Báo cáo đánh giá tác động môi trường nạo vét thông luồng cửa biển

Báo cáo đánh giá tác động môi trường nạo vét thông luồng cửa biển. Hướng thi công nạo vét, tiến hành nạo vét theo từng đoạn từ thượng lưu xuống hạ lưu (từ phía trong luồng hướng ra ngoài biển), nạo theo theo từng dải từ dưới nên trên. Do khu vực xây dựng công trình là cửa ra vào, lượng tàu thuyền qua lại lớn. Biện pháp thi công, vừa thi công kết hợp với khai thác.

Ngày đăng: 07-08-2024

48 lượt xem

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU............................................................................1

1. Xuất xứ của dự án....................................................................1

1.1. Thông tin chung về dự án.................................................1

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên

cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án ...2

1.3. Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy

hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối

quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp

luật có liên quan. .....................................2

2. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động ĐTM..............3

2.1. Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên

quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM................................................................3

2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm

quyền liên quan đến Dự án........................................................................................4

2.3. Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực

hiện đánh giá tác động môi trường............................................................................5

3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường .................................................5

3.1. Tóm tắt về tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo DTM..................................5

3.2. Các tổ chức, đơn vị, thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM..............................6

4. Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM..................................6

4.1. Các phương pháp ĐTM......................................................................................6

4.1.1. Phương pháp đánh giá nhanh..........................................................................6

4.1.2. Phương pháp liệt kê.........................................................................................7

4.1.3. Phương pháp chập bản đồ ...............................................................................7

4.1.4. Phương pháp thống kê.....................................................................................7

4.1.5. Phương pháp đánh giá định lượng ..................................................................7

4.2. Các phương pháp khác.......................................................................................7

4.2.1. Phương pháp tham vấn....................................................................................7

4.2.2. Phương pháp kế thừa.......................................................................................8

5. Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM...........................................................8

5.1. Thông tin về dự án..............................................................................................8

5.1.1. Thông tin chung...............................................................................................8

5.1.2. Phạm vi, quy mô, công suất ............................................................................8

5.1.3. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án ........................................10

5.1.4. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu

đến môi trường.......................................................................10

5.2. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án .........12

6.3. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án..............................12

5.4. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án..........................13

5.4.1. Giám sát không khí: ......................................................................................13

5.4.2. Giám sát môi trường nước.............................................................................13

5.4.3. Giám sát chất thải rắn....................................................................................13

5.4.4.Giám sát khác.................................................................................................13

CHƯƠNG 1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN................................................................14

1.1. Thông tin về dự án............................................................................................14

1.1.1. Tên dự án: Nạo vét thông luồng cửa biển La Gi...........................................14

1.1.2. Thông tin về chủ dự án và tiến độ thực hiện dự án.......................................14

1.1.3. Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án.....................................................14

1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án...................................16

1.1.5. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi

trường..................................................................................................16

1.1.6. Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án

1.1.6.1. Mục tiêu dự án............................................................................................17

1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án ...........................................18

1.2.1. Các hạng mục công trình chính và các hoạt động của dự án........................18

1.2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án .................................................19

1.2.3. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo môi trường........................20

1.2.4. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự

án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường ..............................................20

1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện,

nước và các sản phẩm của dự án.............................................................................20

1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành..........................................................................21

1.4.1. Công nghệ nạo vét.........................................................................................22

1.4.2. Công nghệ bãi đổ...........................................................................................22

1.4.3. Một số công nghệ phụ trợ..............................................................................23

1.5. Biện pháp tổ chức thi công...............................................................................23

1.5.1. Trình tự tổ chức thi công...............................................................................23

1.5.2. Biện pháp thi công chủ đạo...........................................................................23

1.6. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án........................26

1.6.1. Tiến độ thực hiện dự án.................................................................................26

1.6.2. Tổng vốn đầu tư.............................................................................................26

1.6.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án..............................................................28

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG

MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN ...............................................30

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội..................................................................30

2.1.1. Điều kiện về địa hình.....................................................................................30

2.1.2. Điều kiện địa chất..........................................................................................30

2.1.3. Điều kiện khí hậu, khí tượng.........................................................................32

2.1.4. Đặc điểm thủy hải văn...................................................................................34

2.1.5. Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án và đặc điểm chế độ thủy văn, hải văn

của nguồn tiếp nhận nước thải này..........................................................................39

2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án..........39

2.2.1. Hiện trạng môi trường...................................................................................39

2.2.2. Hiện trạng đa dạng sinh học..........................................................................42

2.3. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực

thực hiện dự án........................................................................................................42

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG,

ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG .......................................................................44

3.1.Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường

trong giai đoạn thi công Dự án................................................................................44

3.1.1.Đánh giá, dự báo các tác động .......................................................................44

3.1.1.2. Các tác động môi trường liên quan đến chất thải:.....................................45

3.1.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp

giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường.................................................58

3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường

trong giai đoạn Dự án đi vào thử nghiệm và vận hành...........................................68

3.2.1. Đánh giá tác động công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn Dự án đi

vào thử nghiệm và vận hành ...................................................................................68

3.2.2. Biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn Dự án đi vào thử

nghiệm và vận hành.................................................................................................69

3.3.Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường......................69

3.4.Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo:......70

CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG.............71

CHƯƠNG V: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG..72

5.1. Chương trình quản lý môi trường.....................................................................72

5.2. Chương trình giám sát môi trường...................................................................79

5.2.1.Giai đoạn thi công ..........................................................................................79

5.2.2. Giai đoạn vận hành thử nghiệm và hoạt động...............................................79

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT..................................81

1. Kết luận .............................................................81

2. Kiến nghị.........................................................81

3. Cam kết..........................................................82

MỞ ĐẦU

1. Xuất xứ của dự án

1.1. Thông tin chung về dự án

Thời gian qua, khu vực cửa luồng giữa hai đầu đê đang bị bồi lắng cục bộ gây khó khăn, cản trở tàu thuyền ra vào cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cửa biển Hướng thi công nạo vét, tiến hành nạo vét theo từng đoạn từ thượng lưu xuống hạ lưu (từ phía trong luồng hướng ra ngoài biển), nạo theo theo từng dải từ dưới nên trên. Do khu vực xây dựng công trình là cửa ra vào, lượng tàu thuyền qua lại lớn. Biện pháp thi công, vừa thi công kết hợp với khai thác. . Cửa biển giữa hai đầu đê bị bồi lấp cục bộ dài khoảng 250m, hình thành ngưỡng cạn gây cản trở tàu thuyền ra qua cửa biển , theo tài liệu khảo sát cao độ tự nhiên khu vực này khoảng từ -0,5m đến -1,5m. Với tình trạng tuyến luồng cửa biển bị bồi lấp nghiêm trọng như hiện nay, nguy cơ tiếp tục gây thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng tính mạng của ngư dân khi ra vào khu vực cửa biển; đặc biệt trong mùa mưa, bão sắp tới.

Theo báo cáo của UBND thị xã , từ khoảng thời gian cuối tháng 02/2023 đền nay, tàu thuyền ngư dân ra vào cửa biển hết sức khó khăn, nguy hiểm. Một số tàu cá đã mắc cạn, sa cồn, bị sóng đánh chìm gây thiệt hại lớn về tài sản, nguy hiểm đến tính mạng của ngư dân, nhất là vào ban đêm hoặc thời điểm thủy triều xuống. Thống kê các vụ việc thiệt hại tàu cá gần đây:

- Ngày 24/02/2023, tàu cá BTh-98927-TS bị va dập với vật thể lạ ở gần kè chắn sóng bị thủng vỏ tàu, thiệt hại khoảng 25 triệu đồng.

- Ngày 28/2/2023, tàu cá BTh-96878-TS bị va dập với vật thể lạ ở gần kè chắn sóng bị thủng vỏ tàu, thiệt hại khoảng 25 triệu đồng.

- Ngày 29/02/2024, tàu cá BTh 96112 TS, công suất 175 CV, hành nghề lồng bẫy, trong quá trình di chuyển từ vị trí neo đậu đi đánh bắt, khi đến vị trí cửa biển La Gi thì bị mắc cạn, tàu cá bị sóng đánh lật, chìm.

- Ngày 03/3/2024, tàu cá BTh 85093 TS, công suất 56 CV, hành nghề lưới rê, trong quá trình di chuyển từ vị trí neo đậu đến cửa biển La Gi thì bị sa cồn, bị sóng đánh chìm gây thiệt hại lớn cho người dân, ước tính thiệt hại trên 600 triệu đồng.

- Có 02 trường hợp tàu bị mắc cạn cong (mẻ) chân vịt ước tính thiệt hại khoảng 40 triệu đồng.

- Khoảng 05 chiếc lủng mê, mỗi cái kéo lên ụ, chi phí sửa chữa khoảng 35 triệu đồng; hơn 10 chiếc bị cong chân vịt và gãy cánh mỗi chiếc đi nắn lại và đắp khoảng 15 triệu đồng/chiếc.

Thực hiện Thông báo 183/TB-UBND ngày 18/6/2024 của UBND tỉnh, ngày 18/6/2024 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức khảo sát hiện trạng cửa biển La Gi và tổ chức họp bàn về thủ tục, hồ sơ, nguồn kinh phí thực hiện nạo vét. Qua kiểm tra thực tế đều khẳng định cửa biển La Gi bồi lấp ngày càng nghiêm trọng, đã gây thiệt hại về tài sản của ngư dân và đang tiếp tục gây khó khăn, nguy hiểm mất an toàn cho tàu thuyền, tính mạng ngư dân khi ra vào cửa biển, neo đậu, bốc dỡ sản phẩm, tránh trú gió, bão.

Theo tài liệu khảo sát địa hình khu vực cửa luồng giữa hai đầu đê đang bị bồi lắng cục bộ gây khó khăn, cản trở tàu thuyền ra vào cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cửa biển La Gi.

Với tình trạng tuyến luồng cửa biển bị bồi lấp nghiêm trọng như hiện nay, nguy cơ tiếp tục gây thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng tính mạng của ngư dân khi ra vào khu vực cửa biển sẽ còn tiếp diễn; đặc biệt trong mùa mưa, bão sắp tới. Căn cứ điều kiện thực tế, tính cấp bách khẩn cấp nạo vét cửa biển La Gi phục vụ chống khai thác IUU, an toàn cho tàu thuyền, tính mạng và tài sản của ngư dân việc đâu tư nạo vét thông luồng cửa biển La Gi là rất cần thiết và đúng đắn kịp thời. UBND tỉnh Bình Thuận đã có Quyết định về việc thực hiện các thủ tục thực hiện nạo vét thông luồng khẩn cấp cửa biển La Gi, Quyết định Số 2496/UBND-ĐTQH ngày 04/7/2024 UBND v/v lập hồ sơ thủ tục thực hiện việc nạo vét cửa biển La Gi và Quyết định số 1398/QĐ-UBND ngày 18/7/2024 v/v phân bổ dự toán ngân sách năm 2024 cho Sở NN&PTNT thực hiện thông luồng cửa biển La Gi.

Căn cứ các Quyết định của UBND tỉnh Bình ban hành, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận ban hành quyết định số 322/QĐ-SNN ngày 23/7/2024 thực hiện công trình nạo vét thông luồng cửa biển La Gi.

Căn cứ khoản 3 Điều 8 Nghị định 11/2021/NĐ-CP ngày 10/02/2021 Quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển, UBND cấp tỉnh có biển quyết định giao khu vực biển nằm trong phạm vi vùng biển 06 hải lý tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm của đất liền và các đảo theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

Căn cứ điểm c khoản 6 Điều 18 của Luật đầu tư công số 39/2019/QH14, Dự án khấn cấp “nạo vét thông luồng cửa biển” thuộc loại hình Dự án đầu tư công khẩn cấp không phải quyết định chủ trương đầu tư.

Dự án thuộc đối tượng Mục 8, Phụ lục IV – Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Dự án có sử dụng khu vực biển thuộc thẩm quyền giao khu vực biển của UBND cấp tỉnh.

Căn cứ Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, Dự án thuộc điểm c khoản 4 Điều 28 của luật này. Căn cứ khoản c Điều 28 và khoản 3 Điều 35 của Luật bảo vệ môi trường, dự án “Nạo vét thông luồng cửa biển” phải thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

CHƯƠNG 1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1. Thông tin về dự án

1.1.1. Tên dự án: Nạo vét thông luồng cửa biển

1.1.2. Thông tin về chủ dự án và tiến độ thực hiện dự án

Chủ đầu tư: ..............

Đại diện: ......... Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ: ............ - Phường Đức Thắng - Thành phố Phan Thiết -Bình Thuận

Điện thoại: .................

Nguồn vốn: Dự phòng ngân sách tỉnh năm 2024 tại Quyết định số 2587/QĐ-UBND ngày 13/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Tổng vốn đầu tư dự án: ..............

Tiến độ thực hiện dự án: Từ Tháng 6/2024 đến tháng 10/2024.

Các đặc điểm đặc trưng: Phạm vị thực hiện nạo vét thông luồng cửa biển .......... được khống chế bởi các điểm đặc trưng có tọa độ được nêu như sau:

1.1.3. Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án

a. Vị trí dự án, đặc trưng tuyến luồng và nạo vét

Vị trí xây dựng công trình tại cửa biển

b. Các điểm đặc trưng của tuyến luồng thực hiện nạo vét Phạm vi nạo vét

Căn cứ vào hiện trạng khu vực cửa biển, khu vực bị bồi lắng gây cản trở lớn nhất tàu thuyền qua cửa biển La Gi là vực cửa ra vào giữa hai đầu đê, tổng chiều dài khoảng 250m dọc theo tim tuyến luồng (từ đầu đê hường vào khu cảng cá 150m và từ đầu đề hướng ra phía biển 100m).

Hình 1. Hình ảnh mặt bằng phạm vi nạo vét Vị trí nạo vét

Vị trí bãi đổ đất nạo vét:

Vị trí khu chứa đất nạo vét đã được thỏa thuận với địa phương theo văn bản số 1211/UBND – TNMT ngày 7/5/2024 của UBND thị xã La Gi. Vị trí bãi đổ nạo vét thông luồng cửa biển La Gi có quy mô diện tích là 20.255m2 thuộc đất chưa sử dụng do UBND phường Phước Lộc quản lý.

Hình 2. Hình sơ đồ vị trí bãi đổ đất nạo vét đã được thỏa thuận với địa phương

1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án

Tuyến luồng nạo vét: đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện nạo vét thông luồng cửa biển La Gi là Ban quản lý các cảng cá tỉnh Bình Thuận. Khu vực bãi đổ đất nạo vét: là khu vực ao do UBND phường Phước Lộc quản lý.

1.1.5. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

Các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đối tượng khác có khả năng bị tác động bởi Dự án bao gồm xung quanh khu vực tuyến luồng hàng hải cửa biển La Gi, xung quanh khu vực bãi đổ đất nạo vét.

a. Các đối tượng tự nhiên

Khu vực dự án không nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên, di tích lịch sử. Dự án không sử dụng đất, nhà ở nên không cần thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng. Cách tuyến luồng nạo vét 20 m và tiếp giáp phía Tây – Bắc bãi đổ đất nạo vét là khu dân cư VINAM, nhưng hiện tại khu dân cư này đang tạm dừng hoạt động, không có dân cư sinh sống. Tiếp giáp hướng Tây – Nam bãi đổ đất nạo vét là khu dân cư hiện hữu.

b. Các đối tượng kinh tế - xã hội

b.1 Khu vực nạo vét

Khu vực thực hiện nạo vét là tuyến luồn lưu thông của phương tiện giao thông đường thủy ra vào cảng biển La Gi. Trong phạm vi dự án không có hoạt động nuôi trồng thủy hải sản.

b.2. Khu vực bãi đỗ

Khu vực bãi đỗ thuộc phường Phước Lộc, thị xã La Gi. Hiện trạng khu vực bãi đỗ là ao nước tiếp giáp với khu dân cư. Nên khi thực hiện công tác đắp đê bao bãi đổ (công tác chuẩn bị) có nguy cơ gây sạc lỡ đất, gây ảnh hưởng tới các hộ dân lân cận bãi đổ. Nhưng chủ đầu tư đã thực hiện đánh giá cụ thể tác động của công tác chuẩn bị bãi đỗ ở Chương 3 và có kế hoạch thi công cụ thể tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Luật xây dưng nhằm không để ảnh hưởng đến các hộ dân sống gần dự án.

1.1.6. Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án

1.1.6.1. Mục tiêu dự án

Nạo vét khơi thông luồng cho tàu thuyền lưu thông qua cửa biển La Gi vào Cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá được thuận lợi và an toàn tránh thiệt hại về tài sản, tính mạng của ngư dân khi ra vào khu vực cửa biển, nhất vào mùa mưa bão, làm cho ngư dân yên tâm tin tưởng ra khơi đánh bắt. Tạo tiền đề cho các hoạt động kinh tế khu vực phát triển như chế biến thuỷ sản, dịch vụ hậu cần nghề cá và phát triển du lịch biển đảo…Tạo công ăn việc làm cho người lao động. Là cơ sở để triển khai các hoạt động khuyến ngư, bảo vệ nguồn lợi và hướng dẫn ngư trường, phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp (chống khai thác IUU).

1.1.6.2. Loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án

a. Loại hình dự án

Dự án thuộc phân loại dự án công trình giao thông, cấp công trình cấp IV.

b. Quy mô dự án

Chiều dài tuyến luồng nạo vét: 250,0m

- Bề rộng tuyến luồng: B = 60m (bằng với chiều rộng luồng hiện hữu)

- Cao trình nạo vét: Cao trình đáy luồng theo thiết kế đã thực hiện nạo vét trước đây -4,5m (hệ cao độ nhà nước). Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát địa hình khu vực cửa ra vào giữa hai đầu đê bị bồi lớn nhất, cao độ từ -1,2m ÷ -2,0m; Khu vực phía trong khu nước khu neo đậu tránh trú bão cao độ tự nhiên giao động từ -2,7 ÷ -3,0m; Khu vực phía ngoài cửa biển cách đầu đê khoảng 100m cao độ tự nhiên giao động từ -4,5 ÷ 5,0m. Để việc nạo vét đảm bảo tính kết nối và xuôi thuận. Chọn cao độ nạo vét như sau:

+ Cao độ nạo vét từ đầu đê hướng ra phía biển, chọn -4,5m (hệ cao độ Nhà nước) bằng với cao độ thiết kế đã nạo vét trước đây, phạm vi chiều dài 125m;

+ Cao độ nạo vét từ đầu đê hướng về phía Cảng, nạo vét dốc từ cao độ -4,5m đến cao độ -3,0m kết nối với cao độ tự nhiên hiện hữu khu vực phía trong luồng, độ dốc i = 1.2%, phạm vi chiều dài 125m. Mái dốc nạo vét: m= 5 Tổng hợp quy mô nạo vét:

+ Chiều dài tuyến luồng nạo vét: 250m

+ Chiều rộng luồng: 60m

+ Cao độ đáy nạo vét: -3,0m ÷ -4,5m (hệ cao độ nhà nước).

+ Mái dốc nạo vét: m = 5

c. Công nghệ sử dụng

Trên cơ sở khối lượng nạo vét và các phương tiện đã được sử dụng để nạo vét thông luồng cửa biển La Gi là các phương tiện truyền thống, vừa có tính cơ động, năng suất cao vừa có thể thi công nhanh và ít gây ảnh hưởng đến môi trường, việc hành thuỷ của các phương tiện trên luồng trong thời gian thi công, đồng thời có tính kinh tế, bao gồm tàu hút bụng tự hành kết hợp với máy đào gầu dây và sà làn vận chuyển.

1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

1.2.1. Các hạng mục công trình chính và các hoạt động của dự án

1.2.1.1. Nạo vét thông luồng

Hình trắc dọc thiết kế nạo vét cửa biển La Gi

1.2.1.2. Vận chuyển đất nạo vét

Toàn bộ đất nạo vét được phun lên xà lan chứa 400T sau đó vận chuyển đến gần trị trí đổ; Bơm đất nạo vét từ xà lan lên bãi chứa bằng máy bơm

Trong quá trình bơm đất nạo vét lên bãi chứa nhà thầu thi công luôn luôn phải cử cán bộ giám sát và kiểm soát lưu lượng bơm để khống chế lượng đất và nước được bơm lên bãi chứa không bị tràn ra ngoài bờ bao hoặc gây vỡ bờ bao Cự ly bơm đất nạo vét vào bãi đổ < 500 m.

1.2.1.3. Bãi đổ đất nạo vét

Khu chứa đất nạo vét được thiết kế như sau:

- Diện tích khu vực chứa đất nạo vét : 12.305,89m2

- Cao trình phun đất vào bãi chứa : +2,8m

- Xung quanh bãi chứa đắp bờ bao. Kết cấu bờ bao, xúc đất tại chỗ đắp bờ bao, chiều rộng đỉnh bờ bao 1,5m, mái ta luy hai bên m =1,5, cao trình đỉnh bờ bao +3,3m, mặt phía trong và đỉnh bờ bao được phủ lớp bặt ni lông chống thấm.

- Nước bơm lên bãi chứa được thoát ra ngoài cửa xả thông qua đường ống PVC D168 chảy ra biển.

- Trong quá trình bơm đất nạo vét lên bãi chứa phải kiểm soát lưu lượng bơm, không để nước tràn ra ngoài bờ bao.

1.2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án

+ Lán trại tạm: Dự án không dựng lán trại tạm. Các công trình xây dựng, lắp đặt khu vệ sinh, sinh hoạt của công nhân đều được bố trí trên tàu. Trong giai đoạn khảo sát, định vị chuẩn bị thi công, nhà thầu thi công thuê người lao động địa phương. Do đó Dự án không có hạng mục công trình phụ trợ.

+ Khu neo và tập kết phương tiện thi công:

Chủ dự án phối hợp cùng nhà thầu thi công liên hệ với các đơn vị trong khu vực để bố trí chỗ neo và tập kết phương tiện thi công tại cảng La Gi.

Khi có thông tin về bão, các phương tiện thi công sẽ được di chuyển tập kết neo đậu tại khu neo đậu tránh bão cảng các La Gi. Diện tích khu trú tránh bão lớn, đảm bảo phương tiện thi công thoát ra khỏi khu vực luồng tàu, không ảnh hưởng đến việc lưu thông của tàu thuyền trên tuyến luồng và ra vào cập cảng.

+ Trải bạt địa kỹ thuật khu vực bãi đổ

Vải địa kỹ thuật được trải ngay sau khi trải lớp đá dăm lót và đầm chặt. Trải theo hướng chiều dọc của cuộn vải vuông góc với chiều dọc tạo thành taluy bãi đổ. Các băng vải liền kề chồng mép tối thiểu 30cm.

Kết hợp trải vải với ghim giữ để tránh bị xô, lệch và gió làm sai lệch băng trải vải. Trải đến đâu ghim giữ đến đó. Cần phối hợp chặt chẽ thi công trải vải với trải dăm đệm lên vải để đảm bảo vừa giữ băng vải sát mái kè.

Đặt ống thoát nước PVC D 168x35 mm với chiều dài L = 330m (đục lổ 0.25m) để thu nước thải.

Đê bao đắp bao bằng đất khai thác tại chỗ có chiều rộng mặt Taluy 1.50m. Cao trình đình taluy phải cao hơn mực nước, cao độ san lấp 0.5 m. Phía bên trong lót bạt địa kỹ thuật chống thấm.

1.2.3. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo môi trường

1.2.3.1. Các công trình thu gom chất thải trên tàu:

- Các công trình thu gom nước thải sinh hoạt: Là các nhà vệ sinh được trang bị sẵn trên tàu để chứa và xử lý nước thải sinh hoạt.

- Các công trình thu gom chất thải rắn: Là các thùng chuyên dụng dung tích 120 lít chứa rác thải sinh hoạt

- Các công trình thu gom CTNH: Là các két chứa và thùng chứa chuyên dụng dung tích 60-90 lít thu gom CTNH dạng rắn và lỏng.

1.2.3.2. Các công trình thu gom chất thải trên bờ

Qua quá trình khảo sát, tập kết máy móc thiết bị, công nhân không sinh hoạt, ở lại trên tài mà Chủ đầu tư sẽ bố khu vực tập kết thiết bị và chỗ ở cho công nhân tại khối nhà quản lý Cảng cá La Gi. Việc thu gom chất thải sinh hoạt của công nhân sẽ được thực hiện theo quá trình thu gom chất thải sinh hoạt thông thường tại các khu vực đô thị.

1.2.4. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường

Lựa chọn công nghệ thi công

- Lựa chọn thiết bị thi công tàu phun hút công suất ≤1000CV nạo vét phun đất lên xà lan chứa đất 400T;

- Vận chuyển đất đến vị trí đổ bằng xà lan 400T kết hợp tàu kéo cự ly ≤ 500m

- Bơm đất nạo vét từ xà lan lên bãi chứa bằng máy bơm cát cự ly ≤ 500m ;

- Ngoài thiết bị thi công chính ra còn phải có các thiết bị định vị thi công

như máy toàn đạc, thiết bị định vị toàn cầu DGPS, máy đo sâu hồi âm chuyên dụng …

1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án

a. Nhu cầu về nguyên vật liệu

Điện sử dụng trong quá trình thi công, chủ yếu thấp sáng vào ban đêm và sinh hoạt của công nhân cũng như sử dụng để trộn bê tông,…Nguồn cung cấp điện trong giai đoạn thi công được lấy từ nguồn điện hiện hữu của dự án với công suất 220KVA.

b. Nhu cầu về nhiên liệu

Đặc thù của dự án là nạo vét trên vùng cửa sông, sử dụng các máy móc đường thủy là chủ yếu như tàu hút, ca nô. Các máy móc trong hoạt động thi công của dự án chủ yếu sử dụng nhiên liệu là dầu DO. Lượng nhiên liệu tiêu tốn để cung cấp cho dự án trong quá trình nạo vét, thi công kè được thể hiện trong bảng sau:

Bảng nhu cầu sử dụng nhiên liệu của dự án

c. Nhu cầu về sử dụng nước

- Trung bình có khoảng 10 công nhân làm việc trong một ngày trên công trường. Với định mức sử dụng nước là 60 lít nước/người/ngày (Theo TCXD 33-2023), ước tính lượng nước thải phát sinh bằng 100% lượng nước cấp (60 lít/người/ngày) thì tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại công trường hàng ngày khoảng 0,6 m3/ngày.

- Nước dùng để thi công: Do hoạt động chính của Dự án là nạo vét bằng phương pháp bơm hút đất dưới đáy biển để thông luồng nên không nhu cầu sử dụng nước để thi công.

- Nước để tưới giảm bụi thi công: Do đặc thù thi công chủ yếu dưới nước nên việc giảm thiểu bụi là không có.

Nguồn cung cấp nước trong giai đoạn thi công

- Đối với nước dùng để sinh hoạt cho công nhân: được lấy từ nguồn nước cấp hiện hữu của Cảng cá La Gi

c. Nhu cầu sử dụng điện:

Các phương tiện, thiết bị phục vụ thi công nạo vét đều sử dụng nhiên liệu dầu diezel, do đó hoạt động thi công của dự án không sử dụng điện và máy phát điện. Nguồn điện phục vụ cho sinh hoạt của cán bộ công nhân viên thi công là hệ thống điện có sẵn trên các phương tiện thi công.

d. Sản phẩm của Dự án

Do dự án “Nạo vét thông luồng cửa biển La Gi” là dự án nạo vét thông luồng khẩn cấp nên không có các hạng mục đầu tư xây dựng, sản phẩm đầu ra của quá trình thi công là đưa tuyến luồng về chuẩn tắc nạo vét, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế thi công đã được duyệt, đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện thủy hành hải và phục vụ phát triển kinh tế vùng.

1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành

Đây là dự án nạo vét đạt chuẩn quy tắc nạo vét, đảm bảo độ sâu cho phương tiện thủy hành hải an toàn. Sau khi kết thúc quá trình thi công, tuyến luồng sẽ được đưa vào khai thác sử dụng. Do vậy, dự án không có công nghệ sản xuất, vận hành. Trong phần này chỉ trình bày công nghệ trong giai đoạn thi công xây dựng của dự án (nạo vét, vận chuyển đất vào bãi đổ).

1.4.1. Công nghệ nạo vét

Qua tính năng kỹ thuật các loại phương tiện nạo vét và căn cứ vào đặc điểm địa hình, địa chất, thủy văn, mặt bằng thi công và thực tế thi công những năm trước đây của công trình này, lựa chọn và bố trí phương tiện thi công bằng tàu hút bụng tự hành, máy đào gầu dây:

Hình Sơ đồ quy trình nạo vét bằng tàu hút bụng

Hình ảnh minh họa gầu ngoạm và sà lan tự hành

1.4.2. Công nghệ bãi đổ

Khu chứa đất nạo vét được thiết kế như sau:

- Diện tích khu chứa đất : 12.305,89m2

- Cao trình phun đất vào bãi chứa : +2,8m

- Xung quanh bãi chứa đắp bờ bao. Kết cấu bờ bao, xúc đất tại chỗ đắp bờ bao, chiều rộng đỉnh bờ bao 1,5m, mái ta luy hai bên m =1,5, cao trình đỉnh bờ bao +3,3m, mặt phía trong và đỉnh bờ bao được phủ lớp bặt ni lông chống thấm.

- Nước bơm lên bãi chứa được thoát ra ngoài cửa xả thông qua đường ống PVC D168 chảy ra biển.

1.4.3. Một số công nghệ phụ trợ

Nhóm công nghệ phụ trợ là các công nghệ liên quan đến việc giám sát hành trình, giám sát môi trường. Ở đây, đối với việc giám sát hành trình Dự án sử dụng công nghệ AIS, công nghệ này được áp dụng nhằm quản lý tuyến vận chuyển, vị trí nhận chìm, thời gian nhận chìm, khối lượng nhận chìm. Toàn bộ dữ liệu được thu thập tự động, có thể truy xuất trong những thời điểm bất kì.

1.5. Biện pháp tổ chức thi công

1.5.1. Trình tự tổ chức thi công

Căn cứ vào mặt bằng quy hoạch, phương án thiết kế nạo vét, trình tự thi công tổng thể công trình như sau:

- Chuẩn bị mặt bằng, thiết bị thi công;

- Định vị công trình;

- Thi công bờ bao khu đổ đất nạo;

- Thi công nạo vét;

- Hoàn thiện và bàn giao công trình.

1.5.2. Biện pháp thi công chủ đạo

Hướng thi công nạo vét, tiến hành nạo vét theo từng đoạn từ thượng lưu xuống hạ lưu (từ phía trong luồng hướng ra ngoài biển), nạo theo theo từng dải từ dưới nên trên. Do khu vực xây dựng công trình là cửa ra vào, lượng tàu thuyền qua lại lớn. Biện pháp thi công, vừa thi công kết hợp với khai thác. Thi công một nửa luồng, thả phao báo hiệu kết hợp điều tiết cho tàu thuyền đi lại 1 nửa bên luồng còn lại.

Trình tự các bước thi công cụ thể như sau:

Bước 1: Tiến hành trước khi nạo vét

- Chuẩn bị vật tư, máy móc thiết bị, mặt bằng thi công.

- Dùng máy toàn đạc kiểm tra, xác định vị trí hệ tim mốc và vị trí thi công. - Lắp đặt hệ thống phao tiêu biển báo đường thủy, đường bộ phục vụ cho công tác nạo vét và vận chuyển bùn nạo vét.

Bước 2: Định vị khu vực thi công, tuyến nạo vét

Sau khi định vị chính xác khu vực nạo vét thì phải tiến hành nạo vét theo đúng các yêu cầu sau:

- Căn cứ màn hình vi tính, định vị tàu vào vị trí thi công. Tiến hành thả neo và bắt đầu thi công, xông neo lái và thu neo mũi.

- Khi tàu đến đầu dải thi công, tiến hành căng neo và bắt đầu thi công theo từng dải.

- Sau khi nạo vét xong 1 dải, thu neo và chuyển sang dải thi công kế tiếp. Lặp lại các bước làm neo như đã nói ở trên.

- Các neo định vị sà lan phải đảm bảo bám đất, không bị trượt trong quá trình thi công.

- Hệ thống neo dưới nước được thả bằng tàu lai. Khi làm neo xong, kéo căng các dây neo để kiểm tra độ bám đất của các neo.

Bước 3: Tiến hành thi công nạo vét

- Đưa thiết bị vào vị trí mặt cắt khởi điểm tiến hành thả neo định vị tàu.

- Sau khi đưa tàu vào khu vực thi công, tiến hành thả các neo thi công. Tàu được định vị và thi công được nhờ hệ thống neo thi công. Khi thi công tàu dịch chuyển trên mặt bằng dải nạo vét bằng hệ thống các tời và cáp liên kết với các neo.

- Kỹ sư thi công căn cứ hệ thống định vị hoặc các hàng tiêu chập bên này đến hàng chập bên kia đảm bảo đủ chiều rộng dải nạo vét. Thực hiện thi công theo phương pháp trên cho đến khi hoàn thành hết 1 dải, chuyển tàu thi công dải tiếp theo.

- Các tàu thi công cuốn chiếu, các lớp thiết kế sẵn đảm bảo không sót lõi sau khi thi công xong.

- Với cao độ nước thấp, hạ độ sâu ống hút để đạt độ sâu thiết kế theo quy định trong quá trình thi công.

- Đất nạo vét được phun lên xà lan chứa 400T sau đó vận chuyển đến gần trị trí đổ;

- Bơm đất nạo vét từ xà lan lên bãi chứa.

Lưu ý: Trong quá trình bơm đất nạo vét lên bãi chứa nhà thầu thi công luôn luôn phải cử cán bộ giám sát và kiểm soát lưu lượng bơm để khống chế lượng đất và nước được bơm lên bãi chứa không bị tràn ra ngoài bờ bao hoặc gây vỡ bờ bao.

Hình tàu hút bụng tự hành

Về nguyên tắc, các bộ phận chính của tàu hút bụng gồm:

Đầu hút (1) được lắp vào đầu dưới của cần hút. Đầu hút này sẽ đánh tơi và hút chất nạo vét được đánh tơi bằng các răng và/hoặc các vòi xói thuỷ lực. Tùy vào điều kiện địa chất, đầu hút sẽ được lắp đặt loại phù hợp.

Bơm nạo vét (dưới nước) (2) là các bơm sẽ bơm dung dịch hỗn hợp từ đáy biển vào bụng tàu và từ bụng tàu vào khu vực san lấp (nếu có yêu cầu).

Ống hút (3) và hệ thống ống dẫn trên boong tàu dùng để vận chuyển chất nạo vét qua nó.

Bụng chứa (4) là hầm hàng của tàu. Hỗn hợp chất nạo vét và nước được bơm vào trong bụng chứa và hầu hết nước được chắt lọc và tháo ra qua hệ thống chảy tràn. Chất nạo vét sẽ được giữ lại trong bụng tàu trong quá trình vận chuyển đến khi đổ ra khu vực đổ chất nạo vét quy định.

Cách thức hoạt động nạo vét của tàu hút bụng tự hành:

Khi ở trong khu vực nạo vét, (các) cần hút được hạ xuống đến đáy biển, (các) bơm nạo vét bắt đầu hoạt động và công tác nạo vét bắt đầu.

Trong quá trình nạo vét, (các) đầu hút sẽ nạo trên đáy biển và đánh tơi chất nạo vét ở đáy biển. Hỗn hợp nước và chất nạo vét sẽ được hút lên qua hệ thống cần hút và đưa vào bụng chứa của tàu hút bụng. Trong quá trình nạo vét với đầu hút nạo trên đáy biển, tàu hút bụng di chuyển tương đối chậm. Tốc độ di chuyển tuỳ thuộc vào các điều kiện tại khu vực nạo vét, địa chất nạo vét và thường không vượt quá vài hải lý. Hình dưới đây cho thấy tiến trình hoạt động nạo vét của tàu hút bụng tự hành.

Chất nạo vét sẽ được chứa trong bụng tàu hút bụng. Khi mớn nước của tàu đạt đến mức tải cho phép hoặc khi trường hợp không cho phép chứa thêm chất nạo vét nữa, hoạt động nạo vét sẽ dừng lại và (các) cần hút sẽ được kéo lên boong tàu. Tàu sẽ di chuyển với chất nạo vét trong bụng ra khu vực nhận chìm. Tiến trình trên được lặp lại đến khi toàn bộ khu vực yêu cầu nạo vét đạt đến cao độ yêu cầu, được xác nhận bởi nhân viên đo đạc.

Hình Hướng thi công tàu hút bụng

Kiểm soát độ sâu nạo vét

Căn cứ kết quả quan trắc mực nước từ trạm đo, các phương tiện thi công sẽ tính toán độ sâu thi công cho phù hợp, đảm bảo cao trình thiết kế.

1.6. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án

1.6.1. Tiến độ thực hiện dự án

Dự kiến tổng thời gian thi công 45 ngày, cụ thể như sau:

Chủ đầu tư đã tính toán số lượng phương tiện thi công tối đa để đảm bảo thời gian thực hiện dự án như đã xin cấp phép.

Khi những điều kiện bất thường xảy ra làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công như thời tiết cực đoan, bão lũ, hỏng hóc thiết bị, sự cố trong quá trình thi công vv…thì ngay sau khi trạng thái bình thường được thiết lập, đơn vị thi công sẽ huy động số lượng phương tiện tối đa để đẩy nhanh tiến độ thi công bù lại cho những ngày dự án bị trì hoãn, đảm bảo thời gian thực hiện dự án như đã xin cấp phép.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất chất dẻo

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE