Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án Phòng khám đa khoa

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án Phòng khám đa khoa hoạt động với quy mô 990 lượt khám bệnh/ngày ( ước tính 1 lượt khám khoảng hơn 2h30’, tiếp nhận tối đa 330 lượt khám/2h30’, ngày làm việc 8h, vậy 01 ngày tiếp nhận 990 lượt khám/ngày), hoạt động lưu trú với quy mô 100 giường.

Ngày đăng: 20-09-2024

98 lượt xem

MỤC LỤC.......................................................................................... i

DANH MỤC BẢNG........................................................................ iv

DANH MỤC HÌNH....................................................................... v

MỞ ĐẦU...................................................................................... vii

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ............................... 1

1.    Tên chủ dự án đầu tư..................................................................... 1

2.    Tên dự án đầu tư.......................................................................... 1

3.    Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư........................... 2

3.1.   Công suất của dự án đầu tư.................................................... 2

3.2.   Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, mô tả việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư.. 3

3.3.   Sản phẩm của dự án đầu tư......................................................................... 9

4.    Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư.............. 15

CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG........ 25

1.    Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):.... 25

2.    Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):      25

CHƯƠNG III. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ.. 27

1.    Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật:.......................... 27

2.    Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án.................................... 28

3.    Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án:...28

4.    Hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án....................................... 29

CHƯƠNG IV. ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ. .31

1.    Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn cái tạo, xây dựng dự án:     31

1.1.   Về công trình, biện pháp xử lý nước thải:................................................. 31

1.2.   Về công trình, biện pháp lưu giữ chất thải sinh hoạt, chất thải xây dựng,

chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại giai đoạn cải tạo, xây dựng:........... 33

1.3.   Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:.............................................. 34

1.4.   Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung:................... 37

1.5.   Các biện pháp bảo vệ môi trường khác......................................... 39

2.    Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành  41

2.1.   Về công trình, biện pháp xử lý nước thải................................................. 41

2.2.   Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:......................................... 46

2.3.   Về công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải:................................ 51

2.4.   Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung:............................ 58

2.5.   Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành:.... 59

2.6.   Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có).... 64

3.    Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường............................ 65

4.    Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo:..... 65

CHƯƠNG V. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.... 68

1.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):................................... 68

2.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):...................................... 68

3.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):........................ 68

CHƯƠNG VI. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNHXỬ LÝ CHẤT THẢI

VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN...73

1.    Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư.............. 73

2.    Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.   73

2.1.   Chương trình quan trắc môi trường định kỳ......................................... 73

2.2.   Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:............................. 73

2.3.   Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động,

liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án… 73

3.    Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.................................. 73

CHƯƠNG VII. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.......... 74

PHỤ LỤC BÁO CÁO...................... 75

MỞ ĐẦU

Tổng công ty Đầu tư & Phát triển Công nghiệp...... được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số ....... đăng ký lần đầu ngày 03/06/2010, đăng ký thay đổi lần thứ 8 ngày 22/11/2023 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp.

Căn cứ theo văn bản số 5738/UBND-VX ngày 10/11/2021 của UBND tỉnh Bình Dương chủ trương thành lập thí điểm Phòng khám đa khoa trong các khu công nghiệp. Và văn bản số 195/TB-UBND ngày 31/05/2023 của UBND tỉnh Bình Dương thông báo kết luận của đồng chí .........- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại cuộc họp nghe báo cáo việc điều chỉnh vị trí phòng khám Khu công nghiệp VSIP 2 sang Khu tái định cư Hòa Lợi.

Tổng công ty Đầu tư & Phát triển Công nghiệp .......điều chỉnh vị trí phòng khám đa khoa Khu Công nghiệp VSIP 2 sang Khu tái định cư Hòa Lợi. Phòng khám đa khoa Khu tái định cư.... thành lập cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế nhằm phục vụ kịp thời việc khám chữa bệnh, xử lý tai nạn lao động, ứng phó xử lý những loại dịch bệnh mới đang phát triển. Trên cơ sở thiết bị, nhân lực hiện có của Bệnh viện Quốc tế Becamex và Bệnh viện Đa khoa Mỹ phước thì việc thành lập Phòng khám đa khoa khu tái định cư Hòa Lợi trực thuộc 2 bệnh viện trên để phục vụ công tác phòng chống, khám chữa bệnh cho công nhân tại khu công nghiệp VSIP 2 và người dân trong khu vực khu tái định cư Hòa Lợi.

Căn cứ văn bản số 161/STNMT-CCBVMT ngày 17/01/2022 của Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Dương về việc thông báo kết quả thẩm định Kế hoạch bảo vệ môi trường dự án Phòng khám đa khoa Khu.... Dự án thuộc đối tượng lập hồ sơ cấp Giấy phép môi trường gửi về Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Dầu Một.

Căn cứ Thông báo số 195/TB-UBND ngày 31/5/2023 của UBND tỉnh Bình Dường kết luận của đồng chí Nguyễn Lộc Hà- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại cuộc họp nghe báo cáo việc điều chỉnh vị trí phòng khám Khu công nghiệp VSIP2 sang Khu tái định cư .....

Căn cứ Quyết định 4714/QĐ-UBND ngày 14/12/2023 của UBND thành phố Thủ Dầu Một về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu tái định cư Hòa Lợi thuộc Khu Liên hợp Công nghiệp Dịch vụ Đô thị Bình Dương, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Dự án Phòng khám đa khoa Khu tái định cư Hòa Lợi có tổng vốn đầu tư 19 tỷ đồng thuộc nhóm C theo Luật đầu tư công số 39/2019/QH14.

Căn cứ theo Phụ lục II, Phụ lục V (mục số 4) của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ - Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường và theo điều 28, điều 39 (khoản 1), điều 41 (khoản 3) của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14.

Dự án thuộc danh mục dự án đầu tư nhóm III (ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường) cần phải lập Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường và thực hiện theo mẫu báo cáo của Phụ lục XI - Nghị định số 08/2022/NĐ-CP (mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm III). Bên cạnh đó, Dự án thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Dầu Một.

CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1.Tên chủ dự án đầu tư

TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

Địa chỉ văn phòng: .......đường Hùng Vương, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:

Ông ...    Chức vụ: Tổng giám đốc

Ông ...... Chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị

-     Điện thoại: ....  Fax: .....

Email:.....

Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: ..... đăng ký lần đầu ngày 03/06/2010, đăng ký thay đổi lần thứ 8 ngày 22/11/2023.

1.2 Tên dự án đầu tư

1.2.1 Tên dự án đầu tư:

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA KHU TÁI ĐỊNH CƯ

1.2.2 Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:

Khu Tái định cư Hòa Lợi, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

-     Vị trí địa lý của dự án:

+    Phía Bắc giáp: Đường số 3 ( bên kia đường là Khu đất trống của Khu tái định cư Hòa Lợi).

+    Phía Đông giáp:giáp đường Lê Lợi ( bên kia đường là Khu đất trống của Khu tái định cư Hòa Lợi).

+    Phía Nam giáp: giáp đường nội bộ Khu dân cư ( bên kia đường là Khu đất trống của Khu tái định cư Hòa Lợi)

+    Phía Tây giáp: giáp đường nội bộ Khu dân cư ( bên kia đường là Khu đất trống của Khu tái định cư Hòa Lợi)

Hình 1. 1. Vị trí khu đất Phòng khám đa khoa khu tái định cư (hình chụp vệ tinh)

1.2.3.Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):

Dự án có vốn 19 tỷ đồng tương đương dự án nhóm C theo Khoản 5 Điều 8 Luật đầu tư công. Và căn cứ văn bản số 161/STNMT-CCBVMT ngày 17/01/2022 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương. Dự án Phòng khám đa khoa Khu tái định cư Hòa Lợi của Tổng Công ty thuộc đối tượng lập hồ sơ cấp Giấy phép môi trường.

1.3.Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư

1.3.1 Công suất của dự án đầu tư:

  • Diện tích khu đất: 16.328 m2.
  • Phòng khám hoạt động với quy mô 990 lượt khám bệnh/ngày ( ước tính 1 lượt khám khoảng hơn 2h30’, tiếp nhận tối đa 330 lượt khám/2h30’, ngày làm việc 8h, vậy 01 ngày tiếp nhận 990 lượt khám/ngày), hoạt động lưu trú với quy mô 100 giường.
  • Hoạt động của phòng khám với các 3 chức năng sau: khu chẩn đoán, khu cấp cứu những trường hợp khẩn cấp, khu lưu trú.

1.3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, mô tả việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

  • Đây là dự án cải tạo Chợ hiện hữu thành Phòng khám đa khoa
  • Loại công trình: công trình y tế.
  • Cấp công trình: Công trình cấp II

vCơ chế quản lý và phương án vận hành:

  • Hoạt động bình thường của phòng khám sẽ do Bệnh viện Đa khoa Mỹ Phước đảm nhận chính.
  • Trong công tác phòng chống dịch bệnh, xử lý các các trường hợp bệnh tật, tai nạn...các phòng khám trên sẽ do Bệnh viện Đa khoa Mỹ Phước phối hợp với các Trung tâm y tế tại các huyện/thị xã/Thành phố trên khu vực.

vThời gian vận hành các ​phòng chức năng:

  • Khu vực phòng khám: khám và điều trị trong ngày, không lưu trú tại phòng khám.
  • Khu vực cấp cứu: hoạt động 24/24. Tuy nhiên, phòng khám chỉ thực hiện sơ cứu, các trường hợp nặng chuyển sang bệnh viện tuyến trên, không lưu trú tại phòng khám.
  • Khu vực lưu trú: phục vụ cho các bệnh nhân đòi hỏi khám và điều trị lưu trú tại phòng khám.

vQuy trình hoạt độn​g của phòng khám như sau:

Hình 1. 2. Quy trình hoạt động của phòng khám

Thuyết minh quy trình khám chữa bệnh tại phòng khám

Bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại phòng khám với các trường hợp chủ yếu:

  • Người bệnh trực tiếp đến đăng ký khám bệnh.
  • Người bệnh vào cấp cứu.

+ Trường hợp đăng ký khám chữa bệnh trực tiếp: Đầu tiên người bệnh thực hiện đăng ký khám và lấy số thứ tự tại quầy tiếp nhận, sau đó đến trực tiếp phòng khám và được bác sĩ trực tiếp thăm khám, chuẩn đoán ban đầu. Theo tình trạng bệnh người bệnh có thể được bác sĩ kê đơn thuốc hoặc được chỉ định làm các xét nghiệm hay chẩn đoán hình ảnh. Bệnh nhân điều trị nội trú được bố trí giường bệnh để được điều trị ngay tại phòng khám.

+ Trường hợp cấp cứu: Bệnh nhân vào cấp cứu là các trường hợp sinh nở, cấp cứu tai nạn giao thông, ngộ độc, tai nạn lao động, bệnh nặng. Quy trình cấp cứu thực hiện ngay khi tiếp nhận bệnh bao gồm: cấp cứu hồi sức, phẫu thuật hoặc được chỉ định làm các xét nghiệm hay chẩn đoán hình ảnh. Người bệnh sau khi hồi sức cấp cứu sẽ được chuyển sang điều trị nội trú.

vQuy trình khám/ chữa bệnh ngoại trú

Hình 1. 3. Quy trình khám và chữa bệnh ngoại trú

Bước 1: Tiếp nhận bệnh – Lấy số thứ tự khám

  • Bệnh nhân đến bàn hướng dẫn (hoặc điểm cấp phiếu tứ tự đăng ký khám bệnh) để lấy phiếu số thứ tự xếp hàng đăng ký khám bệnh. Số thứ tự được phục vụ từ 0001 đến 9999 (bệnh nhân không nộp sổ khám bệnh trước).
  • Bệnh nhân đến khu vực chờ trước quầy đăng ký khám bệnh (nhập thông tin) và xếp hàng theo số thứ tự vào quầy đăng ký khám bệnh. Khi nhân viên quầy nhấn nút gọi thì số thứ tự sẽ được hiển thị trên bảng hiển thị và âm thanh được mời gọi tự động. Nhân viên tại quầy nhập thông tin bệnh nhân và cấp cho bệnh nhân số thứ tự khám chuyên khoa.
  • Bệnh nhân cầm phiếu thứ tự đến phòng khám chuyên khoa và xếp hàng theo thứ tự hiển thị trước cửa phòng khám. Số thứ tự được phục vụ từ 0001 đến 9999.

Bước 2: Khám lâm sàng tại các khu khám theo thứ tự

Bệnh nhân nộp sổ khám bệnh vào hộc đựng sổ (trước cửa các phòng khám) và chờ vào khám bệnh theo thứ tự (số thứ tự hiển thị trên bảng điện tử).

  • Đối với bệnh nhân không có chỉ định thực hiện cận lâm sàng: bệnh nhân vào khám và nhận toa thuốc.
  • Đối với bệnh nhân có chỉ định thực hiện cận lâm sàng: bác sĩ sẽ chỉ định các dịch vụ kỹ thuật như xét nghiệm, X-quang, siêu âm, nội soi, thủ thuật và in phiếu xét nghiệm.

Bước 3: Thực hiện các cận lâm sàng

Đối với bệnh nhân có chỉ định thực hiện cận lâm sàng:

  • Đóng tiền thực hiện cận lâm sàng tại quầy thu phí.
  • Bệnh nhân thực hiện: xét nghiệm, X-quang, siêu âm, nội soi, thủ thuật.
  • Bệnh nhân đợi để nhận kết quả xét nghiệm cận lâm sàng, quay trở lại phòng khám ban đầu.

Bước 4: Trở lại phòng khám và nhận toa thuốc

Sau khi khám chuyên khoa và thực hiện cận lâm sàng, tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân mà Bác sĩ sẽ có các chỉ định:

  • Trường hợp không nhập viện nội trú: bệnh nhân được cấp phát thuốc và điều trị tại nhà.
  • Trường hợp điều trị trong ngày: thực hiện các thủ thuật lâm sàng như thay băng, cắt chỉ, làm thủ thuật, tiểu phẫu hay phẫu thuật. Đây là những trường hợp bệnh lý nhẹ, sau khi điều trị có thể ra viện ngay trong ngày.
  • Trường hợp điều trị nội trú: bác sĩ chỉ định nhập viện để theo dõi và điều trị. Bệnh nhân điều trị nội trú được bố trí giường bệnh để được theo dõi và điều trị ngay tại phòng khám.

Bước 5: Phát và nhận thuốc

Sau khi hoàn tất quá trình khám bệnh, bệnh nhân sẽ nhận lại số khám bệnh hoặc thẻ bảo hiểm y tế (nếu có).

Bệnh nhân đến quầy phát thuốc, nộp đơn thuốc, thanh toán và nhận thuốc.

vQuy trình khám​/điều trị nội trú

Hình 1. 4. Quy trình khám/điều trị nội trú

Bước 1: Tiếp nhận bệnh

Nhân viên y tế tiếp nhận bệnh nhân nội trú gồm các trường hợp:

  • Trường hợp tại phòng khám: Sau khi khám chuyên khoa và thực hiện cận lâm sàng, bệnh nhân được bác sĩ chỉ định điều trị nội trú.
  • Trường hợp cấp cứu: Bệnh nhân vào cấp cứu là các trường hợp cấp cứu tai nạn giao thông, ngộ độc, tai nạn lao động. Quy trình cấp cứu thực hiện ngay khi tiếp nhận bệnh

bao gồm: cấp cứu hồi sức, phẫu thuật hoặc được chỉ định làm các xét nghiệm hay chẩn đoán hình ảnh. Người bệnh sau khi hồi sức cấp cứu sẽ được chuyển sang điều trị nội trú.

Bước 2: Nhận giường điều trị nội trú

Nhân viên y tế nhận bệnh nhân kèm theo hồ sơ bệnh án có liên quan, hướng dẫn bệnh nhân về khoa, giường đúng bệnh án hoặc thực hiện chuyển viện cho bệnh nhân nếu cần.

Bước 3: Lập bệnh án

Bác sĩ thực hiện đánh giá tình trạng người bệnh, lập phát đồ điều trị theo tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Bước​ 4: Điều trị

Tùy theo bệnh án sẽ thực hiện các hoạt động truyền dịch, cấp thuốc, truyền máu, phẫu thuật, thủ thuật.

Sau khi phẫu thuật hồi sức sẽ được chuyển về khoa nội trú để nằm tiếp tục theo dõi và điều trị.

Bệnh nhân điều trị nội trú hàng ngày được các bác sĩ thăm khám, thay băng, phát thuốc điều trị.

Trong quá trình điều trị nội trú, nếu có vấn đề gì bệnh nhân chỉ cần bấm nút gọi điều dưỡng trong phòng bệnh nhân, tín hiệu sẽ được phát tại phòng điều dưỡng trực. Nhân viên trực khi nhận được tín hiệu lập tức đến nơi bệnh nhân nhanh chóng hơn.

Bước 5: Nhận thuốc và xuất viện

Sau thời gian điều trị, bác sĩ điều trị thông báo cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Làm giấy đã điều trị nội trú và cấp đơn thuốc (nếu cần). Điều dưỡng giao đơn thuốc và giấy điều trị nội trú cho bệnh nhân khi bệnh nhân đã thanh toán xong viện phí ra viện.

1.4 Sản phẩm của dự án đầu tư:

1.4.1 Quy hoạch sử dụng đất

Dự án được quy hoạch theo cơ cấu sử dụng đất cho các công trình chính như sau:

Bảng 1. 1. Bảng thống kê cơ cấu sử dụng đất

STT

Loại đất sử dụng

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%) Sau cải tạo

Hiện hữu

Sau cải tạo

I

Đất xây dựng dự án

 

 

 

1

Đất xây dựng công trình

4.448,7

5.504,3

34,77

2

Đất giao thông, sân bãi

4082

3.166,0

20,00

3

Đất cây xanh

7.797,3

7.159,7

45,23

 

Tổng đất xây dựng dự án

15.830,0

15.830

100,00

II

Đất thuộc lộ giới quy

hoạch đường Lê Lợi

498,0

498,0

 

TỔNG CỘNG

16.328,0

16.328,0

 

1.4.2 Các hạng mục công trình chính

Bảng 1. 2. Các hạng mục công trình của dự án

 

Stt

 

Hạng mục

Quy mô (m2)

Số tầng

Tỷ lệ (%)

 

Ghi chú

Hiện

hữu

Cải tạo

Sau cải

tạo

I

Đất thuộc diện tích quy hoạch dự án

 

1

Đất xây dựng công trình

 

1.1

Khu khám bệnh

1.231,0

-

1.231,0

1

7,54

Cải tạo

1.2

Khu cấp cứu

2.434,0

-

2.434,0

1

14,91

Cải tạo

1.3

Sân khám cộng đồng

452,3

-

452,3

1

2,77

Cải tạo

1.4

Khu dịch vụ

259,0

-

259,0

1

1,59

Cải tạo

 

1.5

Diện tích sảnh, hành lang xung quanh công

trình

 

-

 

768

 

768,0

 

1

 

4,70

 

Cải tạo

1.6

Nhà nghĩ nhân viên

-

165

165

1

1,01

Xây mới

1.7

Tượng đài

-

100

100

-

0,63

Xây mới

1.8

Phòng máy phát điện

32

-

32

1

0,19

Cải tạo

1.9

Trạm bơm PCCC

18

-

18

1

0,11

Cải tạo

 

 

 

1.10

Phòng chứa chất thải

22,4

45

45

-

0,28

Cải tạo

Chất thải sinh hoạt

-

16

15

 

 

 

Chất thải tái chế

-

10

10

 

 

 

Chất thải y tế

-

10

10

 

 

 

Chất thải nguy hại

-

10

10

 

 

 

 

Khu xử lý nước thải sơ

bộ (xây ngầm)

-

-

120

-

-

Xây mới

 

Tổng diện tích xây dựng       công      trình

(1.1+1.2+...+1.10)

 

4.448,7

 

-

 

5504,3

 

 

34,77

 

2

Đất cây xanh

4.082

-

3.166,0

 

20,00

 

3

Diện tích đường giao

thông nội bộ, sân bãi

7.299,3

-

7424,7

 

46,90

 

 

Tổng diện tích quy

hoạch dự án (1+2+3)

15.830

 

15.830

 

100

 

II

Đất thuộc lộ giới quy

hoạch đường Lê Lợi

498

 

498

 

 

 

TỔNG CỘNG

16.328

 

16.328

 

 

 

(Nguồn: Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP)

Khối lượng và bố trí các hạng mục công trình chính của dự án

Các hạng mục công trình chính.

Khu phòng khám (Cải tạo)

Chiều cao công trình: 9 mét

Số tầng: 1 tầng trệt.

Diện tích xây dựng: 1.231m2, được bố trí:

+    Sảnh khám: 83,5m2.

+    Phòng thu ngân, đăng ký: 25m2.

+    Quầy thuốc: 14,4m2.

+    Phòng test nhanh covid: 58m².

+    Khám sàn lọc: 11m².

+    Khám YHCT: 11,7m2.

+    Khám tai mũi họng: 12m2.

+    Khám răng hàm mặt: 10,7m2.

+    Khám mắt: 17,7m2

+    Khám nhi: 11,6m2

+    Khám thai sản: 11,2m2

+    Khám nội: 23,4m2

+    Khám ngoại: 34,4m2

+    Phòng khám có nhà vệ sinh: 28,6m2

+    Kho đồ dơ: 11,3m2

+    Kho chung: 6,3m2

+    Phòng cấp cứu 1: 71m²

+    Phòng bác sĩ: 10,7m².

+    Phòng X-quang: 23,4m².

+    Phòng điều khiển: 10,2m2

+    Phòng điện tim: 18,3m2

+    Phòng nội soi: 18m².

+    Phòng siêu âm: 18m².

+    Phòng xét nghiệm: 17,4m².

+    Phòng thủ thuật: 10,4 m².

+    Phòng chuẩn đoán hình ảnh: 7,8m2

+    Phòng tiếp khách: 23,5m2

+    Văn phòng: 106,5m2

+    Kho vật tư y tế: 60m2

+    Phòng trưởng phòng khám: 22,7m2

+    Phòng làm việc: 12m2

+    Phòng thủ thuật: 11,5m2

+    Phòng thay đồ: 16m2

+    Phòng đệm: 7,5m2

+    Phòng trực + thay đồ: 36m2

+    Phòng cấp cứu 2: 77,5m2

+    Tổng diện tích vệ sinh khu phòng khám: 55,8m²

+  Hành lang nội bộ khu phòng khám: 226,0m².

Phương án cải tạo: giữ nguyên kiến trúc chợ hiện hữu, chỉ cải tạo bên trong cho phù hợp với chức năng của khu khám bệnh.

Giải pháp lấy ánh sáng: lấy sáng tự nhiên cho hành lang và sảnh được tận dụng tối đa giảm thiểu việc sử dụng năng lượng tiết kiệm chi phí đầu tư. Không gian mở được tối ưu tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh.

Tường khu phòng khám : Tường ngăn chia khu phòng khám làm bằng vách EPS dày 50mm. Khu vệ sinh xây tường gạch, ốp gạch ceramic 300x600mm. Vách kính ngăn chia dùng nhôm kính cường lực 6mm.

Nền khu phòng khám: lát gạch Ceramic 600x600mm. Toàn bộ sàn vệ sinh lát gạch chống trượt 300x300mm.

Trần khu phòng khám: đóng trần thạch cao khung chìm cao 3600mm. Khu vệ sinh đóng trần thạch cao khung chìm chống ẩm cao 3000-3100mm (tùy vị trí).

Mái: thay mới toàn bộ mái hiện hữu bằng tôn PU cách nhiệt 50mm. Mái canopy xây mới dùng tôn PU cách nhiệt dày 50mm, ốp alu bao quanh.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Nhà máy chế biến tinh bột khoai mì công suất 250 tấn/ngày

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE