Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất vải sợi Carbon, vải sợi thủy tinh

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất vải sợi Carbon, vải sợi thủy tinh công suất 1.800.000 m2/năm, tương đương 6.000 tấn/năm. Sản phẩm sử dụng trong công nghiệp sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, chỉnh hình và phục hồi chức năng.

Ngày đăng: 19-09-2024

16 lượt xem

MỤC LỤ

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .......................iv

DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................v

DANH MỤC CÁC HÌNH ..........................................................................vi

CHƯƠNG I................................................................................................1

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ................................................1

1. TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ..................................................................1

2. TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ.......................................................................1

3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM CỦA DỰÁN ĐẦU TƯ................2

3.1. Công suất của dựán đầu tư...............................................................2

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, mô tả việc lựa chọn công nghệ sản xuất

của dự án đầu tư..........................................................................2

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư................................................................7

4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾLIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA

CHẤT SỬDỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰÁN ĐẦU TƯ:.....7

4.1. Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu, hóa chất của dựán đầu tư:.......................7

4.2. Danh mục máy móc, thiết bị của dựán:..............................................11

4.3. Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp điện nước tại dựán.............................12

5. Các thông tin khác liên quan đến dựán đầu tư (nếu có):................................15

5.1. Tóm tắt các thông tin liên quan đến dựán:.............................................15

5.2. Các hạng mục công trình xây dụng của dựán ......................................16

CHƯƠNG II.......................................................................................................19

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI

CỦA MÔI TRƯỜNG..................................................................19

1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệmôi trường quốc gia, quy hoạch

tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):.....................................................19

1.1. Sự phù hợp đối với Quy hoạch phân vùng môi trường của tỉnh Bình Dương....19

1.2. Sựphù hợp đối với phân khu chức năng KCN BWSupplyChain City............20

2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):...21

2.1 Sự phù hợp của dự án đối với nguồn tiếp nhận nước thải...................................21

2.3. Sự phù hợp của dự án đối với nguồn tiếp nhận CTRSH, CTRCNTT, CTNH...26

CHƯƠNG III.............................................................................................27

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ...............27

1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật:..................................27

1.1. Dữliệu về môi trường không khí.......................................................................27

1.2 . Hiện trạng môi trường đất.................................................................................28

1.3. Hiện trạng môi trường nước mặt suối giữa:.......................................................29

2. Môi trường tiếp nhận nước thải của dự án ...............................31

2.1. Hệ thống thu gom nước thải...............................................................................31

2.2. Hệ thống xử lý và chất lượng nguồn nước tiếp nhận:........................................31

3. Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dựán:...32

3.1. Hiện trạng môi trường không khí............................................................32

3.2 Hiện trạng môi tường đất..........................................................................33

3.3 Hiện trạng môi trường nước....................................................................33

CHƯƠNG IV..............................................................................................34

ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ........34

1. Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dựán:......34

2. Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn dựán đi vào vận hành:........36

2.1. Vềcông trình, biện pháp xử lý nước thải:..........................................................36

2.2. Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:......................................................39

2.3. Về công trình, biện pháp lưu giữ, xửlý chất thải rắn.........................................43

2.4. Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về môi trường: ..48

2.5. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử

nghiệm và khi dự án đi vào vận hành:.....................................................48

3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.......................51

3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư..............51

3.2.Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.........51

3.3. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệmôi trường.............51

4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo:...............52

CHƯƠNG V............................................................................53

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG ......................53

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):......................................53

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):.......................55

4. Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải rắn.................................................56

4.1. Chủng loại, khối lượng chất thải phát sinh....................................................56

4.1.1 Chất thải nguy hại........................................................................................56

Chủng loại, khối lượng chất thải nguy hại mà công ty cần kiểm soát, quản lý được

trình bày trong bảng sau:....................................................................56

4.1.2. Chất thải rắn công nghiệp thông thường..........................................57

4.1.3. Chất thải rắn sinh hoạt..................................................................57

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân viên, khối lượng khoảng 8,112 tấn/năm.......57

4.2. Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với việc lưu trữ chất thải..................57

4.2.1 Chất thải nguy hại..............................................................................57

4.2.2 Chất thải rắn công nghiệp thông thường................................................58

4.2.3. Chất thải rắn sinh hoạt........................................................................58

Chương VI.......................................................................................59

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ...................59

2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật. .........60

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:......................................................60

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:............................................61

2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục

khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án.........61

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm........................................61

CHƯƠNG VIII.....................................................................................62

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.........................................................62

PHỤ LỤC BÁO CÁO ..................................................................................63

CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

CÔNG TY TNHH VẬT LIỆU MỚI

- Địa chỉ văn phòng: ........... đường Tiên Phong 13, ( nhà xưởng, khu sản xuất loại 2, lô TR-A04), KCN WB Supply Chain City, Phường Hòa Phú, thành Phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương (thuê nhà xưởng của Công ty TNHH .....)

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:.........

- Điện thoại: ..........................; Fax: ......................; E-mail: .......................

- Giấy chứng nhận đầu tưsố:....... do Ban Quản Lý các Khu Công Nghiệp Bình Dương cấp cho Công ty TNHH Vật Liệu Mới ....... Việt Nam chứng nhận lần đầu ngày 02 tháng 02 năm 2024, chứng nhận thay đổi lần thứ 1 ngày 08 tháng 03 năm 2024

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên số: ........ do Phòng Đăng Ký Kinh Doanh –Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp cho Công ty TNHH Vật Liệu Mới .....Việt Nam, đăngký lần đầu ngày 27 tháng 02 năm 2024.

2. TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

- Tên dự án đầu tư: Nhà máy sản xuất vải sợi carbon, vải sợi thủy tinh (sử dụng trong công nghiệp sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, chỉnh hình và phục hồi chức năng) công suất 1.800.000 m2/năm, tương đương 6.000 tấn/năm

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Nhà xưởng số 15, đường Tiên Phong 13, ( nhà xưởng, khu sản xuất loại 2, lô TR-04), KCN WB Supply Chain City, Phường Hòa Phú,thành Phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư.

+ Công văn xác nhận về việc đồng ý tiếp nhận và xửlý nước thải sinh hoạt của Công ty TNHH BW .........gửi cho Công ty TNHH Vật Liệu Mới.........Việt Nam.

+ Hợp đồng thuê công trình xây dựng Số: BWSCC/PLC/24003 kí ngày…tháng 04 năm 2024 giữa Công ty TNHH BW .......và Công ty TNHH Vật Liệu Mới .........Việt Nam kèm theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ởvà tài sản khác gắn liền với đất số CX763700 (sốvào sổCT59042) cấp ngày 06/8/2020 bởi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương.

+ Giấy Chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về Phòng Cháy và Chữa cháy số 453/TD-PCCC, ngày 18/07/2019 do Phòng Cảnh Sát PCCC và CNCH –Công An Tỉnh Bình Dương chứng nhận công trình nhà xưởng cho thuê.

- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quyđịnh của pháp luật về đầu tư công):

+ Về vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư: 14.736.000.000 (Mười bốn tỷ bảy trăm ba mươi sáu triệu) đồng, tương đương 600.000(sáu trăm nghìn) đôla Mỹ. Trong đó,vốn góp để thực hiện dự án là: 14.736.000.000 (Mười bốn tỷ bảy trăm ba mươi sáu triệu) đồng, tương đương 600.000 (sáu trămnghìn)đô la Mỹ, chiếm tỷlệ100% tổng vốn đầu tư→ Dự án thuộc nhóm C - thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 8 của Luật Đầu tư công số39/2019/QH14 có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng.

+ Về loại hình Dự án: Dự án đầu tư sản xuất vải sợi carbon, vải sợi thủy tinh ( sử dụng trong công nghiệp sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, chỉnh hình và phục hồi chức năng) công suất 1.800.000 m2/năm, tương đương 6.000 tấn/năm→ Căn cứ theo Phụ lục II, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường thì Dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụcó nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Căn cứ theo Điểm b, khoản 5,Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 và Phụ lục V Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều Luật Bảo vệmôi trường thì Dự án thuộc Dựán đầu tư nhóm III.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 39 và khoản 4 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, Dự án thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường và trình Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Thủ Dầu Một thẩm định, phê duyệt.

3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

3.1. Công suất của dự án đầu tư

Mục tiêu hoạt động của dự án là sản xuất vải sợi carbon, vải sợi thủy tinh (sử dụng trong công nghiệp sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, chỉnh hình và phục hồi chức năng) với công suất đăng kí là 1.800.000 m2/năm, tương đương 6.000 tấn/năm.

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, mô tả việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Vải sợi carbon, vải sợi thủy tinh được sản xuất từ các nguyên liệu như hỗn hợp nhựa Epoxy, chất xúc tác kết hợp cùng với sợi carbon, sợi thủy tinh khi qua dây chuyền sản xuất hiện đại sẽtạo ra được sản phẩm vải sợi chất lượng cao. Quy trình sản xuất được tóm tắt theo các bước sau:

Bước 1: Trộn hỗn hợp nguyên liệu nhựa đểđưa hỗn hợp vào dây chuyền tráng phủ

Hình 1. 1 Quy trình trộn hợp nguyên liệu nhựa

Bước 2: Hỗn hợp nguyên liệu được chuẩn bị ở Bước 1 sẽ được đưa vào dây chuyền tráng phủ để tạo ta tấm vải nhựa. Tấm vải nhựa này sẽ được đưa vào dây chuyền tẩm sợi theo quy cách.

Hình 1. 2 Dây chuyền tráng phủ nguyên liệu

Bước 3: Tẩm sợi carbon, thủy tinh theo đơn đặt hàng. Tùy theo đơn đặt hàng của khách là vải sợi thủy tinh hay vải sợi carbon. Công nhân vận hành máy sẽ đưa Sợi carbon, sợi thủy tinh, tấm vải nhựa vào đúng vị trí thao tác của dây chuyền và bật máy cho tẩm.

Hình 1. 3. Dây chuyền tẩm sợi carbon, sợi thủy tinh

Chi tiết quy trình sản xuất được tổng hợp và trình bày theo sơ đồdây chuyền sau:

Hình 1. 4. Quy trình công nghệ sản xuất vải sợi carbon, vải sợi thủy tinh

Thuyết minh quy trình sản xuất:

Quy trình sản xuất vải sợi carbon, vải sợi thủy tinh được thực hiện qua 03 công đoạn chính bao gồm tạo hỗn hợp nguyên liệu nhựa, tráng phủ hỗn hợp để tạo ra tấm vải nhựa theo quy cách mong muốn và sau cùng tùy theo đơn đặt hàng mà tấm vải nhựa sẽ được tẩm với sợi carbon để tạo thành vải sợi carbon hoặc tẩm với sợi thủy tinh để tạo thành vải sợi thủy tinh. Cụ thể các công đoạn thực hiện được thuyết minh cụ thể như sau:

Bước 1: Tạo hỗn hợp nguyên liệu nhựa theo tỉ lệ yêu cầu:

Nguyên liệu dùng để tạo ra hỗn hợp nhựa bao gồm (128,901,100s, UR300, UR500, YP-50S, ES001, LR100) vào sẽđược phân thành 02 nhóm nguyên liệu A,B. Bộ phận kỹ thuật sẽ cung cấp khối lượng nguyên liệu cần dùng.

Đối với nguyên liệu A (Chất đóng rắn Dicyandiamide, chất xúc tác, nhựa epoxy cơ bản), sau khi cân đủ trọng lượng cần dùng sẽ được cho vào thiết bị khuấy. Dưới tác dụng của cánh khuấy, các nguyên liệu này sẽ được trộn đều lại với nhau. Sau khi trộn đều, nguyên liệu sẽ được đưa vào máy nghiền để xay nhuyễn hỗn hợp nguyên liệu A. Hoàn tất công đoạn nghiền, lúc này công nhân sẽ rót và mang lên cân trọng lượng, ghi chép số liệu và đổ hỗn hợp nguyên liệu A vào thùng chứa.

Đối với nguyên liệu B (nhựa epoxycơ bản và chất làm cứng): Sau khi cân đúng trọng lượng sẽ được đưa vào tủ sấy ở nhiệt độ 180 0C, trong thời gian 6h để làm giảm độ nhớt. Kết thúc quá trình sấy, nguyên liệu sẽ được kiểm tra lại trọng lượng và được đưa vào thiết bị trộn.Dưới tác dụng của cánh khuấy, các nguyên liệu sẽ được trộn đều. Hoàn tất công đoạn trộn, công nhân sẽ mở van lấy hỗn hợp và đi cân trọnglượng, ghi chép số liệu và đỗ hỗn hợp nguyên liệu B cho vào thùng chứa.

Hỗn hợp nguyên liệu A và B sẽ được đỏ chung vào thiết bị khuấy trộn chân không. Công nhân vận hành sẽ bật hệt hống gia nhiệt lên đến 700C và khởi động tủ điện điều khiển cho máy khuấy hoạt động. Thời gian khuấy là 20 phút được cài đặt sẵn. Khi hết thời gian, hệthống khuấy và gia nhiệt sẽ ngưng hoạt động. Công nhân sẽmởvan xả và chiết rót hỗn hợp vào thùng chứa. Công nhân sẽ đổ hỗn hợp nguyên liệu vào khu vực thao tác nạp liệu của dây chuyền tráng phủ.

Bước 2: Quy trình tráng phủ hỗn hợp nguyên liệu để tạo thành tấm vải nhựa.

Hỗn hợp nguyên liệu nhựa được công nhân đổ vào khu vực thao tác nạp liệu của dây chuyền tráng phủ. Dây chuyền tráng phủ được vận hành hoàn toàn tựđộng.Tại khu vực thao tác của máy tráng phủ tự động, giấy chống dính sẽ được đưa vào máy tráng phủ tạo thành một lớp lót phía dưới, hỗn hợp nhựa được tráng phủ đều trên lớp giấy. Lớp phủ sẽ được dẫn theo bằng chuyền qua máy kiểm tra độ dày. Khi độ dày đạt yêu cầu, lớp phủ sẽ được theo bằng chuyền qua công đoạn bọc màng PE và được cuộn lại. Bán thành phẩm khi qua dây chuyền tráng phủ được công nhân mang qua dây chuyền tẩm sợi. Bước 3: Tẩm sợi carbon, sợi thủy tinh để tạo thành vải sợi carbon, vải sợi thủy tinh theo quy cách:

Dây chuyền tẩm sợi được vận hành hoàn toàn tự động. Tùy theo đơn đặt hàng, công nhân sẽ chuẩn bị sợi carbon hay sợi thủy tinh đặt vào vị trí thao tác luồn sợi. Sợi sẽ được luồn tự động qua hệ thống con lăn của máy tẩm.

Tấm vải nhựa sẽ được công nhân mang vào đặt ở vị trí khay thao tác, tại khu vực này thiết bị thu cuộn sẽ tháo màng PE được bọc ởtấm vải nhựa và cuộn lại để tái sử dụng. Lớp giấy chống dính đồng thời sẽ được thiết bị từ động luồn qua lớp tấm vải nhựa. Xong các thao tác trên, công nhân sẽ bật cho hệ thống máy tẩm hoạt động. Qúa trình tẩm tấm vải nhựa và sợi bắt đầu được thực hiện. Ở công đoạn này, thiết bị gia nhiệt sẽ làm nóng 03 con lăn của đoạn giữa máy tẩm, tạo sự kết dính giữa tấm vải nhựa và sợi carbon, sợi thủy tinh.

Sau công đoạn tẩm, bán thành phẩm vải sợi carbon, sợi thủy tinh được đi qua thiết bị làm mát để giảm nhiệt độ. Qua hệ thống làm mát, lớp giấy lót sẽ được thu hồi lại nhờ thiết bịrút cuộn và được tái sử dụng lại cho chuyền sau. Tiếp đến thành phẩm sẽ được kiểm tra và được bọc màng PE. Sản phẩm sau cùng là vải sợi carbon, sợi thủy tinh sẽ được cuộn lại, đóng gói vào thùng carton vận chuyển vào kho thành phẩm chờ xuất cho khách hàng.

- Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án:

Công ty lựa chọn công nghệ sản xuất hiện đại hạn chế được tối đa các phát thải gây ảnh hưởng đến môitrường , toàn bộ máy móc thiết bịđược nhập mới 100%, luôn được đảm bảo kiểm tra, bảo trì, bảodưỡng định kỳ, thay thếcác chi tiết bịmònđểđảm bảo độồn của máy luôn nằm trong khoảng cho phép.

Những công đoạn khuấy trộn công ty sửdụng thiết bịkhuấy trộn kín, không phát sinh bụi trong quá trình hoạt động, đảm bảo an toan cho lao động.

Dựán cung cấp các sản phẩm chất lượng cao theo công nghệ hiện đại, công suất sản xuất cao giúp tăng chất lượng và sản lượng các sản phẩm. Với kế hoạch 50% sản phẩm sẽ được xuất khẩu gớp phần tạo ra nguồn thu ngoại tệ cho Việt Nam và 50% sản phẩm được cung ứng nội địa, các mặt hàng chất lượng cao đến với người tiêu dùng Việt Nam, góp phần tạo ra tăng trưởng cho kinh tế trong nước, phát triển kỹ năng và công nghệcho người lao động

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:

Sản phẩm của dự án là vải sợi carbon, vải sợi thủy tinh sử dụng trong công nghiệp sản xuất thiết bị, dụng cụy tế, chỉnh hình và phục hồi chức năng, công suất sản phẩm được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1. 1. Sản phẩm của dự án đầu tư

Hình 1. 5. Sản phẩm của Công ty

4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ:

4.1. Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu, hóa chất của dự án đầu tư:

Trong dây chuyền sản xuất, công ty sử dụng các nguyên vật liệu, hóa chất chính gồm các loại nhựa epoxycơ bản, chất xúc tác, chất tạo cứng, chất đóng rắn, sợi carbon, giấy chống dính, màng PE….), khối lượng, thành phần, tính chất của các nguyên vật liệu, hóa chất được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1. 2. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, hóa chất phục vụ cho quá trình sản xuất

>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE