Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư Nhà máy sản xuất bao bì thùng carton

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư “Nhà máy sản xuất bao bì thùng carton, công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm

Ngày đăng: 12-07-2024

163 lượt xem

MỤC LỤC

MỤC LỤC.............................................................i

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT.............................iv

DANH MỤC BẢNG .......................................................... v

DANH MỤC HÌNH............................................................vi

MỞ ĐẦU.....................................................................7

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ....................................8

1.      Tên chủ cơ sở .............................................................................. 8

2.      Tên cơ sở............................................................................. 8

2.1. Địa điểm cơ sở ........................................................................... 8

2.2. Các văn bản pháp lý, thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép liên quan

đến môi trường, phê duyệt dự án ..................................................... 11

2.3. Quyết định phê duyệt kết quảthẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường,

các giấy phép môi trường thành phần ....................................... 11

2.4. Quy mô của cơ sở.....................................................11

3.      Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở........................ 12

3.1.      Công suất hoạt động của cơ sở..................................... 12

3.2.      Công nghệ sản xuất của cơ sở..................................... 12

3.3.      Sản phẩm của cơ sở............................................... 19

4.      Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng

phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện,

nước.............................................................20

4.1.      Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu và hóa chất của dự án............ 20

4.2.      Nhu cầu sử dụng nước........................................... 22

4.3.      Nhu cầu sử dụng điện ...................................... 24

4.4.      Nhu cầu sử dụng lao động........................................... 24

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư........................... 24

5.1. Hạng mục công trình xây dựng chính.................................24

5.2. Hạng mục công trình phụ trợ và bảo vệ môi trường ................ 25

5.3. Tiến độ, tổng mức đầu tư và quản lý dự án ............................ 26

CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ

NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG............................. 28

1.      Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia,

quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường .................................28

2.      Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường. 29

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ ................................... 31

1.      Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải...... 31

1.1. Thu gom, thoát nước mưa................................31

1.2. Thu gom, thoát nước thải..................................32

1.3. Xử lý nước thải..........................................35

2.      Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải...........................44

2.1. Biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải từ phương tiện giao thông............44

2.2. Biện pháp giảm thiểu tác động của bụi, khí thải phát sinh trong sản xuất.. 44

2.3. Giảm thiểu bụi phát sinh từ chuyền trộn và chải......................45

2.3. Công trình xử lý khí thải từ công đoạn ép nhiệt......................46

2.4. Biện pháp giảm thiểu mùi từ khu vực nhà vệ sinh và nhà chứa rác...........50

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường...............50

3.1. Đối với chất thải rắn sinh hoạt................................. 50

3.2. Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường ...................51

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại.................... 53

4.1. Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh ................................53

4.2. Biện pháp lưu giữ và xử lý..........................................54

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung .......................... 54

5.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn..............................................54

5.2. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn.......................................... 55

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường...................... 56

6.1. Biện pháp quản lý và bảo đảm công tác an toàn lao động...........56

6.2. Phương án ứng phó sự cố cháy nổ ...........................61

6.4. Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường......................................65

7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác.............................69

8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo

đánh giá tác động môi trường............................................70

CHƯƠNG IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG........ 71

1. Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với nước thải.................... 71

1.1. Nội dung cấp phép xả nước thải .............................. 71

1.2. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý nước thải.............71

2. Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với khí thải.......................... 74

2.1. Nguồn phát sinh khí thải...................................... 74

2.2. Dòng khí thải, vị trí xả khí thải.................................... 74

2.3. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý khí thải...................75

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung.............................. 77

3.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung....................................... 77

3.2. Vị trí phát sinh tiếng ồn, rung................................................. 77

4. Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải ...........................78

4.1. Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại (CTNH) phát sinh thường xuyên78

4.2. Khối lượng, chủng loại chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh..79

4.3. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt và chất thải khác......................... 79

Chương V: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ..............80

1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải....................80

2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với khí thải................. 80

Chương VI: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ .... 82

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải...................82

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm.......................................82

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình,

thiết bị xử lý chất thải............................................82

2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật ...............83

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ và quan trắc tự động, liên tục nước

thải      ..............................83

2.2. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ và quan trắc tự động, liên tục đối

với khí thải..................................... 84

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm ....................... 84

Chương VII: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

ĐỐI VỚI CƠ SỞ............................................ 85

Chương VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ.....................86

MỞ ĐẦU

Công ty TNHH CTC Vải không dệt hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên số 3702521619 do Phòng Đăng ký Kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp lần đầu ngày 09/12/2016, đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 28/05/2023.

Dự án của Công ty TNHH CTC Vải không dệt đã được Ban Quản lý các KCN Bình Dương cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 8774068250 cấp lần đầu ngày 22/11/2016, cấp thay đổi lần thứ 5 ngày 19/05/2023 tại Lô số C13, đường D1, Khu công nghiệp Sóng Thần 3, phường Phú Tân, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Công tyđã đi vào hoạt động từ tháng 06/2017 với các hồ sơ thủ tục về môi trường đã thực hiện trong suốt thời gian qua như sau:

Năm 2017, Dự án “Nhà máy sản xuất vải không dệt dùng thiết kế giày, trang trí nội thất và các ứng dụng công nghiệp 7.500.000 m2/năm (không thực hiện công đoạn nhuộm)” của Công ty TNHH CTC Vải không dệt đã được Ban Quản lý các KCN Bình Dương phê duyệt giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường số 53/GXN-BQL ngày 14/06/2017.

Năm 2018, để đáp ứng nhu cầu sản xuất, công ty phải nhập thêm nguyên liệu bán thành phẩm đầu vào do đó công ty đã tiến hành lập lại báo cáo kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án “Bổ sung nguyên liệu cho Nhà máy sản xuất vải không dệt dùng thiết kế giày, trang trí nội thất và các ứng dụng công nghiệp 7.500.000 m2/năm (không thực hiện công đoạn nhuộm)” và đã được Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương phê duyệt giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường số 82/GXN-BQL ngày 05/09/2018.

Hiện tại, nhà máy của Công ty TNHH CTC Vải không dệt đang hoạt động ổn định với công suất và công nghệ sản xuất không thay đổi so với báo cáo đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận số 82/GXN-BQL ngày 05/09/2018. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động Công ty nhận thấy cần cải tạo một số hạng mục công trình bảo vệ môi trường để nước thải và khí thải phát sinh đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.

Nhằm thực hiện đúng theo quyđịnh tại Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022. Công ty tiến hành lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nộp Ban Quản lý các KCN Bình Dương để xin được cấp phép. Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở được viết theo mẫu Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ.

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1. Tên chủ cơ sở

CÔNG TY TNHH CTC VẢI KHÔNG DỆT

-     Địa chỉ văn phòng: ............., Khu công nghiệp Sóng Thần 3, phường Phú Tân, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

-     Điện thoại: .............

-     Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mã số doanh nghiệp ..............do Phòng Đăng ký Kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương chứng nhận đăng ký lần đầu ngày 10/11/2003, thay đổi lần thứ 6 ngày 15/03/2021.

-     Giấy chứng nhận đầu tư số ............. do Ban quản lý các Khu Công Nghiệp Bình Dương cấp lần đầu ngày 22/11/2016, cấp thay đổi lần thứ 5 ngày 19/05/2023.

2. Tên cơ sở

“Nhà máy sản xuất vải không dệt dùng thiết kế giày, trang trí nội thất và các ứng dụng công nghiệp 7.500.000 m2/năm (không thực hiện công đoạn nhuộm)”

2.1. Địa điểm cơ sở

Cơ sở được thực hiện tại Lô số CN13, đường D1, Khu công nghiệp Sóng Thần 3, phường Phú Tân, Thành phốThủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Công tythuê nhà xưởng đã được xây dựng sẵn bởi Công ty Cổ phần Đại Nam theo Hợp đồng thuê tại KCN Sóng Thần 3 số 02/HĐTNX/ST3 ngày 08 tháng 06 năm 2017 với Công ty Cổ phần Đại Nam và Phụ lục 3 hợp đồng thuê ngày 06/06/2022. Khu đất cơ sở có tổng diện tích 8.800 m2.

Vị trí tiếp giáp của cơ sở:

+ Phía Đông: giáp khu đất trống của KCN Sóng Thần 3;

+ Phía Tây: giáp Đường D1, đối diện là Công ty Cổ phần giấy Viễn Đông;

+ Phía Nam: giáp Công ty TNHH BW Windows;

+ Phía Bắc: giáp Công Ty Saki;

Sơ đồ vị trí của dự án được thể hiện trong hình sau

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí dự án trên hình ảnh vệ tinh

+ Các đối tượng tự nhiên

Hệ thống đường giao thông: Dự án nằm trong KCN Sóng Thần 3 nên hệ thống đường giao thông nội bộ của KCN đã được xây dựng hoàn thiện. Giáp ranh dự án về phía Tây là đường D1 của KCN có lộ giới 12m.

Đối diện cơ sở có kênh Tân Vĩnh Hiệp, trong vòng bán kính 2km của dự án không có rừng, khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Sóng Thần 3

KCN có cơ sở hạ tầng được xây dựng theo tiêu chuẩn hiện đại có thể tiếp nhận nhiều dự án đầu tư khác nhau của mọi lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến. Với nhà máy xử lý nước thải giai đoạn 1 công suất 4.000 m3/ngày đêm, KCN Sóng Thần 3 có thể tiếp nhận những nghành công nghiệp có mức độ nước thải ô nhiễm như chế biến thủy hải sản, chất tẩy rửa, thực phẩm.

Nhà đầu tư vào KCN Sóng Thần 3 sẽ được cung cấp một hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hoàn chỉnh bao gồm:

-     Hệ thống đường giao thông: đường được thảm bê tông với chiều rộng từ 15m đến 22m, có tải trọng hơn 30 tấn.

-     Hệ thống cung cấp điện: KCN Sóng Thần 3 nhận nguồn cung cấp điện từ lưới điện Quốc gia với công suất 120 MW, trạm biến thế 100/22kv, đường dây trung thế 22kv được cung cấp đến tường rào nhà máy của doanh nghiệp.

-     Hệ thống cung cấp nước: đường ống cung cấp nước đến hàng rào doanh nghiệp.

-     Nhà máy xử lý nước thải: giai đoạn 1 công suất 4.000 m3/ngày đêm, hiện tại đang vận hành khoảng 1.600 m3/ngày đêm.

-     Hệ thống thoát nước mưa với đường kính từ 1 – 1,5m và hệ thống thoát nước thải đường kính 0,4 – 1m được bố trí dọc theo các đường nằm trên vỉa hè.

-     Hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống chiếu sáng và hệ thống an ninh bảo vệ cho toàn khu công nghiệp.

+ Hiện trạng hạ khu vực thực hiện dự án

Khu đất thực hiện dự án đã được đơn vị cho thuê xây dựng nhà xưởng hoàn thiện, hiện tại nhà xưởng đang hoạt động sản xuất vải không dệt.

2.2. Các văn bản pháp lý, thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án

-     Hợp đồng thuê tại KCN Sóng Thần 3 số 02/HĐTNX/ST3 ngày 08 tháng 06 năm 2017 giữa Công ty Cổ phần Đại Nam với Công ty TNHH Vải không dệt  và Phụ lục 3 hợp đồng thuê ngày 06/06/2022;

-     Giấy phép xây dựng số 292/GPXD-BQL ngày 19/12/2016 được Ban Quản lý các KCN Bình Dương cấp cho Công ty Cổ phần Đại Nam.

-     Hợp đồng đấu nối và xử lý nước thải số 87/2021/HĐXLNT/ST3 ngày 01/01/2021 giữa Công ty Cổ phần Đại Nam và Công ty TNHH CTC Vải không dệt

-     Văn bản nghiệm thu hệ thống PCCC số 179/CSPC&CC-P2 ngày 08/06/2017 của Công ty Cổ phần Đại Nam đối với công trình Nhà xưởng cho thuê tại địa chỉ Lô CN13, đường D1, KCN Sóng Thần 3, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương;

-     Văn bản xác nhận nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy của Công ty TNHH CTC Vải không dệt Việt Nam đối với công trình Bồn chứa LPG 10 tấn tại địa chỉ Lô CN13, đường D1, KCN Sóng Thần 3, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương;

2.3. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, các giấy phép môi trường thành phần

-     Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường số 82/GXN-BQL ngày 05/09/2018 của Ban Quản lý các KCN Bình Dương xác nhận cho dự án “Bổ sung nguyên liệu cho Nhà máy sản xuất vải không dệt dùng thiết kế giày, trang trí nội thất và các ứng dụng công nghiệp 7.500.000 m2/năm (không thực hiện công đoạn nhuộm)”.

-     Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại số QLCTNH: 74.003556T (cấp lần 1) ngày 13/06/2018.

2.4. Quy mô của cơ sở

-     Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: sản xuất vải không dệt dùng thiết kế giày, trang trí nội thất và các ứng dụng công nghiệp (không thực hiện công đoạn nhuộm). Cơ sở không thuộc danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo Phụ lục II Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

-     Phạm vi, quy mô, công suất của cơ sở:

+ Tổng diện tích mặt đất sử dụng: 8.800 m2, cơ sở với quy mô sử dụng đất nhỏ (phân loại theo điểm b khoản 1 Điều 25 và mục 6 Phụ lục III, mục 5 Phụ lục V Nghị định 08/2022/NĐ-CP).

+ Công suất sản xuất: Tổng công suất đăng ký của toàn dự án là 7.500.000 m2/năm tương đương 1.773,4 tấn/năm

+ Vốn đầu tư: vốn góp để thực hiện dự án là 57.497.000.000 đồng (năm mươi bảy tỷ bốn trăm chín mươi bảy triệu đồng), tương đương 2.470.000 (hai triệu bốn trăm bảy mươi nghìn) đô la Mỹ. Vốn đầu tư đăng ký bổ sung ngày 19/05/2023 là 63.817.200.000 (sáu mươi ba tỷ tám trăm mười bảy triệu hai trăm nghìn) đồng nhằm mục đích để mở rộng nhà xưởng sản xuất và hoạt động xuất nhập khẩu tuy nhiên hiện tại công ty chưa thuê đất và chưa có kế hoạch phát triển do đó chưa sử dụng đến nguồn vốn bổ sung này.

+ Quy mô của dự án đầu tư: Cơ sở thuộc nhóm C theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công (theo Phụ lục I Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ).

-     Quy mô cơ sở (phân loại theo tiêu chí về môi trường): Cơ sở thuộc số thứ tự 2, phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ do vậy cơ sở thuộc nhóm III.

-     Cơ sở là Nhà máy sản xuất vải không dệt dùng thiết kế giày, trang trí nội thất và các ứng dụng công nghiệp 7.500.000 m2/năm (không thực hiện công đoạn nhuộm) không có thay đổi về quy mô, công suất, công nghệ sản xuất hoặc thay đổi khác làm tăng tác động xấu đến môi trường. Căn cứ khoản 4, Điều 41 của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, cơ sở thuộc thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường của UBND Thành phố Thủ Dầu Một.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở

Công ty đã đi vào hoạt động từ tháng 06/2017 và đã được Ban Quản lý các KCN Bình Dương xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường số 82/GXN-BQL ngày 05/09/2018 của dự án “Bổ sung nguyên liệu cho Nhà máy sản xuất vải không dệt dùng thiết kế giày, trang trí nội thất và các ứng dụng công nghiệp 7.500.000 m2/năm (không thực hiện công đoạn nhuộm)” tại Lô số CN13, đường D1, Khu công nghiệp Sóng Thần 3, phường Phú Tân, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Hiện tại dự án đang hoạt động sản xuất ổn định và công suất không thay đổi so với Giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cấp là sản xuất vải không dệt dùng thiết kế giày, trang trí nội thất và các ứng dụng công nghiệp 7.500.000 m2/năm (không thực hiện công đoạn nhuộm) tương đương 1.773,4 tấn/năm.

3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở

3.2.1. Quy trình sản xuất sản phẩm

Công ty chuyên sản xuất vải không dệt dùng thiết kế giày, trang trí nội thất và các ứng dụng công nghiệp (không thực hiện công đoạn nhuộm).

Hình 1.3. Quy trình sản xuất vải không dệt

Thuyết minh quy trình sản xuất:

Nguyên liệu chính là sợi tổng hợp và sợi tơ polyester được công ty nhập từ trong và ngoài nước. Nguyên liệu sau khi được nhập về sẽ được kiểm tra và cho nhập kho trước khi sản xuất.

Bán thành phẩm là các tấm vải mộc được nhập từ nước ngoài, bán thành phẩm sau khi nhập về sẽ đưa vào tráng phủ và ép nhiệt để tạo thành sản phẩm. Còn đối với nguyên liệu sợi tổng hợp thì phải sản xuất thành tấm vải mộc trước mới qua các công đoạn tráng phủ và ép nhiệt để hoàn thiện sản phẩm.

Công đoạn 1 (công đoạn trộn sợi và chải bông): nguyên liệu bông tổng hợp được đưa vào máy trộn để xé sợi và trộn lại với nhau, sau khi trộn bông tổng hợp được hút vào máy chải để chải hình thành một tấm bông, tấm bông sau đó được đưa vào máy xếp lớp để xếp nhiều lớp với nhau tạo thành tấm bông lớn. Sau đó tấm bông được đan chặt theo yêu cầu.

Công đoạn 2 (công đoạn cuộn chỉ): nguyên liệu sợ tơ polyester được quấn vào Beam.

Công đoạn 3 (công đoạn đan tấm): sợi tơ đã quấn vào Beam trong công đoạn 2 cùng với tấm bông trong công đoạn 1 được đưa vào máy đan tấm để đan thành tấm vải (gọi là vải mộc).

Công đoạn 4 (công đoạn định hình):

+ Vải khâu liên kết nhiệt: Vải mộc từ công đoạn 3 được đưa qua máy ép nhiệt (nhiệt độ 180 – 2200C), nhằm sấy khô và định hình cho vải. Sản phẩm sau khi tạo thành sẽ là vải khâu liên kết nhiệt được kiểm tra và đóng gói trước khi lưu trữ tại kho chờ xuất cho đối tác.

+ Vải khâu liên kết hoàn thiện Acrylic: Vải mộc từ công đoạn 3 hoặc bán thành phẩm nhập khẩu được nhúng dung dịch keo Resin Acrylic 10% để phủ Acrylic lên vải nhằm tạo độ bền và độ bóng mượt của vải theo yêu cầu. Sau đó đưa qua máy ép nhiệt (nhiệt độ 180 – 2200C), nhằm sấy khô và định hình cho vải. Sản phẩm sau khi tạo thành là vải khâu liên kết hoàn thiện Acrylic sẽ được kiểm tra và đóng gói trước khi lưu trữ tại kho chờ xuất cho đối tác.

+ Vải liên kết Greige: Vải mộc từ công đoạn 3 hoặc bán thành phẩm nhập khẩu sẽ được phủ một lớp chất liệu (chất tráng phủ) theo yêu cầu nhằm tạo độ bền và làm đẹp vải. Sau đó tấm vải đã được tráng phủ sẽ đi qua máy ép nhiệt (nhiệt độ 180 – 2200C), nhằm sấy khô và định hình cho vải. Sản phẩm sau khi tạo thành là vải liên kết Greige sẽ được kiểm tra và đóng gói trước khi lưu trữ tại kho chờ xuất cho đối tác.

Hình 1.4. Hệ thống máy ép nhiệt

3.2.2. Danh mục máy móc thiết bị sản xuất

Máy móc, thiết bị phục vụ cho nhu cầu sản xuất tại nhà máy tất cả đều không thuộc danh mục cấm sử dụng ở Việt Nam theo quy định hiện hành. Số lượng máy móc sản xuất hiện tại không thay đổi so với báo cáo kế hoạch môi trường đã đăng ký. Công ty chỉ thay thế một số máy móc bị hư hỏng và cải tạo lại một số hạng mục công trình bảo vệ môi trường.

Tổng hợp danh sách máy móc thiết bị của cơ sở như sau:

Bảng 1.2. Danh mục máy móc thiết bị tại cơ sở

3.3. Sản phẩm của cơ sở

Cơ sở hoạt động sản xuất vải không dệt dùng thiết kế giày, trang trí nội thất và các ứng dụng công nghiệp (không thực hiện công đoạn nhuộm). Hiện tại dự án đang hoạt động sản xuất ổn định và công suất không thay đổi so với Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường số 82/GXN-BQL ngày 05/09/2018.

Bảng 1.3. Các sản phẩm được sản xuất tại cơ sở

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước

4.1. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu và hóa chất của dự án

Các loại nguyên, nhiên liệu, hóa chất phục vụ nhà máy hoạt động sản xuất cụ thể được thống kê trong bảng sau:

Bảng 1.4. Nhu cầu sử dụng nguyên nhiên liệu của cơ sở

Nhu cầu sử dụng nhiên liệu

Công ty sử dụng nhiên liệu là khí thiên nhiên hóa lỏng (LPG) để vận hành máy đốt Maxon Valupak150 kết hợp máy sấy Stenter 2500-8 sử dụng với mục đích sấy vải. Nhu cầu sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng của Công ty khoảng 260 tấn/năm.

4.2. Nhu cầu sử dụng nước

Cơ sở sử dụng nguồn nước thủy cục do KCN Sóng Thần 3 quản lý, hiện tại KCN đã xây dựng hoàn chỉnh tuyến đường ống cấp nước cho toàn khu công nghiệp.

Bảng 1.5. Thành phần tính chất của một số hóa chất được sử dụng tại cơ sở

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với cơ sở Phòng khám đa khoa

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE