Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án sản xuất vật liệu cách nhiệt, tiêu âm

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án sản xuất vật liệu cách nhiệt, tiêu âm quy mô 300 tấn sản phẩm/năm

Ngày đăng: 23-08-2024

56 lượt xem

MỤC LỤC

Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.. 11

1.1. Tên chủ dự án đầu tư. 11

1.2. Tên dự án đầu tư. 11

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư. 13

1.3.1. Công suất của dự án đầu tư. 13

1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư  14

1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư. 23

1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư. 23

1.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư. 26

1.5.1. Các hạng mục công trình của dự án. 26

1.5.2. Máy móc thiết bị 27

1.5.3. Tiến độ thực hiện dự án. 29

1.5.4. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án. 29

Chương II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.. 29

2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường. 29

2.2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường. 31

Chương III ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ   33

3.1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật 33

3.1.1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường. 33

3.1.2. Dữ liệu về tài nguyên sinh vật 34

3.2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án. 35

3.3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất nước, không khí khu vực thực hiện dự án  35

Chương IV ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.. 36

4.1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư. 36

4.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động. 36

4.1.1.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải 37

4.1.1.1.1. Nguồn gây tác động đến môi trường không khí 38

4.1.1.1.2. Nguồn gây tác động tới môi trường nước. 44

4.1.1.1.3. Chất thải rắn. 50

4.1.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan tới chất thải 53

4.1.2. Các, biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện. 56

4.1.2.1. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường nước thải 56

4.1.2.2. Giảm thiểu tác động do chất thải rắn. 57

4.1.2.3. Giảm thiểu tác động của bụi, khí thải 59

4.1.2.4. Giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung. 60

4.1.2.5. Giảm thiểu các tác động văn hóa – xã hội 60

4.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành. 61

4.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động. 61

4.2.1.1. Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn liên quan đến chất thải 61

4.2.1.1.1. Tác động đến môi trường không khí 62

4.2.1.1.2. Tác động đến môi trường nước. 70

4.2.1.1.3. Tác động của chất thải rắn. 76

4.2.1.2.4. Nguồn gây tác động không liên quan tới chất thải 79

4.2.1.2.4. Dự báo những sự cố trong giai đoạn vận hành của dự án. 80

4.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện. 83

4.2.2.1. Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường nước. 83

4.2.2.2. Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động của bụi, khí thải 94

4.2.2.3. Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động của chất thải rắn. 97

4.2.2.3. Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn, độ rung và đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường. 100

4.2.2.4. Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường xảy ra trong quá trình vận hành của dự án  101

4.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường. 106

4.3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường. 106

4.3.2. Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải 107

4.3.3. Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường. 107

4.3.4. Tổ chức bộ máy quản lý, vận hành các công trình BVMT.. 108

4.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá. 108

Chương V PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC.. 110

Chương VI NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.. 111

6.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 111

6.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 112

6.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung. 112

6.4. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (nếu có)  113

6.5. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (nếu có). 113

6.6. Nội dung về quản lý chất thải 113

6.7. Nội dung về phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường. 116

Chương VII KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI

VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN.. 117

7.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư. 117

7.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm.. 117

7.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 118

7.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 119

7.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ. 119

7.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 119

Chương VIII CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.. 120

PHỤ LỤC BÁO CÁO.. 123

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1. Tên chủ dự án đầu tư

Công ty TN​HH...........Việt Nam

- Địa chỉ trụ sở chính:............., Khu công nghiệp Phố Nối A, xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: ..............

- Sinh ngày .........   Quốc tịch: .............

- Hộ chiếu số: ........... Ngày cấp: .........   Nơi cấp: .................

- Địa chỉ thường trú: ......................

- Địa chỉ liên lạc: ..............., phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

- Giấy chứng nhận đầu tư mã số dự án: .............. do Ban Quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên cấp chứng nhận lần đầu ngày 30/6/2017, thay đổi lần thứ 3 ngày 21/11/2022.

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ............... do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp chứng nhận lần đầu ngày 13/7/2017, chứng nhận thay đổi lần thứ 3 ngày 15/4/2022.

1.2. Tên dự án đầu tư

Dự án sản xuất vật liệu cách nhiệt, tiêu âm

* Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: .............., khu công nghiệp Phố Nối A mở rộng diện tích 92,5ha, phường Bần Yên Nhân, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên

Hình 1.1. Hình ảnh vị trí khu đất thực hiện dự án

- Tổng diện tích đất sử dụng: 9.393 m2

- Vị trí tiếp giáp của khu đất thực hiện dự án như sau:

+ Phía Bắc: Giáp lô đất cho thuê của KCN;

+ Phía Nam: Giáp Công ty TNHH một thành viên Việt Nam MIE;

+ Phía Đông: Giáp đường G6 của KCN;

+ Phía Tây: Giáp ranh giới của KCN.

Xung quanh khu đất thực hiện dự án chủ yếu tiếp giáp với các dự án vào thuê đất của KCN, khoảng cách từ dự án đến khu dân cư gần nhất là khoảng 1,1km nên trong quá trình hoạt động của dự án chủ dự án sẽ có biện pháp quản lý và xử lý triệt để bụi, khí thải, nước thải phát sinh từ quá trình hoạt động của dự án trước khi thải vào môi trường, vào hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung của KCN để tránh làm ảnh hưởng đến các dự án tiếp giáp với khu đất thực hiện dự án và khu dân cư gần khu vực thực hiện dự án.

- Vị trí tọa độ ranh giới lô đất thực hiện dự án: theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105030’, múi chiếu 30 như sau:                                                                                                                                                   

Bảng 1.1: Bảng kê tọa ​độ ranh giới quy hoạch

Điểm mốc

Tọa độ điểm

X (m)

Y (m)

CN3-4

2318120.280

555820.900

CN3-5

2318151.244

555704.133

CN3-6

2318226.390

555723.860

CN3-7

2318195.376

555840.814

 

Sơ đồ vị trí, mặt bằng tổng thể của khu đất thực hiện dự án đính kèm phần phụ lục.

* Quy mô của dự án đầu tư: Dự án thuộc nhóm B, theo tiêu chí phân loại quy định tại Luật Đầu tư công, với quy mô tổng mức vốn đầu tư là 101.816.000.000 đồng.

- Với mục tiêu: Sản xuất vật liệu cách nhiệt, tiêu âm quy mô 300 tấn sản phẩm/năm. Đối chiếu theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 82/2022/NĐ-CP thì dự án có tiêu chí môi trường thuộc dự án nhóm II (có số thứ tự 2, mục I, phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 82/2022/NĐ-CP).

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư

1.3.1. Công suất của dự án đầu tư

* Mục tiêu của dự án:

- Sản xuất vật liệu cách nhiệt, tiêu âm;

- Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn (không thành lập cơ sở bán buôn) các hàng hóa có mã HS: 3911, 3919, 3921, 4008, 4016, 5407, 5603, 5809, 6806, 7019, 7223, 7314, 7323, 7326.

* Quy mô công suất thiết kế của dự án: 300 tấn sản phẩm/năm

* Sản phẩm của dự án: Vật liệu cách nhiệt, tiêu âm

Hình 1.2. Hình ảnh sản phẩm vật liệu cách nhiệt, tiêu âm dạng ống và dạng tấm

1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

a. Công nghệ sản xuất vật liệu cách nhiệt, tiêu âm dạng tấm

Hình 1.3. Hình ảnh sơ đồ quy trình sản phẩm cách nhiệt, tiêu âm dạng tấm

Thuyết minh

Nguyên liệu cuộn tấm sợi thủy tinh nhập về dự án được cán bộ công nhân viên kiểm tra kỹ lưỡng số lượng, chủng loại theo đơn đặt hàng, những lô hàng không đảm bảo yêu cầu được chủ dự án trả lại nhà cung cấp, những lô hàng đảm bảo yêu cầu được cán bộ công nhân viên vận chuyển về khu vực kho chứa để lưu chứa tạm thời và chuẩn bị cho quá trình sản xuất.

Hình 1.4. Hình ảnh cuộn tấm sợi thủy tinh nguyên liệu nhập về dự án

- Tháo cuộn, dập định hình

Tùy theo yêu cầu của sản phẩm đặt ra với độ dày mỏng khác nhau mà công nhân chuyển các cuộn tấm sợi thủy tinh và máy tháo cuộn, dập định hình. Tại đây, máy sẽ tiến hành tháo cuộn, xếp các lớp tấm thủy tinh lên nhau tùy theo yêu cầu độ dày mỏng của sản phẩm và dập để tạo thành các sản phẩm cách nhiệt, tiêu âm dạng tấm.

Hình 1.5. Hình ảnh công đoạn tháo cuộn, dập định hình

- Đóng goi, nhập kho, bảo quản

Tại công đoạn này, các sản phẩm cách nhiệt, tiêu âm dạng tấm được công nhân đóng gói vào bao bì theo đúng quy cách yêu cầu của khách hàng sau đó vận chuyển về khu vực kho chứa để lưu chứa, bảo quản chờ xuất cho khách hàng.

b. Công nghệ sản xuất vật liệu cách nhiệt, tiêu âm dạng ống

Hình 1.6. Hình ảnh quy trình sản xuất sản phẩm cách nhiệt, tiêu âm dạng ống

Thuyết minh

Nguyên liệu (Cuộn tấm sợi thủy tinh), Silica Sol, đất sét, Celvolit 1498 SG, Chất tạo đông CMC nhập về nhà máy được cán bộ công nhân viên kiểm tra kỹ lưỡng số lượng, chủng loại theo đơn đặt hàng, những lô nguyên liệu không đảm bảo yêu cầu đặt ra được chủ dự án trả lại nhà cung cấp, những lô nguyên liệu đảm bảo yêu cầu được công nhân vận chuyển về khu vực kho chứa để bảo quản và chuẩn bị cho quá trình sản xuất.

- Tháo cuộn, cắt tấm

Tại công đoạn này, các cuộn tấm sợi thủy tinh được công nhân chuyển vào khu vực máy tháo cuộn, cắt tấm. Tại đây, máy sẽ tiến hành tháo cuộn tấm sợi thủy tinh ra và dung dao để cắt các thành các tấm sợi thủy tinh theo kích thước đặt ra. Sau khi cắt xong, các tấm sợi thủy tinh được công nhân chuyển sang công đoạn cuốn bằng tay.

- Phối trộn tạo chất kết dính làm cứng sợi thủy tinh

Tại công đoạn này, các loại hóa chất: Đất sét (Bentonite), Keo Celvolit 1498 SG), Silica Sol dạng lỏng, chất tạo đông CMC và nước sạch được đưa vào hệ thống máy trộn dung dịch kín theo tỷ lệ (Tỉ lệ Nước : Đất sét : Keo Celvolit 1498 SG : Silica Sol dạng lỏng : Chất tạo đông CMC  là 82% : 3% : 4% : 10,9% : 0,1%) để khuấy trộn tạo thành hỗn hợp chất kết dính làm cứng sợi thủy tinh. Tốc độ trộn là 90Hz, thời gian trộn 30 phút và độ nhớt là 7-11 sec. Hỗn hợp chất kết dính thành phẩm được kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng bằng mắt thường. Nếu đạt yêu cầu sẽ được sử dụng để làm cứng sợi thủy tinh cho các công đoạn tiếp theo.

- Cuốn bằng tay

Tại công đoạn này, tấm sợi thủy tinh được công nhân trải lên bàn sau đó sử dụng con lăn thấm keo kết dính phủ đều lên trên bề mặt tấm sợi thủy tinh rồi cuốn đều lên trên ống thép tròn để tạo thành hình dạng sản phẩm cách nhiệt, tiêu âm dạng ống. Sauk hi cuốn bằng tay xong, sản phẩm được chuyển tiếp sang công đoạn cuốn bằng máy.

- Cuốn bằng máy

Tại công đoạn này, sản phẩm cuốn trên ống thép tròn được công nhân chuyển vào máy cuốn và máy cuốn sẽ tiến hành cuốn và ép chặt các lớp tấm thủy tinh lại với nhau để đạt đến mức độ nhất định theo yêu cầu của nhà sản xuất. Sau khi cuốn bằng máy xong, sản phẩm được chuyển tiếp sang công đoạn sấy khô.

- Sấy khô

Sau khi cuộn máy xong, các ống sợi thủy tinh sẽ được treo vào các kệ treo để cho vào máy sấy. Máy sấy dự án sử dụng là loại máy kín, sử dụng nguồn nhiên liệu là Gas để cấp nhiệt cho quá trình sấy với tổng thời gian sấy là 120 ± 10 phút với nhiệt độ sấy là 200 ± 200C và áp suất khí gas là 2-4 Kpa. Trong quá trình sấy thì lượng nước có trong hỗn hợp keo kết dính sẽ bay hơi và bề mặt sản phảm sẽ cứng lại. Sản phẩm sau khi sấy xong sẽ được để nguội tự nhiên trước khi chuyển sang công đoạn cắt rãnh.

- Cắt rãnh

Tại công đoạn này, ống sản phẩm sau khi sấy hoàn chỉnh được công nhân chuyển qua công đoạn cắt rãnh, tại đây công nhân tiến hành sử dụng dao để cắt một rãnh trên bề mặt ống sản phẩm. Sau khi cắt rãnh xong, ống sản phẩm được chuyển tiếp sang công đoạn cắt đoạn thành phẩm.

- Cắt đoạn thành phẩm

Tại công đoạn này, ống sản phẩm sau khi cắt rãnh được công nhân chuyển vào máy cắt đoạn thành phẩm và máy cắt đoạn thành phẩm sẽ tiến hành cắt ống sản phẩm thành các đoạn có chiều dài theo đúng yêu cầu đặt ra của khách hàng. Sau khi cắt đoạn thành phẩm xong, sản phẩm được chuyển sang công đoạn kiểm tra.

- Kiểm tra

Tại công đoạn này, công nhân sẽ tiến hành sử dụng mắt thường, thước đo để tiến hành kiểm tra ngoại quan, kích thước của sản phẩm xem có đảm bảo yêu cầu đặt ra hay không, những sản phẩm không đạt yêu cầu đặt ra được chủ dự án thải bỏ và thuê đơn vị thu gom, xử lý đảm bảo quy định, những sản phẩm đảm bảo yêu cầu đặt ra được công nhân chuyển sang công đoạn đóng gói.

- Đóng gói, nhập kho

Tại công đoạn này, các ống sản phẩm được công nhân đóng gói vào bao bì theo đúng quy cách yêu cầu của khách hàng trước khi vận chuyển đến kho lưu chứa để lưu chứa tạm thời chờ xuất cho khách hàng.

c. Đánh giá về việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án

Quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm cách nhiệt, tiêu ấm được thực hiện theo dây chuyền thủ công với máy móc thiết bị được lắp đặt đồng bộ với nhau và được sử dụng rộng rãi trên thị trường thế giới và tại Việt Nam. Vì vậy việc dự án quyết định áp dụng vào công nghệ này vào quá trình sản xuất là hoàn toàn phù hợp.

1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư

Sản phẩm đầu ra của dự án là các sản phẩm cách nhiệt, tiêu âm với khối lượng được thể hiện chi tiết trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 1.2: Bảng sanh mục sản phẩm của dự án

STT

Tên loại sản phẩm

Đơn vị

Khối lượng sản phẩm

1

Sản phẩm cách nhiệt, tiêu âm dạng tấm

Tấn/năm

100

2

Sản phẩm cách nhiệt, tiêu âm dạng ống

Tấn/năm

200

Tổng

Tấn/năm

300

1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

a. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu, hóa chất sử dụng cho năm hoạt động ổn định

Khi đi vào hoạt động, nhu cầu sử dụng các nguyên liệu trong hoạt động sản xuất của dự án tính cho năm sản xuất ổn định được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.3: Bảng nhu cầu sử dụng nguyên liệu vật liệu phục vụ quá trình sản xuất của dự án

TT

Tên nguyên liệu

Đơn vị

Số lượng

Dạng tồn tại

Công đoạn tham gia sản xuất

Nguồn cung cấp

I

Nguyên vật liệu chính phục vụ quá trình sản xuất

1

Cuộn tấm sợi thủy tinh

Tấn/năm

193

Rắn

Tháo cuộn, cắt tấm

Việt Nam

2

Đất sét (Bentonite)

Tấn/năm

19,9

Hạt

Trộn tạo chất kết dính

Việt Nam

3

Keo Celvolit (1498 SG)

Tấn/năm

26,5

Lỏng

Trộn tạo chất kết dính

Trung Quốc

4

Silica Sol dạng lỏng (nước thủy tinh)

Tấn/năm

72,3

Lỏng

Trộn tạo chất kết dính

Trung Quốc, Việt Nam

5

Chất tạo đông CMC

Tấn/năm

0,7

Hạt

Trộn tạo chất kết dính

Trung Quốc

II

Nguyên phụ liệu khác

1

Gas

Tấn/năm

147

Lỏng

Hoạt động của lò sấy

Việt Nam

2

PAC

Kg/năm

900

Hạt

Hoạt động của hệ thống xử lý nước thải sản xuất

Việt Nam

3

Polymer

Kg/năm

360

Hạt

Hoạt động của hệ thống xử lý nước thải sản xuất

Việt Nam

4

NaOH

Kg/năm

600

Rắn

Hoạt động của hệ thống xử lý nước thải sản xuất

Việt Nam

5

Javel

Kg/năm

3

Lỏng

Hoạt động của hệ thống xử lý nước thải sản xuất

Việt Nam

6

Methanol

Kg/năm

72

Lỏng

Hoạt động của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Việt Nam

7

Viên nén clo

Kg/năm

9

Rắn

Hoạt động của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Việt Nam

* Đặc tính của nguyên vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án

- Đất sét (Bentonite)

Đất sét (Bentonite) sử dụng cho quá trình sản xuất của dự án là loại loại đất sét ở dạng hạt được đóng trong bao bì giấy loại 25 kg.

- Keo Celvolit (1498 SG)

Keo Celvolit (1498 SG) sử dụng cho quá trình hoạt động của dự án là loại ), là một loại nhũ tương polymer gốc nước có thành phần chính  là Poly vinyl alcohol (C2H4O)x, keo có khối lượng riêng là 1,19 – 1,31 g/cm3, có nhiệt độ sôi là 2280C, tan trong nước. Đây là một loại keo không độc hại đối với con người và môi trường.

- Silica Sol dạng lỏng (nước thủy tinh)

Silica Sol dạng lỏng (nước thủy tinh) có thành phần chính là ethyl silicate (C2H6O3Si), là loại chất lỏng không màu, có nhiệt độ sôi là 1660C và ít ảnh hưởng đến môi trường và con người.

- Chất tạo đông CMC

Chất tạo đông CMC được tạo thành từ Cellulose carboxymethyl ether sodium salt (C16H27NaO7) là chất có màu trắng, tồn tại ở dạng hạt, tan trong nước, có tỷ trọng là 325g/cm3.

b. Nhu cầu về sử dụng điện của dự án

Điện được sử dụng cho hoạt động của máy móc thiết bị tham gia quá trình sản xuất, hoạt động chiếu sáng, hoạt động văn phòng, sinh hoạt của cán bộ công nhân như: quạt mát, điều hòa… với tổng lượng điện sử dụng vào khoảng 240.000 Kwh/năm.

- Nguồn cấp điện cho dự án là điện lực Hưng Yên.

c. Nhu cầu về nước:

* Nguồn cung cấp nước: Dự án sử dụng nước sạch do chủ đầu tư hạ tầng KCN Phố Nối A mở rộng cung cấp.

* Nước sử dụng cho sinh hoạt của cán bộ công nhân viên Công ty

Khi dự án đi vào hoạt động ổn định, số lượng cán bộ công nhân viên làm việc tối đa tại dự án là 50 người. Lượng nước cấp cho 01 người/ngày theo thực tế hoạt động tại dự án đang thuê nhà xưởng của Công ty TNHH Quốc tế IDE là 60 l/người/ngày nên với 50 cán bộ công nhân viên làm việc tại dự án thì tổng lượng nước cấp cho quá trình hoạt sinh hoạt của cán bộ công nhân viên được tính như sau: QSinh hoạt = 50 người x 0,06 m3/ngày = 3 m3/ngày;

* Nước dùng cho sản xuất

- Nước sử dụng cho quá trình trộn tạo chất kết dính

Trong quá trinh hoạt động, dự án sử dụng nước sạch cấp vào máy trộn để trộn hỗn hợp chất kết dính với tỷ lệ Nước : Đất sét : Keo Celvolit 1498 SG : Silica Sol dạng lỏng : Chất tạo đông CMC  là 82% : 3% : 4% : 10,9% : 0,1%. Do đó với lượng đất sét, keo Celvolit 1498 SG, Silica Sol dạng lỏng, Chất tạo đông CMC sử dụng lần lượt là đất sét 19,9 tấn/năm; Keo Celvolit (1498 SG) 26,5 tấn/năm, Silica Sol dạng lỏng 72,3 tấn/năm, Chất tạo đông CMC 0,7 tấn/năm thì lượng nước sạch cần sử dụng để cấp vào máy trộn để trộn hỗn hợp chất kết dính là 543,9 m3/năm tương đương với 1,81 m3/ngày.

- Nước sử dụng cho quá trình vệ sinh thiết bị trộn, vệ sinh thiết bị cuốn

Trong quá trình hoạt động của dự án thì sau mỗi ca sản xuất chủ dự án sẽ cho cán bộ công nhân viên tiến hành về sinh bồn trộn keo, bàn cuốn, máy cuốn ống sản phẩm để đảm bảo vệ sinh và chuẩn bị cho ngày sản xuất tiếp theo với lượng nước sử dụng cho quá trình vệ sinh này theo thực tế hoạt động của dự án đang hoạt động tại nhà xưởng thuê của Công ty TNHH Quốc tế IDE là 0,2 m3/ngày.

- Nước sử dụng cho tưới cây, rửa đường

Trong quá trình hoạt động của dự án, chủ dự án sử dụng nước để tưới cây, rửa đường với lượng nước sử dụng tối đa vào khoảng 1 m3/ngày.

- Nước sử dụng cho phòng cháy chữa cháy được dự trữ trong bể và chỉ sử dụng khi có hỏa hoạn;

Nhu cầu sử dụng điện, nước của dự án được chủ dự án thể hiện chi tiết trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 1.4: Dự báo tổng nhu cầu sử dụng điện và nước thường xuyên trong ngày của dự án

STT

Tên loại

Đơn vị tính

Số lượng

1

Điện

Kwh/năm

240.000

2

Nước

m3/ngày

6,01

2.1

Nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt

m3/ngày

3

2.2

Nước sử dụng cho quá trình trộn tạo chất kết dính

m3/ngày

1,81

2.3

Nước sử dụng cho quá trình vệ sinh thiết bị trộn, vệ sinh thiết bị cuốn

m3/ngày

0,2

2.4

Nước sử dụng cho tưới cây, rửa đường

m3/ngày

1

2.5

Nước sử dụng cho phòng cháy chữa cháy

Dự trữ trong bể chứa và chỉ sử dụng khi có hỏa hoạn

1.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

1.5.1. Các hạng mục công trình của dự án

Để phục vụ cho quá trình sản xuất của dự án, chủ dự án sẽ xây dựng hệ thống các hạng mục công trình như: nhà xưởng, nhà điều hành, nhà bảo vệ…

Khu đất thực hiện dự án nằm trong KCN Phố Nối A mở rộng diện tích 92,5 ha, chủ đầu tư hạ tầng KCN đã thực hiện giải phóng mặt bằng, san lấp hoàn thiện. Đến thời điểm hiện tại, chủ dự án đã nhận bàn giao đất và đang thực hiện các thủ tục pháp lý về xây dựng và môi trường. Các hạng mục sẽ được thể hiện chi tiết trong bảng số liệu sau:

Bảng 1.5: Bảng danh mục các hạng mục công trình của dự án

1.5.2. Máy móc thiết bị

Khi dự án đi vào hoạt động ổn định thì chủ dự án sẽ di chuyển toàn bộ lượng máy móc, thiết bị đã lắp đặt tại vị trí dự án thuê nhà xưởng của Công ty TNHH Quốc tế IDE tại đường 206, khu E, KCN Phố Nối A, xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ quá trình hoạt động của dự án được thể hiện chi tiết trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 1.6: Danh mục máy móc, thiết bị đầu tư phục vụ sản xuất của dự án

STT

Máy móc thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Công đoạn sản xuất

Xuất xứ

Năm sản xuất

Tình trạng

1

Máy cuộn chặt tấm bông thủy tinh

Cái

1

Cuốn bằng máy

Nhật

2017

Hoạt động tốt

2

Máy cuộn tạm thời tấm bông thủy tinh

Cái

1

Cuốn bằng máy

Thái Lan

2017

Hoạt động tốt

3

Máy cuộn nhúng tấm bông thủy tinh với dung dịch làm cứng

Cái

6

Cuốn bằng máy

Thái Lan

Việt Nam

2017 (4 cái)

2021 (2 cái)

Hoạt động tốt

4

Máy trộn dung dịch dùng để khuấy trộn dung dịch làm cứng sợi thủy tinh

Cái

7

Trộn tạo chất kết dính làm cứng sợi thủy tinh

Thái Lan

Việt Nam

2017 (5 cái)

2021 (2 cái)

Hoạt động tốt

5

Máy dập tấm sợi thủy tinh để định hinh biên dạng sản phẩm Model:MC30T 60-120

Cái

2

Tháo cuộn, dập định hình

Thái Lan

Việt Nam

2017 (1 cái)

2022 (1 cái)

Hoạt động tốt

6

Máy cuộn tấm bông thủy tinh công đoạn 1

Cái

1

Cuốn bằng máy

Thái Lan

2017

Hoạt động tốt

7

Kệ treo các loại ống sợi thủy tinh cho vào lò sấy

Cái

19

Sấy

Nhật

Việt Nam

2017 (17 cái)

2019 (2 cái)

Hoạt động tốt

8

Máy sấy ống sợi bông thủy tinh Model:NGF-09-0018 dùng Gas

Cái

3

Sấy ống

Nhật

Việt Nam

2015 (1 cái)

2017 (2 cái)

Hoạt động tốt

9

Máy cưa để cắt ống sợi bông thủy tinh đã sấy khô thành từng đoạn kích thước đã xác định

Cái

2

Cắt đoạn thành phẩm

Thái Lan

2017

Hoạt động tốt

10

Máy cắt tấm sợi bông thủy tinh từ cuộn thành từng tấm xác định Mosel:MW-1101

Cái

2

Tháo cuộn, cắt tấm

Thái Lan

Việt Nam

2017 (1)

2021 (1)

Hoạt động tốt

1.5.3. Tiến độ thực hiện dự án

- Thực hiện các thủ tục hành chính từ tháng 11/2022 đến tháng 03/2023;

- Xây dựng nhà xưởng, văn phòng và các hạng mục công trình từ tháng 4/2023 đến tháng 2/2024

- Di chuyển máy móc thiết bị của dự án sang khu đất tại đường G6, khu G, KCN Phố Nối A mở rộng diện tích 92,5 ha từ tháng 3/2024 đến tháng 5/2024;

- Vận hành thử nghiệm từ tháng 6/2024 – 8/2024;

- Đưa dự án đi vào hoạt động từ tháng 9/2024.

1.5.4. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

Khi đi vào hoạt động, công ty sẽ tuyển dụng lao động, với nhu cầu như sau:

- Số lượng lao động tối đa: 50 người

- Chế độ làm việc 01 ca/ngày, mỗi ca 08 tiếng. Tuy nhiên, chế độ làm việc giữa các bộ phận có sự điều chỉnh khác biệt nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình hoạt động sản xuất của dự án.

- Nhân viên quản lý sẽ làm việc theo giờ hành chính do đơn vị quy định.

- Đối với lao động làm việc tại xưởng công ty sẽ xây dựng chế độ làm việc theo ca.

- Số ngày hoạt động trong năm: 300 ngày

>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE