Báo cáo đề xuất Cấp giấy phép môi trường Dự án nuôi trồng, sản xuất, kinh doanh tôm thịt thương phẩm

Báo cáo đề xuất Cấp giấy phép môi trường Dự án nuôi trồng, sản xuất, kinh doanh tôm thịt thương phẩm áp dụng công nghệ cao. Cơ sở sản xuất kinh doanh tôm thịt thương phẩm với công suất tối đa là 40 tấn/ha.

Ngày đăng: 04-09-2024

15 lượt xem

MỤC LỤC

MỤC LỤC................................................................................i

DANH MỤC VIẾT TẮT ..................................................................iii

DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................iv

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ........................................................v

Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ.................................6

1. Tên chủ cơ sở...........................................................................6

2. Tên cơ sở..................................................................................6

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của cơ sở........................7

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở...........................7

3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở................................8

3.3. Sản phẩm của cơ sở..........................11

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở.........11

5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở.........................................14

Chương II SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG..............17

1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường............17

2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường.............................17

Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ ...............19

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải................19

1.1. Thu gom, thoát nước mưa.............................................19

1.2. Thu gom, thoát nước thải......................................19

1.3. Xử lý nước thải.............................................................22

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải................................28

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường.............................29

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại..........................................30

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung................................................30

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường................................................31

7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác.......................................................33

8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường......33

9. Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp............................37

10. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học....37

Chương IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG..............38

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải.........................................................38

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải............................................................39

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung.............................................39

4. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý CTNH.....................39

5. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất......39

Chương V. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ ...................40

1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải.........................................40

2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải.....................................43

Chương VI. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ ....45

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải......................................45

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm..............................................................45

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải....45

2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật ...45

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ ........................................................45

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải...............................................45

2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác

theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở.........45

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm................................................46

Chương VII. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ........47

Chương VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ ..............................48

PHỤ LỤC BÁO CÁO..............................................................49

Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1. Tên chủ cơ sở

- Tên chủ cơ sở: Chi nhánh Công ty Cổ phần ............

- Địa chỉ văn phòng: ............., xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu.

- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: ..........; Chức vụ: Quyền Trưởng chi nhánh (theo Giấy Ủy quyền ngày 01/8/2018).

- Điện thoại:..........

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, mã số chi nhánh: ................ do Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu cấp, đăng ký lần đầu ngày 25/5/2011, đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 11/9/2020.

2. Tên cơ sở

- Tên cơ sở: DỰ ÁN NUÔI TRỒNG, SẢN XUẤT, KINH DOANH TÔM THỊT THƯƠNG PHẨM ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ CAO.

- Địa điểm cơ sở: ............, xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Cơ sở có vị trí tiếp giáp với các đối tượng như sau:

+ Phía Bắc giáp với kênh Trường Sơn;

+ Phía Tây giáp với kênh Thủy Lợi;

+ Phía Đông giáp với kênh Thủy Lợi;

+ Phía Nam giáp với đất nuôi trồng thủy sản.

- Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:

+ Quyết định số 1988/QĐ-UBND ngày 24/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án nuôi tôm thương phẩm công nghệ cao;

+ Quyết định số 1254/QĐ-UBND ngày 12/7/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung một phần nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án nuôi tôm thương phẩm công nghệ cao;

+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 25/GP-UBND ngày 05/6/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu, thời hạn của giấy phép 03 năm;

+ Giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất số 55/GP-UBND ngày 19/10/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu, thời hạn giấy phép 05 năm;

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, các giấy phép môi trường thành phần:

+ Quyết định số 1988/QĐ-UBND ngày 24/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án nuôi tôm thương phẩm công nghệ cao;

+ Quyết định số 1254/QĐ-UBND ngày 12/7/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung một phần nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án nuôi tôm thương phẩm công nghệ cao.

+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 25/GP-UBND ngày 05/6/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu, thời hạn của giấy phép 03 năm;

+ Giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất số 55/GP-UBND ngày 19/10/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu, thời hạn giấy phép 05 năm;

- Quy mô của cơ sở (Phân loại theo tiêu chí của pháp luật về đầu tư công):

+ Diện tích mặt đất sử dụng là 525.185,4 m2.

+ Tổng vốn đầu tư 280 tỷ đồng.

Cơ sở thuộc dự án đầu tư nhóm II theo quy định tại STT 2 Mục I Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ (Cơ sở cấu phần xây dựng tương đương nhóm B theo mục IV, phần A Phụ lục I Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đầu tư công (Tổng mức vốn đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng)) và khôngthuộc loạihìnhsản xuất, kinhdoanh, dịch vụcó nguycơ gâyô nhiễm môitrường và không có yếu tố nhạy cảm về môi trường. Do đó, Cơ sở thuộc đối tượng lập thủ tục để được cấp giấy phép môi trường và thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của UBND tỉnh Bạc Liêu.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của cơ sở

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở

Cơ sở có diện tích mặt đất sử dụng của cơ sở là 525.185,4 m2.

Cơ sở sản xuất kinh doanh tôm thịt thương phẩm với công suất tối đa là 40 tấn/ha.

Bảng 1.1. Công suất thiết kế cơ sở

3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở

Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại cơ sở:

Hình 3.1. Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại cơ sở

Mô tả quy trình:

- Chuẩn bị ao nuôi: Tôm chân trắng có tập tính khui bờ ao và đáy ao tìm thức ăn nên phải lót bạt quanh bờ ao để nước ao khỏi bị đục.

Cấp nước vào ao lắng bùn cho lắng cặn chất lơ lững trong nước, sau đó chuyển qua ao xử lý bằng máy bơm và được lọc qua túi lọc bằng vải để hạn chế tối đa tôm, cá tạp xâm nhập vào ao.

Sau khi lấy đủ mực nước cần thiết trong ao, để ổn định 2 – 3 ngày. Sau đó chạy quạt đều, trung bình 4 – 6 giờ để kích thích cho trứng, ấu trùng cá tạp có trong nước nở hết.

Sau đó tiến hành xử lý bằng chlorine 30 ppm và sau 2 ngày để chlorine phân hủy tự nhiên hết, tiến hành bơm nước vào ao nuôi với chiều cao mực nước là 1,0 à1,2 m.

Gây màu tốt giúp ổn định môi trường nước, hạn chế được tôm bị sốc giúp tăng tỉ lệ sống. Kiểm tra độ trong khi đạt 30 – 40 cm thì tiến hành cấy vi sinh.

Mục đích cấy vi sinh là để phân hủy các cặn hữu cơ lơ lửng, các xác tảo chết tích tụ do dùng hóa chất diệt khuẩn trước đó, đồng thời tạo nguồn vi khuẩn có lợi giúp môi trường ao nuôi ổn định, tạo điều kiện cho tôm nuôi phát triển tốt ngay từ đầu. Tiến hành kiểm tra các yếu tố môi trường nếu nằm trong ngưỡng thích hợp: pH: 7,5 – 8,5 dao động trong ngày không quá 0,5; độ kiềm ≥ 70, độ mặn > 30‰, các chỉ tiêu H2S, NH3 = 0 thì tiến hành thả giống.

- Thả tôm giống:

Mật độ thả giống 150 – 200 con/m2, kích thước tôm giống thả: Đối với tôm thẻ chân trắng tốt nhất là thả giống khi đạt kích cỡ Post 10 – 12.

Thả giống đúng kỹ thuật cũng góp phần tăng tỷ lệ sống của tôm. Trước khi thả giống nên ngâm các bọc chứa tôm giống trong nước ao khoảng 15 phút để cân bằng nhiệt độ giữa nước trong bọc chứa tôm và nước ao nuôi. Thả tôm vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát là tốt nhất.

- Chăm sóc – quản lý:

+ Thức ăn và cách cho ăn: Hiệu quả kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào thức ăn, cách cho ăn, sử dụng thuốc thú y thủy sản phòng ngừa bệnh, các chất khoáng vi lượng,... Cho tôm ăn bằng thức ăn công nghiệp ngay sau khi thả giống, thức ăn phải đảm bảo chất lượng, số lượng, cỡ mồi phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

Tháng nuôi thứ 1: Ngày đầu tiên cho ăn 1,2 – 1,5 kg/100.000 con giống, cứ 2 ngày tăng 200 gam/100.000 con giống, 15 ngày sau khi thả giống đến khi thu hoạch sử dụng các sản phẩm thuốc thú y thủy sản có chức năng phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa, bệnh gan và cung cấp các Vitamin, các khoáng cần thiết giúp tôm tăng cường sức đề kháng (mỗi loại 5 – 10 gam/kg thức ăn).

Tháng nuôi thứ 2 đến thu hoạch: Điều chỉnh thức ăn trong ngày thông qua sàn ăn, chú ý những ngày mưa, nắng gắt chỉ sử dụng 70 – 80% lượng thức ăn đã định. Quản lý chặt chẽ lượng thức ăn, đảm bảo chu kỳ nuôi hệ số thức ăn dao động 1,2.

+ Quản lý môi trường ao nuôi:

Trong tháng nuôi 1: Chú ý gây và giữ màu nước ao nuôi, tránh trường hợp nước ao trong kéo dài sinh tảo đáy (laplap) hoặc tảo phát triển quá mức gây hiện tượng thiếu oxy vào buổi sáng, có thể gây ra hiện tượng tôm đóng rong àXử lý vi sinh định kỳ hàng ngày.

Tháng nuôi thứ 2 đến khi thu hoạch: Tôm lớn nhu cầu oxy cao nên nhất thiết không để tảo phát triển nhiều trong ao. Kiềm thấp < 80 ppm, đây là yếu tố quan trọng tác động đến chu kỳ lột xác và sự phát triển của tôm nuôi. Vì vậy, định kỳ hoặc khi thấy tảo trong ao phát triển mạnh hoặc màu nước thay đổi, độ kiềm thấp,... dùng vôi CaCO3 10 – 20 kg/1.000 hoặc bổ sung Sodium Bicarbonat để nâng kiềmcho ao nuôi, số lượng phụ thuộc vào giá trị kiềm hiện tại cần nâng lên.

Chú ý: Đến ngày nuôi thứ 21 tiến hành siphon đáy ao àSiphon đáy ao 2 cử/ngày và duy trì trong suốt vụ nuôi.

+ Thay nước:

Thường xuyên cấp bổ sung nước giữ ở mức 1,0 à1,2 m.

Trong quá trình nuôi căn cứ vào môi trường ao, chất lượng nước để quyết định việc thay nước và lượng nước cần thay cho ao nuôi.

Thay nước bắt đầu từ tháng thứ 2. Trong tháng thứ 2 thay không quá 20% tổng thể tích nước trong ao. Trong tháng thứ 3, thay nước không quá 30% lượng nước trong ao.

+ Kiểm tra sức khỏe nuôi tôm:

Định kỳ mỗi tuần thu mẫu tôm ở 2 – 3 điểm trong ao nuôi để kiểm tra màu sắc thân và đuôi tôm, hình dạng thân tôm (tôm khỏe sẽ không sẫm màu, không đỏ đuôi và không cong thân). Cân trọng lượng tôm để kiểm tra tốc độ tăng trưởng.

- Thu hoạch:

Sau khoảng 03 tháng nuôi, tôm thẻ chân trắng thường đạt cỡ thương phẩm 60 – 80 con/kg thì tiến hành thu hoạch. Mỗi năm Cơ sở nuôi 3 vụ.

Giải pháp vận chuyển sản phẩm sau thu hoạch: Cơ sở có bố trí khu tập kết tôm thành phẩmvà liênhệ vớicáccông tychếbiếnthủy sảnđểbán. Phươngtiện vậnchuyển tùy thuộc vào bên mua vận chuyển bằng đường thủy hoặc đường bộ, Cơ sở không vận chuyển.

Ngoài quy trình nuôi tại ao như trên, Cơ sở hiện áp dụng song song quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng 3 giai đoạn. Trong quá trình nuôi, ngoài các kỹ thuật nuôi truyền thống, tôm sẽ được chuyển ao theo 3 giai đoạn như sau:

+ Ao vèo: Nuôi từ đầu đến 20 - 25 ngày tuổi sang qua giai đoạn 1.

+ Ao nuôi giai đoạn 1: Nuôi từ 25 - 55 ngày tuổi sang qua giai đoạn 2.

+ Ao nuôi giai đoạn 2: Nuôi từ 56 - 100 ngày tuổi và thu hoạch Các ao được che lưới lan và lưới chống chim cò phía trên, xung quanh che lưới chống côn trùng.

Ưu điểm của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng 3 giai đoạn:

- Thời gian nuôi trên ở các ao của từng GĐ tương đối ngắn khoảng 20 - 35 ngày nên môi trường nước trong ao dễ kiểm soát, đáy ao sạch, các nấm không có thời gian phát triển trong ao nên việc vệ sinh, khử trùng ao sẽ dễ dàng hơn.

- Việc thay đổi nguồn nước mới, qua môi trường sạch hơn cũng hạn chế mầm bệnh cho ao tôm, kích thích tôm tăng trưởng tốt hơn.

- Quá trình sang tôm giúp xác định chính xác hơn tỷ lệ sống còn lại trong ao ở từng giai đoạn.

- Nuôi tôm 3 giai đoạn còn giúp tiết kiệm nước trong quá trình nuôi, môi trường nước và đáy ao được ổn định, sạch sẽ, giảm thấp nhất tác động bởi môi trường. Cách nuôi này được cho là phương pháp nuôi tiên tiến nhất, đã giải quyết hầu hết các vấn đề mà ao nuôi truyền thống gặp phải, đó là quản lý môi trường ao nuôi, chất thải và khí độc.

3.3. Sản phẩm ca cơ sở

Sản phẩm của cơ sở là tôm thương phẩm được nuôi theo quy trình công nghệ cao.

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

a. Nhu cu nguyên liệu, hóa chất sử dụng

- Tôm giống thẻ chân trắng được cung cấp từ Công ty Cổ phần Việt Úc – Bạc Liêu tại phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu, với lượng sử dụng tùy thuộc vào kế hoạch sản xuất, số lượng tối đa khoảng 160 triệu Post/vụ, 480 triệu Post/năm.

- Nhu cầu về thức ăn, thuốc thủy sản, vôi: Được các công ty chuyên cung cấp thức ăn, thuốc thủy sản cung ứng đến khu nuôi tôm của công ty.

- Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, hóa chất sử dụng của cơ sở được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.2. Nhu cầu về thức ăn, thuốc thủy sản, vôi của cơ sở

b. Nhu cu nhiên liệu

Cơ sở có trang bị 03 trạm máy phát điện dự phòng, mỗi trạm có 02 máy phát điện chạy dầu DO, trong đó 1 máy có công suất là 1.000 KVA và 1 máy có công suất là 750 KVA để đảm bảo hoạt động liên tục của khu sản xuất trong trường hợp xảy ra sự cố mất điện. Lượng dầu DO sử dụng không cố định tùy vào nguồn cung cấp điện của địa phương.

Bên cạnh đó, cơ sở có sử dụng nhiên liệu xăng A95 dùng cho xe moto nội bộ di chuyển trong cơ sở.

Cụ thể khối lượng dầu DO, xăng A95 sử dụng được thu thấp cho tới thời điểm lập hồ sơ như sau:

Bảng 1.3. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu

c. Nhu cầu dùng nước

* Nguồn cung cấp nước

Nguồn nước phục vụ cho các hoạt động của cơ sở là nước mặt (kênh Trường Sơn, kênh Nông Trường) và nước ngầm (03 giếng khoan).

- ớc mặt:được cấp từ 2 nguồn:1 nguồn hiện hữutheo ĐTM đã được phê duyệt và 1 nguồn đang triển khai thực hiện.

(1) Nguồn cấp nước sản xuất hiện hữu (theo ĐTM): Nước cấp vào ao nuôi lấy từ kênh Trường Sơn phía trước dự án (thông qua tuyến kênh nhánh cặp phía Tây của dự án).

(2) Nguồn cấp ớc sản xuất đang thực hiện bổ sung: Nguồn nước cấp từ kênh Trường Sơn chịu ảnh hưởng nhiều từ hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân trong khu vực và nước thải sinh hoạt từ trung tâm xã Vĩnh Thịnh nên chất lượng và lưu lượng nguồn nước không còn ổn định như trước. Do đó, năm 2021, công ty đã lập hồ sơ và được UBND tỉnh Bạc Liêu cho phép nạo vét và đặt trạm bơm để dẫn nước biển trực tiếp từ Biển Đông thông qua kênh Nông Trường cấp cho sản xuất. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tuyến cấp nước này, công ty đã gặp một số khó khăn khách quan nên chưa hoàn thành. Hiện tại, được sự chỉ đạo tích cực của UBND tỉnh, Công ty đang phối với UBND huyện Đông Hải và các ngành chức năng có liên quan để nhanh chóng triển khai thực hiện tuyến cấp nước bổ sung này.

Sau khi hoàn thành, hai nguồn cấp nước sản xuất sẽ được duy trì song song, tùy thuộc vào diễn biến thực tế mực nước và chất lượng nước tại thời điểm sử dụng mà công ty sẽ lựa chọn điểm lấy nước phù hợp.

- ớc ngầm: Chi nhánh Công ty Cổ phần Việt Úc – Bạc Liêu được phép khai thác với tổng số giếng khai thác là 03 giếng (02 giếng cấp cho sinh hoạt, 1 giếng cấp cho vệ sinh dụng cụ, thiết bị) theo giấy phép số 55/GP-UBND ngày 19/10/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu.

* Nhu cầu sử dụng nước:

- Nhu cu s dụng nước phục vụ cho sản xuất:

Hiện tại, cơ sở đã đầu tư hoàn thiện 23 trại với 414 ao nuôi, kích thước mỗi ao với chiều dài là 25m, rộng 20m và chiều sâu mực nước là 1,5 m. Nên thể tích chứa nước từng ao là 750 m3, nhu cầu sử dụng nước như sau:

+ Nước cấp cho các trại nuôi:

· Lượng nước cấp lần đầu cho 23 trại 414 ao x 750 m3/ao = 310.500 m3/vụ.

Thay nước trong quá trình nuôi tôm: Trong tháng thứ 2 thay nước là 20% và thứ 3 thay nước là 30%

- Lượng nước thay trong tháng thứ 2:414 ao x 750 m3/ao x 20%= 62.100 m3/tháng.

Lượng nước thay trong tháng thứ 3: 414 ao x 750 m3/ao x 30%= 93.150 m3/tháng.

Tổng lượng nước sử dụng theo của cơ sở là:

̶ Nhu cầu nước phục vụ cho hoạt động sản xuất: 310.500 + 62.100 + 93.150 = 465.750 m3, tương đương 5.175 m3/ngày.đêm (01 vụ tương đương 3 tháng, 1 tháng tương đương 30 ngày)

̶ Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt: Tổng số công nhân viên của cơ sở khi hoạt động là tối đa là 200 người, với nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt là: 200 người x 120 lít/người/ngày.đêm = 24 m3/ngày.đêm.

d. Nhu cu dùng điện

Nguồn điện cung cấp cho cơ sở từ hệ thống điện lưới Quốc gia tuyến 472BL.9.7.2 và được hạ thế để sử dụng. Ngoài ra, cơ sở còn trang bị 03 trạm phát điện dự phòng. Trong đó, mỗi trạm bố trí 02 máy phát điện tương ứng với công suất 1.000 KVA và 750 KVA chạy bằng dầu DO để cung cấp điện những giờ cúp điện.

Trong năm 2022, lượng điện sử dụng cho nhu cầu thắp sáng, vận hành các hệ thống xử lý nước thải, hoạt động các máy móc sản xuất khoảng 4.650.360 kWh/năm (Nguồn: Chi nhánh Công ty Cổ phần Việt Úc – Bạc Liêu, 2022).

5. c thông tin khác liên quan đến cơ sở

Theo Quyết định số 1988/QĐ-UBND ngày 24/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án nuôi tôm thương phẩm công nghệ cao do Chi nhánh Công ty Cổ phần Việt Úc – Bạc Liêu đầu tư với tổng diện tích mặt bằng của cơ sở là 519.999,8 m2.

Cơ sở có thay đổi một số hạng mục so với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được duyệt để phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế, diện tích mặt đất được giao sử dụng là 525.185,4 m2; mục đích sử dụng là đất nuôi trồng thủy sản. Các hạng mục công trình của cơ sở được thể hiện qua bảng sau:

>>> XEM THÊM: Báo cáo xin cấp giấy phép môi trường dự án trang trại chăn nuôi và hồ sơ xin cấp

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE