Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án Nhà máy sản xuất phân bón. Sản phẩm của dự án bao gồm phân bón NPK dạng một hạt công suất 40.000 tấn sản phẩm/năm và phân bón NPK dạng trộn hạt công suất 3.600 tấn sản phẩm/năm.
Ngày đăng: 27-08-2024
52 lượt xem
MỤC LỤC...................................................................1
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT......................................4
CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ..........................7
1.1. TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ........................................................................7
1.2.2. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ.....................................................................8
1.3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ................8
1.3.1. CÔNG SUẤT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ.................................................................8
1.3.2. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ, ĐÁNH GIÁ VIỆC LỰC CHỌN CÔNG
1.3.3. SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ...........................................................13
1.4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA
CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 13
1.5. CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ...................17
1.5.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, HẠ TẦNG KỸ THUẬT NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN.................17
1.5.2. CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CHÍNH DỰ ÁN...............................................19
1.5.3. CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ.......................................................20
1.5.4. CÁC HẠNG MỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.........................................................21
CHƯƠNG 2. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ
NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.....................................36
2.1. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG, QUY HOẠCH PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG............................36
2.2. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI
CỦA MÔI TRƯỜNG...................................................37
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ
ÁN ĐẦU TƯ.....................................................39
3.1. DỮ LIỆU VỀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT:.........39
3.1.1. DỮ LIỆU HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG....................................................39
3.1.2. DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN SINH VẬT....................................................39
3.2. MÔ TẢ VỀ MÔI TRUỜNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI CỦA DỰ ÁN:........40
3.2.1. MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGUỒN NƯỚC TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI:....40
3.2.1.1. Các yếu tố địa lý, địa hình, khí tượng khu vực tiếp nhận nước thải................40
3.2.1.2. Hệ thống sông suối, kênh rạch, ao hồ khu vực tiếp nhận nước thải:...............41
3.2.2. MÔ TẢ CHẤT LƯỢNG NGUỒN TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI:................................41
3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐẤT,
NƯỚC, KHÔNG KHÍ NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN................................42
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ......................................46
4.1. ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG GIAI ĐOẠN LẮP ĐẶT MÁY MÓC THIẾT BỊ...................................46
4.1.1. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI.............................................46
4.1.2. CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN...................................47
4.1.3. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP XỬ LÝ BỤI, KHÍ THẢI:.............................................48
4.1.4. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG:..........................48
4.1.5. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÁC:............................................49
4.2. ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH......................................49
4.2.1. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI:................................................49
4.2.2. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN:.......................51
4.2.3. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP XỬ LÝ BỤI, KHÍ THẢI:...........................................54
4.2.4. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG...........................61
4.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.......64
4.3.1. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN:.......................64
4.3.2. TÓM TẮT DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỐI VỚI TỪNG CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG.................................64
4.3.3. TỔ CHỨC, BỘ MÁY QUẢN LÝ, VẬN HÀNH CÁC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.....65
4.4. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO....................................................................66
4.4.1. VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ.............................66
4.4.2. VỀ ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ...........................................66
CHƯƠNG 5. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG............68
5.1. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI (NẾU CÓ):.......68
5.2. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI KHÍ THẢI:..............................68
5.3. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG (NẾU CÓ):...........69
CHƯƠNG 6. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ
CHẤT THẢI VÀ CHUƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRUỜNG CỦA DỰ ÁN......70
6.1. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT
THẢI CỦA DỰ ÁN..........................................................................70
6.1.1. THỜI GIAN DỰ KIẾN VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM:.....................................70
6.1.2. KẾ HOẠCH QUAN TRẮC CHẤT THẢI, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ CỦA CÁC CÔNG
TRÌNH, THIẾT BỊ XỬ LÝ CHẤT THẢI.........................................70
6.1.3. TỔ CHỨC CÓ ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG DỰ
KIẾN PHỐI HỢP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH................................71
6.2. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT..71
6.2.1. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC TỰ ĐỘNG, LIÊN TỤC CHẤT THẢI: KHÔNG CÓ........72
6.2.2. HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ, QUAN TRẮC
MÔI TRƯỜNG TỰ ĐỘNG, LIÊN TỤC KHÁC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT CÓ LIÊN QUAN HOẶC THEO ĐỀ XUẤT CỦA CHỦ DỰ ÁN:..............72
6.4. KINH PHÍ THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG HẰNG NĂM........72
CHƯƠNG 7. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.........................73
CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1. Tên chủ dự án đầu tư
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI PHÂN BÓN
- Địa chỉ trụ sở chính: ............., phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam.
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: ............... - Chức vụ: Tổng giám đốc
- Điện thoại: ......................
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần số .......... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định cấp đăng ký lần đầu ngày 10/09/2010, đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 11/08/2017.
- Giấy chứng nhận đầu tư mã số dự án ........... do Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp chứng nhận lần đầu ngày 17/11/2010, chứng nhận thay đổi lần thứ 3 ngày 02/06/2023.
1.2. Tên dự án đầu tư
NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN (Sau đây gọi tắt là Dự án)
1.2.1. Địa điểm thực hiện dự án
Dự án được xây dựng tại............., KCN Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định với diện tích 9.900 m2 có giới cận như sau:
+ Phía Bắc giáp: Công ty TNHH Đại Việt – Nhà máy chế biến nguyên liệu giấy.
+ Phía Đông giáp: đường trục KCN và Công ty TNHH TM Hoàng Phong.
+ Phía Tây giáp: dải cây xanh KCN và kênh nắn tuyến N2.
+ Phía Nam giáp: Công ty Cổ phần lương thực Vĩnh Long.
Hình 1. 1 Sơ đồ vị trí tương quan giữa Nhà máy và các đối tượng xung quanh
1.2.2. Quy mô của dự án đầu tư
- Tổng vốn đầu tư của dự án: 68.000.000.000 đồng (Sáu mươi tám tỷ đồng)
- Quy mô của dự án đầu tư theo luật đầu tư công: Dự án thuộc điểm d, khoản 2, điều 8 và thuộc khoản 1 điều 10 của luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019. Dự án thuộc loại hình sản xuất phân bón có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng, thuộc nhóm C.
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư
1.3.1. Công suất của dự án đầu tư
Dự án “Nhà máy sản xuất phân bón” được thực hiện tại ........., KCN Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam với mục tiêu phối trộn nguyên liệu theo tiêu chuẩn để sản xuất phân bón với công suất 43.600 tấn sản phẩm/năm. Bao gồm:
- Sản xuất phân bón NPK dạng một hạt: 40.000 tấn sản phẩm/năm;
- Sản xuất phân bón NPK dạng trộn hạt: 3.600 tấn sản phẩm/năm.
1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lực chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
Dự án Ban quản lý Khu Kinh tế tỉnh Bình Định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại quyết định số 384/QĐ-BQL ngày 31/5/2017 Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Nhà máy sản xuất phân bón và nông sản (Hạng mục: Sản xuất phân bón, công suất 9.000 tấn/năm) của Công ty CP Thương mại Phân bón ......., KCN Nhơn Hòa bao gồm 01 dây chuyền sản xuất phân bón NPK dạng trộn hạt có công suất 3.600 tấn/năm và 01 dây chuyền sản xuất phân NPK dạng một hạt công suất 5.400 tấn/năm.
Hiện nay, do trong quá trình hoạt động thì dây chuyền sản xuất phân bón 1 hạt cũ đã không còn đủ khả năng đáp ứng nên Công ty đã tiến hành tháo dỡ và sẽ lắp đặt dây chuyền sản xuất 1 hạt mới, đồng thời do nhu cầu của thị trường tăng nên Công ty quyết định đầu tư tăng công suất của dây chuyền sản xuất 1 hạt lên thành 40.000 tấn sản phẩm/năm và đã được Ban quản lý Khu Kinh tế tỉnh Bình Định chấp thuận tại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án 6057471102 chứng nhận lần đầu ngày 17/11/2010, chứng nhận điều chỉnh lần thứ 3 ngày 02/06/2023.
Đối với dây sản xuất phân bón NPK dạng trộn hạt sẽ được giữ nguyên không có thay đổi so với nội dung đã được phê duyệt tại Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Quy trình công nghệ sản xuất phân bón NPK dạng một hạt:
Quy trình công nghệ sản xuất phân bón NPK dạng một hạt sẽ được lắp đặt mới tại dự án có quy trình công nghệ được thể hiện tại sơ đồ sau:
Hình 1. 2 Quy trình sản xuất phân hỗn hợp NPK dạng một hạt
Thuyết minh quy trình:
Nạp liệu: nguyên liệu đầu vào gồm: Đạm Urea, SA, MAP, Kali, Cao lanh, được nạp vào các phễu nạp liệu, sau đó được hệ thống băng tải định lượng (có mô tơ giảm tốc và biến tần ) trên cơ cấu định lượng sau đó đến băng tải gom và chuyển đến máy nghiền.
Máy nghiền cấu tạo gồm 118 lưỡi dao, quay 750 vòng/phút, các nguyêu liệu được nghiền lẫn với nhau thành bột mịn, các bột này được băng tải vận chuyển lên máy tạo hạt thùng quay để vo viên.
Máy tạo hạt thùng quay có đường kính 1.800 mm dài 8.000 mm, quay 8 vòng/phút, các nguyên liệu vào trong máy được trộn đều với nhau và kết dính nhờ nước, sau khi đã kết dính cơ bản đã tạo thành cốt hạt. Bán thành phẩm NPK ra khỏi thiết bị vo viên được hệ thống băng tải đưa vào máy sấy.
Máy sấy thùng quay có đường kính 1.400 mm, dài 20.000 mm quay 5 vòng/phút được cấp nhiệt từ hệ thống lò đốt củi, nhờ quạt hút đưa vào máy sấy thùng quay. Khí sấy sau khi ra khỏi máy sấy được đưa đến hệ thống lọc bụi gồm cyclone, bể trầm lắng khô, bể trầm lắng ướt, ống khói, để giữ lại phần lớn các hạt bụi trong quá trình sấy, khí sau khi đã qua hệ thống lọc thành khí sạch được thải ra ngoài trời. Nhờ không khí nóng các hạt NPK được sấy khô đến độ ẩm thấp hơn 2%, đồng thời độ bền cơ học cũng tăng lên. Từ máy sấy thùng quay các hạt NPK được băng tải chuyển sang máy làm nguội .
Máy nguội thùng quay có đường kính 1.400 mm dài 18.000 mm quay 5 vòng/phút, tác nhân không khí lạnh được quạt hút của hệ thống lọc bụi, tác nhân lạnh này sẽ làm nguội các hạt NPK đến nhiệt độ 350C ÷ 450C đồng thời ổn định cấu trúc vật lý, tăng độ bền cơ học. Khí sau khi làm nguội ra khỏi máy nguội được đưa đến hệ thống lọc bụi gồm cyclone, bể trầm lắng khô, bể trầm lắng ướt, ống khói để giữ lại phần lớn các hạt bụi trong quá trình làm nguội, khí sau khi đã qua hệ thống lọc thành khí sạch được thải ra ngoài trời. Từ máy làm nguội, các hạt NPK được hệ thống băng tải đưa đến máy sàng 1 để phân loại
Máy sàng lồng đường kính 1.600 mm dài 7.000 mm quay 10 vòng/phút là máy sàng lồng quay, phân loại hạt mịn, hạt đạt kích cỡ và hạt to. Phần hạt to quá cỡ được máy nghiền, nghiền nhỏ lại, rồi cùng với phần hạt mịn được băng tải hồi lưu đưa trở lại máy tạo hạt để vo viên lại. Phần hạt có kích thước tiêu chuẩn 3 ÷ 4 mm sẽ được đưa vào thiết bị đánh bóng.
Máy đánh bóng có đường kính 1.400 mm dài 6.000 mm quay 10 vòng/phút làm nhiệm vụ loại bỏ các góc cạnh đánh bóng các hạt có kích thước tiêu chuẩn 3÷ 4 mm, giúp hạt bóng đẹp và chống vón cục. Sau đó các hạt này được băng tải vận chuyển lên máy sàng 2 .
Máy sàng 2 có đường kính 1.400 mm dài 4.000 mm quay 10 vòng/phút sẽ sàng lọc lần cuối, loại bỏ cám, để tuyển chọn những hạt tròn đều và đẹp, sau cùng thành phầm NPK được chuyển đến hệ thống cân và đóng bao.
Cân đóng bao có kích thước 2.000 x 2.000 cao 3.700 mm cấu tạo gồm bồn chứa bên trên để chứa hạt thành phẩm, các hạt này được hệ thống chiết rót xuống thùng cân. Sau khi đủ khối lượng cài đặt, các hạt sẽ rơi xuống thùng kẹp bao để đóng gói.
Lò đốt củi kích thước 2.000x20.000 cao 3.000 mm, củi khô được đưa vào lò đốt lên nhiệt độ 400 0C để cấp nhiệt cho máy sấy thùng quay sấy khô hạt.
Đánh giá việc lựa chọn công nghệ:
Căn cứ Công văn số 1076/SKHCN – CN ngày 19/12/2022 của Sở Khoa Học Và Công Nghệ ngày 19/12/2022 về việc cho ý kiến công nghệ sản xuất phân bón của
Công ty Cổ phần Thương Mại phân bón Nam Dương, cụ thể về công nghệ của dây chuyền sản xuất phân bón 1 hạt như sau:
- Sự hoàn thiện của công nghệ ở mức trung bình, đây là dây chuyền công nghệ sản xuât phân bón NPK dạng 01 hạt phổ biến được sử dụng ở nhiều nhà máy sản xuất phân bón NPK nhỏ.
- Mức độ tiên tiến của dây chuyên công nghệ: dây chuyên công nghệ sử dụng trong dự án là dây chuyên công nghệ có mức độ tiên tiên trung bình sử dụng phổ biến trong nước để sản xuất phân bón NPK dạng 01 hạt.
- Tính mới của công nghệ: Công nghệ sản xuất phân bón NPK dạng 01 hạt được đề xuất trong hồ sơ dự án không mới đã được sử dụng từ cuối thế kỷ 20 để phân bón NPK dạng 1 hat.
- Tính thích hợp của công nghệ: Công nghệ phù hợp với yêu cầu thực tế của Dự án và thích hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.
Theo Nghị định 76/2018/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 15/05/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật chuyển giao công nghệ thì cấm công nghệ sản xuất phân bón thủ công NPK theo phương pháp thủ công chảo quay, trộn thô.
Do đó, công nghệ của dây chuyền sản xuất phân bón 1 hạt không thuộc danh mục cấm và công nghệ ở mức trung bình được sử dụng phổ biến ở nước ta.
Quy trình công nghệ sản xuất phân bón NPK dạng trộn hạt:
Quy trình công nghệ xuất phân bón NPK dạng trộn hạt đang hoạt động tại dự án được thể hiện tại sơ đồ sau:
Hình 1. 3 Quy trình sản
Thuyết minh quy trình:
Từ các thông số tỷ nguyên đã tính toán, các loại nguyên liệu cần thiết được chứa trên các phễu nạp liệu riêng biệt sẽ được hệ thống tự định lượng theo đúng thành phần tỷ lệ đã cài đặt công thức cho máy từ ban đầu để đưa đến máy trộn liên tục. Tại đây, các thành phần nguyên liệu được trộn đều với nhau sau đó băng tải vận chuyển lên bồn chứa của cán thành phẩm để đóng bao thành phẩm.
1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư
Sản phẩm của dự án bao gồm phân bón NPK dạng một hạt công suất 40.000 tấn sản phẩm/năm và phân bón NPK dạng trộn hạt công suất 3.600 tấn sản phẩm/năm.
1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư
Hiện trạng các khu vực nhà xưởng sản xuất của dự án đã được xây dựng hoàn thiện, do đó, trong giai đoạn tiếp theo chủ dự án sẽ chỉ thực hiện lắp đặt hoàn thiện các máy móc thiết bị để phục vụ cho hoạt động sản xuất, không thực hiện xây dựng mở rộng nhà xưởng sản xuất hiện hữu của dự án.
Hiện nay dự án đang hoạt động ổn định đến công suất 3.600 tấn sản phẩm/năm đối với phân bón NPK dạng trộn hạt. Trong tương lai khi đưa dây chuyền phân bón NPK dạng một hạt vào sản xuất tổng công suất lớn nhất của dự án là 43.600 tấn. Tuy nhiên, do 02 dây chuyền sản xuất NPK dạng trộn hạt và phân bón NPK dạng một hạt có thành phần nguyên liệu và công nghệ sản xuất khác nhau. Do đó không thể căn cứ vào nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất, nhu cầu sử dụng điện, nước hiện nay của dự án để làm căn cứ tính toán cho nhu cầu sử dụng khi dự án hoạt động đủ công suất.
Do đó, dựa trên kinh nghiệm của chủ dự án trong hoạt động sản xuất phân bón, tham khảo nhu cầu về loại phân bón NPK trên thị trường của khách hàng và các dự án có quy trình công nghệ tương tự. Chủ dự án ước tính nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất, nhu cầu sử dụng điện, nước hiện nay của dự án khi đạt công suất 43.600 tấn sản phẩm/năm được trình bày chi tiết sau đây:
Nhu cầu nguyên liệu sản xuất:
- Phân Ure: Nguồn cung Ure từ một số công ty trong nước như Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau, Đạm Ninh Bình, Đạm Bắc Hà.
- Phân DAP (Diammon phosphate): Nguồn cung từ nhà máy DAP Đình Vũ và DAP Lào Cai và nhập khẩu DAP của các nước Hàn Quốc, Trung Quốc
- Phân SA (Ammoni sunplate), Kali: nhập khẩu của các nước như: Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc.
- Trung lượng (phân bón chứa thành phần Ca, Mg, S), vi lượng (phân bón chứa thành phần Zn, Cu, Mn, Si): mua từ một số công ty trong nước.
Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu khi nhà máy hoạt động hết công suất 43.600 tấn/năm thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1. 1 Nhu cầu nguyên, vật liệu sử dụng của dự án
Ghi chú: Nhu cầu sử dụng nhiên liệu tại bảng trên chỉ mang tính chất tương đối dựa trên đơn đặt hàng của khách hàng tại thời điểm lập báo cáo. Tùy theo đơn đặt hàng của khách hàng mà từng loại phân bón cần sản xuất sẽ sử dụng các loại nguyên liệu với tỷ lệ khác nhau. Do đó, lượng dùng có thể tăng hoặc giảm đối với từng loại nguyên liệu, tuy nhiên không đáng kể.
Các loại nguyên liệu được nhập về và lưu chứa chủ yếu dưới dạng đóng bao ngoài trừ đất mùn, bột đá được nhập và lưu chứa dưới dạng hàng rời. Hiện nay dự án đã bố trí 01 kho chứa nguyên liệu để lưu chứa nguyên liệu được nhập về dự án. Tuy nhiên để thuận tiện cho hoạt động sản xuất chủ dự án còn bố trí một góc bên trong phân xưởng để lưu chứa. Nguyên liệu nhập về Nhà máy tùy theo nhu cầu sản xuất (dự kiến trung bình khoảng 200 – 300 tấn/lần nhập liệu). Công ty sẽ không nhập quá nhiều và lưu trữ nguyên liệu dư thừa gây cản trở cho quá trình sản xuất.
Nhà máy không sử dụng bất kỳ loại nguyên liệu, hóa chất nào thuộc danh mục các chất cấm sử dụng trong sản xuất, nhằm mục đích không làm ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người lao động cũng như người tiêu dùng.
Thành phần, tính chất các nguyên liệu đầu vào sản xuất của dự án:
Bảng 1. 2 Thành phần, tính chất các nguyên liệu đầu vào sản xuất của dự án
Nhiên liệu phục vụ sản xuất
- Than: lượng than cấp cho lò hơi là 20,83 kg/h; lò sấy là 104,17 kg/h. Tổng lượng than đá sử dụng: 66.670 kg/tháng.
- Chỉ may: 51 kg/tháng.
- Diesel: 1.100 lít/tháng.
- Dầu nhờn: 65,4 lít/tháng
Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp điện của dự án
- Nguồn cấp điện: Điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhà máy được sử dụng từ tuyến 22KV hiện trạng do Điện lực An Nhơn cung cấp.
- Hiện nay nhu cầu sử dụng điện của dự án là khoảng 9.159 kWh/tháng. Nhu cầu sử dụng điện của dự án trong 06 tháng cuối năm 2023 được thể hiện tại bảng sau:
- Tuy nhiên, theo tính toán của chủ dự án trong quá trình vận hành thử hệ thống sản xuất phân bón NPK dạng một hạt thì ước tính lượng điện sử dụng tại nhà máy trong giai đoạn hoạt động đủ công suất khoảng 15.000 kWh/tháng.
Nhu cầu sử dụng nước và nguồn cung cấp của dự án
+ Hệ thống cấp nước: Nước cấp sinh hoạt được cấp từ Nhà máy cấp nước của KCN Nhơn Hòa thông qua mạng lưới phân phối nước của KCN Nhơn Hòa.
+ Mục đích sử dụng: Hiện nay nước cấp cho dự án được cấp cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân viên, tưới cây, tưới đường, PCCC. Khi dây chuyền sản xuất phân bón NPK dạng 1 hạt đi vào hoạt động sẽ bao gồm nước cấp cho hoạt động sản xuất.
+ Nhu cầu sử dụng:Hiện nay, nhu cầu sử dụng nước của dự án là khoảng 75,5 m3/tháng. Nhu cầu sử dụng nước của dự án trong 06 tháng cuối năm 2023 được thể hiện tại bảng sau:Bảng 1. 4 Nhu cầu dùng nước của dự án trong 06 tháng cuối năm 2023
Nhu cầu dùng nước trung bình của dự án ở thời điểm hiện tại là khoảng 75,5 m3/tháng
Căn cứ trên các quy chuẩn pháp luật hiện hành, đặc điểm máy móc, thiết bị của dự án. Chủ dự án ước tính nhu cầu sử dụng nước lớn nhất cho dự án bao gồm:
Bảng 1. 5 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của dự án
Ngoài ra dự án còn có nhu cầu sử dụng nước cho PCCC với nhu cầu nước chữa cháy 15 lít/s trong 1 giờ (theo TCVN 2622-1995), nước dập tắt các đám cháy không đưa thường xuyên vào mạng lưới mà chỉ đưa vào khi có cháy xảy ra. Số đám cháy có thể xảy ra đồng thời là n = 1. Như vậy ước tính lượng nước cần dùng mỗi khi xảy ra cháy là: 15/s x 3600s/h x 1h /1000 lít/m3 = 54 m3
1.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư
1.5.1 Đặc điểm tự nhiên, hạ tầng kỹ thuật nơi thực hiện dự án
a. Các đối tượng tự nhiên
- Đặc điểm địa hình: Vị trí dự án nằm trong KCN Nhơn Hòa, đã được chủ hạ tầng KCN đầu tư hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh. Chủ đầu tư dự án cũng đã xây dựng hoàn thiện các hạng mục công trình của dự án. Trong giai đoạn tới chủ dự không tiến hành xây dựng bổ sung hay cải tạo các hạng mục công trình hiện hữu.
- Hệ thống sông suối, kênh mương:
+ Tiếp giáp phía Tây dự án sau dải cây xanh KCN có kênh N2 được nắn tuyến từ núi Mâm Xôi đến giáp đoạn suối Yến đi qua, đây là kênh tiếp nhận nước mưa trong KCN Nhơn Hòa.
+ Phía Đông Nam dự án, cách dự án khoảng 1,7km có núi Mâm Xôi, cách dự án khoảng 50m về phía Tây có cầu Suối Dài, đây là nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Nhơn Hòa.
b. Các đối tượng kinh tế, xã hội
- Hiện trạng dân cư, hạ tầng xã hội:
+ Cách dự án 90m về phía Tây là khu dân cư đang sinh sống và đất nông nghiệp.
+ Về phía Bắc, cách dự án khoảng 1,3km có quốc lộ 19 đi ngang qua góp phần thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra; xung quanh hai bên tuyến quốc lộ 19 mật độ dân cư tập trung sống đông đúc.
- Các đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
Nhà máy nằm trong KCN Nhơn Hòa nên xung quanh đều là các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất như: Tiếp giáp về phía Nam dự án là Công ty Cổ phần lương thực Vĩnh Long, phía Bắc dự án là Công ty TNHH Đại Việt – Nhà máy chế biến nguyên liệu giấy, phía Đông dự án là đường trục KCN và Công ty TNHH TM Hoàng Phong.
c. Đặc điểm hiện trạng hạ tầng kỹ thuật KCN Nhơn Hòa
- Giao thông:
Hệ thống đường giao thông trong KCN gồm đường trục và đường nội bộ KCN được xây dựng bê tông hóa hoàn thiện. Bố trí đầy đủ hệ thống cấp nước, thảm cỏ, cây xanh; đảm bảo lưu thông qua lại giữa các Nhà máy và có kết nối thuận tiện với giao thông bên ngoài như quốc lộ 19 và quốc lộ 1A.
- Cấp nước:
Hiện nay, Chủ đầu tư hạ tầng KCN Nhơn Hòa đã đầu tư hoàn thiện việc nâng công suất của nhà máy cấp nước từ 1.980 m3/ngày.đêm lên 3.000m3/ngày.đêm (trong đó: 2.500m3/ngày.đêm nước qua trạm xử lý, 500m3/ngày.đêm nước thô; nguồn nước lấy từ Hồ Núi Một về khu xử lý) nên hoàn toàn đáp ứng nhu cầu cấp nước cho tất cả các doanh nghiệp thứ cấp trong KCN.
- Cấp điện: Quá trình sản xuất và sinh hoạt của nhà máy sử dụng nguồn điện từ tuyến 22KV hiện trạng do Điện lực An Nhơn cung cấp.
- Thoát nước mưa, nước thải: Hiện nay, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thu gom nước thải của KCN đã được Chủ đầu tư KCN xây dựng hoàn thiện đến tường rào từng doanh nghiệp theo quy hoạch KCN được duyệt, đáp ứng nhu cầu đấu nối và hoạt động của dự án.
Chủ đầu tư hạ tầng KCN cũng đã xây dựng hoàn thành và đưa vào hoạt động hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN với công suất xử lý đạt 1.000 m3/ngày.đêm.
Hiện Chủ đầu tư hạ tầng KCN cũng đã triển khai xây dựng bổ sung 01 module xử lý nước thải độc lập, tổng công suất của hệ thống này là 2.000m3/ngày.đêm, nâng tổng công suất xử lý nước thải của KCN lên 3.000m3/ngày.đêm. Như vậy, việc thu gom, xử lý nước thải từ hoạt động của dự án sẽ hoàn toàn được đáp ứng.
- Vệ sinh môi trường: Hiện nay tại KCN Nhơn Hòa đã có Ban Quản lý các dịch vụ đô thị An Nhơn thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại các doanh nghiệp trong KCN với tần suất 2 lần/tuần.
d. Đặc điểm hiện trạng hạ tầng kỹ thuật của dự án
Toàn bộ hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho dự án như: hệ thống thu gom, thoát nước mưa, hệ thống thu gom, xử lý sơ bộ nước thải, hệ thống đường giao thông nội bộ, hệ thống cấp điện, cấp nước đã được Chủ dự án xây dựng hoàn thành theo quy định.
e. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án
Vị trí thực hiện dự án nằm tại lô D1.1.2, Khu công nghiệp Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Dự án đã được Sở TNMT cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BU 325957 ngày 30/07/2014. Chủ đầu tư đã xây dựng nhà xưởng và hạ tầng kỹ thuật hoàn thiện.
Cơ cấu sử dụng đất trên toàn mặt bằng dự án được trình bày cụ thể như sau:
Bảng 1. 6 Thống kê cơ cấu sử dụng đất
1.5.2. Các hạng mục công trình chính dự án
Dự án đã được xây dựng hoàn thiện các hạng mục công trình bao gồm:
Bảng 1. 7 Thống kê các hạng mục công trình của dự án
Đối với dây chuyền sản xuất phân NPK 1 hạt mới sẽ được lắp đặt thay thế cho dây chuyền sản xuất NPK 1 hạt cũ tại khu vực xưởng sản xuất.
Chứng minh diện tích nhà xưởng đủ khả năng đáp ứng lắp đặt dây chuyền sản xuất:
- Diện tích nhà xưởng, chiều dài x chiều rộng = 60 x 42 = 2.520 m2, tại khu vực này sẽ lắp đặt dây chuyền 1 hạt với diện tích cần để lắp đặt là chiều dài x chiều rộng = 30 x 30 = 900 m2. Diện tích còn lại là 2.527,5 – 900 = 1627,5 m2.
- Do đó, tại nhà xưởng sau khi lắp đặt thì kích thước cần lắp đặt của các máy đều nhỏ hơn với diện tích tại nhà xưởng đã xây dựng nên diện tích nhà xưởng đủ khả năng đáp ứng.
1.5.3. Các hạng mục công trình phụ trợ
- Hệ thống giao thông:
+ Giao thông đối nội: Bao gồm các đường nội bộ (bê tông hóa, bê tông xi măng tải nặng) liên kết các khu với nhau. Hiện hạng mục này vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động, không bị hư hỏng, xuống cấp nên trong thời gian tới Chủ dự án vẫn tiếp tục sử dụng hạng mục này, không cải tạo hay xây dựng thêm.
+ Giao thông đối ngoại: Dự án nằm trong KCN Nhơn Hòa đã được đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống giao thông nội bộ với lộ giới 21m, được bố trí đảm bảo sự lưu thông thuận lợi giữa Nhà máy và mạng lưới giao thông bên ngoài như Quốc lộ 19, Quốc lộ 1A.
- Hệ thống cấp nước:
Công ty đã xây dựng hoàn thiện hệ thống cấp nước trong nhà máy theo quy hoạch và đấu nối với 1 điểm cấp nước của KCN tại tường rào phía Đông Bắc Nhà máy, sau đó bơm cấp nước cho các đối tượng sử dụng. Đã xây dựng bể chứa nước PCCC để phục vụ PCCC, hiện các hạng mục này vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động, không bị hư hỏng, xuống cấp nên trong thời gian tới Chủ dự án vẫn tiếp tục sử dụng hạng mục này, không cải tạo, hay xây dựng thêm.
- Hệ thống cấp điện:
Quá trình sản xuất và sinh hoạt của nhà máy hiện đang sử dụng nguồn điện từ tuyến 22KV hiện trạng do Điện lực An Nhơn cung cấp thông qua các trạm biến áp 160KVA. Hiện tại trạm này vẫn đảm bảo nguồn điện đủ để phục vụ cho hoạt động của nhà máy.
1.5.4. Các hạng mục bảo vệ môi trường
- Thoát nước mưa:
Nước mưa chảy tràn từ nhà máy được thu gom về tuyến mương hộp BTCT 400x450mm. Hố ga bằng BTCT, nắp hố ga bằng tấm đan BTCT có chừa lỗ thu nước bề mặt rồi thoát ra hệ thống thoát nước mưa của KCN tại 1 điểm trên vỉa hè phía góc Đông Bắc mặt bằng nhà máy.
- Thoát nước thải:
Nước thải sinh hoạt của người lao động sau khi qua hệ thống bể tự hoại 3 ngăn chống thấm ngầm dưới các công trình nhà vệ sinh cùng với nước thải từ xả đáy lò hơi và nước từ hệ thống xử lý khí thải sẽ được thu bằng hệ thống đường ống uPVC D114mm và các hố ga bố trí dọc tuyến về hố ga đối chứng là điểm đấu nối nằm trên vỉa hè đường trục KCN tại phía Đông Nam của nhà máy, nước thải sẽ được thu gom theo hệ thống thu gom nước thải của KCN về hệ thống XLNT của KCN Nhơn Hòa.
- Hệ thống cây xanh:
Hiện Chủ dự án đã trồng cây xanh, thảm cỏ trên toàn bộ phần diện tích quy hoạch cây xanh, thảm cỏ đã được phê duyệt trước đây. Diện tích cây xanh hiện trạng nhà máy đã trồng là 2.005,10m2. Cây xanh cảnh quan phần lớn được bố trí xung quanh công trình, dọc bên trong tường rào dự án tạo sự cân bằng cho tổng thể công trình và các khu lân cận.
Cây xanh kỹ thuật bố trí xung quanh ranh đất có tác dụng giảm thiểu tiếng ồn cũng như ô nhiễm môi trường không khí xung quanh.
- Vệ sinh môi trường:
* Chất thải rắn sinh hoạt thông thường của nhà máy sẽ được công ty trang bị các loại thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt chuyên dụng có nắp đậy hợp vệ sinh và được bố trí như sau:
+ Tại các khu vực sản xuất, văn phòng làm việc, nhà bảo vệ, nhà vệ sinh… bố trí các HDPE loại dung tích 5 lít ngay tại các vị trí phát sinh rác thải sinh hoạt.
+ Trên tất cả tuyến đường giao thông nội bộ của nhà máy bố trí các thùng HDPE loại dung tích 240 lít để thu gom rác thải sinh hoạt phát sinh.
+ Chủ dự án đã ký hợp đồng với Ban Quản lý các dịch vụ đô thị An Nhơn để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.
+ Định kỳ theo tần suất thu gom của Ban Quản lý các dịch vụ đô thị An Nhơn công nhân vệ sinh của dự án sẽ thu gom toàn bộ rác thải sinh hoạt tại các thùng dung tích 5 lít tập trung về các thùng 240 lít và tập trung về cổng dự án để đơn vị thu gom đến thu gom và vận chuyển đi xử lý theo quy định.
- Chất thải nguy hại của nhà máy sẽ được tập kết, phân loại, lưu chứa vào nhà chứa chất thải nguy hại với diện tích 6m2.
- Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường bao gồm:
Toàn bộ chất thải rắn công nghiệp thông thường (như bao phế các loại, tro xỉ phát sinh từ lò nhiệt và lò hơi) được thu gom và lưu chứa tại nhà chứa CTR công nghiệp thông thường, với diện tích 10 m2.
* Nhìn chung, các công trình BVMT đã được xây dựng hoàn thiện của dự án có thể đảm bảo phục vụ cho dự án khi đi vào hoạt động đủ công suất xin cấp phép.
>>> XEM THÊM: Báo cáo tác động môi trường nhà máy sản xuất
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com