xử lý chất thải rắn. Về lâu dài, ngăn cản sự xâm nhập gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt khu vực, bảo vệ môi trường sống và đa dạng sinh học cho các hệ sinh thái trong khu vực.

1.3.1.2. Quy mô Dự án

a. Quy mô Dự án

(1) Xây dựng:

- Nhà Điều hành bãi rác 1 tầng: 50m². Móng trụ dầm giằng BTCT #250, tường xây gạch không nung, nền lát gạch men kt600x600, cửa XingFa+kính dán 6.38ly, mái lợp tôn dày 5dem, xà gồ thép hộp mạ kẽm kt40x80x2ly.

- Cụm nhà hóa chất 1 tầng: 35m².

- Cụm nhà điều hành +Ép bùn + RO: 72m².

(2) Hạ tầng:

- Cụm bể XLNT.

- Bể thu gom.

- Bể lọc nước + chứa nước sạch.

- Hố chôn lấp rác.

- Đường giao thông cấp phối.

(3) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

* San nền:

- Thiết kế san nền các khu chức năng theo hướng san nền cục bộ từng công trình, hạn chế tối đa đào đắp để khai thác tốt các điều kiện về địa hình tự nhiên và cảnh quan khu vực.

- Đất san nền được đầm chặt với hệ số k=0,85.

- Cao độ, độ dốc san nền từ Tây sang Đông (dốc theo địa hình).

- Phương án tuyến, cao trình tuyến: Theo quy hoạch được duyệt. * Hệ thống thoát nước mưa:

- Hệ thống thoát nước mưa bố trí phù hợp với hiện trạng thoát nước của khu vực. Thoát nước theo địa hình.

* Hệ thống thoát nước thải:

- Nước rỉ rác được thu gom và đưa vào hệ thống xử lý nước rỉ rác, nước thải xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (giá trị C, cột A) và QCVN 25:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn (giá trị C, cột A)sau đó có thể tận dụng vào việc rửa đường, tưới cây hoặc thoát ra theo hệ thống thoát nước chung của khu vực.

* Cấp nước sinh hoạt:

- Xây dựng các tuyến ống cấp nước HDPE, đường kính ống D63-D160 đi ngầm trên vỉa hè để cấp nước cho khu vực dự án.

-Nguồn cung cấp nước được lấy từ đường ống D160 tại đập của khe nước hiệntrạng. (4). Phòng cháy chữa cháy: Bố trí bình bọt PCCC cho từng nhà theo tiêu chuẩn PCCC.

(5). Chi phí thiết bị: Máy tính để bàn: Máy in A4: bàn ghế làm việc Hòa Phát: bình bọt CO2, máy biến áp 100KVA-22/0,4kv, chống sét van.

(6). Cấp điện và chiếu sáng:

- Xây dựng mới 1 trạm biến áp phục vụ cho Dự án. Điểm dự kiến đấu nối vào Trạm biến áp từ tuyến trung thế 3 pha 22KV hiện hữu.

- Hệ thống cấp điện: Lưới điện hạ thế sử dụng cáp đi nổi trên các cột BTLT.

- Hệ thống điện chiếu sáng: Sử dụng kết hợp với cột điện hạ thế; bóng đèn loại tiết kiệm điện năng.

b. Tổng vốn đầu tư, tiến độ thực hiện Dự án:

- Tổng mức đầu tư dự kiến của Dự án khoảng 20.998.000.000 đồng (Hai mươi tỷ, chín trăm chín mươi tám triệu đồng). Trong đó:

+ Chi phí xây dựng: 9.849.536.000 đồng;

+ Chi phí thiết bị: 7.806.217.000 đồng;

+ Chi phí quản lý dự án: 423.902.000 đồng;

+ Chi phí tư vấn đầu tư: 1.040.325.000 đồng;

+ Chi phí khác: 561.838.000 đồng;

+ Chi phí dự phòng: 1.316.182.000 đồng.

- Nguồn vốn: Chương trình mục tiêu quốc gia xâydựng nông thôn mới. Trong đó:

+ Nguồn vốn ngân sách trung ương: 3.752.000.000 đồng.

+ Nguồn vốn ngân sách tỉnh: 16.142.000.000 đồng.

+ Nguồn vốn ngân sách huyện, xã, nhân dân đóng góp và các nguồn huy động hợp pháp khách: 1.104.000.000 đồng

- Tiến độ thực hiện Dự án:

+ Chuẩn bị Dự án: Quý I/2024 - Quý IV/2024;

+ Thi công xây dựng: Quý I/2025 - Quý IV/2025;

+ Vận hành Dự án: Quý I/2026.

1.3.2. Công nghệ hoạt động của Dự án

- Nhập rác vào ô chôn lấp

Rác đem chôn lấp được đổ thành từng lớp riêng rẽ. Độ dày mỗi lớp khoảng 2,5m và được đầm nén; nén 03 lần và mỗi lần nén không quá 0,6m, chọn 0,5m. Sau mỗi lớp rác nén có lớp phủ trung gian dày 200mm. Rác sẽ được phủ đất hoặc phủ bạt sau 24 giờ vận hành trong trường hợp bãi vận hành liên tục

Giai đoạn đầu mới đổ rác, ô tô vận chuyển rác lùi xuống ô chôn lấp và đổ rác ở ngay chân đường xuống, các thiết bị, máy móc và xe chở rác chỉ được đi qua ống thu nước rác khi trên ống đã có lớp đất và rác dày >1m. Sau đó, rác thải khi vận chuyển xuống ô chôn lấp sẽ đổ lấn, tịnh tiến ở phía chân đường xuống trước và sau đó đổ lấn ra các phía. Rác thải được đổ lần lượt theo các lớp, mỗi lớp dày khoảng 2,5m, đồng thời tạo dốc xuống phía dưới ô chôn lấp, thực hiện che phủ bạt dứa lên trên toàn bộ bề mặt của rác nhằm ngăn ngừa không cho nước mưa (nếu có) lẫn vào nước rác.

Trong quá trình vận hành, khi trời mưa to mà lưu lượng nước không chảy hết, bị ứ đọng trên bạt, nhân viên vận hành phải sử dụng máy bơm chìm, bơm hút toàn bộ nước tồn đọng ra bên ngoài rãnh thoát nước.

Tiến hành các biện pháp phòng ngừa sâu, bọ, côn trùng bằng cách rắc vôi bột định kỳ hoặc phun dung dịch khử mùi và diệt côn trùng.

Ngoài ra, trong quá trình vận hành không được để rác, túi nilong, vật dụng,... lấp kín miệng hố ga mà phải đảm bảo thông thoáng để lưu thông khí.

- Phủ đất bề mặt

Sau khi bãi chôn lấp đầy, bề mặt bãi sẽ được phủ lớp đất phủ trung gian dày 500mm. Tác dụng của lớp phủ trung gian sau cùng này là: ngăn chặn sự xói mòn chất thải rắn do mưa, gió gây ra; ngăn cản sự tiếp xúc giữa chất thải rắn với không khí nhằm giảm mức độ ô xy hoá; ngăn chặn nước mưa thâm nhập vào rác làm tăng lượng nước rỉ rác; ngăn chặn rò rỉ của nước rác, giảm thiểu ô nhiễm; ngăn cản các loại gặm nhấm, chim, ruồi,...

- Trồng cây

Khi bãi chôn lấp đầy. Cây bụi hoặc cỏ sẽ được trồng trên lớp phủ ngoài cùng để chống xói mòn và tăng khả năng bốc hơi. Cỏ sẽ được chọn trồng, vì có tác dụng nhanh và chi phí chăm sóc ít.

Ngoài ra, Bãi chôn lấp cũng sẽ được trồng cây xanh cách ly, đảm bảo chắn gió, bụi ảnh hưởng đến khu vực xung quanh. Lưu ý ưu tiên chọn cây xanh lá kim, có tán rộng xanh quanh năm, không trồng các loại cây có dầu, lá rụng nhiều dễ gây cháy bãi vào mùa khô.

1.4. Nguyên, nhiên vật liệu, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

1.4.1. Giai đoạn thi công:

1.4.1.1. Nguyên, vật liệu

Nhu cầu nguyên vật liệu chính phục vụ cho quá trình thi công xây dựng của Dự án được trình bày ở bảng sau:

Bảng 1.3. Nguồn nguyên liệu chủ yếu sử dụng cho quá trình thi công

Đất đắp của Dự án khoảng 23.301 m3, trong đó: 16.796 m3 tận dụng từ đất đào và 6.514m3 dự kiến mua tại mỏ Bốt Đỏ A Lưới.

1.4.1.2. Máy móc thi công

Các thiết bị phục vụ giai đoạn thi công được tổng hợp và trình bày ở bảng sau:

Bảng 1.4. Một số thiết bị, phương tiện thi công

1.4.1.3. Nguồn cung cấp điện, nước

- Nước: Nước cấp cho hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân, hoạt động thi công xây dựng. Nguồn nước: sử dụng nguồn nước các khe suối xung quanh Dự án. Nhu cầu sử dụng nước cho giai đoạn thi công xây dựng được tổng hợp và trình bày ở bảng sau:

Bảng 1.5. Nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn thi công xây dựng

- Điện: Sử dụng để chiếu sáng, hoạt động của máy móc thiết bị. Nguồn cấp điện: Đấu nối với nguồn điện trên tuyến đường Hồ Chí Minh.

1.4.1.4. Nhu cầu lao động

Để đảm bảo hoạt động thi công xây dựng, Dự án dự kiến bố trí khoảng 30 lao động tại công trường.

1.4.2. Giai đoạn hoạt động:

1.4.2.1. Nguyên, nhiên liệu

Nguyên, vật liệu đầu vào của Dự án là rác thải của huyện A Lưới. Thành phần rác thải như sau:

- Khối lượng CTR chôn lấp

Theo dự báo, dân số toàn tỉnh sẽ đạt tới 1.206.000 người vào năm 2020, 1.263.000 người vào năm 2025 và 1.320.000 người vào năm 2030.

Trong đó, khu xử lý chất thải rắn xã Đông Sơn huyện A Lưới dự kiến phục vụ cho các xã và thị trấn A Lưới.

+ Khối lượng chất thải rắn phát sinh được tính bằng công thức sau:

Chất thải rắn phát sinh = Chất thải rắn phát sinh đầu người x Dân số (năm quy hoạch tương lai)

Chỉ tiêu khối lượng chất thải phát sinh đầu người được tính trung bình cho khu vực thành phố Huế khoảng 0,63kg/ng/ngđ, khu vực các huyện và các thị xã khoảng 0,25 kg/ng/ngđ.

+ Khối lượng chất thải rắn thu gom được tính bằng công thức sau: Chất thải rắn thu gom = Chất thải phát sinh x tỷ lệ thu gom (%)

Trong đó, khối lượng thu gom cho các xã, thị trấn A Lưới, đến năm 2030 khoảng 20 tấn/ngày.

* Dự báo thời gian hoạt động:

- Quy mô bãi chôn lấp:

Dung tích bãi chôn lấp = Diện tích bãi chôn (hữu ích) x Chiều cao chôn lấp = 10.595m2 x 5m = 52.975m3

- Lượng rác thu gom hằng năm:

Khối lượng CTR thu gom năm = Khối lượng CTR ngày x 365 ngày

= 20 tấn/ngày x 365 ngày

= 7.300 tấn/năm.

+ Trường hợp tỷ lệ đốt đạt 10% lượng thu gom:

Lượng rác đem chôn năm = Lượng CTR thu gom năm x 90%

= 7.300 tấn/năm x 90% = 6.570 tấn/năm.

Thể tích rác chôn năm = Lượng CTR đem chôn x Thể tích tro xỉ = 6.570 tấn/năm x 0,33m3/tấn = 2.168 m3/năm.

Thời gian lấp đầy bãi= Dung tích bãi chôn lấp : Thể tích chôn năm = 52.975 m3 : 2.168 m3/năm = 24,4 năm.

+ Trường hợp chôn tươi hoàn toàn lượng thu gom (100%):

Thể tích CTR chôn năm = Lượng CTR chôn lấp x Thể tích sau nén = 7.300 tấn/năm x 1,5m3/tấn = 10.950 m3/năm.

(Thể tích sau nén được tạm tính bằng 50% thể tích rác tươi) Thời gian lấp đầy bãi

Như vậy:

= Dung tích bãi chôn lấp : Thể tích chôn năm = 52.975m3 : 10.950 m3/năm = 4,84 năm.

+ Trong trường hợp tỉ lệ đốt và chôn lấp chỉ đạt 10%, thời gian hoạt động hơn 24,4 năm.

+ Trong trường hợp chôn toàn bộ CTR không qua xử lý, thời gian hoạt động của khu vực này có thể giảm xuống đáng kể, chỉ khoảng 4,84 năm.

- Hóa chất sử dụng: Hóa chất sử dụng trong giai đoạn vận hành Dự án dược tổng hợp và trình bày ở bảng sau:

 1.4.2.2. Máy móc, thiết bị

Danh mục máy móc thiết bị trong giai đoạn vận hành Dự án được tổng hợp ở bảng sau:

1.4.2.3. Nguồn cung cấp điện, nước

a. Điện

Điện sử dụng cho Dự án gồm điện thắp sáng cho khu vực bãi rác. Nguồn cấp điện: đấu nối tại vị trí lưới điện trung thế 22kV đường Hồ Chí Minh.

b. Nước

Nước được cấp cho hoạt động sinh hoạt của cán bộ nhân viên. Nguồn cấp nước: giếng khoan trong khu vực Dự án và suối Pa Rê.

1.4.2.4. Nhu cầu lao động

Để đảm bảo hoạt động của Dự án, dự kiến sẽ tuyển dụng khoảng 10 nhân viên.

1.5. Thông tin khác liên các đến Dự án đầu tư

1.5.1. Các hạng mục công trình của Dự án

1.5.1.1. Các hạng mục, công trình chính

Hạng mục công trình chính của Dự án là hạng mục bãi chôn lấp rác.

* Đập đất chính ngăn tạo chôn lấp rác:

- Chiều dài đập: L=369,96m

- Cắt ngang đập rộng: B=3,00m-4,00m - Đất đắp đập đầm chặt K95.

* Hệ thống thu gom nước rỉ rác: (Các ống và phụ kiện ống HDPE sử dụng là ống gân xoắn 2 vách, nối bằng co hàn nhiệt và đai inox. Các ống và phụ kiện ống uPVC sử dụng là PN8)

Thiết kế hệ thống ống thu gom mạng lưới xương cá, ống chính là ống HDPE Ø300, ống nhánh là ống HDPE Ø200. Các ống sẽ được khoan lỗ Ø20 để thu nước, các lỗ được khoan xen kẽ.

+ Các ống nhánh thu gom nước rỉ rác dẫn về ống chính. Nước rỉ rác từ bãi chôn lấp được dẫn về ga tập trung nước rỉ rác. Ga được xây dựng bằng bê tông.

+ Xung quanh các tuyến ống được xếp vật liệu đá hộc theo dạng hình thang. Nước rỉ rác sau khi tập trung tại hố ga tiếp nhận, từ đó bơm lên hố ga tiếp nhận

và dẫn đến ngăn tiếp nhận để xử lý nước rỉ rác đạt chuẩn, ống chính là ống HDPE Ø300.

+ Hố ga thu nước rỉ rác: Hố ga sử dụng BT lót M100 đá 2x4 dày 100mm; kết cấu BTCT sử dụng bê tông M250 đá 1x2, cốt thép D<10 sử dụng thép nhóm CB240-T, với D³10 sử dụng thép nhóm CB300V. Nắp đạy tấm đan BTCT M250 đá 1x2.

+ Thành ga được bố trí các thang thăm inox D20. * Hệ thống thu nước ngầm đáy bãi:

Đối với rãnh thu nước ngầm, trong lòng rãnh được lấp vật liệu đá lọc cỡ 40- 60mm (kích thước Dmax = 6cm) để thu gom và lọc nước ngầm. Kích thước rãnh thu nước ngầm:

+ Rãnh thu nước ngầm đáy chính: Chiều rộng đáy dưới 0,4m, chiều rộng miệng trên là 1,2m, chiều sâu trung bình là 0,4m.

+ Rãnh thu nước ngầm đáy nhánh: Chiều rộng đáy dưới 0,3m, chiều rộng miệng trên là 0,9m, chiều sâu trung bình là 0,3m.

+ Nước ngầm được thu và dẫn ra ngoài bằng ống HDPE Ø400. * Chống thấm đáy ô chôn lấp được thiết kế như sau:

Đáy bãi rác được thiết kế bao gồm các lớp:

+ Lớp rác.

+ Lớp đá dăm 2x4 dày 20cm.

+ Lớp đất bảo vệ vải chống thấm dày 30cm.

+ Lớp màng chống thấm HDPE dày 1,5mm.

+ Đất tự nhiên đầm chặt K95.

* Thu gom và thoát khí bãi rác.

+ Hệ thống thu thoát khí bao gồm ống nghiêng thu thoát khí mái taluy HDPE Ø200 và ống thu thoát khí đứng trong lòng Bãi chôn lấp rác dự phòng uPVC Ø200.

+ Các ống thu thoát khí đứng uPVC Ø200 được bố trí kết nối với các ống thu nước rỉ rác chính Ø300 dưới đáy hố bằng các hố ga giao BTCT kích thước RxDxC=1,4x1,4,1x4m. Các ống nghiêng thu thoát khí trên mái taluy được kết nối với các ống thu nước rỉ rác nhánh Ø200 tại vị trí chân taluy.

+ Độ cao cuối cùng của ống thu và thoát khí rác phải lớn hơn bề mặt bãi tối thiểu 2m (Tính từ lớp phủ trên cùng).

+ Ống thu thoát khí được đục lỗ dọc chiều dài ống với mật độ rỗng đạt 20% diện tích bề mặt. Sử dụng ống uPVC Ø200 đục lỗ xung quanh ống. Xung quanh có chèn đá dăm 2x4cm và được bọc tấm inox304, ô dưới 10x10 sợi 2mm cuốn 02 vòng cuộn tròn D=600mm.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án hệ thống nước thải đô thị

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE