Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án hệ thống xử lý nước thải đô thị

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án hệ thống xử lý nước thải đô thị. Dự án chỉ thực hiện thu gom nước thải sinh hoạt (không thu gom loại hình nước thải khác) phát sinh từ các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại, các cơ quan ban ngành, ... trên địa bàn thị xã

Ngày đăng: 14-08-2024

66 lượt xem

MỤC L​ỤC

MỤC LỤC.. 1

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT.. 4

DANH MỤC BẢNG.. 6

DANH MỤC HÌNH.. 9

CHƯƠNG 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.. 10

1.1. Tên chủ dự án đầu tư. 10

1.2. Tên dự án đầu tư. 10

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư. 10

1.3.1. Quy mô, công suất của dự án. 10

1.3.2. Công nghệ xử lý nước thải, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư  11

1.3.3. Sản phẩm của dự án. 32

1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án. 33

1.4.1. Danh mục máy móc, thiết bị 33

1.4.2. Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu. 67

1.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án. 69

1.5.1. Xuất xứ của dự án. 69

1.5.2. Vị trí địa lý của dự án. 70

1.5.3. Mục tiêu của dự án. 76

1.5.4. Phạm vi dự án. 77

1.5.5. Khoảng cách dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường. 78

1.5.6. Loại hình thoát nước. 80

1.5.7. Định hướng thoát nước mưa. 80

1.5.8. Định hướng thoát nước thải 80

1.5.9. Các hạng mục công trình dự án. 81

1.5.10. Các hạng mục công trình phụ trợ. 83

1.5.11. Tính kết nối của các hạng mục công trình giữa 2 giai đoạn của dự án. 83

1.5.12. Giải pháp kết cấu. 84

1.5.13. Giải pháp thiết kế điện – điều khiển & tự động hóa. 92

1.5.14. Công nghệ vận hành. 93

1.5.15. Biện pháp tổ chức thi công. 111

CHƯƠNG 2. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.. 126

2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi tường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi tường. 126

2.1.1. Sự phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia. 126

2.1.2. Sự phù hợp với quy hoạch kế hoạch vùng, địa phương. 127

2.2. Sự phù hợp của dự án đối với khả năng chịu tải của môi trường. 127

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ   129

3.1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật 129

3.1.1. Hiện trạng đa dạng sinh học. 129

3.1.2. Các đối tượng nhạy cảm môi trường. 130

3.1.3. Nhận dạng các đối tượng bị tác động của dự án. 131

3.2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án. 133

3.2.1. Mô tả đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn tiếp nhận nước thải 133

3.2.2. Mô tả chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải 142

3.2.3. Mô tả các hoạt động khai thác, sử dụng nước tại khu vực tiếp nhận nước thải 144

3.2.4. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án  145

3.2.5. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật khu vực thực hiện dự án. 165

CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT

CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.. 172

4.1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình biện pháp, bảo vệ môi trường

trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư. 172

4.1.1. Đánh giá, dự báo tác động. 176

4.1.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện. 201

4.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành. 214

4.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường. 220

4.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường. 230

4.3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường. 230

4.3.2. Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải 230

4.3.3. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường. 231

4.3.4. Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường. 231

4.3.5. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo. 232

CHƯƠNG 5. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC.. 234

CHƯƠNG 6. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.. 235

6.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 235

6.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 235

6.3. Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với tiếng ồn độ rung. 237

6.4. Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải rắn và chất thải nguy hại 239

6.4.1. Nguồn phát sinh, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn thông thường. 239

6.4.2. Nguồn phát sinh, khối lượng chất thải nguy hại đề nghị cấp phép. 239

CHƯƠNG 7. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI

VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN.. 240

7.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án. 240

7.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm.. 240

7.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý  240

7.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 248

7.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ trong giai đoạn vận hành dự án. 248

7.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải trong giai đoạn vận hành dự án. 249

7.2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo

quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án. 249

7.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.. 251

CHƯƠNG 8. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.. 252

8.1. Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp phép môi tường. 252

8.2. Cam kết về việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường. 252

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO.. 254

CHƯƠNG 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1. Tên chủ dự án đầu tư

- Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh ...

- Địa chỉ văn phòng: .........., Khu phố 1, Phường 3, Thành phố Tây Ninh, Tỉnh Tây Ninh.

- Người đại diện: ............Chức vụ: Giám đốc

- Điện thoại: ................

1.2. Tên dự án đầu tư

- Dự án: Hệ thống xử lý nước thải đô thị...

- Địa chỉ thực hiện: thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.

- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Ủy ban nhân dân tỉnh .

- Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Giấy phép môi trường: Ủy ban nhân dân tỉnh .

- Quy mô của dự án:

+ Dự án đầu tư công nhóm B.

+ Loại công trình: Công trình hạ tầng kỹ thuật.

+ Cấp công trình: Công trình cấp II.

- Nghị quyết số 58/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của Hội đồng nhân nhân tỉnh Tây Ninh phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Hệ thống xử lý nước thải đô thị .

- Dự án chỉ thực hiện thu gom nước thải sinh hoạt (không thu gom loại hình nước thải khác) phát sinh từ các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại, các cơ quan ban ngành, ... trên địa bàn thị xã Hòa Thành được đấu nối thu gom về Nhà máy.

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư

1.3.1. Quy mô, công suất của dự án

Theo Nghị quyết số 58/NQ-HĐND, quy mô công suất của dự án như sau:

- Xây dựng Trạm xử lý nước thải công suất 6.000 m3/ngày.đêm (trong đó các công trình đầu vào phục vụ công suất 12.000 m3/ngày.đêm, riêng công trình xử lý sinh học, hóa lý và hệ thống thiết bị công suất 6.000 m3/ngày.đêm và sẽ nâng cấp công suất đạt 12.000 m3/ngày.đêm khi đấu nối phủ kín mạng lưới thoát nước thải trên toàn thị xã Hòa Thành ở giai đoạn sau).

- Xây dựng 02 trạm bơm chìm: trạm bơm số 01 thuộc phường Long Thành Bắc diện tích khoảng 160 m2, trạm bơm số 02 thuộc phường Long Thành Trung diện tích khoảng 425m2.

- Xây dựng hệ thống tuyến ống chính thu gom nước thải dẫn về trạm xử lý và hệ thống thu gom nước thải từ các hộ dân đến các tuyến ống chính.

Quy mô, công suất dự án chi thiết theo Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án như sau:

- Trạm xử lý nước thải:

+ Xây dựng trạm xử lý nước thải công suất 6.000 m3/ngày.đêm, trong đó:

  • Công trình đầu vào phục vụ công suất 12.000 m3/ngày.đêm (bể thu gom).
  • Các công trình đơn vị xử lý nước thải và hệ thống thiết bị phục vụ cho công suất 6.000 m3/ngày.đêm, trong đó: dự án đầu tư xây dựng 02 module, module số 1 có công suất 1.000 m3/ngày.đêm và module số 2 có công suất 5.000 m3/ngày.đêm (tại module công 5.000 m3/ngày.đêm, cụm xử lý sinh học được chia thành 02 cụm xử lý, mỗi cụm được lắp đặt thiết bị xử lý có công suất là 2.500 m3/ngày.đêm)

- Vị trí: tại xã Trường Tây, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Tổng diện tích xây dựng là 5,31ha.

+ Công nghệ xử lý: xử lý nước thải theo công nghệ sử dụng giá thể vi sinh di động MBBR.

+ Chất lượng nước sau xử lý đạt cột A, QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

+ Nguồn tiếp nhận: suối Rạch Rễ.

- Trạm bơm nước thải: xây dựng 2 trạm bơm nước thải và 01 hố bơm kỹ thuật.

+ Trạm bơm số 1: diện tích xây dựng khoảng 160m2 thuộc phường Long Thành Bắc, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Công suất là 62 m3/h.

+ Trạm bơm số 2: diện tích xây dựng khoảng 425m2 thuộc phường Long Thành Trung, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.

+ Hố bơm kỹ thuật số 3: xây dựng trên đường Lý Thường Kiệt.

- Mạng lưới thu gom:

Xây dựng hệ thống tuyến ống chính thu gom nước thải dẫn về trạm xử lý và hệ thống thu gom nước thải từ các hô dân đến các tuyến ống chính, chi tiết như sau:

+ Tuyến ống thu gom (tuyến tự chảy và có áp): 33.066,2m.

+ Tuyến ống thu gom hộ gia đình uPVC D160: 43.000m.

+ Tuyến ống băng ngang đường uPVC D160: 885m.

- Các hạng mục phụ trợ: hố bơm kỹ thuật, hố ga dịch vụ, hỗ trợ công tác vận hành bảo dưỡng hệ thống.

+ Hố bơm kỹ thuật số 3 (HB3) nằm trên đường Lý Thường Kiệt, có công suất là 48 m3/h.

+ Hố ga trên tuyến: 1.227 cái

+ Hộp đấu nối hộ dân: 5.000 – 8.000 hộp.

1.3.2. Công nghệ xử lý nước thải, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

1.3.2.1. Công nghệ xử lý nước thải

Công nghệ xử lý nước thải được trình bày qua sơ đồ sau:

Thuyết minh công nghệ:

Bước 1: Xử lý cơ học

- Bể thu gom: Nước thải phát sinh từ các hộ dân cư thu gom về bể thu gom của hệ thống xử lý nước thải đồng thời điều hòa lưu lượng nước thải trước khi nước thải chảy qua các công trình xử lý tiếp theo. Song chắn rác thô đã được lắp đặt ngay tại dòng vào nhằm loại bỏ rác có kích thước lớn (cành cây, vỏ, giẻ, lá, túi nilong…) chảy vào hệ thống xử lý tránh trường hợp gây tắc nghẽn đường ống, nghẹt bơm … ở các công trình kế tiếp. Tại đây nước thải sẽ được bơm qua 02 module của trạm xử lý nước thải, 01 module có công suất 1.000 m3/ngày.đêm và 01 module có công suất 5.000 m3/ngày.đêm để tiếp tục xử lý.

- Từ hố thu gom, nước thải được bơm qua các module để xử lý, cụ thể như sau:

+ Bố trí tại đáy trên của hố thu gom 02 bơm nước thải (01 bơm hoạt động, 01 bơm dự phòng) có công suất 42 m3/h/bơm để bơm nước thải về module 1.000 m3/ngày.

+ Bố trí tại đáy dưới của hố thu gom 03 bơm nước thải (01 bơm hoạt động, 02 dự phòng). Vì bơm nước thải về module 5.000 m3/ngày.đêm đặt ở đáy dưới của hố thu gom, do đó khi bơm nước thải sẽ dễ bị lẫn cát lắng dưới đấy của hố thu gom. Do đó, tại đây bố trí một bể tách cát và tách dầu để tách lượng cát này trước khi qua công trình xử hóa lý nhằm giảm thiểu lượng hóa chất sử dụng và tăng tuổi thọ của các bơm nước thải của các công trình phía sau.

Bước 2: Bể lắng 1

Tại bể lắng 1, các chất rắn lắng được có trong nước thải sẽ được lắng xuống bằng phương pháp trọng lực. Bùn lắng dưới đáy bể lắng được chuyển dến hố chứa bùn bằng thanh gạt bùn và sẽ được bơm qua bể chứa bùn. Phần nước sau lắng được chảy tràn qua máng phân phối sang cụm xử lý sinh học.

+ Tại module công suất 5.000 m3/ngày.đêm, cụm xử lý sinh học được chia thành 02 cụm xử lý với công suất như nhau là 2.500 m3/ngày và hoạt động song song với nhau. Vì vậy, nước thải sau bể lắng 1 sẽ chảy tràn qua máng phân phối lưu lượng để chảy về 02 cụm xử lý sinh học công suất 2.500 m3/ngày.đêm để tiếp tục xử lý.

Bước 3: Xử lý sinh học

- Bể anoxic (thiếu khí): Bể anoxic được dùng để chuyển hóa nirat (NO3-) và nitrit  (NO2-) thành khí Nitơ (N2) trong môi trường thiếu khí. Trong phản ứng này (NO3-) đóng vai trò như một chất nhận năng lượng và chất hữu cơ là chất cho năng lượng. Máy khuấy chìm được lắp đặt để khuấy trộn đều nước thải với bùn vi sinh, tạo điều kiện phản ứng khử Nitơ ổn định, nồng độ oxy trong bể anoxic cần nhỏ hơn 0,5mg/L.

- Bể hiểu khí MBBR: nước thải sau bể anoxic sẽ được chảy vào bể hiếu khí MBBR để oxy hóa chất hữu cơ. Trong phản ứng oxy hóa chất hữu cơ thì O2 đóng vai trò chất nhận năng lượng cuối cùng và chất hữu cơ là chất cho năng lượng. Trên bề mặt giá thể vi sinh có 3 lớp vi sinh vật: lớp ngoài cùng là vi sinh hiếu khí, lớp trong cùng là vi sinh yếm khí và ở giữa là lớp vi sinh tùy nghi (lớp hỗn hợp). Hệ vi sinh vật dính bám được hình thành trên bề mặt của giá thể, trong đó, chất polymer màng (extracellular polymer) giúp cho vi sinh vật bám vào nhau và bám vào thành giá thể. Chất hữu cơ sẽ thẩm thấu qua màng biofilm và được chuyển hóa bởi ba lớp vi sinh. Do vậy, nồng độ chất hữu có ở bề ngoài cao nhất và giảm dần tới lớp trong cùng.

Trong bể MBBR oxy được cung cấp vào bể nhằm tạo điều kiện cho quá trình phân hủy qua các hệ thống sục khí được bố trí tại các vị trí thích hợp trong bể. Tương tự với phân bố chất hữu cơ trong màng vi sinh, nồng độ oxy cũng cao nhất ở lớp ngoài cùng và giảm dần ở lớp trong. Sau khi tiến hành quá trình xử lý sinh học, phần lớn các chất hữu cơ có trong nước thải được loại bỏ. Tiếp đó, nước thải được dẫn qua bể lắng để tiến hành quá trình tách nước và bùn.

Bể MBBR cũng có thể oxy hóa ammonia (NH4+). Trong phản ứng oxy hóa chất ammonia thì oxy đóng vai trò chất nhận năng lượng và ammonia là chất cho năng lượng.

 Trong phản ứng ammonia hóa, vi sinh không sử dụng chất hữu cơ. Do vậy, bể MBBR ammonia hóa được bố trí sau bể MBBR oxy hóa chất hữu cơ. Nước thải trong bể MBBR ammonia hóa sẽ được bơm tuần hoàn trở lại bể MBBR anoxic để cung cấp NO3-. Nồng độ oxy hòa tan trong bể MBBR lớn hơn 2,0mg/L để đảm bảo việc cung cấp đầy đủ oxy cho phản ứng oxy hóa.

- Bể lắng sinh học: Hỗn hợp bùn và nước thải rời khỏi bể MBBR tràn vào bể lắng sinh học nhằm tiến hành quá trình tách nước và bùn. Bùn sinh học lắng dưới bể lắng sinh học được dẫn vào hố chứa bùn bằng thiết bị gạt bùn. Sau đó một phần bùn hoạt tính sẽ được bơm vào bể nén bùn, một phần bơm tuần hoàn lại bể anoxic nhằm duy trì lượng bùn hoạt tính thích hợp trong bể này. Nước thải sau khi tách bùn được dẫn qua bể khử trùng.

Bước 3: Khử trùng và xả thải  

- Bể khử trùng: Sau khi qua cụm xử lý sinh học ở 02 module, nước thải từ 02 module được đưa vào bể khử trùng. Trong bể khử trùng, nước thải được xáo trộn với chất khử trùng được cung cấp bởi bơm định lượng nhằm tiêu diệt vi khuẩn coliform đạt tiêu chuẩn xả thải. Nước thải được xáo trộn qua các vách ngăn để đảm bảo sự pha trộn giữa nước thải và chất khử trùng. Nước sau khi xử lý tại bể khử trùng đạt tiêu chuẩn xả thải.

Bước 4: Xử lý bùn   

- Bể nén bùn: Bể nén bùn được thiết kế nhằm lưu giữ, nén bùn đến nồng độ thích hợp trước khi được bơm vào máy ép bùn. Nước dư phía trên được hồi lưu về trạm bơm của trạm xử lý để xử lý. Bể được thiết kế kín để ngăn mùi hôi thoát ra môi trường.

- Máy ép bùn giúp tách nước ra khỏi bùn, khi máy ép bùn hoạt động, polymer cation được thêm vào như một chất trợ kết dính, giúp hỗ trợ đáng kể giảm thiểu độ ẩm bùn sau khi ép. Bùn hóa lý sau khi ép được định kỳ thu gom và xử lý hợp vệ sinh. Bùn sinh học sau khi ép sẽ được vận chuyển đến nơi chôn lấp hợp vệ sinh. Nước dư từ máy ép bùn tuần hoàn về hố gom trạm xử lý để xử lý.

Ứng cứu sự cố   

Hồ sự cố: Hệ thống xử lý nước thải được thiết kế cố hồ sự cố, nhằm ứng cứu sự cố trong trường hợp nước thải đầu vào tăng lưu lượng đột ngột hoặc phục vụ sửa chữa, bảo trì hệ thống. Hồ sự cố có chức năng lưu trữ nước thải trong thời gian nhất định chờ đợi hệ thống xử lý nước thải khắc phục sự cố, sau đó nước thải từ hồ sự cố sẽ được bơm về bể tiếp nhận để tiếp tục xử lý.

Quá trình xử lý mùi:

- Trong nhà máy xử lý nước thải mùi phát sinh nặng nhất là từ bể gom nước thải. Các khí phát sinh mùi chủ yếu bao gồm: Khí H2S, NH3, Mercaptane. Phần nắp bể được thiết kế kín, mùi phát sinh từ bể được tập trung bởi hệ thống đường ống và quạt hút khí. Khí mùi sau quạt được đẩy vào tháp xử lý. Tại đây, xảy ra quá trình hấp thụ do tác nhân mùi đi theo dòng khí từ dưới lên tiếp xúc với chất hấp thụ, các phần tử gây ô nhiễm sẽ được xử lý. Khí sau tháp hấp thụ sẽ được giảm thiểu mùi tối đa và không làm ảnh hưởng đến môi tường xung quanh.

- Giải pháp xử lý mùi hôi từ nước thải, chủ đầu tư sử dụng phương pháp hấp thụ:

Hấp thụ khí là thu một chất khí hoặc hơi bằng chất lỏng nhờ các quá trình vật lý và hóa học – hấp thụ vật lý và hấp thụ hóa học. Trong quá trình hấp thụ, chất được hấp thụ được hòa tan trong pha lỏng chất hấp thụ. Để hấp thụ được chất ô nhiễm, các phân tử chất ô nhiễm cần được khuếch tán đến bề mặt lớp ngăn cách, đi qua cả 2 lớp biên khí và lỏng và cuối cùng thâm nhập vào chất lỏng.

Phương pháp hấp thụ hóa học là phương pháp được đề xuất do tính phổ biến, hiệu quả cao và dễ vận hành.

Hấp thụ hóa học là quá trình hấp thụ luôn đi kèm với một hay nhiều phản ứng hóa học. Sau quá trình khuếch tán là quá trình xảy ra các phản ứng hóa học. Các loại tháp hấp thụ thường được sử dụng bao gồm:

- Tháp hấp thụ có lớp đệm bằng vật liệu rỗng được dùng phổ biến nhất. Trong tháp, người ta thường nhồi các vật thể lồng cồng như ốc sành sứ, lò so kim loại, vụn than cốc... để làm tăng diện tích tiếp xúc hai pha. Khi vận hành, khí thải được đi từ dưới lên trên còn chất lỏng thì đi từ trên xuống dưới. Lưu lượng của hai pha luôn được tính toán trước để thiết bị đạt hiệu quả cao nhất.

- Tháp phun, buồng phun là loại thiết bị hấp thụ đơn giản. Trong tháp phun, chất lỏng được phun thành bụi (sương) từ phía trên xuống, khí thường đi từ dưới lên nhằm làm tăng diện tích tiếp xúc và để nồng độ thực tế chất cần hấp thụ trong pha khí giảm dần theo chiều từ dưới đi lên và nồng độ chất bị hấp thụ trong pha lỏng được tăng dần theo chiều từ trên đi xuống. Quá trình này rất có lợi cho việc tăng hiệu quả xử lý. Tháp hấp thụ phun có thể chia ra làm ba kiểu khác nhau: thiết bị hấp thụ phun kiểu thùng rỗng, thiết bị hấp thụ phun thuận dòng tốc độ cao và thiết bị hấp thụ phun sương kiểu cơ khí. Quá trình phân tán khí có thể thực hiện bằng cách cho khí đi qua tấm xốp, tấm đục lỗ hoặc bằng cách khuấy cơ học.

Trạm quan trắc tự động   

- Nước thải sau khi khử trùng sẽ được đưa ra mương đo lưu lượng để kiểm soát lưu lượng đầu ra. Sau đó sẽ chảy qua trạm quan trắc nước thải để kiểm soát chất lượng nước thải sau xử lý, đảm bảo đạt tiêu chuẩn xả thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận là suối Rạch Rễ.

1.3.2.2. Ưu điểm khi hệ thống xử lý nước thải chia thành các module xử lý

Nhằm tối ưu hóa chi phí vận hành, tiết kiệm diện tích xây dựng và dễ vận hành, vận hành an toàn, đảm bảo hiệu quả xử lý, nên công suất dự án được chia thành module 1.000 m3/ngày đêm và module 5.000 m3/ngày đêm. Ngoài ra, do đặc thù của hệ thống thu gom và xử lý nước thải sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng, lưu lượng thu gom và công suất nhà máy xử lý nước thải sẽ phát triển dần phụ thuộc rất nhiều và tốc độ đấu nối hộ gia đình vào hệ thống thoát nước.

a) Không đấu nối

Hiện tại, theo báo cáo Quản lý thoát nước, xử lý nước thải tại Việt Nam và kinh nghiệm của Nhật Bản do tổ chức JICA phối hợp Bộ Xây dựng thực hiện, chỉ có 46% hộ gia đình ở khu vực đô thị được kết nối với hệ thống thoát nước (ATI, 2019). Các hộ gia đình nằm trên vùng đất bị thấm có thể xả nước thải sinh hoạt và/hoặc nước tràn từ bể tự hoại vào lòng đất. Ví dụ, ở Đà Nẵng, các lớp đất bên dưới cho phép nước thải từ hộ gia đình thấm tại chỗ (Ngân hàng Thế giới, 2013). Nguyên nhân của những khó khăn trong việc thúc đẩy đấu nối được chỉ ra trong cuộc khảo sát thu thập dữ liệu (Chuyên gia JICA và CIRD, 2020) như sau:

- Hộ gia đình không thể góp phần cải thiện môi trường nước.

- Không có chế tài cụ thể cho trường hợp không đấu nối.

- Nguồn ngân sách hạn chế để lắp đặt các hộp đấu nối.

- Quá trình đấu nối có thể ảnh hưởng đến nhiều hệ thống hạ tầng khác trên vỉa hè (đường ống cấp nước, cáp điện, cáp viễn thông, ...).

- Bể phốt của hộ gia đình thường đặt ở phía sau nhà trong khi các đường ống cấp 3 và các hộp đấu nối được đặt trước nhà. Vì vậy, cần đào nền nhà, đòi hỏi chi phí lớn, ảnh hưởng đến môi trường sống trong quá trình thi công và làm hỏng hiện trạng của nền nhà.

- Trong một số trường hợp, việc thoát nước tự nhiên gặp khó khăn do nền nhà thấp hơn hệ thống thoát nước được nâng cấp, cải tạo trên đường và vỉa hè.

b) Chất lượng đấu nối kém hoặc đấu nối chung cả hệ thống thoát nước mưa.

Trong nhiều trường hợp đường ống thoát nước từ các ngôi nhà được đấu nối vào mạng lưới cống công cộng nhưng chất lượng đấu nối vẫn kém và không được phép/không có sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền. Phương thức đấu nối này mà không có sự tham gia của cơ quan công quyền làm cho chất lượng lắp đặt và bảo trì đấu nối kém, khiến nước thải thấm xuống đất và bị pha loãng do nước ngầm thấm vào các ống thoát nước.

Từ những vấn đề gặp phải như trên giai đoạn đầu của dự án, tốc độ đấu nối hộ gia đình sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố kể trên. Từ kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương – một trong những tỉnh rất thành công trong việc xây dựng và vận hành hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị, đã triển khai ở các thành phố như Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An. Để nhà máy đạt công suất thiết kế cũng cần tới khoảng 10 năm, huy động nhiều nguồn lực kể cả việc hỗ trợ kinh phí đấu nối từ bên trong hộ gia đình ra hộp đấu nối.

1.3.2.3. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ của dự án

a) Công nghệ trạm xử lý nước thải 6.000 m3/ngày.đêm

a.1) Lưu lượng nước thải đầu vào

- Đối với nước thải sinh hoạt: được tính theo đầu người từ việc sử dụng nước sạch để làm cơ sở tính toán thủy lực cho hệ thống thu gom nước thải khu vực dự án. Dân số khu vực dự án được lấy từ các số liệu thực tế dự báo đến năm 2035. Trong đó lưu lượng xả thải sẽ tính với tiêu chuẩn dùng nước sạch đến năm 2035 là 150 l/ng.ngđ.

- Đối với nước thải công cộng, dịch vụ, thương mại: căn cứ tính chất đô thị và Tiêu chuẩn cấp nước của Việt Nam (Bảng 3.1 -TCVN 33-2006), lượng nước này được tính bằng 10% lượng nước thải sinh hoạt.

Lưu lượng nước thải đầu vào = lưu lượng nước nước thải sinh hoạt (chiếm khoảng 90%) + lưu lượng nước thải công cộng, dịch vụ, thương mại (chiếm khoảng 10%).

Bảng 1.1. Bảng xác định nước thải trong vùng dự án đến năm 2035

STT

Các yếu tố tính toán

Giá trị

1

Dân số đên năm 2035 (người)

36.887

PK2 – phường Long Hoa (tỷ lệ hộ dân đấu nối vào hệ thống thoát nước dự báo 75%)

16.718

PK3 – phường Long Thành Bắc (tỷ lệ hộ dân đấu nối vào hệ thống thoát nước dự báo 45%)

8.987

PK4 – phường Long Thành Trung (tỷ lệ hộ dân đấu nối vào hệ thống thoát nước dự báo 45%)

11.183

2

Tiêu chuẩn cấp nước (l/ng.ngđ)

150

3

Nhu cầu dùng nước sạch (m3/ngđ)

5.533

4

Tỉ lệ % nước công cộng, dịch vụ, thương mại (lấy 10% theo lượng nước sinh hoạt) (m3/ngđ)

553

5

Tổng lưu lượng nước sạch ngày trung bình (sinh hoạt, công cộng, dịch vụ, thường mại) (m3/ngđ)

6.086

6

Hệ số ngày dùng nước lớn nhất (kng.max)

1,25

7

Lượng nước sạch ngày dùng lớn nhất (m3/ngđ)

7.608

8

Lượng nước thải phát sinh ngày lớn nhất Qmax (m3/ngđ)

6.086

 

Làm tròn (m3/ngày.đêm)

6.000

Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, 2023

a.2) Thành phần nước thải đầu vào của dự án

- Lượng nước thải phát sinh mà hệ thống phải thu gom gồm nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, các khu dân cư, các công trình công cộng như: cơ quan, trường học, bệnh viện, v.v…, nước thải dịch vụ, thương mại của các cơ sở kinh doanh nằm rải rác trong địa bàn, thành:

+ Nước thải sinh hoạt:

+ Nước thải công trình công cộng, dịch vụ, thương mại.

+ Nước thải sinh hoạt từ các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ dọc trên các tuyến đường.

- Đây cũng là lý do mà dự án áp dụng QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt làm quy chuẩn đầu ra để so sánh nước thải sau xử lý

a.3) Tính đặc trung của nước thải

Để phục vụ cho các quy trình xử lý làm sạch nước thải bằng phương pháp sinh học, cần quan tâm đến những thông số đặc trưng của nước thải như:

- pH: Về mặt môi sinh, trong thiên nhiên pH ảnh hưởng đến các hoạt động sinh học trong nước liên quan đến một số đặc tính ăn mòn, hòa tan… chi phối các quá trình xử lý nước như lắng phèn, làm mềm, khử sắt, diệt khuẩn… Vì thế việc xét nghiệm pH để hoàn chỉnh chất lượng nước cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật trong từng khâu quản lý rất quan trọng và quan trọng hơn nữa là đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng.

- Chất rắn: Chất rắn trong nước bao gồm các chất tồn tại ở dạng lơ lửng (SS) và dạng hòa tan. Chất rắn ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước hoặc nước thải, các nguồn nước có hàm lượng chất rắn cao thường có vị và có thể tạo nên các phản ứng lý học không thuận lợi cho người sử dụng. Nước cấp có hàm lượng cặn lơ lửng cao gây nên cảm quan không tốt. Ngoài ra cặn lơ lửng còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc kiểm soát quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.

- Cặn hữu cơ: Cặn hữu cơ trong nước thải có nguồn gốc từ thức ăn của người, động vật đã tiêu hóa và một phần nhỏ dư thừa thải ra và từ xác động vật chết, cây lá thối rữa tạo nên.

- Cặn vô cơ: Cặn vô cơ là các chất trơ, không bị phân hủy, đôi khi có những hợp chất vô cơ phức tạp (như sunfat) ở điều kiện nhất định có thể bị phân rã. Cặn vô cơ có nguồn gốc khoáng chất như các muối khoáng, cát, sạn, bùn, độ kiềm, độ cứng.

- Oxy hòa tan: DO (oxy hòa tan) là yếu tố xác định sự thay đổi xảy ra do vi sinh vật kị khí hay hay hiếu khí. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất liên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm dòng chảy. Ngoài ra DO còn là cơ sở kiểm tra BOD nhằm đánh giá mức ô nhiễm của nước thải sinh hoạt và công nghiệm. Tất cả các quá trình xử lý hiếu khí phụ thuộc vào sự hiện diện của DO trong nước thải, việc xác định DO không thể thiếu vì đó là phương tiện kiểm soát tốc độ sục khí để bảo đảm đủ lượng DO thích hợp cho vi sinh vật hiếu khí phát triển.

- Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD): Là lượng oxy cần thiết cho vi khuẩn sống và hoạt động để oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải. BOD được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật môi trường. Nó là chỉ tiêu xác định mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt và công nghiệp qua chỉ số oxy dùng để khoáng hóa các chất hữu cơ… Ngoài ra BOD còn là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để kiểm soát ô nhiễm dòng chảy. BOD còn liên quan đến việc đo lượng oxy tiêu thụ do vi sinh vật khi phân hủy chất hữu cơ có trong nước thải. Do đó BOD còn được ứng dụng để ước lượng công suất các công trình xử lý sinh học cũng như đánh giá hiệu quả của các công trình đó.

- Nhu cầu oxy hóa học (COD): lượng oxy cần thiết để oxy hóa hoàn toàn chất hữu cơ và một phần nhỏ các chất vô cơ dễ bị oxy hóa có trong nước thải. Chỉ tiêu nhu cầu sinh hóa BOD5 không đủ để phản ánh khả năng oxy hóa các chất hữu cơ khó bị oxy hóa và các chất vô cơ có thể bị oxy hóa có trong nước thải, nhất là nước thải công nghiệp. Vì vậy, cần phải xác định nhu cầu oxy hóa học để oxy hóa hoàn toàn các chất bẩn có trong nước thải.

- Các hợp chất của Nitơ và Photpho trong nước thải: Nước thải sinh hoạt luôn có một số hợp chất chứa nitơ. Nitơ là chất dinh dưỡng quan trọng trong quá trình phát triển của vi sinh trong các công trình xử lý sinh học. Một nhóm các hợp chất chứa nitơ là protein và các sản phẩm phân hủy của nó như amino axít là nguồn thức ăn hữu cơ của vi khuẩn. Một nhóm khác của hợp chất hữu cơ chứa nitơ có trong nước thải bắt nguồn từ phân và nước tiểu (ure) của người và động vật. Urê bị phân hủy ngay khi có tác dụng của vi khuẩn thành amoni (NH4+) và NH3 là hợp chất vô cơ chứa nitơ có trong nước thải. Hai dạng hợp chất vô cơ chứa nitơ có trong nước thải là nitrit và nitrat. Nitrat là sản phẩm oxy hóa của amoni (NH4+) khi tồn tại oxy, thường gọi quá trình này là quá trình nitrat hóa. Còn nitrit (NO2-) là sản phẩm trung gian của quá trình nitrat hóa, nitrit là hợp chất không bền vững dễ bị oxy hóa thành nitrat (NO3-). Bởi vì amoni tiêu thụ oxy trong quá trình nitrat hóa và các vi sinh vật nước, rong, tảo dùng nitrat làm thức ăn để phát triển, cho nên nếu hàm lượng nitơ có trong nước thải xả ra song, hồ quá mức cho phép sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng kích thích sự phát triển nhanh của rong, rêu, tảo làm bẩn nguồn nước.

- Các hợp chất photpho trong nước thải: Photpho cũng giống như nitơ, là chất dinh dưỡng cho vi khuẩn sống và phát triển trong các công trình xử lý nước thải. Photpho là chất dinh dưỡng đầu tiên cần thiết cho sự phát triển của thảo mộc sống dưới nước, nếu nồng độ photpho trong nước thải xả ra sông, suối, hồ quá mức cho phép sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng. Photpho thường ở dạng photpho vô cơ và bắt nguồn từ chất thải là phân, nước tiểu, urê, phân bón dùng trong nông nghiệp và từ các chất tẩy rửa dùng trong sinh hoạt hằng ngày.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước thải là một trong những thông số quan trọng, bởi vì phần lớn các sơ đồ công nghệ xử lý nước thải đều ứng dụng các quy trình xử lý sinh học mà các quá trình đó thường bị ảnh hưởng mạnh bởi nhiệt độ. Nhiệt độ của nước thải ảnh hưởng tới đời sống của thủy sinh vật, đến sự hòa tan của oxy trong nước. Nhiệt độ còn là một trong những thông số công nghệ quan trọng liên quan đến quá trình lắng các hạt cặn. Nhiệt độ còn có ảnh hưởng đến độ nhớt của chất lỏng và do đó có liên quan đến lực cản của quá trình lắng các hạt cặn trong nước thải.

Bảng 1.2. Tính chất đặc trưng của nước thải đầu vào và đầu ra

STT

Thông số

Đơn vị

Nước thải đầu vào

Nước thải sau xử lý (cột A, QCVN 14:2008)

1

Lưu lượng tính toán

m3/ngày

6.000 / 12.000

6.000 / 12.000

2

pH

-

5 – 9

5 - 9

3

BOD5 (20oC)

mg/l

180 - 250

< 30

4

Tổng chất rắn lơ lửng TSS

mg/l

167

< 50

5

Tổng chất rắn hòa tan

mg/l

1.000

< 500

6

Sunfure (tính theo H2S)

mg/l

5 – 7

< 1

7

Amoni (tính theo N)

mg/l

25 – 30

< 5

8

Nitrat (NO3) (tính theo N)

mg/l

55 – 60

< 30

9

Dầu mỡ động thực vật

mg/l

25 – 30

< 10

10

Tổng chất hoạt động bề mặt

mg/l

10

< 5

Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, 2023

a.4) Lựa chọn công nghệ xử lý cho dự án

Dựa vào tính chất nước thải, tiêu chí thiết kế, đề xuất công nghệ xử lý nước thải cho khu vực đô thị Hòa Thành – Tây Ninh phương án cụ thể như sau:

- Công nghệ đề xuất: Công nghệ sử dụng giá thể vi sinh di động MBBR

- Thuyết minh: Công nghệ MBBR là công nghệ kết hợp giữa vi sinh vật tăng trưởng lơ lửng và vi sinh vật tăng trưởng dính bám trên giá thể trong cùng một bể phản ứng. Nhờ vào việc bổ sung các giá thể này vào trong hệ bùn hoạt tính (cho cả bể thiếu khí và hiếu khí), mà bể có thêm một lượng lớn quần thể vi sinh vật dính bám trên bề mặt của giá thể, làm tăng thời gian lưu bùn trong bể. Lớp bùn trên giá thể bao gồm vi sinh kỵ khí ở lớp trong cùng, vi sinh thiếu khí ở lớp giữa và vi sinh hiếu khí ở lớp bên ngoài sẽ giúp cho quá trình xử lý tốt đồng thời các chất ô nhiễm COD và Nitơ. Với mật độ vi sinh cao hơn so với hệ bùn hoạt tính truyền thống, công nghệ MBBR rất thích hợp được ứng dụng trong:

+ Thiết kế Nhà máy xử lý mới và diện tích nhỏ;

+ Tăng công suất Nhà máy xử lý hiện hữu;

+ Cải tạo hiệu suất xử lý của Nhà máy hiện hữu;

+ Có thể chịu được biến động tải lượng lớn;

+ Sản lượng bùn sinh ra rất thấp;

+ Hiệu suất xử lý cao và ổn định.

Hình 1.2. Sơ đồ xử lý bằng công nghệ MBBR

>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác đất làm vật liệu san lấp

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE