Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án trại chăn nuôi gà quy mô 58.000 con/lứa,Quy trình chăn nuôi được áp dụng theo mô hình chuồng lạnh và kín, đây là mô hình nuôi công nghiệp hiện đại nhất hiện nay, tuân thủ theo yêu cầu kỹ thuật trong chăn nuôi và điều kiện vệ sinh chuồng trại cũng như bảo vệ môi trường
Ngày đăng: 10-08-2024
133 lượt xem
MỤC LỤC........................................................................ i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................iv
DANH MỤC BẢNG........................................................ v
DANH MỤC HÌNH ẢNH.............................................vii
1. Tên chủ dự án đầu tư.........................................8
2. Tên dự án đầu tư..................................................8
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư..........................8
3.1. Công suất của dự án đầu tư ................................................8
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản
xuất của dự án đầu tư...........................................9
3.2.1. Công nghệ sản xuất dự án đầu tư ..............................9
3.2.2. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư................14
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư................................15
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng,
nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư ..............15
4.1. Giai đoạn thi công xây dựng .............................15
4.1.1. Nhu cầu nguyên liệu trong thi công xây dựng ................15
4.1.2. Nhu cầu nhiên liệu.......................................15
4.1.3. Nguồn cung cấp điện..................................16
4.1.4 Nguồn cung cấp nước..................................16
4.2. Giai đoạn hoạt động......................................17
4.2.1. Nhu cầu nguyên liệu..................................17
4.2.2. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu....................19
4.2.3. Nhu cầu sử dụng nước............................19
4.2.4. Nhu cầu sử dụng điện...........................21
5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư.....................21
5.1. Quy mô của dự án....................................21
5.2. Các hạng mục công trình của dự án ..................22
5.3. Tiến độ thực hiện dự án:................................22
5.4. Vốn đầu tư.........................................23
Chương II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ
NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG............................. 24
1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia,
quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường...........................24
2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường...25
CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ
ÁN ĐẦU TƯ................................ 26
1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật ..................26
1.1. Chất lượng của các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp
bởi dự án................................26
1.1.1. Môi trường không khí.............................26
1.1.2. Môi trường nước........................................28
1.2. Hiện trạng tài nguyên sinh vật........................31
2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án.................33
3. Đán giá hiện trạng các thành phần môi trường không khí nơi thực hiện
dự án...............................33
Chương IV. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG................................. 37
1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi
trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư.............37
1.1. Đánh giá, dự báo các tác động đến môi trường trong giai đoạn triển khai xây
dựng dự án.................................37
1.1.1. Đánh giá tác động của việc chiếm dụng đất...............................37
1.1.2. Đánh giá tác động của hoạt động giải phóng mặt bằng ..................37
1.1.3. Đánh giá tác động của quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy
móc thiết bị..............................38
1.1.4. Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công các hạng mục công trình của dự
1.1.4.1. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí.....................41
1.1.4.2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước ...............44
1.1.4.3. Nguồn gây ô nhiễm môi trường do chất thải rắn...............46
1.1.4.4. Tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng, tu bổ tôn
1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện.................52
1.2.1. Về biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động của nước thải .............52
1.2.2. Về biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động của rác thải sinh hoạt, chất
thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại.....54
1.2.3. Về biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động bụi, khí thải của dự án....56
1.2.4. Về biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tiếng ồn, độ rung tại dự án .........58
1.2.5. Về biện pháp phòng ngừa, bảo vệ môi trường khác của dự án..............58
2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi
trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành................................60
2.1. Đánh giá, dự báo các tác động...................................60
2.1.1. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí ........................60
2.1.2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước......................................69
2.1.3. Nguồn gây tác động do chất thải rắn.......................................72
2.1.4. Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn không liên quan đến chất thải..76
2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện: ..............78
2.2.1. Về công trình, biện pháp xử lý nước thải....................................78
2.2.2. Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải.................................81
2.2.3. Về công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn............................87
2.2.4. Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, bảo đảm quy chuẩn
kỹ thuật về môi trường .......................................................91
2.2.5. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành
thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành .......................92
3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường........97
3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường...................97
3.2. Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải,
thiết bị quan trắc nước thải, khí thải liên tục, tự động...................97
3.3. Kế hoạch tổ chức, thức hiện các biện pháp bảo vệ môi trường ...........97
3.4. Tóm tắt kinh phí đối với từng công trình và biện pháp bảo vệ môi trường..97
4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá ..............98
CHƯƠNG V. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG
ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC..................... 100
CHƯƠNG VI. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải..........................101
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải..........................101
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có).........101
4. Thời gian xin cấp giấy phép môi trường ..................101
Chương VII. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ
CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN. 103
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm: ...............................103
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết
bị xử lý chất thải..............................103
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy
định của pháp luật .....................104
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ..............104
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải............104
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm..........104
Chương VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ................. 105
CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Tên chủ dự án đầu tư
- Tên chủ dự án đầu tư: ..............
- Địa chỉ văn phòng: ..............., xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: ................
- Điện thoại: .................
-Căn cước công dân số : ............; Ngày cấp 24/01/2019 do Cục trưởng cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp.
- Văn bản số ............... của Sở kế hoạch đầu tư về việc chủ trương đầu tư và địa điểm thực hiện Dự án Trại chăn nuôi gà............., xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc của ông Trần Hoàng Khoa.
2. Tên dự án đầu tư
- Tên dự án đầu tư: “Trại chăn nuôi gà”, quy mô 58.000 con/lứa.
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: ........., xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
- Cơ quan cấp Giấy phép môi trường: UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
-Quy mô của dự án đầu tư: Dự án nhóm C (dự án thuộc lĩnh vực sản xuất vật nuôi có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng).
- Theo Nghị định 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính Phủ, Hệ số đơn vị vật nuôi đối với gà hướng thịt 0,005. Với công suất dự án 58.000 con gà thịt/lứa tương đương với 290 đơn vị vật nuôi. Với quy mô dự án là 290 đơn vị vật nuôi/lứa thuộc đối tượng quy định tại STT 16, cột 4, Phụ lục II nghị định 08/2022/NĐ-CP. Vì vậy dự án thuộc danh mục sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm với công suất trung bình. Dự án thuộc đối tượng quy định tại STT 1 Phụ lục IV Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP vì vậy dự án thuộc Danh mục dự án đầu tư nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại Khoản 4 Điều 28 Luật bảo vệ môi trường. Khi dự án đi vào hoạt động có phát sinh nước thải cần phải xử lý căn cứ Khoản 1 Điều 39 Luật bảo vệ môi trường – Dự án thuộc đối tượng phải có Giấy phép môi trường và Giấy phép môi trường của dự án do UBND tỉnh thẩm định phê duyệt theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 41 Luật bảo vệ môi trường.
-Dự án thuộc danh mục dự án đầu tư nhóm II, và dự án không thuộc đối tượng phải lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường vì vậy Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường được thực hiện theo mẫu số IX Phụ lục đính kèm theo Nghị định 08/2023/NĐ-CP
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư
3.1. Công suất của dự án đầu tư
Công suất thiết kế của dự án gồm 4 chuồng trại, Tổng số lượng nuôi là 58.000 con/lứa (14.500 con/lứa/chuồng). Sản lượng thiết kế dự kiến sản xuất/năm: 58.000 con/lứa x 2,5 kg/con x 4 lứa = 580.000 kg/năm.
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
3.2.1. Công nghệ sản xuất dự án đầu tư
Quy trình chăn nuôi được áp dụng theo mô hình chuồng lạnh và kín, đây là mô hình nuôi công nghiệp hiện đại nhất hiện nay, tuân thủ theo yêu cầu kỹ thuật trong chăn nuôi và điều kiện vệ sinh chuồng trại cũng như bảo vệ môi trường. Dưới đây là quy trình chăn nuôi gà tại dự án:
Hình 1. 1. Quy trình chăn nuôi gà tại dự án
Thuyết minh chăn nuôi tại dự án:
Con giống
Gà con giống 01 ngày tuổi đạt khoảng 40g nhập về trại sẽ do các Chủ Trang Trại cung cấp gà giống uy tín cung cấp. Chọn những gà con lanh lợi, hoạt bát nhanh nhẹn, có phản xạ mổ tìm kiếm thức ăn. Lông khô mịn, không mết vào da, không chọn những con bị hở rốn hoặc dị tật về mắt, mỏ, chân, đầu. Gà con giống đảm bảo được kiểm tra kỹ, tất cả đều khỏe mạnh, có giấy chứng nhận kiểm dịch (do cơ quan thú y cấp).
Quá trình nhập gà: Gà được nhập về trại một lần cho cả 04 dãy chuồng nuôi (với mật độ 14.500 con /trại thì tổng số gà con được nhập về trại trong một lần là 58.000 con). Gà con được chứa trong lồng nhựa chuyên dụng (kích thước 720 x 520 x 310 mm, chứa được khoảng 50 con/lồng) và nhập về trại bằng xe tải chuyên dụng có trọng tải 5 tấn (một xe chứa được khoảng 196 lồng nhựa). Như vậy, số lượt xe tải ra vào khu vực dự án trong quá trình nhập gà tương đương khoảng 10 lượt xe.
Khử trùng xe và chuồng nuôi
Toàn thể công nhân trang trại cũng như khách tham quan đều phải tắm rửa, thay quần áo, giày dép do Trang trại cung cấp ở phòng thay đồ trước khi xuống khu vực chuồng nuôi. Quần áo đều được giặt sạch và khử trùng bằng Clorine. Trang thiết bị trong chuồng phải rửa và phun thuốc sát trùng sau một kỳ chăn nuôi. Máng ăn luôn khô, sạch không nên để thức ăn dư thừa trong máng. Thường xuyên kiểm tra nguồn cung cấp nước uống, nguồn cung cấp thức ăn để đảm bảo đúng yêu cầu vệ sinh. Toàn bộ khu chăn nuôi được sát trùng định kỳ và luân phiên bằng thuốc sát trùng.
Nuôi gà trong hệ thống chuồng trại khép kín
Thời gian nuôi gà tại Dự án được chia làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những tiêu chuẩn dinh dưỡng khác nhau, cụ thể:
Giai đoạn 1: Giai đoạn úm. Gà được nuôi từ 1 – 21 ngày tuổi và có trọng lượng trung bình từ 134-150 g/con. Đây là thời kỳ cơ thể phát triển khung xương, hệ cơ, hệ thần kinh, do đó khẩu phần cần nhiều protein, khoáng chất, vitamin để phát triển cả chiều dài và chiều cao thân. Gà 01 ngày tuổi nhập về trại được thả trên nền bê tông có phủ đệm lót chuồng (trấu) dày 10 cm. Nhiệt độ chuồng nuôi khi gà 1 - 3 ngày tuổi phải đạt 330C, từ ngày tuổi thứ 4 trở đi giảm dần xuống 290C và cuối cùng giảm xuống 260C.
Giai đoạn 2: Gà được nuôi từ 22-63 ngày tuổi và có trọng lượng trung bình từ 2,2 – 2,8 kg/con. Đây là thời kỳ gà tích lũy mỡ vào các sớ cơ, các mô liên kết nên gà sẽ phát triển theo chiều ngang, mập ra. Nên giai đoạn này cần nhiều glucid, lipid hơn giai đoạn 1.
Xuất chuồng
Khi gà đủ ngày tuổi và trọng lượng sẽ được xem xét xuất chuồng. Trước khi xuất chuồng gà được kiểm tra kỹ để đảm bảo chỉ chuyển gà không bị ốm hoặc không trong thời gian ảnh hưởng của thuốc/vacxin (đủ thời gian ngưng thuốc trước khi xuất chuồng).
Quá trình xuất gà: tương tự như quá trình nhập gà, gà sau khi nuôi đạt tiêu chuẩn đầu ra sẽ được xuất bán. Tại trang trại, gà sẽ được xuất theo từng đợt, mỗi đợt xuất 2 chuồng (tương đương 29.000 con/đợt xuất) và mỗi mỗi lứa xuất bán trong vòng 1-2 tuần.
-Số lứa xuất chuồng trong 1 năm: 4 lứa/năm.
-Số đợt xuất gà trong 1 lứa: 2 đợt/1 lứa (xuất trong vòng 1-2 tuần) -Số chuồng xuất trong 1 đợt: 2 chuồng/1 đợt
Gà sẽ được chứa trong lồng nhựa (mật độ từ 8 - 12 con) và được chở bằng xe tải chuyên dụng có trọng tải 10 tấn, một xe chứa khoảng 400 lồng nhựa, tương đương với 4.800 con/xe. Như vậy số lượt xe tải trong một lần xuất là 6 - 7 lượt xe.
Trong quá trình nuôi dưỡng không thực hiện di chuyển và thay đổi chuồng nuôi. Sau khi xuất bán sẽ được vệ sinh chuồng trại, sát trùng, tẩy uế, sau đó để trống 21 ngày rồi mới bổ sung chất độn chuồng và nhập đàn mới về nuôi dưỡng.
Trong quá trình chăn nuôi được ghi lại những thông số về ngày tuổi, tình trạng sức khỏe, thức ăn, nước uống, vắc xin và thuốc sử dụng để theo dõi tình trạng đàn gà cũng như tính toán kinh tế khi xuất chuồng.
Các hoạt động chính trong hoạt động chăn nuôi tại Dự án bao gồm:
Hệ thống cung cấp thức ăn
Sử dụng 100% thức ăn chăn nuôi công nghiệp do Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam cung cấp. Thức ăn nhập về kho dạng bao 25 kg rồi được công nhân vận chuyển đổ về các máng ăn tự động (dạng silo) 2 tấn →silo 50 kg →đường dẫn thức ăn →máng ăn. Mỗi trại bố trí 1 silo cám 2 tấn, 4 silo cám 50 kg, 4 đường dẫn thức ăn (1 đường dài 80m) và các máng ăn.
Hình 1. 2. Hệ thống cung cấp thức ăn
Hệ thống cung cấp nước uống
Nước cho gà uống được lấy từ nước giếng khoan, bơm lên đài bơm nước rồi phân phối xuống các núm uống tự động đặt dọc theo chiều dài trại. Mỗi trại bố trí 1 đường ống dấn nước chính, 5 đường ống nhánh dẫn nước uống mỗi đường dài 80m và các núm uống tự động. Hệ thống cấp nước uống phải đảm bảo đủ nước và bảo vệ nước không bị nhiễm bẩn. Nước dùng cho chăn nuôi đảm bảo QCVN 01-15:2010/BTNMT.
Hình 1. 3. Hệ thống cung cấp thức uống
Hệ thống làm mát và quạt hút
Chuồng được làm mát bằng hệ thống quạt hút và tấm giải nhiệt, đảm bảo thông gió tối ưu, tạo điều kiện chăn nuôi lý tưởng.
Hệ thống sưởi ấm
Trong mỗi chuồng được bố trí hệ thống sưởi ấm chủ yếu trong giai đoạn úm gà, từ 01-21 ngày tuổi. Hệ thống sưởi ấm được thiết kế bằng đèn hồng ngoại chuyên dụng
Chất đệm chuồng
Dùng trấu dày 10 cm (công dụng: hút ẩm trong phân gà, điều hòa độ ẩm, không làm bẩn chân và lông).
Chất đệm chuồng phải khô, phải sạch và được khử trùng bằng Foocmol 2% trước khi đưa vào chuồng nuôi 5-7 ngày. Mỗi lứa chỉ dùng đệm lót 1 lần (không thay đổi khi nuôi). Sau khi xuất chuồng mới thay lớp đệm chuồng mới.
Lịch phòng bệnh và tiêm phòng cho gà
Bảng 1. 1. Lịch phòng bệnh và tiêm phòng cho gà
Phương thức vệ sinh, khử trùng
Phương thức tiêu độc khử trùng tại dự án được thực hiện đúng theo quy định tại QCVN 01 - 41: 2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu xử lý vệ sinh đối với việc tiêu hủy động vật và sản phẩm động vật, cụ thể như sau:
- Phương pháp tiêu độc khử trùng đối với xe, phương tiện vận chuyển
+ Bao gồm các đối tượng: xe vận chuyển thức ăn, thiết bị chăn nuôi, xe chở phân hoặc xác chết gia cầm đi tiêu huỷ.
+ Thu gom, quét sạch phân rác, chất thải trong xe.
+ Rửa bằng nước xà phòng sau đó rửa lại bằng nuớc sạch.
+ Phun thuốc sát trùng 80 - 120ml/1m2 diện tích sàn, phun cả trong và ngoài thành xe.
+ Hố khử trùng được bố trí ở cổng ra vào trại. Chất khử trùng trong hố phải được thay mới 2 ngày/lần. Việc thay mới bao gồm loại bỏ thuốc khử trùng cũ, làm sạch hố khử trùng rồi mới cho chất khử trùng mới vào. Thuốc sát trùng sử dụng là thuốc bioxide nồng độ pha loãng 1/500 (pha 2 ml thuốc trong l lít nước). Người khi đi qua cửa phải dẫm chân qua hố khử trùng; xe, phương tiện đi lại phải lan bánh xe qua hố khử trùng hoặc phun bằng bình phun.
- Phương pháp tiêu độc khử trùng đối với dụng cụ chăn nuôi
+ Thu dọn vật dụng chăn nuôi ra khỏi chuồng, làm sạch cơ học;
+ Dùng nước rửa sạch dụng cụ trước khi sát trùng;
+ Ngâm máng ăn, máng uống trong dung dịch chlorine 5% hoặc glutaraldehyde 2% trong thời gian ít nhất 60 –120 phút;
+ Phơi khô dưới ánh nắng mặt trời;
+ Các dụng cụ khác không thể rửa hoặc phun thuốc sát trùng được, dùng hỗn hợp formol + KMnO4 để xông .
- Phương pháp tiêu độc khử trùng đối với chuồng trống
+ Bước 1. Làm sạch cơ học khu vực chăn nuôi
· Tháo dỡ các vật dụng trong chuồng nuôi và xếp gọn ở ngoài để vệ sinh, tiêu độc.
· Thu gom toàn bộ phân rác và mang ra ngoài để ủ hoặc đốt. Có thể phun nước trên bề mặt chất độn chuồng để giảm bụi trước khi thu dọn.
· Làm sạch bụi, mạng nhện trên trần, vách, tường trong và ngoài chuồng nuôi.
· Dùng nước sạch rửa toàn bộ nền, vách, tường, máng ăn, máng uống, sau đó dùng nước xà phòng hoặc dung dịch NaHCO3 2 - 3% để rửa.
· Phải để nước rửa chuồng chảy vào hệ thống xử lý chung của trại.
+ Bước 2. Phun thuốc sát trùng
· Thuốc sát trùng có thể dùng là Chlorine 2-5%, BKC 80%, BKA, Formol, iodine.
· Thuốc sát trùng được phun làm ướt đẫm bề mặt theo thứ tự sau:
· Trần, vách ngăn, tường theo chiều từ trên xuống theo đường zich zắc với lượng 80 - 100ml/1m2.
· Sau đó phun thuốc trên nền chuồng, máng ăn, máng uống theo đường zich zắc với lượng 80 - 100ml/1m2.
· Sau đó để trống chuồng 15 -30 ngày.
· Trước khi nuôi trở lại tiến hành tiêu độc khử trùng lần thứ 2 tương tự như trên.
· Sau ít nhất 3-7 ngày, tiến hành đưa vật nuôi vào chuồng.
- Phương pháp tiêu độc khử trùng định kỳ
+ Dự án sử dụng thuốc Bio-Guard pha loãng với tỷ lệ 1:100 (pha l0ml thuốc trong 1 lít nước, 1 lít thuốc đã pha phun được 3m2 bề mặt) để phun toàn bộ bên ngoài chuồng nuôi định kỳ 3 ngày/lần
- Phương pháp tiêu độc khử trùng đối khu vực chôn lấp gia cầm chết
+ Tập trung các bao chứa xác gia cầm trước khi vận chuyển đến hố chôn.
+ Phun thuốc sát trùng chloramine B nồng độ 2 - 3% trên đống bao chứa xác để hạn chế sự phát tán mầm bệnh trong quá trình vận chuyển;
+ Sau khi hòan tất việc chôn lấp, trải lớp vôi bột với lượng 0,8 -1kg/m2 lên bề mặt hố chôn và khu vực để xác gia cầm chờ chôn lấp.
- Phương pháp tiêu độc khử trùng đối với người tham gia tiêu hủy
+ Những người tham gia thu gom, giết, huỷ, lấy bệnh phẩm… có tiếp xúc với gia súc, gia cầm mắc bệnh phải thực hiện các biện pháp khử trùng cá nhân.
+ Quần áo, mũ, ủng, kính loại dùng nhiều lần, cần tiêu độc khử trùng bằng cách nhúng vào một trong dung dịch thuốc sát trùng glutaraldehyde 2%, chlorine 2-3% trong 5-10 phút sau khi sử dụng, sau đó giặt lại bằng nước sạch, phơi khô.
+ Sát trùng tay bằng cồn 70%, virkon hoặc xà phòng có chứa phenol chuyên dùng. Không được rửa tay bằng các lọai thuốc sát trùng gây kích ứng như formol, chlorine, dung dịch kiềm.
+ Xúc miệng bằng các dung dịch sát khuẩn miệng của cơ sở y tế.
+ Đốt bỏ hoặc chôn lấp những loại quần áo bảo hộ, khẩu trang, dụng cụ chỉ dùng 1 lần sau khi sử dụng.
Ngoài ra, tại dự án còn sử dụng một số chất sát trùng khác như: Poocmol 2%, Chloramin T, Omnicide, Reassortant Avian intluenza Virus Vaccine, Inactivated… để luân phiên thay thế các thuốc khử trùng trên. Các loại hóa chất trên nên sử dụng riêng lẻ, không pha trộn với nhau. Bình quân 3-6 tháng/lần luân phiên thay đổi hóa chất sử dụng để tránh hiện tượng kháng thuốc.
Quy trình thu gom, đóng bao, chuyển giao phân gà cho đơn vị thu mua: Trong quá trình chăn nuôi, chất thải chăn nuôi được xử lý không có mùi hôi, độ ẩm khoảng 50%, sau đó sản phẩm được đóng bao trong các bao tận dụng để chuyên chở về xưởng sản xuất.
Công đoạn mang các vi sinh vật lên nền đã hoạt hóa: các chủng vi sinh (dạng nước hoặc bột) sẽ được phối trộn với phân động vật đã xử lý hoạt theo tỷ lệ 1 lít (hoặc 1kg) cho 1 tấn phân. Sau đó ủ phân trong khoảng 20, 24 giờ sẽ được đóng bao (loại 50 kg/bao phân và tiếp tục chuyển giao cho đơn vị thu mua.
Trong quá trình lưu chứa và vận chuyển phân có các tác động đến môi trường như sau:
- Mùi hôi phát sinh từ phân gà. -Phân gà rơi vãi. Do đó, chủ dự án sẽ đưa ra các giải pháp ở chương tiếp theo nhằm giảm thiểu các tác động đến môi trường trong quá trình thu gom, chuyển giao phân cho các đơn vị có chức năng.
3.2.2. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
Chủ đầu tư lựa chọn chăn nuôi gà theo mô hình trại lạnh. Ưu điểm của mô hình chăn nuôi gà trại lạnh:
-Chăn nuôi theo mô hình chuồng trại này nhằm đưa khoa học kỹ thuật cao vào chăn nuôi và kiểm soát dịch bệnh tốt hơn. Mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao với hệ thống quản lý nhiệt độ, ánh sáng, thức ăn, nước uống hoàn toàn tự động giúp các trại ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm bệnh từ bên ngoài, từ đó hạn chế rủi ro trong chăn nuôi.
-Nuôi gà chuồng lạnh cũng giảm thiểu rất nhiều nguy cơ dịch bệnh do khâu vệ sinh chuồng trại tốt, nguồn thức ăn đầu vào đảm bảo và giảm thiểu tới mức thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường.
-Nuôi gà phòng lạnh còn tiết kiệm được nhiều chi phí và công sức của người nuôi do có hệ thống cho ăn tự động. Mỗi trại gà chỉ cần 2 công nhân là có thể đảm nhiệm hết công việc hàng ngày. Ngoài ra, do xây dựng kiên cố nên thời gian sử dụng trại gà lạnh có thể lên tới 10 – 15 năm, trong khi trại gà hở chỉ sử dụng được 2 – 3 năm là xuống cấp, có khi phải làm lại.
Vì vậy việc lựa chọn mô hình trại lạnh để đầu tư hoàn toàn phù hợp với xu thế chăn nuôi hiện nay.
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư
Sản phẩm của dự án: cung cấp sản phẩm gà thịt.
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư
4.1. Giai đoạn thi công xây dựng
4.1.1. Nhu cầu nguyên liệu trong thi công xây dựng
Nhu cầu vật liệu trong giai đoạn xây dựng bao gồm: cát xây dựng, gạch thẻ, đá dăm, đá 1x2, đá 4x6, xi măng, sắt thép, sơn,…
Khối lượng vật liệu phục vụ cho quá trình xây dựng ước tính khoảng: 40.200 tấn nguyên vật liệu. Tham khảo theo nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng của một vài dự án cơ sở tương tự và ước tính lượng vật liệu xây dựng sử dụng cho dự án như sau:
Bảng 1. 2. Danh mục nguyên, vật liệu đầu vào giai đoạn xây dựng của Dự án
Phương án vận chuyển: Chủ dự án hợp đồng với các nhà cung cấp vận chuyển nguyên vật liệu đến khu đất thực hiện dự án. Xe vận chuyển là xe tải 10 tấn, có thùng, trong quá trình vận chuyển thùng xe được phủ bạt kín để hạn chế bụi và đất cát rơi vãi, ảnh hưởng đến môi trường hai bên đường vận chuyển.
4.1.2. Nhu cầu nhiên liệu
Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của một số máy móc thiết bị trên công trường dự kiến trong giai đoạn xây dựng được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1. 3. Nhu cầu cung cấp nhiên liệu cho các phương tiện thi công
Nguồn cung ứng nguyên nhiên liệu:
Dự án không bao gồm các hoạt động khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng (cát, sỏi, đá, xi măng, sắt thép...). Tất cả các loại vật liệu xây dựng sẽ do các nhà thầu cung cấp vật liệu cung ứng cho các nhà thầu xây dựng tại công trường. Nguồn gốc vật tư cung ứng phục vụ dự án dự kiến bao gồm:
-Đất đắp: mua ở xã Bưng Riềng, xã Hòa Hội hoặc Núi Đất huyện Đất Đỏ;
-Đá dăm các loại: Đá các loại thường được khai thác tại núi Dinh, núi Châu Pha, trữ lượng khá lớn với khả năng khai thác hàng năm từ 40.000 – 50.000 m3. Trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh có nhiều công trình đã xây dựng với khối lượng đá dăm lớn, do vậy đã có nhiều mỏ vật liệu được đầu tư dây chuyền sản xuất đá các loại đảm bảo chất lượng yêu cầu. Gần như toàn bộ khối lượng cấp phối đá dăm được thi công trên địa bàn tỉnh đều được lấy tại mỏ núi Dinh, Châu Pha.
-Các vật tư khác mua trên trên địa bàn huyện Xuyên Mộc.
4.1.3. Nguồn cung cấp điện
Điện được dùng cho dự án được lấy từ nguồn điện lưới quốc gia qua hệ thống đường dây do Chủ trại kéo vào trạm điện đặt tại khu vực dự án.
4.1.4 Nguồn cung cấp nước
Nguồn nước cung cấp của Dự án được lấy từ giếng khoan.
Nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn thi công được ước tính như bảng dưới bảng sau:
Bảng 1. 4. Nhu cầu sử dụng nước
4.2. Giai đoạn hoạt động
4.2.1. Nhu cầu nguyên liệu
Nhu cầu nguyên liệu phục vụ cho trang trại chăn nuôi chủ yếu thức ăn và thuốc phòng bệnh. Nguồn cung cấp thức ăn và thuốc cho dự án sẽ được lấy từ các công ty chuyên cung cấp thực phẩm cho gia cầm uy tín để đảm bảo chất lượng và phù hợp với nhu cầu. Thức ăn là dạng thức ăn đã được đóng gói sẵn, chỉ việc đổ cho gà ăn, không cần pha chế phối trộn.
a. Nhu cầu về thức ăn
Theo tính toán của Công ty trong hướng dẫn chăn nuôi gà thịt, định mức cho ăn của gà như sau:
Bảng 1. 5. Định mức cho ăn của gà
Gà tại trại chăn nuôi sẽ thả tập trung cho toàn bộ 4 chuồng, vì vậy nhu cầu thức ăn sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn của gà. Nhu cầu lớn nhất khi gà 7 tuần tuổi đến khi xuất chuồng là 4-6 tấn/ngày.
b. Nhu cầu về thuốc
-Thuốc sát trùng khoảng 100 kg/tháng.
-Thuốc kháng sinh khoảng 5.000 hộp, kim tiêm 100, bông gạc…
-Được bảo quản trong tủ thuốc, một số loại thuốc được bảo quản lạnh.
-Quy trình sử dụng thuốc thú y:
Tất cả đều được để trong phòng thuốc, có cán bộ thú y quản lý và được C.P cung cấp định kỳ hoặc theo nhu cầu sử dụng. Thuốc và thiết bị y tế phục vụ cho phòng chống dịch bệnh của trại được vận chuyển bằng xe tải, có tủ đông lạnh để bảo quản các loại thuốc vacxin, khi vận chuyển về trại, thuốc và các thiết bị y tế sẽ được lưu trong kho chứa thuốc và có cán bộ thú y theo dõi, sử dụng tiêm hoặc cho uống thuốc khi gà bị bệnh hoặc tiêm phòng.
-Đối với mỗi loại bệnh được sử dụng loại thuốc riêng.
-Khi phát hiện gia cầm bị bệnh, bác sỹ thú y sẽ tiến hành khám tìm ra bệnh.
-Cách ly gia cầm bị bệnh.
-Sử dụng thuốc đặc trị để điều trị: thuốc uống, thuốc tiêm hoặc bôi ngoài da. Sử dụng dụng cụ như kim tiêm, xilanh cho uống,…để tiến hành tiêm hoặc cho uống. Chất thải như kim tiêm, bông gạc, vỏ thuốc,… được thu gom vào các thùng chứa chuyên dụng vận chuyển về kho chứa chất thải nguy hại để lưu giữ tạm thời và chuyển giao lại cho đơn vị cung cấp sau mỗi đợt nuôi.
c. Nhu cầu về chế phẩm vi sinh
-Trong quá trình chăn nuôi, Chủ đầu tư sẽ sử dụng chế phẩm vi sinh EM nhằm hạn chế mùi hôi trong chăn nuôi.
-Chế phẩm EM có tên khoa học là Effective Microorganisms. Là loại chế phẩm tổng hợp các loại vi sinh vật có ích (vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, xạ khuẩn, nấm mốc) sống cộng sinh trong cùng môi trường. Trong chế phẩm EM có khoảng 80 loài vi khuẩn cả kỵ khí và yếm khí thuộc 10 chi khác nhau. Chúng bao gồm các khuẩn quang hợp (tổng hợp ra chất hữu cơ từ CO2 và H2O), vi khuẩn cố định Nitơ (sử dụng chất hữu cơ của vi khuẩn quang hợp để chuyển N2 trong không khí thành các chất Nitơ), xạ khuẩn (sản sinh chất kháng sinh ức chế vi khuẩn sinh vật gây bệnh và phân giải chất hữu cơ), vi khuẩn lactic (chuyển hóa thức ăn khó tiêu thành thức ăn dễ tiêu), nấm men (sinh sản Vitamin và các axit amin). Các vi khuẩn sinh vật trong phế phẩm EM tạo ra một hệ thống sinh thái, hỗ trợ lẫn nhau, cùng sinh trưởng và phát triển. EM là chế phẩm được nuôi cấy từ các hỗn hợp gồm năm nhóm sinh vật có ích: vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, xạ khuẩn, nấm sợi. Chế phẩm gốc có tên gọi là EM1.
Công dụng của chế phẩm EM:
-Làm tăng sức khỏe vật nuôi, tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu đối với các điều kiện ngoại cảnh.
-Tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thu các loại thức ăn. Tăng khả năng sinh sản.
-Tăng sản lượng và chất lượng trong chăn nuôi.
-Tiêu diệt các vi sinh vật có hại, khử mùi hôi chuồng trại, giảm ruồi nhặng.
Định mức và cách thức sử dụng EM tại Dự án:
- Sử dụng phối trộn trong thức ăn, nước uống:
+ Trộn vào thức ăn: pha 5 ml E.M cho 01 kg thức ăn (hòa 05 ml E.M vào 0,5 lít nước phun đều lên thức ăn.). Do đó, định mức E.M sử dụng trong thức ăn ước tính khoảng 1.575 lít trong 1 đợt nuôi (nhu cầu thức ăn trong 1 đợt nuôi là 315 tấn);
+ Trộn vào nước uống: pha 03 ml E.M với 01 lít nước cho vật nuôi uống. Do đó, định mức E.M sử dụng trong nước uống ước tính khoảng: 22,26 lít trong 1 đợt nuôi (nhu cầu nước cho gà uống là 7,42 m3/ngày).
- Khử mùi chuồng nuôi và môi trường xung quanh
+ Pha 1 lít E.M với 100 lít nước phun cho 100 – 200 m2 chuồng nuôi; cách 3 ngày sau phun lần 2, sau đó cứ khoảng 7 - 10 ngày lại phun một lần; chuồng trại càng bẩn thì phun lượng E.M càng nhiều với nồng độ càng cao. Do đó, định mức E.M sử dụng trong khử mùi chuồng nuôi và môi trường xung quanh ước tính khoảng 231lít trong 1 đợt nuôi (diện tích chuồng trại là 6.688 m2, 1 đợt nuôi phun khoảng 5 lần và 1 lần phun khoảng 133,76 lít). Tổng lượng chế phẩm E.M sử dụng trong 1 lứa nuôi (63 ngày) khoảng: 1.731 lít. Khối lượng chế phẩm E.M trong 1 năm (4 lứa) khoảng: 6.924 lít.
4.2.2. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu
Chủ dự án dự kiến sử dụng dầu DO để chạy máy phát điện khi xảy ra sự cố lưới điện quốc gia. Đặc trưng của nguyên liệu dầu DO như sau:
Bảng 1. 6. Đặc trưng của nguyên liệu dầu DO
Bên cạnh đó, dự án còn sử dụng gas để vận hành hệ thống lò đốt xác gà khi phát sinh dịch bệnh. Đặc tính của khí gas như sau:
- Không màu.
- Không mùi.
- Dễ cháy.
- Không chứa chất độc nhưng có thể gây ngạt thở.
- Gas được nén vào bình trở thành thể lỏng, khi thoát ra ngoài lại chuyển thành thể khí (1kg gas thể lỏng ở trong bình, khi thoát ra ngoài tạo thành 250 lít thể khí).
- Gas ở trạng thái nguyên chất không có mùi, không có màu. Sở dĩ trong thực tế gas có mùi là do nhà sản xuất pha trộn thêm chất tạo mùi đặc trưng để giúp phát hiện hơi gas khi xảy ra sự cố rò rỉ.
- Nhiệt độ của gas khi cháy rất lớn, có thể đạt từ 1900oC đến 1950oC
4.2.3. Nhu cầu sử dụng nước
Với đặc điểm của dự án được thực hiện tại khu vực cách xa khu dân cư tập trung, vì vậy hạ tầng kỹ thuật tại dự án hiện nay chưa có hệ thống cấp nước thủy cục. Do đó, khi dự án đi vào hoạt động, lượng nước sử dụng tại dự án sẽ được cung cấp từ nguồn nước ngầm của khu vực. Trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động của các Trang trại trong khu vực trên địa bàn xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, Chủ Dự án nhận thấy nguồn nước ngầm khu vực này có chất lượng rất tốt, trữ lượng nhiều có thể đảm bảo cho hoạt động của Trang trại.
Nhu cầu sử dụng nước tại Dự án được tổng hợp như sau:
-Nước cấp cho sinh hoạt của cán bộ, công nhân: 10 người x 100 lít/người/ngày = 1 m3/ngày (Trang trại có tổng số cán bộ công nhân viên là 10 người, TCXDVN 33:2006 Cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn cấp nước cho cán bộ công nhân viên là 100l/người/ngày.đêm).
-Nước cấp cho gà uống:
Bảng 1. 7. Nhu cầu nước uống trong chăn nuôi gà thịt.
-Nước cấp cho hệ thống sát trùng (nước vệ sinh khử trùng cho công nhân, khách tham quan, dụng cụ chuồng nuôi, khử trùng rửa các vật dụng ước tính mỗi trại rửa khoảng 200lít): lượng nước sử dụng: 4 trại x 200 lít/trại = 0,8 m3/ngày.
-Nước vệ sinh chuồng trại: Gà sẽ được xuất tập trung 4 trại/lần, được xuất dần trong khoảng thời gian 1 tuần, tần suất khoảng 2-3 tháng mới xuất gà 1 lần. Lượng nước để xịt vệ sinh chuồng trại phát sinh không liên tục chỉ phát sinh cục bộ sau khi xuất chuồng và vệ sinh chuồng nuôi để chuẩn bị cho lứa nuôi mới. Dựa trên số liệu thực tế của các trang trại chăn nuôi gà với quy mô tương tự dự án trên địa bàn tỉnh, lượng nước để xịt vệ sinh chuồng trại ước tính khoảng 2lit/m2 (sử dụng vòi xịt áp suất cao). Cụ thể lượng nước thải phát sinh tại dự án như sau:
+ Số lứa xuất chuồng trong 1 năm: 4 lứa/năm.
+ Số đợt xuất gà trong 1 lứa: 2 đợt/1 lứa (xuất trong vòng 1 tuần). + Số chuồng xuất trong 1 đợt: 2 chuồng/1 đợt.
+ Diện tích xịt rửa mỗi trại là: 15,2m x 110 m = 1.672 m2. Lượng nước sử dụng cho mỗi đợt vệ sinh là: 2 chuồng x 1.672 m2 x 2 lít/m2 = 6,688 m3/lần vệ sinh.
+ Như vậy, tổng lượng nước cấp cho vệ sinh trong mỗi lứa xuất chuồng là 6,688m3 x 2 đợt = 13,38 m3/ lứa
- Nước cấp cho hệ thống làm mát: Bể nước làm mát mỗi chuồng nuôi 2 m3. Tuy nhiên lượng nước này được sử dụng tuần hoàn (không thải bỏ), chỉ bổ sung lượng thất thoát bay hơi khoảng 0,5 m3/ngày/bể. Lượng nước cấp cho hệ thông làm mát của trại (4 chuồng) trung bình khoảng 4 m3/ngày.
- Nước sử dụng cho tưới cây: 3.663,2 m2 x 3lit/m2 ≈ 10,99m3/ngày (Tổng diện tích đất cây xanh, thảm cỏ là 3.663,2 m2, theo QCXDVN 01: 2021/BXD Quy chuẩn xây dựng Việt Nam quy hoạch xây dựng nước tưới cây khoảng 3lit/m2).
- Nước sử dụng cho rửa đường: 6617,8 m2 x 0,4lit/m2 ≈ 2,65m3/ngày (Tổng diện tích đường nội là 6617,8 m2, theo QCXDVN 01: 2021/BXD Quy chuẩn xây dựng Việt Nam quy hoạch xây dựng nước tưới cây khoảng 0,4lit/m2).
Lưu lượng nước cấp cho chữa cháy khoảng 162 m3 (Ước tính 1 đám cháy kéo dài 3h, lưu lượng chữa cháy là 15 lít/s theo TCXDVN 33-2006- Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế).
Bảng 1. 8. Bảng tổng hợp nhu cầu dùng và xả nước của Dự án
Như vậy, lượng nước thải phát sinh thải ra môi trường dự án khi đi vào hoạt động bao gồm 2 nguồn là nước sinh hoạt của công nhân và nước vệ sinh chuồng gà. Tuy nhiên, đối với lượng nước thải phát sinh trong quá trình vệ sinh chuồng gà không phải là nguồn phát thải thường xuyên (chỉ tiến hành vệ sinh 1 lần sau khi xuất gà).
4.2.4. Nhu cầu sử dụng điện
Điện được dùng cho dự án được lấy từ nguồn điện lưới quốc gia qua hệ thống đường dây do tư nhân kéo vào trạm điện đặt tại khu vực dự án. Dự kiến nhu cầu sử dụng điện của dự án vào khoảng 4.650 KW/tháng tương đương 155 kW/ngày.
Ngoài ra, để đảm bảo nhu cầu cung cấp điện cho Dự án hoạt động được liên tục trong trường hợp gặp sự cố từ lưới điện quốc gia, Dự án trang bị máy phát điện dự phòng công suất 250 KVA.
5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư
5.1. Quy mô của dự án
-Quy mô diện tích: Khoảng 17.817,2 m2.
-Công suất nuôi: 58.000 con gà thịt/lứa.
-Hình thức chăn nuôi: Xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn, nuôi gia công theo mô hình công nghiệp sạch - lạnh, đảm bảo về vệ sinh môi trường. Gà được nhập về trại xen kẽ sao cho tổng số gà có mặt trong 4 trại là 58.000 con/ lứa. Dự án nuôi trung bình 4 lứa/năm (232.000 con/năm), mỗi lứa từ khi nhập gà con đến khi xuất chuồng là 63 ngày (8 tuần tuổi), thời gian nghỉ (trại trống) trung bình giữa 2 lứa gà là 21 ngày (3 tuần).
5.2. Các hạng mục công trình của dự án
Tổng diện tích khu đất thực hiện dự án là 17.817,2 m2. Diện tích xây dựng Nhà nuôi gà là 6.323,2 m2 chiếm 35,49% tổng diện tích khu đất dự án. Các hạng mục công trình xây dựng bao gồm: Nhà nuôi gà, nhà công nhân, kho cám, nhà sát trùng, nhà chứa phân, kho chứa chất thải, đường giao thông, cây xanh…Diện tích cho từng hạng mục được trình bày theo bảng sau:
Bảng 1. 9. Các hạng mục công trình của dự án
a) Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn: 10/2021 – 2/2023.
b) Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư: -Xin phép chủ trương đầu tư: tháng 10/2021 – tháng 9/2022;
-Thực hiện các thủ tục đất đai, môi trường và các hồ sơ cấp phép liên quan khác: tháng 10/2022 – tháng 11/2023;
-Xây dựng dự án và lắp đặt máy móc, thiết bị: tháng 12/2023 – 3/2024; -Dự án đi vào hoạt động: 4/2025.
Thời gian này là thời gian dự kiến, tiến độ xây dựng còn phù thuộc nhiều vào yếu tố khách quan và chủ quan khác và còn phụ thuộc vào tiến độ điều chỉnh quy hoạch nông thôn mới của UBND xã Bưng Riềng. Vì vậy, thời gian dự kiến đi vào vận hành có thay đổi so với thời gian dự kiến nêu trên.
5.4. Vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư dự án ước tính: 10.000.000.000 vnđ (bằng chữ: Mười tỷ đồng) trong đó:
-Chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư: 0 vnđ; -Chi phí thuê đất, mặt nước: 0 vnđ;
-Chi phí xây dựng xây dựng các hạng mục công trình của trang trại và chi phí trang bị máy móc, thiết bị: 7.000.000.000 vnđ (Bảy tỷ đồng).
-Chi phí gà giống + cám: 1.500.000.000 vnđ (Một tỷ năm trăm triệu).
-Chi phí xây dựng các hạng mục công trình BVMT: 300.000.000 vnđ (Ba trăm triệu).
-Chi phí dự phòng: 1.200.000.000 vnđ (Một tỷ hai trăm triệu đồng).
>>> XEM THÊM: Thuyết minh dự án trồng cây dược liệu dưới tán rừng theo mô hình khu bảo tồn rừng phòng hộ
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com