Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án Nhà máy Bột cá xuất khẩu

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án Nhà máy Bột cá xuất khẩu. Tổng công suất của dự án là 16.000 tấn sản phảm bột cá/năm. Về chất lượng sản phẩm, Công ty đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu của khách hàng về chất lượng của đơn đặt hàng.

Ngày đăng: 13-08-2024

80 lượt xem

MỤC LỤC

MỤC LỤC...................................i

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT..........................iv

DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................v

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ......................................ix

CHƯƠNG 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ......................1

1.1. TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ........................................1

1.2. TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ .....................................................1

1.2.1. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư ..........................1

1.2.2. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi

trường của dự án đầu tư (nếu có)...............................................4

1.2.3. Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công).....4

1.3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẦM SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ..5

1.3.1. Công suất hoạt động của dự án đầu tư .......................................5

1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất

của dự án đầu tư........................................5

1.3.3. Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình hoạt động của dự án.............9

1.3.4. Sản phẩm của dự án đầu tư.................................10

1.4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HOÁ

CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN ĐIỆN CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN..............10

1.4.1. Khối lượng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và hoá chất sử dụng tại dự án.........10

Hóa chất.........................................11

1.4.2. Nhu cầu sử dụng nhân công và nguồn cung cấp điện, nước tại dự án............12

1.5. CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN......................18

1.5.1. Quy mô xây dựng của dự án đầu tư.........................18

1.5.2. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công trình

của dự án............................................28

1.5.3. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư................................30

1.5.4. Vốn đầu tư dự án...................................................31

1.5.5. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án ...........................32

CHƯƠNG 2. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG

CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG........................................34

2.1. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG..........34

2.2. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA

MÔI TRƯỜNG................................................35

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN

ĐẦU TƯ....................................37

CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU

TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .......38

4.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO

VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI XÂY DỰNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ 38

4.1.1. Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn xây dựng......................38

4.1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện......................60

4.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO

VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH...............70

4.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn vận hành.........................70

4.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện...............115

4.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG ....................................159

4.3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư ..............159

4.3.2. Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, thiết bị quan

trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục.......................................160

4.3.3. Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; 160

4.3.4. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường...........161

4.4. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH

GIÁ DỰ BÁO........................................162

CHƯƠNG 5. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI

HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC ..........................164

CHƯƠNG 6. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG .........165

6.1. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI....................165

6.1.1. Công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải và hệ thống...............166

6.1.2. Công trình, thiết bị xử lý nước thải...................................166

6.2. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI KHÍ THẢI......................167

6.2.1. Nguồn phát sinh khí thải.................................167

6.2.2. Dòng khí thải, vị trí xả khí thải..............................167

6.2.3. Chất lượng bụi, khí thải sau xử lý, giảm thiểu ô nhiễm................167

6.2.4. Công trình, biện pháp thu gom, xử lý khí thải ........................168

6.3. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG................169

6.3.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung:...............................169

6.3.2. Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung:...........................................169

6.3.3. Giá trị, giới hạn đối với tiếng ồn và độ rung...........................169

6.4. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI

NGUY HẠI......................................170

6.4.1. Nguồn phát sinh và khối lượng chất thải rắn thông thường đề nghị cấp phép.....170

6.4.2. Nguồn phát sinh và khối lượng chất thải nguy hại đề nghị cấp phép ...............171

CHƯƠNG 7. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT

THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN............172

7.1. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI

CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ........................................172

7.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm.............172

7.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử

lý chất thải ...................................172

7.2. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI THEO QUY ĐỊNH .........175

7.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ...............................175

7.2.2. Chương trình quan trắc tự đông, liên tục chất thải..........................176

7.2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động liên tục

khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc đề xuất của Công ty............176

7.3. KINH PHÍ THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG HẰNG NĂM......176

CHƯƠNG 8. CAM KẾT CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ .........................177

CHƯƠNG 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1. TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

− Tên chủ dự án đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN 

− Địa chỉ văn phòng: ......... Cụm công nghiệp Tân Bình 1, Thôn Bình An 2, Xã Tân Bình, Thị xã La Gi, Tỉnh Bình Thuận, Việt Nam.

− Người đại diện theo pháp luật của dự án đầu tư: ..........

− Điện thoại: ......... E-mail: ..................

− Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số .......... đăng ký lần đầu ngày 17/01/2024 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận – Phòng Đăng ký Kinh doanh cấp cho Công ty CP Thủy sản.

− Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án ......., chứng nhận lần đầu ngày 03/05/2024 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận cấp cho Công ty CP Thủy sản.

1.2. TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

NHÀ MÁY BỘT CÁ XUẤT KHẨU

1.2.1. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư

− Dự án thực hiện tại ..........Cụm công nghiệp Tân Bình 1, Thôn Bình An 2, Xã Tân Bình, Thị xã La Gi, Tỉnh Bình Thuận theo Hợp đồng cho thuê lại đất số 2201/2024/HĐTĐ/BTIP ngày 22/01/2024 giữa Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghiệp và Công ty CP Thủy sản với tổng diện tích đất là 19.900 m². Tứ cận tiếp giáp của Dự án như sau:

+Phía Bắc: giáp lô đất trống CN-II-4 và CN-II-5

+Phía Nam: giáp đường số 4 của CCN

+Phía Đông: giáp đường số 1 của CCN

+Phía Tây: giáp đường số 2 của CCN.

− Tọa độ các góc của Dự án được thể hiện trong bảng sau:

Hình 1.1 Vị trí hiện trạng dự án

Hình 1.2 Vị trí dự án trong mặt bằng quy hoạch Cụm công nghiệp

Khoảng cách từ dự án đến các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội và các đối tượng khác xung quanh khu vực dự án

Dự án nằm trong CCN Tân Bình 1 với khoảng cách đến các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội và các đối tượng xung quanh khu vực dự án như sau:

− Cách trạm XLNT tập trung của CCN khoảng 450 m về phía Đông Nam;

− Cách nhà điều hành CCN khoảng 450m về phía Nam;

− Cách đường Cù Chính Lan khoảng 500 m về phía Nam;

− Cách đường Suối Phèn khoảng 250 m về phía Đông;

1.2.2. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư (nếu có)

− Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận (theo văn bản số 3310/SXD-QLXD&HTKT của Sở Xây dựng ngày 09/11/2020).

− Cơ quan cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường: Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận.

− Cơ quan thẩm địnhcác loại giấy phép có liên quan đến môi trường: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận (theo văn bản số 1163/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ngày 09/05/2022).

1.2.3. Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công)

− Căn cứ theo điểm h, mục IV.4, phần A và mục III, phần B của phụ lục I kèm theo Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/04/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công: Dự án có vốn đầu tư 100 tỷ đồng > 60 tỷ đồng Dự án thuộc nhóm B theo tiêu chí quy định của pháp luật về Đầu tư công.

− Căn cứ theo mục số 16, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, Dự án thuộc “Chế biến thủy, hải sản từ 1.000 đến dưới 20.000 tấn sản phẩm/năm” thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có công suất trung bình.

− Căn cứ theo mục số 2, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ – CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường: “Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất trung bình quy định tại Cột 4 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này” Dự án thuộc nhóm II.

− Căn cứ theo khoản 1, Điều 39 “Đối tượng phải có giấy phép môi trường” của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 số 72/2020/QH14, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, “Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức”.

− Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 39 và điểm a, khoản 3, Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc Hội Dự án thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận.

1.3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẦM SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.3.1. Công suất hoạt động của dự án đầu tư

1.3.1.1. Công suất sản xuất

Tùy theo tình hình cung cấp nguyên liệu (cá biển) theo từng thời điểm, công suất mỗi ngày dao động từ 25 – 75 tấn sản phẩm/ngày. Tại thời điểm cao điểm, công ty sản xuất 3 ca/ngày, 8 giờ/ca, công suất lớn nhất là 75 tấn sản phẩm/ngày. Tại thời điểm nguồn nguyên liệu khan kiếm, công ty sản xuất 1 ca/ngày, 8 giờ/ca, công suất khoảng 25 tấn sản phẩm/ngày. Tổng công suất sản xuất tối đa khoảng 16.000 tấn sản phẩm/năm, trung bình ≈ 53,33 tấn sản phẩm/ngày.

Bảng 1.2 Công suất sản xuất của dự án

1.3.1.2. Quy mô xây dựng

Dự án có tổng diện tích đất sử dụng là 19.900 m² theo Hợp đồng cho thuê lại đất số 2201/2024/HĐTĐ/BTIP ngày 22/01/2024 giữa Công ty CP Đầu tư và Phát triển Công nghiệp và Công ty CP Thủy sản. Trong đó:

− Các hạng mục công trình chính bao gồm: Nhà xưởng chính (diện tích xây dựng: 7.500 m²).

− Các hạng mục công trình phụ trợ bao gồm: Nhà văn phòng (diện tích xây dựng: 399,4 m²), nhà lò hơi (diện tích xây dụng: 1.750 m²), phòng ăn (diện tích xây dựng: 324 m²), phòng thí nghiệm (diện tích xây dựng 50 m²), nhà vệ sinh (diện tích xây dựng: 120 m²) nhà xe ô tô (diện tích xây dựng: 108 m²), khu vực xe gắn máy (diện tích xây dựng 446 m²), nhà bảo vệ (diện tích xây dựng: 29,3 m²), bể chứa nước PCCC (diện tích xây dựng: 201 m²), bể chứa nước sinh hoạt (diện tích xây dựng: 15 m²), kho chứa hóa chất (diện tích xây dựng: 20 m²), kho cơ khí hàn cắt (diện tích xây dựng: 120,4 m²), trạm điện (diện tích xây dựng: 15 m²), trạm cân (diện tích xây dựng 127 m²), cây xanh (diện tích 4.000 m²), đường nội bộ (diện tích 2.965,2 m²).

− Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường bao gồm: Khu vực xử lý nước thải (diện tích xây dựng: 500,5 m²), kho chứa chất thải nguy hại (diện tích xây dựng: 20,1m²), kho chứa bao bì thải (diện tích xây dựng: 20,1 m²).

1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Quy trình công nghệ sản xuất của dự án Nhà máy bột cá xuất khẩu với mục tiêu sản xuất bột cá với công suất 16.000 tấn sản phẩm/năm như sau:

Hình 1.3 Sơ đồ quy trình sản xuất bột cá

Thuyết minh quy trình Tiếp nhận nguyên liệu

Nguyên liệu bao gồm cá tươi được thu mua từ các tàu đánh bắt thủy sản được thu mua trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và các tỉnh lân cận. Ước tính nguyên liệu đầu vào trung bình mỗi ngày là 176,67 tấn/ngày.

Cá tươi sau khi thu mua được chuyển về khu vực tiếp nhận nguyên liệu và được công nhân tiến hành kiểm tra loại bỏ tạp chất, sau đó đưa lên băng tải trục vít. Nguyên lý làm việc của băng tải trục vít là nguyên liệu thô được nạp từ đầu vào, động cơ dẫn động trục vít quay bằng xích và lưỡi vít đẩy vật liệu cùng với vỏ đến đầu ra. Băng tải có nhiệm vụ khuấy trộn các nguyên liệu đồng thời vận chuyển đến công đoạn khác để tiếp tục quy trình sản xuất. Tại khu vực tiếp nhận nguyên liệu sẽ phát sinh nước thải từ quá trình rửa sàn tiếp nhận và các bồn chứa nguyên liệu, chất thải rắn như: găng tay, túi nylon,… và mùi hôi.

Loại bỏ kim loại

Nguyên liệu từ băng tải trục vít sẽ được đưa vào máy dò kim loại, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như tránh hư hỏng cho các thiết bị nghiền. Nguyên liệu được đưa từ hệ thống cấp nguyên liệu đến băng chuyền nam châm điện. Tại đây với lực hút của nam châm điện sẽ giúp loại bỏ các vật kim loại như sắt, thép có trong nguyên liệu trước khi đưa vào quy trình sản xuất. Kim loại thải sẽ được thu gom và chuyển giao cho các đơn vị có chức năng xử lý theo quy định.

Hấp

Nguyên liệu sau khi loại bỏ kim loại sẽ được đưa vào máy hấp sử dụng hơi hóa nhiệt cung cấp từ lò hơi sử dụng than indo, mùn cưa và trấu làm nhiên liệu đốt. Mục đích chính của việc hấp làm chính cá là giúp diệt vi trùng, làm đặc protein và giải phóng dầu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ép tiếp theo. Máy nấu bao gồm một vỏ hình trụ và một trục vít có hệ thống gia nhiệt bằng hơi nước. Trục vít và cánh gạt xoắn ốc được cấu tạo bằng lõi rỗng với hơi nước chảy qua. Từ phiễu nạp liệu, cá sống đưa vào bên trong máy, sau đó được nấu chính thông qua trục vít, cánh gạt xoắn ốc với tốc độ quay khoảng 3 ~ 4 vòng/phút được đẩy từ từ về phía trước bằng cánh gạt. Yêu cầu ở công đoạn này là nhiệt độ hấp phải đạt tiêu chuẩn sao cho nguyên liệu được chín đều, nhiệt độ bên trong máy có thể được giữ trong khoảng từ 90°C đến 95°C, thời gian hấp là 20 phút.

Công đoạn này chủ yếu phát sinh nhiệt thừa từ máy hấp và khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu than indo, mùn cưa và trấu của lò hơi, Công ty sẽ lắp đặt hệ thống xử lý khí thải từ lò hơi để xử lý khí thải đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường.

Máy ép

Nguyên liệu sau khi hấp sẽ được đưa qua máy ép để tách dịch và thịt cá. Chức năng của máy ép trục vít là ép chất lỏng ra khỏi bánh ép giúp giảm độ ẩm của cá ở mức tốt nhất, đồng thời giảm tải công việc của máy sấy và nâng cao công suất máy sấy. Nguyên liệu từ phễu nạp liệu sẽ được các bước ren của vít đôi thu hẹp dọc theo đầu xả, trong khi đường kính ngày càng tăng, do đó vật liệu trong được nén dần dần, áp suất tạo ra có thể lên tới 15kg/cm². Dịch ép sẽ đi vào bồn chứa, xác cá sẽ được tách riêng để chế biến bột cá.

Máy ly tâm tách dầu

Sau khi ép xong, xác cá sẽ được tách riêng để chế biến bột cá, phần hỗn hợp chất lỏng được đưa đến máy ly tâm Tricanter để tách dầu cá, nước cá và phần chất rắn (bã cá) còn sót lại. Phần nước phải được làm gia nhiệt với nhiệt độ từ 90 – 95°C sử dụng hơi hóa nhiệt cung cấp từ lò hơi sử dụng than indo, mùn cưa và trấu làm nhiên liệu đốt trước khi đưa vào máy ly tâm. Bằng lực ly tâm với tốc độ cao, nước ép được tách thành chất rắn, pha nhẹ và chất lỏng pha nặng. Chất rắn được chuyển vào máy sấy để tiếp tục sản xuất bột cá, chất lỏng pha nhẹ được làm nóng lại và đưa vào máy ly tâm để tách, sau đó thu được dầu cá và nước protein. Còn phần chất lỏng nặng đi vào hệ thống bay hơi để bay hơi.

Sau khi kết thúc ca làm việc và ngừng cấp nguyên liệu vào máy, công nhân sẽ cho máy chạy trong 15 phút để loại bỏ bánh ép còn sót lại và dùng nước để vệ sinh máy, quá trình vệ sinh máy sẽ phát sinh nước thải, nước thải được thu gom dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của Dự án để xử lý đạt Giới hạn tiếp nhận nước thải của Cụm công nghiệp trước khi xả vào hệ thống thu gom, thoát nước thải của Cụm công nghiệp.

Sấy

Phần xác cá sau khi ép sẽ đưa qua máy sấy sử dụng hơi hóa nhiệt cung cấp từ lò hơi sử dụng than indo, mùn cưa và trấu làm nhiên liệu đốt. Quá trình sấy với nhiệt độ sấy khoảng 90°C trong thời gian khoảng 60 – 120 phút làm giảm độ ẩm đến mức yêu cầu để thời gian bảo quản được dài hơn, đồng thời hạn chế sự xâm nhiễm vi sinh vật, giảm mùi hôi cho sản phẩm, độ ẩm đạt yêu cầu ≤ 10%.

Làm mát

Bột cá thô sau khi sấy được làm mát tự nhiên trong quá trình di chuyển trên băng tải đến công đoạn sàng, làm sạch, loại bỏ tạp chất, cát sạn.

Sàng

Sau khi được làm nguội sơ bộ, bột cá qua hệ thống sàng để loại bỏ hết tạp chất, cát sạn, kim loại trước khi đưa vào máy nghiền. Cơ chế hoạt động của máy sàn với xi lanh sàng là loại con lăn tròn, các tấm đẩy được hàn vào cột bên trong trụ sàng và phủ lưới sàng. Khi bột cá lọt vào xi lanh sàng cán sẽ trượt vào và lăn trên lưới sàng. Phần lớn bột cá có kích thước phần hợp sẽ đi vào thùng thu qua các lỗ sàng, sau đó được vận chuyển ra ngoài bằng băng tải trục vít lắp dưới đầu ra của thùng thu. Trong khi các tạp chất có kích thước và hình dạng lớn không thể lọt qua lỗ sàng và sẽ bị tấm đẩy đẩy ra rồi rơi vào thùng chứa.

Nghiền

Bán thành phẩm sau khi được sàng vẫn còn những hạt có kích thước không đều, đặc biệt là xương cá có kích thước lớn sẽ ảnh hưởng đến quá trình chế biến và chất lượng sản phẩm. Khi máy nghiền hoạt động, bán thành phẩm đi vào buồng nghiền bao gồm tấm sàng xuyên qua phễu đầu vào trên cùng, sau đó được tác động bởi tốc độ cao của lưỡi búa quay, từ đó bột cá có kích thước nhỏ hơn từ các lỗ sàng trên tấm sàng sẽ rớt xuống thùng chứa, bán thành phẩm có kích thước lớn hơn chưa đạt tiêu chuẩn sẽ được đập lại để nghiền cho đến khi đạt kích thước yêu cầu, kích thước bột cá đạt yêu cầu là khoảng ≤ 3mm. Toàn bộ bột cá sau khi nghiền sẽ rơi vào băng tải trục vít đưa đến bộ phận làm mát trước khi đóng gói sản phẩm.

Làm mát

Bán thành phẩm bột cá qua các vít tải vào bộ phận làm mát được hạ nhiệt độ của sản phẩm từ quá trình sấy và ma sát của máy nghiền. Trong quá trình di chuyền, gió tự nhiên từ bên ngoài được tận dụng để làm nguội bột cá.

Làm lạnh

Bột cá từ băng tải trục vít được vận chuyển đến máy làm lạnh với chức năng của bộ làm lạnh là hạ nhiệt độ của bột cá đến nhiệt độ phòng. Máy làm lạnh bao gồm một lớp vỏ hình trụ và trục xoắn, một nửa trục xoắn được hàn với ống xoắn, bên trong cho nước tuần hoàn làm mát đi qua, nữa còn lại hàn với cánh khuấy. Trục xoắn ốc và ống xoắn ốc trên trục có cấu trúc rỗng với nước làm mát bên trong. Các cánh khuấy sẽ khuấy đều bột cá trong khi bộ phận hút bụi xung động hút không khí để bột cá có thể tiếp xúc hoàn toàn với không khí. Sau khi gió tự nhiên bên ngoài đi vào xi lanh làm lạnh, nó liên tục được quạt khử bụi hút ra ngoài để tạo thành gió tuần hoàn làm mát.

Bột cá có nhiệt độ cao đi vào bộ phận làm mát từ phễu đầu vào, được khuấy trộn liên tục nhờ tác động của ống cuộn và lớp xen kẽ vỏ đi qua nước tuần hoàn làm mát để nhiệt được tỏa ra liên tục. Bột cá sau khi hạ xuống nhiệt độ phòng ≤ 30° sẽ được đưa qua hệ thống đóng gói.

Hệ thống đóng gói

Hệ thống đóng gói là quá trình cuối cùng của dây chuyền sản xuất, bột cá được cân đóng gói tự động bằng băng tải. Khu đóng gói được phân cách riêng biệt, đảm bảo nhiệt độ, vệ sinh sạch sẽ và ít bị nhiễm tạp chất, vi sinh,…

Bao bì sử dụng hoàn toàn mới, là loại bao bì PP hoặc PP bên trong có tráng lớp PE để hạn chế sự lây nhiễm từ bên ngoài, hơi ẩm, nấm mốc từ môi trường không lẫn vào bên trong làm hư sản phẩm.

Trên mỗi bao gói đều có may nhãn bột cá Công ty, có KCS đóng dấu mã số lô, mã số nhà máy, ngày sản xuất, hạn sử dụng,… đảm bảo đầy đủ thông tin cần thiết trên abo bì. Thành phẩm chuyển vào kho chứa, chất trên pallet, thoáng mát, sạch, bảo quản tốt.

Bảo quản

Thành phẩm sau khi đóng gói sẽ được chuyển vào lưu trữ trong kho và chờ xuất bán cho khách hàng.

1.3.3. Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình hoạt động của dự án

Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất của dự án cụ thể như sau:

Bảng 1.3 Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động của dự án

1.3.4. Sản phẩm của dự án đầu tư

Tổng công suất của dự án là 16.000 tấn sản phảm bột cá/năm. Về chất lượng sản phẩm, Công ty đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu của khách hàng về chất lượng của đơn đặt hàng.

Công ty sẽ quản lý chất lượng sản phẩm theo yêu cầu quản lý chất lượng nghiêm ngặt của các nhãn hàng có uy tín trên thị trường; quản lý môi trường, điều kiện an toàn vệ sinh lao động và năng lượng trong quá trình hoạt động theo các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 14001, ISO 45001 và ISO 50001 và yêu cầu các của đơn vị đối tác.

1.4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HOÁ CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN ĐIỆN CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN

1.4.1. Khối lượng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và hoá chất sử dụng tại dự án

Nhu cầu nguyên liệu

Nguyên liệu chính của Dự án chủ yếu là cá được thu mua tại địa bàn tỉnh và nhiều tỉnh thành khác.  Dự án sản xuất bột với với nguyên liệu chính sử dụng là cá biển tươi với khối lượng khoảng 53.000 tấn nguyên liệu/năm. Tuy nhiên khối lượng cá biển nhập về mỗi ngày biến động và tùy thuộc vào mùa vụ, thông thường cá biển có sản lượng cao tầm khoảng từ tháng 10 đến tháng 01 âm lịch. Tùy vào từng thời điểm, khối lượng nguyên liệu mỗi ngày dao động từ 80 – 250 tấn/ngày. Tại thời điểm cao điểm, công ty sản xuất 3 ca/ngày, 8 giờ/ca, sản lượng cá lớn nhất nhập vào là 250 tấn/ngày. Tại thời điểm nguồn nguyên liệu khan kiếm, công ty sản xuất 1 ca/ngày, 8 giờ/ca, sản lượng cá nhập vào khoảng 80 tấn/ngày. Tổng khối lượng nguyên liệu cá khoảng 53.000 tấn /năm, trung bình ≈ 176,67 tấn/ngày.

Bảng 1.4 Nhu cầu nguyên liệu sử dụng tại dự án

Ngoài ra Dự án còn sử dụng bao bì để đóng gói với khối lượng khoảng 15,9 tấn/năm.

Bảng 1.5 Cân bằng vật chất giữa nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra

Nhu cầu nhiên liệu, hóa chất

Nhu cầu sử dụng nhiên liệu được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1.6 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu tại dự án

Nhu cầu sử dụng hóa chất vận hành hệ thống xử lý nước thải được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1.7 Nhu cầu sử dụng hóa chất vận hành công trình bảo vệ môi trường

Hóa chất sử dụng tại dự án có nguồn gốc từ Việt Nam và Trung Quốc. Công ty sử dụng hóa chất sử dụng tuân thủ theo Luật Hóa chất Việt Nam 2007; Nghị định số 113/2017/NĐ – CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất và Thông tư 32/2017/TT – BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công thương quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ – CP ngày 09/10/2017 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác đất làm vật liệu san lấp

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE