Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường nhà máy sản xuất nước uống đóng chai và chế biến nông sản

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường nhà máy sản xuất nước uống đóng chai và chế biến nông sản. Dây chuyền chiết rót, đóng chai 28.800.000 chai/năm (1 chai = 500ml); Dây chuyền sấy giống: 500 tấn/năm.

Ngày đăng: 09-07-2024

145 lượt xem

MC LỤC

Chương I.....................................................................1

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ...........................................1

1. Tên chủ dự án đầu tư..........................................................1

2. Tên dự án đầu tư..........................................................................1

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư........................................4

3.1. Công suất của dự án đầu tư:.......................................................................4

3.2. Công nghệ của dự án đầu tư:................................................................4

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:.........................................................................7

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp

điện, nước của dự án đầu tư:................................................................8

4.1. Giai đoạn thi công, xây dựng...........................................................8

4.2. Nguyên, nhiên, vật liệu giai đoạn hoạt động...............................10

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư:.................................13

5.1. Hiện trạng quản lý, sử dụng khu đất thực hiện dự án.......................13

5.3. Tổng vốn đàu tư, tiến độ thực hiện dự án:...............................15

Chương II...............................................................16

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU

TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.......................................16

1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch

tỉnh, phân vùng môi trường.................................................16

2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường:.............16

Chương III..............................................................18

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ.....18

1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật.................18

2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án..........................18

2.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải...............18

2.1.1. Các yếu tố địa lý, địa hình, khí tượng khu vực tiếp nhận nước thải ............18

2.1.2. Hệ thống sông suối, kênh, rạch, hồ ao khu vực tiếp nhận nước thải...............20

2.1.3. Chế độ thủy văn của nguồn nước tiếp nhận nước thải ...........................20

2.2. Chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải:...................................20

2.3. Hoạt động khai thác, sử dụng nước tại khu vực tiếp nhận nước thải................21

2.4. Hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải ...........21

3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án.........22

Chương IV.............................24

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ

ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG..........24

1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong

giai đoạn thi công xây dựng dự án..........................................24

1.1. Đánh giá, dự báo các tác động:...............................................24

1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện......................41

2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong

giai đoạn dự án đi vào vận hành.......................................48

2.1. Đánh giá, dự báo các tác động.......................................48

2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện ................56

3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường........................64

3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư............64

3.2. Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường.................................66

3.3. Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.67

3.4. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường...........67

4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo: ........68

4.1. Về mức độ chi tiết của các đánh giá ................................................68

4.2. Về độ tin cậy của các đánh giá.......................................................68

Chương V .................................................70

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG....................70

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải................................70

1.1. Nguồn phát sinh nước thải ........................................................70

1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa.......................................70

1.3. Dòng nước thải...............................................................70

1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải..70

1.5. Vị trí, phương thức xả thải và nguồn tiếp nhận nước thải....................71

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung...............................71

Bảng 4.2. Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn, độ rung.........................71

Chương VI................................................................72

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI

VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN................72

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư:........72

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm.......................................72

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị

xử lý chất thải......................................72

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ...............74

PHỤ LỤC BÁO CÁO.................................75

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Tên chủ dự án đầu tư: Tổng Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp .....

- Địa chỉ văn phòng: .............., phường Đông Vĩnh, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An;

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: ông..........., Chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc;

- Điện thoại: .................

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần mã số doanh nghiêp: ............, đăng ký lần đầu ngày 27 thắng 03 năm 2005, đăng ký thay đổi lần thứ 14 ngày 11 tháng 09 năm 2019 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Nghệ An cấp.

- Công văn số 9193/UBND-CN của UBND tỉnh Nghệ An ngày 26 tháng 11 năm 2021 về việc thực hiện dự án Trụ sở làm việc, nhà máy sản xuất nước đóng chai và chế biến nông sản tại phường Đông Vĩnh, thành phố Vinh.

2. Tên dự án đầu tư:

2.1 Tên dự án đầu tư:

Trụ sở làm việc, nhà máy sản xuất nước đóng chai và chế biến nông sản.

2.2. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: tại phường Đông Vĩnh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Hình 1.1. Vị trí dự án

Dự án đầu tư xây dựng Trụ sở làm việc, nhà máy sản xuất nước đóng chai và chế biến nông sản ...., thành phố Vinh có tổng diện tích theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AE 761007 ngày 12 tháng 07 năm 2006 là 14.418,2 m². Ranh giới tiếp giáp các phía dự án tổng thể như sau:

- Phía Tây Bắc giáp:Đường quy hoạch 9m;

- Phía Tây Nam giáp:Đất Nguyễn Trường Tộ 24m;

- Phía Đông Nam giáp:Khu dân cư;

- Phía Đông Bắc giáp:Đất ao hồ;

Tổng diện tích khu đất quy hoạch xây dựng 14.418,2 m2, được giới hạn bởi đường nối các điểm M1, M2, …, M20. Với tọa độ các điểm như bảng sau:
 
2.3. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến dự án:
 
- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Sở Xây dựng tỉnh Nghệ An
 
- Cơ quan cấp giấy phép môi trường: Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Nghệ An
 
2.4. Quy mô dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):
 
Dự án thuộc loại hình xây dựng dân dụng. Căn cứ công văn số 9193/UBND-CN ngày 26/11/2021 của UBND tỉnh Nghệ An về việc thực hiện dự án Trụ sở làm việc, nhà máy sản xuất nước đóng chai và chế biến nông sản tại phường Đông Vĩnh, thành phố Vinh tổng mức đầu tư của dự án là 81 tỷ đồng. Căn cứ khoản 4, điều 9 Luật Đầu tư công năm 2019 thì dự án được phân loại là dự án nhóm B.
 
Theo các tiêu chí phân loại môi trường dự án đầu tư xây dựng Khu tổ hợp văn phòng, thương mại và dịch vụ là dự án nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường nhưng phải lập giấy phép môi trường cấp tỉnh theo mẫu phụ lục IX kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ.
 
Quy mô các hạng mục công trình xây dựng
 
Tổng diện tích khu đất S = 14.418,2 m2. Các thông số quy hoạch và chỉ tiêu kiến trúc như sau:
 
- Diện tích xây dựng công trình: 8.633,0 m2;
 
- Mật độ xây dựng: 61,55%
 
- Tầng cao xây dưng: từ 01 đến 06 tầng.
 
Công năng các hạng mục công trình được bố trí cụ thể như sau:
 
Bảng 1.7. Các hạng mục công trình chính của dự án
 
Quy mô đầu tư sau :
 
- Phá dỡ nhà làm việc 2 tầng, nhà ăn và một phần nhà kho hiện trạng để xây mới nhà 6 tầng (nhà số 03 trên bản vẽ quy hoạch)
 
- Cải tạo nhà kho số 8 thành nhà máy sản xuất nước uống đóng chai.
 
- Xây dựng mới Bể nước ngầm sinh hoạt và phòng cháy chữa cháy (vị trí số 18 trên bản vẽ quy hoạch).
 
- Xây dựng mới nhà hội trường (vị trí số 11 trên bản vẽ quy hoạch).
 
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:
 
3.1. Công suất của dự án đầu tư:
 
Công suất thiết kế: Dây chuyền chiết rót, đóng chai 28.800.000 chai/năm (1 chai = 500ml); Dây chuyền sấy giống: 500 tấn/năm.
 
Cán bộ nhân viên làm việc tại dự án: 40 cán bộ công nhân viên làm việc thường xuyên;
 
3.2. Công nghệ của dự án đầu tư
 
Dự án chia thành 02 khu vực hoạt động chính:
 
- Quy trình hoạt động của dây chuyền chiết rót nước uống đóng chai:
 
Hình 1.3. Sơ đồ quy trình hoạt động dây chuyền chiết rót nước đóng chai
 
Thuyết minh quy trình:
 
Về nguồn nước cấp nguyên liệu đầu vào, ngày 4/5/2020 Chủ dự án đã được Sở Tài Nguyên môi trường tỉnh Nghệ An cấp giấy phép khai thác nước dưới đất (Giấy phép số 35/GP-STNMT.NBHĐ ngày 4/5/2020) cho phép Tổng công ty cổ phần Vật tư Nông nghiệp Nghệ An được khai thác nước dưới đất với nội dung chủ yếu: cung cấp nước cho hoạt động sản xuất nước tinh khiết. Vị trí công trình khai thác nước tại xóm 11, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An phục vụ Nhà máy sản xuất nước uống đóng chai và chế biến trà sen tại Khe Dài, xóm 11, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn .
 
Nguồn nguyên liệu này được khai thác và xử lý qua hệ thống lọc RO được lắp đặt tại nguồn nước xóm 11, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn trước khi bơm vào xe bồn chở về nơi chiết rót, đóng chai tại phường Đông Vĩnh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Tại đây nước được lưu chứa tại bể chứa nước có thể tích 40 m3, nước sạch từ bể chứa nước sẽ được đưa vào hệ thống chiết rót dây chuyền nước uống đóng chai vào các chai PET dung tích 500ml. Sau công đoạn chiết rót vào bình chứa, sản phẩm được đóng nắp, dán nhãn và đóng thùng. Sản phẩm hoàn thiện sẽ được vận chuyển vào kho chứa để bán ra thị trường.
 
- Quy trình hoạt động của dây chuyền chế biến nông sản:
 
+ Quy trình chế biến lúa, ngô:
 
Hình 1.3. Sơ đồ quy trình hoạt động dây chuyền sấy lúa, ngô
 
Với quy trình chế biến nông sản được thực hiện theo chuỗi: giống lúa, ngô sau khi thu mua về được chạy qua hệ thống sấy với tổng công suất 30 tấn/mẻ/24-32 tiếng tuỳ theo loại sản phẩm đối với nguyên liệu tươi (nguyên liệu khô không phải qua hệ thống sấy), sau đó được phân loại (làm sạch) kết hợp giữa phân loại theo khối lượng riêng bằng phương pháp khí động qua quạt hút và phân loại theo kích thước bằng sàng lắc với nhiều kích thước lỗ sàng khác nhau. Phương pháp này đảm bảo độ sạch lớn hơn 99 %. Mặt khác, khi sử dụng quạt hút để phân loại, bụi sẽ được thu lại dễ dàng bằng các cyclone. Nông sản được vận chuyển từ thùng chứa tạm đến các máy phân loại bằng các băng tải và gàu tải được điều khiển tự động để các máy làm việc không bị quá tải. Thùng chứa lúa sau làm sạch kết hợp với cân đóng bao tự động giúp cho việc đóng bao luôn chính xác. Thành phẩm sau khi đóng bao để đưa vào kho bảo quản.
 
+ Quy trình chế biến lạc:
 
Hình 1.4. Sơ đồ quy trình hoạt động dây chuyền sấy lạc
 
Với quy trình chế biến lack: lạc củ sau khi thu mua về được chạy qua hệ thống sấy với tổng công suất 30 tấn/mẻ/24-32 tiếng tuỳ theo loại sản phẩm. Sau khi lạc củ được sấy xong thì chuyển xuống băng tải ngang để chuyển về kho chứa đóng bao hoặc máy bóc vỏ lạc. Lạc nhân được phân loại (làm sạch) theo kích thước bằng máy sàng phân loại với nhiều kích thước lỗ sàng khác nhau. Phía cuối sàng có ống hút, luồng không khí xuyên qua từ dưới sàng lên hút những hạt lép vào buồng phân phối gió, lắng xuống vít tải và đưa ra ngoài. Vụn vỏ lạc còn sót lại, bụi hút vào hệ thống xyclone lọc bụi để đưa ra ngoài. Lạc nhân thành phẩm được cân đóng gói và đưa vào kho bảo quản.
 
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:
 
Công năng chính của dự án là trụ sở làm việc của Tổng Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Nghệ An nhằm đáp ứng nhu cầu làm việc hiệu quả hơn, phát huy tối đa chất lượng làm việc của cán bộ nhân viên. Đồng thời Nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay của Tổng công ty.
 
- Dây chuyền chiết rót, đóng chai 28.800.000 chai/năm (1 chai = 500ml);
 
- Dây chuyền sấy giống: 500 tấn/năm;
 
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư:
 
4.1. Giai đoạn thi công, xây dựng
 
4.1.1. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất
 
Địa điểm xây dựng Dự án nằm trong địa bàn phường Đông Vĩnh, thành phố Vinh, các loại vật liệu xây dựng chính, phụ đều được tập hợp từ các đại lý ở địa phương nên việc cung ứng vật liệu cho Dự án là thuận lợi.

Bảng 1.1. Bảng tổng hợp vật liệu thi công

Do điều kiện mặt bằng thi công nằm trong trụ sở làm việc của Tổng công ty nên nên Chủ dự án sẽ yêu cầu nhà thầu thi công không xây dựng lán trại, chỉ thuê Container để chứa nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình thi công.

4.1.2. Nhu cầu máy móc thiết bị

Giai đoạn thi công xây dựng sử dụng các loại thiết bị bao gồm:

Bảng 1.2. Các loại máy móc, thiết bị thi công

4.1.3. Nhu cầu sử dụng nước

- Nước sinh hoạt: trong giai đoạn xây dựng, có tối đa 30 công nhân làm việc trên công trường. Do công nhân chủ yếu là dân địa phương, cuối ngày về sinh hoạt tại gia đình nên theo tiêu chuẩn cấp nước quy định tại QCVN 01:2021, tiêu chuẩn sử dụng nước cho mỗi công nhân là 70 lít/ngày.

Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt trong giai đoạn xây dựng là: Qsh = 30 người x 70 lít/người/ngày/1000 = 2,1 m3/ngày

- Nước xây dựng

+ Nhu cầu sử dụng nước xây dựng: do bê tông phục vụ công tác xây dựng các hạng mục chủ yếu được mua tại các trạm trộn bê tông nên nhu cầu sử dụng nước giai đoạn xây dưng khá ít khoảng 1 m3/ngày.

+ Nhu cầu nước bảo dưỡng máy móc, thiết bị: máy móc, thiết bị, phương tiện thi công được bảo dưỡng tại các trạm sửa chữa riêng, không thực hiện bảo dưỡng tại Dự án.

+ Nước rửa lốp xe và rửa thiết bị: lượng nước này ước tính khoảng 1m3/ngày.

+ Nhu cầu nước phun tưới ẩm: (chiều dài đoạn đường tưới ẩm là 1km), tần suất 2 lần/ngày: 1 xe x 1 m3/xe x 2 lần/ngày = 2 m3/ngày.

Như vậy, nhu cầu sử dụng nước xây dựng là: Qxd = 4 m3/ngày.

Tổng nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn xây dựng Dự án là: 6,1 m3/ngày.

- Nguồn cung cấp nước:

+ Nước cấp cho quá trình thi công xây dựng, tưới ẩm được cấp từ nước máy từ mạng lưới cấp nước của thành phố Vinh;

+ Nước uống cho công nhân sử dụng nước uống đóng bình.

4.1.4. Nhu cầu sử dụng điện

Điện năng sử dụng cho hoạt động của dự án trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là điện thắp sáng cho khu lán trại, điện để hoạt động các loại máy móc sửa công trình,.....

- Nguồn cung cấp điện: nguồn điện được lấy từ tuyến 22KV trên trục đường Nguyễn Trường Tộ do Công ty Điện lực Nghệ An quản lý.

4.2. Nguyên, nhiên, vật liệu giai đoạn hoạt động

4.2.1 Nhu cầu sử dụng điện, nước

- Nhu cầu sử dụng nước

- Nguồn cung cấp nước: nước cấp cho hệ thống được lấy từ đường ống cấp nước của thành phố Vinh trên đường Nguyễn Trường Tộ, được cấp từ Công ty Cổ phần cấp nước Nghệ An đưa vào bể nước ngầm của dự án.

- Tiêu chuẩn:

+ Cấp nước sinh hoạt cho cán bộ nhân viên dự án: 100 lít/người.ngđ, khách hàng 15 lít/người.ng.đ (QCXDVN 01:2021).

+ Cấp nước tưới cây: 2 lít/m2.ngđ (QCXDVN 01:2021).

+ Cấp nước chữa cháy theo TCVN 2622-1995: Cấp nước chứa cháy ngoài nhà là 25 lít/s, thời gian mỗi đám cháy 3 giờ, tính cho 1 đám cháy; cấp nước chữa cháy trong nhà là 02 họng chữa cháy, lưu lượng mỗi họng là 2,5l/s.

- Quy mô tính toán:

+ Cán bộ nhân viên dự án: 40 người (làm việc 1 ca/ngày)

+ Khách hàng: 30 người/ngày, tiêu chuẩn cấp nước: 15 lít/người.ng.đ.

+ Sân đường nội bộ, cây xanh: Diện tích đất 5.785,2 m2.

- Nhu cầu sử dụng điện

Nhu cầu cấp điện của dự án đƣợc tính toán dựa trên QCXDVN 01:2008/BXD – Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – Quy hoạch xây dựng. Dự kiến công suất tiêu thụ điện của dự án khoảng 200kW/ngày.

- Nguồn điện: Nguồn điện lấy từ trạm biến áp hiện trạng cấp cho công trình về tủ điện tổng, từ tủ điện tổng cấp cho tủ điện các tầng, tử điện tầng phân phối điện cho các phòng. Dây dẫn dùng loại 2 bọc ruột đồng PVC/PVC/CU, toàn bộ dây dẫn đi trong ống nhựa chống cháy. Nguồn điện động lực và nguồn điện chiếu sáng được tách thành hai hệ thống riêng biệt. Giải pháp thiết kế cho toàn bộ hệ thống cấp điện hạ thế trong khu vực dự án là hệ thống cấp điện hạ áp 0.4KV chôn ngầm.

Ngoài ra khi xảy ra mất điện thì toàn bộ các phụ tải của công trình sẽ được cấp nguồn từ hệ thống điện ưu tiên máy phát thông qua thiết bị chuyển nguồn tự động ATS. Máy phát điện được bố trí tại khu kỹ thuật điện trạm biến áp của công trình. Máy phát điện có công suất 110kVA. Nguồn ưu tiên cấp cho các phụ tải bao gồm: hệ thống PCCC, hệ thống máy bơm nước sinh

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư:

5.1. Hiện trạng quản lý, sử dụng khu đất thực hiện dự án

Tổng diện tích khu đất để thực hiện dự án là 14.418,2 m2 đã được cấp cho Tổng công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An từ năm 2006 đến nay.

Diện tích đất xây dựng dự án thuộc địa bàn phường Đông Vĩnh, thành phố Vinh hiện đang được Tổng công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An sử dụng để làm trụ sở làm việc chính của tổng công ty với 4 phòng ban Phòng Kế toán tài vụ, Phòng Kinh doanh, Phòng Tổ chức hành chính và Phòng Giống.

Hiện trang khu vực là tòa nhà trụ sở làm việc hiện tại (Theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình thì diện tích sàn phải phá dỡ là 2.343m2) nên sẽ không có bất ký ảnh hưởng, tranh chấp nào trong quá trình thực hiện dự án. Xung quanh khu đất đã được xây dựng tường bao bằng bê tông cao 2m. .

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Khu đô thị

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE