Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường dự án Trang trại chăn nuôi gia súc gia cầm kết hợp trồng cây thảo dược

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường dự án Trang trại chăn nuôi gia súc gia cầm kết hợp trồng cây thảo dược.Trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp trồng cây thảo dược có diện tích 34.001m2

Ngày đăng: 06-07-2024

124 lượt xem

MC LC

Chương I..................................................................................1

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ..............................................1

1. Tên chủ dự án đầu tư...........................................................................1

2. Tên dự án đầu tư.............................................................................1

2.1 Tên dự án đầu tư..................................................................................1

2.3. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến dự án:..............5

2.4. Quy mô dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):.............5

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư.....................5

3.1. Công suất của dự án đầu tư:.............................................................5

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:...................................5

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:......................................................12

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng,

nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư:...13

4.1. Giai đoạn thi công, xây dựng............................................13

4.2. Nguyên, nhiên, vật liệu giai đoạn hoạt động.................................15

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư:...........................................26

5.1. Hiện trạng quản lý, sử dụng khu đất thực hiện dự án........................26

5.2. Các hạng mục công trình chính của dự án......................................30

5.2.1. Các thông số quy hoạch xây dựng..........................................30

5.4. Tiến độ thực hiện dự án: ............................................................37

Chương II.........................................................................................39

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH,

KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG......39

1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch

tỉnh, phân vùng môi trường........................39

Chương III.....................................................41

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ.41

1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật:............................41

1.1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường...........................................................41

1.2. Dữ liệu về hiện trạng tài nguyên sinh vật..........................................41

2. Mô tả về môi trường khu vực dự án ........................................................41

2.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực dự án........................................................41

2.1.1. Các yếu tố địa lý, địa hình, khí tượng khu vực .................................41

Chương IV........................................................50

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ

XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG....................50

1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong

giai đoạn thi công xây dựng dự án.......................................................50

1.1. Đánh giá, dự báo các tác động:.....................................................50

1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện ......................70

2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong

giai đoạn dự án đi vào vận hành ..............................................80

2.1. Đánh giá, dự báo các tác động....................................80

2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện .......................98

3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường........................119

3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư.........119

3.2. Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường.................................121

3.3. Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường ...122

3.4. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường........123

4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo:........124

4.1. Về mức độ chi tiết của các đánh giá..........................................124

4.2. Về độ tin cậy của các đánh giá............................................124

Chương V ...............................................................126

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG...............126

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải............................................126

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải.............................126

Chương VI...........................................................................127

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN................127

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án:...............127

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm............................127

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị

xử lý chất thải......................................................127

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ............................130

PHỤ LỤC BÁO CÁO.........................................132

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Tên ch d án đầu tư: Công ty TNHH đầu tư và xây dựng..........

- Địa chỉ văn phòng: ........., phường Nghi Hương, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, Việt Nam.

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: ông ........ - Chức vụ: Giám đốc.

- Điện thoại: .............

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mã số doanh nghiêp: .............., đăng ký lần đầu ngày 21 tháng 09 năm 2020 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Nghệ An cấp.

2. Tên d án đu tư:

2.1 Tên dự án đầu tư:

Dự án trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp trồng cây thảo dược tại xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

2.2. Đa đim thc hiện d án đu tư.............., xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

V trí d án:

Dự án trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp trồng cây thảo dược được xây dựng trên khoảnh 8, tiểu khu 962, xóm 1, xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Tổng diện tích của trang trại là 34.001m2. Hiện trạng khu đất là đất rừng sản xuất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thời hạn đến năm 2049.

Tọa độ và vị trí tiếp giáp cụ thể chi tiết của các trang trại như sau:

+ Phía Đông Bắc giáp: Rừng phòng hộ;

+ Phía Đông Nam giáp: Đất nông nghiệp;

+ Phía Tây Bắc giáp: Đất trồng cây hàng năm;

+ Phía Tây Nam giáp: Trang trại trồng cây hàng năm.

nh 1.1. Vị trí dự án

2.3. Cơ quan thm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến dự án:

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Sở Xây dựng tỉnh Nghệ An

- Cơ quan cấp giấy phép môi trường: Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Nghệ An

2.4. Quy mô d án đu (phân loi theo tiêu chí quy đnh ca pháp lut v đu tư công):

Dự án thuộc loại hình xây dựng chuồng trại và chăn nuôi, trồng trọt. Căn cứ quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của dự án thì tổng mức đầu tư của dự án là 15,7 tỷ đồng. Căn cứ khoản 4, điều 10 Luật Đầu tư công năm 2019 thì dự án được phân loại là dự án nhóm C.

Theo các tiêu chí phân loại môi trường dự án trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp trồng cây thảo dược tại xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An là dự án nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường nhưng phải lập giấy phép môi trường cấp tỉnh theo mẫu phụ lục IX kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ.

3. Công sut, công ngh, sản phm ca d án đu tư:

3.1. Công suất của dự án đầu tư:

- Trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp trồng cây thảo dược có diện tích 34.001m2.

- Quy mô chăn nuôi: Chăn nuôi bò thịt và chăn nuôi dê thịt, gia cầm:

+ Chăn nuôi bò thịt quy mô 90 con, công suất khoảng 40 tấn bò thịt/năm.

+ Chăn nuôi dê thịt quy mô 150 con, mỗi năm 2 lứa, công suất khoảng 11 tấn sản phẩm dê thịt/năm.

+ Chăn nuôi gia cầm quy mô 4.500 con gia cầm (gà, vịt), mỗi năm nuôi 2 lứa, công suất khoảng 13,5 tấn thịt gia cầm/năm.

- Quy mô trồng cây dược liệu: Trồng cây dược liệu trên diện tích 1,8ha, công suất khoảng 72 tấn sản phẩm các loại/năm.

3.2. Công ngh sn xut ca d án đầu tư:

* Chăn nuôi sẽ thực hiện theo hình thức nuôi nhốt và không thực hiện việc chăn thả gia súc, diện tích quy hoạch cho hoạt động chăn thả sẽ được canh tác nông lâm kết hợp bổ sung thức ăn cho hoạt động chăn nuôi.

* Tuần suất chăn nuôi tổng thể của dự án như sau:

- Đối với hoạt động chăn nuôi bò thịt:

+ Mỗi năm chăn nuôi 1 lứa.

+ Mỗi lứa chăn nuôi khoảng 90 con.

+ Bố trí thời gian còn lại vệ sinh, sát trùng và chuẩn bị chuồng nuôi.

- Đối với hoạt động chăn nuôi gia cầm:

+ Mỗinăm chăn nuôi 2 lứa.

+ Mỗi lứa chăn nuôi khoảng 3 tháng.

+ Ba tháng còn lại vệ sinh, sát trùng và chuẩn bị chuồng nuôi.

- Đối với hoạt động chăn nuôi dê thịt:

+ Mỗi lứa chăn nuôi khoảng 5 tháng.

+ Mỗinăm chăn nuôi 2 lứa.

+ Hai tháng còn lại vệ sinh, sát trùng và chuẩn bị chuồng nuôi.

3.2.1. Đối với chăn nuôi dê

Nhập giống dê để nuôi về trang trại, nuôi theo phương thức nuôi nhốt. Tận dụng tối đa các phế phụ phẩm công nông nghiệp để tăng hiệu quả kinh tế chăn nuôi. Thời gian nuôi khoảng 3-5 tháng. Cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho dê, chú ý cung cấp các loại thức ăn giàu năng lượng. Mỗi ngày cần đảm bảo cho mỗi con thức ăn thô: 4-5kg; thức ăn tinh: 0,3-0,6 kg. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại và vệ sinh thân thể dê. Giai đoạn cuối, cần hạn chế dê vận động để giảm tiêu hao năng lượng.

3.2.2. Đi với chăn nuôi :

Tuân thủ các bước kỹ thuật nuôi vỗ béo:

- Chọn bò giống để vỗ béo: Chọn bò có bộ khung cơ thể càng lớn càng tốt.

- Vệ sinh thú y: Tẩy diệt các ngoại ký sinh trùng, nội ký sinh trùng bằng các thuốc đặc trị trước khi đưa vào nuôi vỗ béo;

- Chăm sóc, nuôi dưỡng: Thực hiện chế độ khẩu phần ăn, loại thức ăn phù hợp, phòng trừ bệnh, chế độ vận động,...

* V béo bò:

Có 2 phương pháp vỗ béo được áp dụng. Phương pháp vỗ béo ngắn và phương pháp vỗ béo dài:

- Vỗ béo ngắn áp dụng cho bò tơ khoảng 18 tháng tuổi. Thời gian vỗ béo kéo dài khoảng 90-120 ngày, khẩu phần có tỷ lệ thức ăn tinh cao, nuôi nhốt.

- Vỗ béo dài ngày áp dụng cho bò tơ khoảng 12 tháng tuổi. Thời gian vỗ béo kéo dài cả 6 tháng, bổ sung thức ăn tại chuồng. Khẩu phần có tỷ lệ thức ăn tinh thấp hơn so với phương pháp vỗ béo ngắn ngày nuôi nhốt.

Trước khi vỗ béo cần được tẩy giun sán bắng các loại thuốc như Fasiolanida hoặc Fasinex (liều lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì sản phẩm). Những ngày đầu vỗ béo không cho ăn khẩu phần vỗ béo ngay, tuần đầu tăng dần thức ăn tinh lên tối đa 1,5 kg để tránh rối loạn tiêu hóa. Tuần thứ 2 tăng thức ăn tinh tối đa 3 kg, tuần thứ 3 tăng tối đa lên 6-7 kg. Tùy mục tiêu tăng trọng mà khối lượng thức ăn tinh của khẩu phần khác nhau, vì vậy thời gian làm quen khẩu phần vỗ béo có thể kéo dài từ 2-3 tuần.

3.2.3. Quy trình chăn nuôi gà

Hình 1.2. Quy trình cn nuôi gà

* Thuyết minh quy trình:

- Rải trấu: rải trấu lên toàn bộ nền chuồng dày khoảng 10cm và được phun thuốc sát trùng, sau đó thả gà vào. Cứ sau 2-3 ngày tiến hành cào trên bề mặt lớp đệm lót một lần và phun chế phẩm sinh học để giúp đệm lót tơi xốp, phân được phân huỷ nhanh hơn.

- Gà giống 1 ngày tuổi được nhập về từ Công ty đối tác cung cấp đảm bảo số lượng và chất lượng. Gà sau khi được nhập sẽ được nuôi trong điều kiện khép kín, đảm bảo nhiệt độ, nguồn nước và thức ăn. Trại gà được xây thành 2 dãy chuồng trại, dãy chuồng được trang bị các vách ngăn di động, các vách ngăn được điều chỉnh phù hợp với không gian cần thiết cho đàn gà theo từng giai đoạn. Gà được chăm sóc nuôi dưỡng với các thiết bị tự động và bán tự động, đảm bảo thức ăn và nước uống cung cấp cho gà không bị rơi vãi gây mùi hôi và hao phí nguyên liệu đầu vào.

- Gà nuôi sau 50 – 60 ngày (đạt khối lượng khoảng 2,5-3kg) sẽ được xuất chuồng toàn bộ. Gà xuất chuồng sẽ được đưa xe tải vận chuyển đến xuất bán. Chuồng nuôi sẽ được vệ sinh sạch sẽ, nền sẽ được phun rửa, xử lý chất thải.

* K thuật chăm sóc gà thịt từ lúc nhập đến lúc xuất bán

- Thức ăn và cách cho ăn:

+ Thức ăn: đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng.

+ Cách cho ăn: cho ăn bằng máng, thường xuyên bổ sung thức ăn vào máng để gà ăn tự do.

- Quản lý đàn gà:

+ Quan sát, theo dõi hàng ngày khi cho ăn.

+ Hàng ngày quan sát đàn gà và có biện pháp xử lý kịp thời nếu thấy gà ăn uống kém hoặc có hiện tượng khác thường.

- Vệ sinh phòng bệnh:

+ Để đảm bảo đàn gà khoẻ mạnh, chuồng nuôi phải thường xuyên được vệ sinh sát trùng.

+ Phòng bệnh cho đàn gà theo lịch. - Thời gian nuôi:

+ Thời gian nuôi và xuất chuồng: 50 – 60 ngày.

+ Sau khi gà xuất chuồng cần vệ sinh chuồng trại trước khi nuôi đợt mới, công tác vệ sinh bao gồm thu gom toàn bộ vỏ trấu, phân gà, quét mạng nhện trong chuồng, sau đó xịt rửa toàn chuồng bằng nước và thuốc sát trùng.

- Yêu cầu sản phẩm đầu ra: Gà thịt phải đạt từ 2,5 đến 3kg/con. Gà khoẻ mạnh không mắc các loại bệnh dịch, đạt yêu cầu kiểm định của cơ quan chức năng.

3.2.4. Trồng cây dược liu, trng c phc v chăn nuôi bò, dê

* Quy trình trồng cây dược liệu đinh lăng

Nên chọn giống Đinh lăng nếp có lá nhỏ và xoăn, vỏ cây nhẵn, củ to, rễ mềm, vỏ bì dày và phát triển mạnh sẽ cho chất lượng, năng suất cao và dễ tiêu thụ. Không nên trồng loại Đinh lăng tẻ có bản lá to, vỏ sần, mỏng, rễ ra ít, rễ cứng và khó tiêu thụ.

- Chuẩn bị cành giâm: Để cây phát triển tốt, đạt tỷ lệ cây sống cao nên giâm cành vào bầu. Chọn cành bánh tẻ, dùng dao hoặc kéo sắc cắt vát 450 thành từng đoạn với chiều dài cành giâm khoảng 15-20 cm hoặc 40-50 cm; đường kính 1,0 -1,5 cm tùy thuộc vào lượng cành giống và mục đích sử dụng.

Lưu ý: Tránh làm dập 2 đầu của cành để khi giâm vào bầu bộ rễ phát triển tốt hơn. Khi tỉa hom cần để lại khoảng từ 3 - 4 lá, mỗi lá cần tỉa nhỏ lại, chỉ nên để khoảng 1/3 phiến lá. Phần phía dưới cần tỉa sạch lá để khi cắm vào bầu không bị chôn vùi trong đất sẽ gây thối lá. Sau khi cắt xong nên nhúng 1 đầu cành vào dung dịch kích thích ra rễ rồi mới cắm vào bầu.

- Kỹ thuật làm bầu: Đất làm bầu cần chọn đất tơi xốp như đất ải, đất vườn đập nhỏ.

+ Vỏ bầu bằng túi nilon có chọc thủng góc, cạnh. Tuỳ thuộc thời gian cây con ở trong bầu và kích thước cành giâm để chọn kích cỡ bầu khác nhau, thông thường có 2 kích cỡ bầu khoảng 9 x 10 cm hoặc 16 x 18 cm. Cho đất vào khoảng 3/4 túi bầu rồi tra giống vào sau đó xếp bầu vào luống rộng khoảng 0,8 - 1,0m để tiện chăm sóc.

+ Chăm sóc bầu: Nên dùng lưới đen để che nắng và nilon trắng che mưa cho bầu. Thường xuyên tưới đủ ẩm bằng bình dạng phun sương để cây nhanh ra rễ và nảy chồi.

+ Sau giâm 45 – 50 ngày, các lá già đã rụng hết, cây giống nảy chồi mới có thể đem trồng.

Thời vụ:

Cây Đinh lăng là loại cây dễ trồng, thích nghi với nhiều điều kiệu khí hậu khác nhau, có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất trồng vào mùa xuân, từ tháng 2 - 4 dương lịch.

Kỹ thuật trồng cây: Chuẩn bị đất trồng:

- Đinh lăng là cây sống nhiều năm, ưa ẩm, ưa sáng nhưng cũng chịu hạn, chịu bóng nhưng không chịu úng ngập. Cây có thể trồng được ở nhiều chân đất nhưng tốt nhất là trên đất pha cát, tơi xốp, thoát nước tốt. Việc chuẩn bị đất cần tiến hành trước thời điểm xuống giống khoảng 15 - 30 ngày để đất ổn định, hệ vi sinh phát triển cân bằng, tạo điều kiện tốt nhất cho cây con phát triển.

- Sau khi cày bừa cho đất tơi tiến hành trồng theo băng rộng khoảng 2,5 – 3,5 m, mỗi băng trồng 4 - 6 hàng đơn, hàng cách hàng 50cm, luống cao 25 – 30 cm, rãnh rộng 20 – 25 cm. Trồng một hàng đơn ở giữa luống sao cho cây x cây 45 -50 cm, đảm bảo mật độ khoảng xung quanh 1000 cây/sào (360 m2).

- Xung quanh luống nên đào rãnh sâu để để chủ động cho việc tiêu thoát nước tránh được ngập úng khiến cây bị chết hoặc sinh trưởng chậm.

- Cây Đinh lăng là cây chịu bóng nên để cây sinh trưởng tốt, mùa đông ít bị ảnh hưởng của sương muối, giá rét có thể trồng xen với các loại cây ăn quả, cây bóng mát có tán rộng; hoặc che lưới đen cao để thuận tiện cho việc đi lại chăm sóc.

- Ngoài ra có thể lên luống trồng thành từng hố lớn với đường kính 1m sâu 40cm, có lót nilon, trồng 3 cây 1 hố theo hình tam giác cân, cây cách cây 30-40cm. Có thể bố trí các hố theo hình dáng tùy thích để kết hợp vừa thu dược liệu vừa làm cảnh.

Phân bón:

Phân bón lót (Lượng phân bón cho 1 sào): 4 – 5 tạ phân chuồng hoai mục + 20 -30 kg lân supe. Bón lót trước khi trồng. Phân lót cần được bón xung quanh bầu. Tuyệt đối không bỏ phân sát bầu hoặc đặt bầu trực tiếp lên phân.

Kỹ thuật trồng cây ra ruộng:

- Đặt cây vào chính giữa luống đất hoặc chính giữa hố trồng miệng bầu ngang với mặt đất xung quanh, lấp đất đồng thời nén nhẹ xung quanh, vun cao ở gốc để tránh đọng nước. Sau trồng nên phủ rơm rạ hoặc bèo tây lên mặt luống để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất tơi xốp hoặc che phủ nilon mặt luống để hạn chế cỏ dại.

- Khi trồng cần nhẹ nhàng dùng dao cắt lớp nilon bầu, tránh để cây bị đứt rễ. Nên trồng bầu cây chếch 45 độ so với mặt luống nghiêng theo chiều luống sẽ giúp tăng số lượng củ.

Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh:

- Sau trồng 5 – 7 ngày nên hòa loãng lân supe với nước để tưới kích thích bộ rễ phát triển.

- Bón thúc lần 1: Khi cây ra lá mới, chồi ngọn phát triển, với lượng 8 – 10 kg đạm ure/sào.

- Bón thúc lần 2: Sau lần 1 khoảng 5 – 6 tháng với lượng 20 – 30 kg lân supe + 8 – 10 kg đạm ure + 4 – 6 kg Kaly. Bón phân cách gốc 15 – 20 cm, sau đó lấy đất phủ kín phân.

- Từ năm thứ 2 nên bón bổ sung 3 - 4 tạ phân chuồng và 10-15 kg phân NPK/ lần/sào.

- Ngoài ra có thể sử dụng phân NPK của Lâm Thao, Văn Điển, Ninh Bình, … theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất.

Tưới nước: Sau trồng thường xuyên tưới đủ ẩm để cây nhanh bám đất. Khi bộ rễ đã phát triển thì tùy theo tình hình mà tưới nước phù hợp. Lưu ý: Không được để ngập úng, nếu gặp mưa lớn phải khẩn trương tháo cạn nước. Khi tưới chỉ nên tưới vừa đủ, không để đọng nước quá lâu, dễ bị nấm bệnh tấn công.

Chăm sóc khác: Trồng được 2 năm tuổi trở đi, nên cắt bỏ bớt cành và lá thừa vào khoảng tháng 4 và tháng 9 hàng năm. Mỗi gốc chỉ nên để 1 -2 cành to để dinh dưỡng tập trung nuôi củ. Thường xuyên dọn cỏ sạch sẽ trong vườn, tránh để cỏ rậm rạp vừa cạnh tranh dinh dưỡng với cây, vừa là nơi cư trú, lan truyền mầm bệnh.

Phòng trừ sâu bệnh:

- Giai đoạn đầu: Chú ý phòng trừ sâu xám, rầy, rệp sáp, sâu ăn lá, nấm bệnh, … bằng các thuốc trừ sâu có tính nội hấp, lưu dẫn.

- Từ năm thứ 2 trở đi: Cây dễ bị chuột cắn rễ cần có các biện pháp diệt chuột thường xuyên. Nhìn chung, khi sang năm thứ 2 cây đã khỏe mạnh và rất ít sâu bệnh, công tác chăm sóc tập trung vào bón phân và tưới nước.

Thu hoạch

Thông thường cây Đinh lăng từ 3 năm tuổi là cho thu hoạch. Thời gian thu hoạch vào tháng 10 -12 hàng năm. Sau khi thu hoạch tiến hành phân loại những thân tốt để làm giống. Các bộ phận khác như rễ, thân, lá có thể bán tươi hoặc chế biến ngay.

* Quy trình trng cây dược liu cà gai leo

- Mùa vụ gieo trồng cà gai leo:

+ Thời điểm gieo hạt và ươm mầm: từ tháng 1 tới tháng 2 hàng năm;

+ Thời điểm trồng cây ra vùng dược liệu: từ tháng 2 tới tháng 3;

+ Thu hoạch dược liệu: vào tháng 8 – 9 hàng năm. Thời gian thu hoạch cà gai leo lâu hơn các cây trồng ngắn ngày khác vì theo kinh nghiệm dân gian trồng cà gai leo khi được 5 – 6 tháng khi đó mới có dược tính cao nhất.

- Chọn đất trồng cà gai leo:

+ Cần chọn nơi trồng có đủ ánh sáng, đủ độ ẩm, đất tơi xốp và gần nguồn nước tưới. Trước khi trồng cần làm đất tơi xốp, sẻ rãnh và lên luống rộng 0,7m, rãnh sâu 30cm.

+ Thời gian trồng ở miền Bắc vào mùa xuân. Trồng theo khoảng cách hàng cách hàng 50cm, cây cách cây 50cm.

+ Bón lót cho đất trồng theo tỷ lệ: Với 1ha sử dụng 10 tấn phân chuồng, 3 tấn phân vi sinh và 200kg vôi bột. - Kỹ thuật chăm sóc:

+ Khi cây giống có chiều cao khoảng 10 – 15cm tiến hành đánh cây con ra vùng trồng với khoảng cách 30-35cm, hàng cách hàng khoảng 0,8m. Khi trồng xong cần tưới nước ngay, nếu thời điểm ít mưa cứ 3 ngày tưới nước cho cây 1 lần.

+ Trong quá trình chăm sóc cà gai leo cần có biện pháp xử lý cỏ dại bằng cách làm cỏ hoặc sử dụng chế phẩm diệt cỏ sinh học.

+ Khi cây được 2 tháng tiếp tục bón thúc cho cây để kích cây ra rễ. Lần này bón với lượng ít hơn và không bón trực tiếp, nên bón cách xa rễ một chút.

+ Vào mùa khô cần cung cấp đủ nước cho cây, nên sử dụng biện pháp tưới nhỏ giọt chạy dọc theo luống. Một năm nên xới gốc 2 – 3 lần.

- Thu hái và bảo quản:

+ Sau khi quả chín có màu đỏ, cắt toàn bộ cây cách gốc 15-20cm để cây phát tiếp tục phát triển vào vụ sau.

+ Sau khi thu há về, bỏ quả sau đó chặt ngắn từ 3 – 5cm và phơi khô làm thuốc. Quả cà gai leo lọc ra, chọn những quả to làm giống, quả chín đem đãi lấy hạt và phơi khô bảo quản trong lọ kín.

* Quy trình trng c phc v chăn nuôi bò, dê

Để phụ thêm nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò, dê, dự án thực hiện trồng cỏ VA06 để phục vụ thức ăn cho bò với diện tích đã được quy hoạch là 3.351m2. Về quy trình trồng cỏ, dự án sẽ thực hiện như sau:

- Loại cỏ sử dụng để trồng: Cỏ VA06 là giống cỏ được lai tạo giữa giống cỏ Voi quen thuộc với giống cỏ đuôi Sói ở Châu Mỹ.

- Thời điểm trồng là mùa mưa để thuận tiện cho việc trồng cỏ nhất là với cách trồng bằng thân rễ. Khi trồng chú ý tới khâu chuẩn bị đất, cần đảm bảo đất sạch không có mầm sâu bệnh, sau đó cày vỡ đất, đảo đất đều làm cho đất xốp, thoáng khí và diệt mầm cỏ còn lại. Sau khi làm xong các bước trên tiến hành bón lót bằng phân chuồng để tạo độ mùn và chất dinh dưỡng trong đất. Tiến hành rạch hàng có độ sâu từ 10 – 15cm, hàng cách hàng 40 – 60cm. Khi trồng cần chú ý đặt từng hom vào rãnh nghiêng 45 độ rồi lấp đất lại cho chặt. Khoảng cách mỗi hom từ 15 – 20cm, lượng hom phù hợp vào khoảng 3,5 – 4 tấn/hecta. Sau khi gieo trồng khoảng 15 – 20 ngày có thể tiến hành bón thúc bằng phân chuồng đã ủ hoai hoặc phân vi sinh. Chăm sóc đúng quy trình trên thì chỉ từ 30 – 35 ngày bà con đã có thể tiến hành thu hoạch cỏ cho bò ăn.

Trong quá trình trồng cỏ Va06 sẽ xảy ra một số loại bệnh hại, thường thì vào mùa mưa, lượng mưa nhiều, đất ẩm, lại bón quá nhiều URÊ, lượng phân bón không cân đối hoặc do ngập úng lâu ngày cỏ sẽ bị nhiễm bệnh Đốm Nâu hay còn gọi là bệnh Đạo Ôn do nấm Helminthosporium gây ra. Vết bệnh có hiện tượng lá ở gốc xuất hiện các vết đốm nâu ở giữa, xung quanh màu vàng giống với bệnh Đạo Ôn trên lúa sau đó lan dần ra hết lá. Để khắc phục bệnh Đạo Ôn trên cỏ Va06 nếu cây đã đến tuổi thu hoạch thì cắt sát gốc cỏ sau đó tiến hành phun các loại thuốc Gốc Đồng. Sau mỗi lần phun thuốc cần chú ý khoảng 10 – 14 ngày mới tiếp tục thu hoạch cỏ cho bò ăn.

Tóm lại trong quy trình trồng cỏ nuôi bò bà con cần lưu ý những vấn đề sau:

+ Đảm bảo đất sạch mầm bệnh, sạch cỏ.

+ Trước khi trồng cần xới sáo mặt đất cho tới xốp.

+ Bón lót bằng phân chuồng để tạo độ mùn và chất dinh dưỡng trong đất.

+ Rạch hàng sâu 10 – 15cm, hàng cách hàng từ 40 – 60cm.

+ Khi trồng bà con đặt từng hom vào rãnh, nghiêng 45 độ, khoảng cách mỗi hom từ 15 – 20cm, lượng hom khoảng 3,5 – 4 tấn/hecta.

+ Khi cỏ nhiễm bệnh Đạo Ôn thì tiến hành phun thuốc Gốc Đồng.

+ Thu hoạch lứa thứ nhất sau 70-80 ngày trồng và cứ 45 ngày sau lại thu hoạch tiếp lứa khác và mỗi lần trồng có thể thu hoạch được 3-4 năm.

Dùng liềm hoặc dao sắc thu hoạch toàn bộ, không để lại mầm cây làm cho cỏ sẻ tái sinh đều, độ cao cắt gốc càng nhỏ càng tốt thông thường từ 5- 7cm. Tuỳ theo trình độ thâm canh, tuổi cắt của lứa cỏ mà năng suất có thể biến động từ 1,2-3 tấn/làn cắt.

* Phương án chế biến thức ăn cho chăn nuôi bò, dê, gia cm:

- Thức ăn cho bỏ chủ yếu sử dụng cỏ trồng và mua thêm ngô của người dân địa phương. Cỏ và cây ngô được thu hoặc về và sử dụng máy cắt băm phù hợp để cho bò, dê ăn. Ngoài ra, còn sử dụng các loại thức ăn đã được chế biến sẵn và được mua về sử dụng trực tiếp cho bò, dê ăn tùy theo độ tuổi của gia súc.

- Đối với thức ăn cho chăn nuôi gia cầm sử dụng các loại thức ăn đã được chế biến sẵn và được mua về sử dụng trực tiếp cho gia cầm ăn tùy theo độ tuổi.

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:

- Hình thành mô hình chăn nuôi theo hướng tập trung quy mô vừa, đầu tư thâm canh, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường, tăng hiệu quả, góp phần đưa ngành chăn nuôi gia súc của tỉnh và cả nước phát triển bền vững;

- Cung cấp sản phẩm thịt đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng và công nghiệp chế biến thực phẩm trong và ngoài tỉnh, đồng thời cung cấp nguồn dược liệu cho địa phương và các khu vực khác.

Sản phẩm đầu ra của dự án là sản phẩm chăn nuôi từ các trang trại như: bò thịt, dê thịt, gia cầm và dược liệu. Cụ thể như sau:

- Đàn bò: Hàng năm, nhập đàn bò thịt giống ngoại cao sản (trọng lượng bình quân mỗi con đạt 370 kg) từ doanh nghiệp đối tác và tổ chức nuôi 90 con, đảm bảo quy mô hàng năm nuôi vỗ béo và xuất bán 40 tấn thịt thương phẩm.

- Đàn dê: Đầu tư mua ban đầu 150 con giống dê để nuôi, một năm nuôi hai lứa. Sản phẩm gồm: 11 tấn dê thịt/năm.

- Chăn nuôi gia cm: Đầu tư chăn nuôi khoảng 4.500 con gà (vịt) mỗi năm nuôi 2 lứa, công suất cấp cho thị trường hơn 13,5 tấn thịt gia cầm/năm.

- Cây dược liu: Trồng cây dược liệu trên diện tích 1,8ha, công suất bình quân khoảng 72 tấn sản phẩm các loại/năm

Dự án là loại hình trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp trồng cây dược liệu. Với loại hình này, chất thải phát sinh chủ yếu từ quá trình chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm và chất thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên. Khi đi vào hoạt động, Chủ dự án sẽ có các phương án để quản lý, điều hành hoạt động của dự án, hạn chế ô nhiễm môi trường.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án Trung tâm đăng kiểm và đào tạo lái xe

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE