Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở khai thác đá granit ốp lát

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Mở rộng nâng công suất cơ sở khai thác đá granit ốp lát. Quy mô diện tích toàn dự án là 43,12ha. Căn cứ Giấy phép khai thác trữ lượng khoáng sản đá granit ốp lát (khối) là 494.949 m3 đá granit khối.

Ngày đăng: 24-09-2024

26 lượt xem

MỤC LỤC.......................................................................... 1

Danh mục các từ và các ký hiệu viết tắt............................................ 3

Danh mục bảng biểu......................................................................... 4

Danh mục hình.................................................................................. 4

MỞ ĐẦU.................................................................................... 5

Chương I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ........................... 6

1.   Tên chủ dự án đầu tư.............................................................................. 6

2.   Tên dự án đầu tư.......................................................................................... 6

2.1.   Tên dự án.................................................................................................... 6

2.2.   Địa điểm thực hiện dự án..................................................................... 6

2.3.   Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép liên quan đến môi trường của dự án đầy tư...... 9

2.4.   Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:.10

2.5.   Quy mô của dự án đầu tư............................................................ 10

3.1.   Công suất của dự án đầu tư....................................................... 10

3.2.  Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư.................................... 13

3.3.   Sản phẩm của dự án............................................................... 17

4.   Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư.... 18

5.   Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư...................... 18

5.1.   Tiến độ thực hiện dự án.................................................... 18

5.2.   Vốn đầu tư dự án.............................................................. 18

5.3.   Tổ chức quản lý và thực hiện dự án..................................... 19

Chương II: SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG

CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG............................................ 21

1.   Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường........ 21

2.   Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường................................. 21

Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ....... 22

MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ...................................... 22

1.   Công trình, biện pháp thu gom nước mưa, thu gom và xử lý nước thải.......... 22

1.1.   Thu gom, thoát nước mưa...................................................................... 22

1.2.   Thu gom, thoát nước thải.................................................................. 28

2.   Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải......................................... 29

2.1.   Giảm thiểu ô nhiễm bụi........................................................... 29

2.2.   Giảm thiểu khí thải.................................................................... 30

3.   Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường.......... 30

3.1   Chất thải rắn sinh hoạt....................................................................... 30

3.2.   Chất thải phát sinh từ hoạt động khai thác đá................................. 31

4.   Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại.......................... 31

5.   Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung.............................. 32

6.    Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khu dự án đi vào vận hành.... 33

7.   Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường....... 36

7.1   Kế hoạch và tiến độ......................................................... 36

8.   Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.. 54

8.1   Các nội dung thay đổi của dự án............................................................... 54

8.2   Đánh giá tác động đến môi trường từ việc thay đổi nội dụng so với quyết định

phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giác tác động môi trường....... 56

Chương IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG............. 57

1.   Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải.......................................... 57

1.1.   Nội dung đề nghị cấp phép xả nước thải......................................... 57

1.2.   Các công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải.......................... 58

2.   Nội dung đề nghị cấp phép về quản lý chất thải............................... 58

2.1   Khối lượng, chủng loại chất thải phát sinh........................................... 58

2.2.   Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt,

chất thải công nghiệp phải kiểm soát, chất thải nguy hại........... 59

Chương V: KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI

VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN....... 60

Phụ lục 1. Dự toán chi phí trực tiếp trồng và chăm sóc 1ha rừng keo lai thuần loại..... 62

Phụ lục 2. Chi phí đo vẽ địa hình................................................ 69

Phụ lục 3. Chi phí tháo dỡ vận chuyển hệ thống đường dây điện 22kV và TBA 560kVA.... 70

PHỤ LỤC IV: CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN

PHỤ LỤC V: CÁC BẢN VẼ LIÊN QUAN DỰ ÁN........................... 73

MỞ ĐẦU

Hiện nay thị trường trong cả nước nói chung, khu vực miền Trung và tỉnh Bình Định nói riêng, có nhu cầu tiêu thụ đá xây dựng rất lớn, đặc biệt trong ngành giao thông, cầu đường và xây dựng. Bên cạnh đó còn cung cấp để nâng cấp các đường tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xã, liên thôn và các công trình như nhà ở, khách sạn, khu du lịch sinh thái,...

Công ty Cổ phần ...... - Granite đã tiến hành lập hồ sơ và đã được UBND tỉnh Bình Định cấp Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Đề án cải tạo, phục hồi môi trường Dự án mở rộng nâng công suất khai thác đá Granit ốp lát tại khu vực núi An Trường, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định số 456/QĐ- UBND, ngày 06/02/2015 và Giấy phép khai thác khoáng sản số 1653/GP-BTNMT ngày 25/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ngày 14/5/2018 Công ty đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường Phê duyệt Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung của Dự án “Mở rộng nâng công suất khai thác đá Granit ốp lát tại khu vực núi An Trường, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định” tại Quyết định số 1491/QĐ-UBND ngày 14/5/2018.

Thực hiện theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Dự án thuộc nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường nên phải lập Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư đã có Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm. Nhằm thực hiện các quy định trên, Công ty đã tiến hành lập Báo cáo đề xuất Giấy phép môi trường cho Dự án “Mở rộng nâng công suất khai thác đá granit ốp lát tại khu vực núi An Trường, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định”.

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.Tên chủ dự án đầu tư

- Chủ dự án: Công ty Cổ phần .......... - Granite.

- Địa chỉ: .........., khu vực Tân Hòa, phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

- Điện thoại: ...........

- Đại diện: ........... Chức vụ: Tổng giám đốc.

- Tiến độ thực hiện dự án: 30 năm theo Giấy phép khai thác số 1653/GP- BTNMT ngày 25/6/2015.

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số .......... do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định đăng ký lần đầu ngày 12/4/2002, đăng ký thay đổi lần thứ 15 ngày 28/12/2021.

2.Tên dự án đầu tư

2.1.Tên dự án

Mở rộng nâng công suất khai thác đá granit ốp lát tại ....... xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

2.2.Địa điểm thực hiện dự án

Dự án đầu tư mở rộng nâng công suất khai thác đá granit ốp lát tại ..........xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn. Quy mô diện tích toàn dự án là 43,12ha. Trong đó có các hạng mục như:

Khu vực khai thác sau khi điều chỉnh có diện tích là: 18,73ha (Trong diện tích cấp phép khai thác mỏ tại Giấy phép khai thác khoáng sản số 1653/GP-BTNMT ngày 25/6/2015 là 20,35ha bị cắt bỏ 1 phần diện tích 1,17ha thành rừng phòng hộ tại Quyết định số 2937/QĐ-UBND ngày 24/8/2015. Diện tích còn lại sau khi để lại rừng phòng hộ là 19,18ha. Để đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác tới rừng phòng hộ, Công ty sẽ để lại 1 đai an toàn rộng khoảng 15m để bảo vệ. Sau khi để lại đai bảo vệ an toàn từ rừng phòng hộ tới ranh giới khai thác thì diện tích khai thác sau khi điều chỉnh còn lại là 18,73ha).

Diện tích khu phụ trợ mỏ (khu văn phòng và bãi chứa đá): 4,5ha

Khu vực bãi thải đất đá có diện tích: 13,12 ha. Diện tích sử dụng bãi thải thực tế là 10,17ha.

Diện tích hồ lắng: 1,42 ha.

Tuyến đường vận chuyển chính: 5,35ha. Có các giới cận như sau:

+ Phía Bắc: giáp mỏ đá của Công ty CP VRG đá Bình Định (hiện đã ngừng hoạt động) và phía hạ lưu giáp đất trồng rừng sản xuất của người dân;

+ Phía Tây: giáp núi (phần diện tích thuộc quy hoạch rừng phòng hộ);

+ Phía Đông: phần diện tích khu phụ trợ mỏ của Dự án giáp với diện tích thuộc quy hoạch trang trại chăn nuôi của Công ty và giáp với 3 hộ dân (khoảng cách từ nhà dân đến khu khai thác mỏ khoảng 1km);

+ Phía Nam: giáp mỏ đá của Công ty TNHH Nam Á (hiện đang khai thác) và một phần diện tích đất nông nghiệp và đất trồng rừng tự phát của người dân;

Hình 1.1. Ranh giới dự án

Vị trí khu đất xây dựng dự án được giới hạn bởi các móc tọa độ sau:

Bảng 1.1: Tọa ​độ ranh giới khu vực khai thác theo GP khai thác khoáng sản số 1653/GP-BTNMT

 

Điểm góc

Hệ toạ độ VN 2000, , Kinh tuyến trục 111000’, múi chiếu 60

X(m)

Y(m)

1A

1.529.199

282.904

1B

1.529.199

282.982

1C

1.529.288

282.885

1D

1.529.399

282.813

2

1.529.399

283.404

3

1.528.949

283.404

4

1.528.949

283.104

Diện tích: 20,35 ha

[Nguồn: Giấy phép khai thác khoáng sản 1653/GP-BTNMT ngày 25/6/2015]

Diện tích khai thác sau điều chỉnh mỏ theo Quyết định số 4626/QĐ-UBND ngày 25/12/2018 của UBND tỉnh về việc thuê đất để khai thác đá granite ốp lát (khối).

Bảng 1.2: Tọa độ ranh giới khu vực khai thác theo Quyết định số 3802/QĐ-UBND

Điểm góc

 

Hệ toạ độ VN2000, KTT 111000', MC 60

 

Hệ toạ độ VN2000, KTT 108015', MC 30

GPKTKS số 1653/GP- BTNMT

Quyết định số 3802/QĐ- UBND

 

1

1.529.198,45

282.936,36

1.528.872,00

580.201,00

1B

2

1.529.198,93

282.981,38

1.528.873,00

580.246,00

1C

3

1.529.287,07

282.884,36

1.528.960,00

580.148,00

1D

4

1.529.398,93

282.812,63

1.529.071,00

580.075,00

2

5

1.529.398,14

283.403,78

1.529.077,00

580.666,00

3

6

1.528.948,03

283.403,61

1.528.627,00

580.671,00

 

7

1.528.948,16

283.130,54

1.528.624,00

580.398,00

 

8

1.528.985,38

283.111,97

1.528.661,00

580.379,00

 

9

1.529.011,50

283.101,26

1.528.687,00

580.368,00

 

10

1.529.040,71

283.084,59

1.528.716,00

580.351,00

 

11

1.529.086,13

283.049,10

1.528.761,00

580.315,00

 

12

1.529.128,58

283.010,58

1.528.803,00

580.276,00

 

13

1.529.162,98

282.975,97

1.528.837,00

580.241,00

Diện tích 19,18 ha

[Nguồn: Quyết định số 4626/QĐ-UBND ngày 25/12/2018]

Bảng 1.3. Tọa độ ranh giới khu vực khai thác sau điều chỉnh

 

Điểm góc

Hệ tọa độ VN2000 kinh tuyến trục 111000’, múi chiếu 60

X (m)

Y (m)

1B

1.529.199

282.982

1C

1.529.288

282.885

1D

1.529.399

282.813

2

1.529.399

283.404

3

1.528.949

283.404

 

Điểm góc

Hệ tọa độ VN2000 kinh tuyến trục 111000’, múi chiếu 60

X (m)

Y (m)

7’

1.528.949

283.147

8’

1.528.992

283.126

9’

1.529.018

283.115

10’

1.529.049

283.097

11’

1.529.096

283.061

12’

1.529.139

283.021

13’

1.529.174

282.986

1’

1.529.199

282.958

Diện tích 18,73 ha

2.3 Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép liên quan đến môi trường của dự án đầy tư:

Công văn số 39/SXD-QLXD ngày 28/7/2014 của Sở Xây dựng về việc tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở của Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác và chế biến đá làm vật liệu xây dựng.

Giấy phép khai thác khoáng sản số 1653/GP-BTNMT ngày 25/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép Công ty TNHH ..... – Granite khai thác đá granit ốp lát (khối) tại khu vực núi An Trường, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Quyết định số 3802/QĐ-UBND ngày 27/10/2016 của UBND tỉnh về việc chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp trồng rừng sang mục đích không phải lâm nghiệp để đầu tư Dự án mở rộng nâng công suất khai thác đá của Công ty TNHH .....– Granite.

Công văn số 2476/SXD-QLXD&VL ngày 29/12/2017 của Sở Xây dựng về việc cho ý kiến hồ sơ thiết kế cơ sở dự án mở rộng nâng công suất khai thác đá Granite ốp lát tại núi An Trường, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn của Công ty TNHH.... Granite.

Quyết định số 4626/QĐ-UBND ngày 25/12/2018 của UBND tỉnh về việc cho Công ty TNHH .... – Granite thuê đất để khai thác đá granite ốp lát (khối) tại núi An Trường thuộc xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn;

Quyết định số 2793/QĐ-BTNMT ngày 24/10/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản từ “Công ty TNHH .... – Granite” thành “Công ty Cổ phần ..... – Granite”.

2.4.Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:

Quyết định số 456/QĐ-UBND ngày 06/02/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Đề án cải tạo, phục hồi môi trường Dự án mở rộng nâng công suất khai thác đá Granit ốp lát tại khu vực núi An Trường, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định của Công ty TNHH .... Granite.

Quyết định số 1491/QĐ-BTNMT ngày 14/5/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung của Dự án “Mở rộng nâng công suất khai thác đá granit ốp lát tại khu vực núi An Trường, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định”.

2.5.Quy mô của dự án đầu tư:

Căn cứ vào khoản 1, điều 10 Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019, Dự án có vốn đầu tư là 108.925.004.000 đồng đồng thuộc loại hình công nghiệp, nhóm B.

Loại hình của dự án:

+ Loại công trình: Công trình Mỏ khai thác nguyên liệu cho ngành VLXD có sử dụng vật liệu nổ.

+ Cấp công trình: Công trình cấp II;

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:

3.1.Công suất của dự án đầu tư

Căn cứ Giấy phép khai thác số 1653/GP-BTNMT ngày 25/6/2015, Trữ lượng khoáng sản đá granit ốp lát (khối) là 494.949 m3 đá granit khối bao gồm:

+ Đá granit tảng lăn: 115.768 m3,

+ Đá granit gốc: 379.181 m3.

Trữ lượng khai thác: 295.000 m3 đá granit khối:

+ Đá granit tảng lăn: 69.000 m3,

+ Đá granit gốc: 226.000 m3.

Mức sâu khai thác: đến mức +200m,

Công suất khai thác: 10.000 m3 đá granit khối/năm, trong đó:

+ Năm thứ nhất: 5.000 m3/năm.

+ Đá khối khai thác được từ đá tảng lăn của các năm thứ 2 đến năm thứ 6 là 3.000 m3/năm và đá granit gốc là 7.000 m3/năm.

+ Đá khối khai thác được từ đá tảng lăn của các năm thứ 7 trở đi là 2.000 m3/năm và đá granit gốc là 8.000 m3/năm.

Hiện t​rạng dự án:

- Mỏ đã được UBND tỉnh Bình Định cấp phép khai thác số 1653/GP-BTNMT ngày 25/6/2015. Hiện khai thác tại mỏ cụ thể như sau:

+ Hiện nay Công ty đang tập trung kết hợp khai thác đá granit tảng lăn trên mặt và đá granit gốc tại khu vực moong khai thác nằm tại trung tâm mỏ ở cos cao từ +380m đến +260m. Với khối lượng khai thác tại mỏ từ khi cấp phép đến 31/12/2023 được thể hiện cụ thể tại bảng sau:

 

Năm khai thác

Trữ lượng

địa chất đã khai thác (m3)

Trữ lượng nguyên khai

(m3)

Sản phẩm

Đá Block

(m3)

(1)

(2)

(3)=2*0,9

(4)=(3)

Từ 01/01/2015 - 31/12/2015

2.337

2.103

2.103

Từ 01/01/2016 - 31/12/2016

1.036

932

932

Từ 01/01/2017 - 31/12/2017

2.439

2.195

2.195

Từ 01/01/2018 - 31/12/2018

3.538

3.184

3.184

Từ 01/01/2019 - 31/12/2019

1.874

1.687

1.687

Từ 01/01/2020 - 31/12/2020

1.866

1.679

1.679

Từ 01/01/2021 - 31/12/2021

1.067

960

960

Từ 01/01/2022 - 31/12/2022

969

872

872

Từ 01/01/2023 - 31/12/2023

1.302

1.107

1.107

Trữ lượng đã khai thác đến

31/12/2023

16.428

14.719

14.719

Trữ lượng địa chất phê duyệt

484.759

 

 

Đá granit tảng lăn

113.380

 

 

Đá granit gốc

371.379

 

 

Trữ lượng địa chất theo giấy

phép khai thác

295.000

 

 

Đá granit tảng lăn

69.000

 

 

Đá granit gốc

226.000

 

 

Trữ lượng còn lại đến

31/12/2023

 

 

 

Trữ lượng địa chất phê duyệt

còn lại

468.331

 

 

Đá granit tảng lăn

109.841

 

 

Đá granit gốc

358.490

 

 

Trữ lượng địa chất theo giấy

phép khai thác còn lại

278.572

 

 

Đá granit tảng lăn

65.461

 

 

Đá granit gốc

213.111

 

 

(Nguồn: Báo cáo thống kê, kiểm trữ lượng khoáng sản Công ty CP ....Granite)

- Mô t​ả hiện trạng khai thác:

+ Công ty Cổ phần ...– Granite đang thực hiện khai thác trong diện tích được cấp phép trong Giấy phép khai thác khoáng sản số 1653/GP-BTNMT ngày 25/6/2015 với công suất khai thác là 10.000 m3 đá block/năm và thời hạn khai thác là 30 năm.

+ Sau 09 năm khai thác, hiện nay Công ty đang tập trung kết hợp khai thác đá granit tảng lăn trên mặt và đá granit gốc tại khu vực moong khai thác nằm tại trung tâm mỏ ở cos cao từ +380m đến +260m với tổng diện tích khoảng 9ha. Thời hạn khai thác của giấy phép khai thác khoáng sản số 1653/GP-BTNMT ngày 25/6/2015 còn lại là 21 năm.

Hiện trạng bãi thải: Khối lượng đất đá thải đến thời điểm hiện nay đang chứa tại mỏ là 1.185.148 m3, với diện tích 10,17ha. Hiện nay, Công ty đang đổ thải tập trung ở phía Bắc bãi thải với chiều cao khoảng 18m thoải dần về phía Nam với chiều cao khoảng 9m. Do đó, phần diện tích 3,8ha phía Bắc có chiều cao khoảng 18m Công ty đang tiến hành dừng đổ thải cải tạo phục hồi môi trường với phần diện tích này và tiếp tục đổ thải phía Nam bãi thải.

Hiện trạng khu phụ trợ: Hiện tại Công ty đã xây dựng khu phụ trợ và khu chế biến đá bao gồm:

+ Khu văn phòng mỏ với diện tích là 120m2 được xây dựng kiên cố để phục vụ công tác điều hành sản xuất mỏ.

+ Nhà ở công nhân: Công ty cũng đã đầu tư 01 nhà cấp 4, xây dựng kiên cố, có trần chống nóng và lát nền đá thoáng mát với diện tích khoảng 140m2 để công nhân ở lại tại mỏ.

+ Nhà ăn ca: Có diện tích 75m2 được xây dựng kiên cố, thoáng mát, trang bị các thiết bị cơ bản như quạt, đèn chiếu sáng, điều hòa để phục vụ nấu ăn và ăn uống giữa ca của toàn bộ cán bộ và công nhân của mỏ.

+ Phòng bảo vệ: Có diện tích 23 m2 được xây dựng là nhà cấp 4, xây dựng kiên cố, thoáng mát có bảo vệ trực 24/7 để bảo vệ hoạt động của mỏ.

+ Xưởng sửa chữa nhỏ: Có diện tích 320 m2 phục vụ công tác sửa chữa nhỏ và thường xuyên các thiết bị mỏ, đồng thời có gian làm kho chứa các vật tư cần thiết.

Hiện trạng công trình BVMT đã có tại dự án: Công ty đã xây dựng 01 hồ lắng 03 ngăn phía Đông dự án, để xử lý nước mưa chảy tràn tại khu vực dự án (quy mô hồ lắng: với diện tích khoảng 14.200 m2, sâu 3,0 m và dung tích chứa là 42.600 m3), hệ thống mương thu gom nước mưa cụ thể về hồ lắng, nước mưa chảy tràn theo hiện trạng tự nhiên.

3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

(1).Công n​ghệ khai thác

Trên cơ sở hệ thống khai thác và phương án mở mỏ đã được chọn. Sau khi kết thúc xây dựng cơ bản mỏ, tiến hành lắp đặt và bố trí các thiết bị khai thác trên đồng thời hai moong là +360m và +310m. Tiến hành khai thác lần lượt từ trên xuống dưới, bóc đất phủ vượt trước quá trình khai thác đá tảng lăn và đá gốc.

Trên mỗi moong cũng tiến hành chia làm nhiều phân tầng để cưa cắt (đối với đá gốc) để tạo thành nhiều mặt thoáng, cũng như bố trí các thiết bị độc lập.

Tại mỏ đang áp dụng HTKT hỗn hợp khấu theo lớp xiên (các tầng trên cao từ mức +320m trở lên) và khấu theo lớp bằng (các tầng từ +320m trở xuống), vận tải trực tiếp bằng ô tô, công trình mỏ phát triển từ trên xuống dưới dọc một bờ công tác, sử dụng bãi thải ngoài và thoát nước bằng phương pháp tự chảy.

Phương pháp khai thác áp dụng cho mỏ như sau:

  • Do đặc điểm địa chất mỏ gồm: Lớp trên cùng là đất đá phong hóa tàn dư chứa các tảng lăn đá granit, tuy nhiên trong thời gian khai thác thực tế cho thấy độ thu hồi của đá block từ đá tảng lăn là không cao (chỉ đạt khoảng 6,38%). Ngay tiếp giáp phía dưới lớp này là đới bán phong hóa, nứt nẻ, dập vỡ không khai thác làm đá block được. Tiếp giáp với lớp bán phong hóa là đá granit gốc có tính chất và độ thu hồi đảm bảo.
  • Như vậy, để khai thác hiệu quả phải tiến hành tập chung khai thác đá granit gốc, đồng thời tận thu toàn bộ đá tảng lăn trên bề mặt. Tuy nhiên, khối lượng bóc bỏ (đất đá thải) khá lớn. Quy trình khai thác bao gồm: xúc bốc đất đá vây quanh các tảng lăn, tiến hành khoan nêm thủ công tách các khối tảng lăn thành các block có kích thước hợp lý. Sau đó tiến hành khoan nổ mìn, bóc bỏ lớp bán phong hóa nứt nẻ, dập vỡ. Xúc chuyển hoặc gom gạt đất đá sau nổ mìn xuống bãi xúc và xúc lên ô tô vận chuyển ra bãi thải. Dùng máy gạt làm sạch bề mặt tầng đá granit gốc, tiến hành khoan tạo lỗ, luồn dây kim cương, cưa cắt tách đá thành các block với kích thước phù hợp để vận chuyển về bãi tập kết phía chân núi.

Các khâu công nghệ chính trong quá trình khai thác đá khối được thể hiện theo sơ đồ sau:

Hình 1.2. Sơ đồ công nghệ khai thác

*Công tác khoan:

Công tác khoan của mỏ bao gồm công tác khoan nêm tách đá granit tảng lăn, công tác khoan chuẩn bị cho công tác nổ mìn làm tơi lớp granit bán phong hóa còn rắn chắc và khoan tạo lỗ chuẩn bị cho công tác cưa cắt đá granit gốc.

*Công tác nổ mìn:

Công tác nổ mìn phá đá tại mỏ được thực hiện để làm tơi các khối đá tảng lăn không đạt tiêu chuẩn; tầng đá granit bán phong hóa rắn chắc; các khu vực trong tầng đá granit gốc không đạt tiêu chuẩn.

Bảng 1.4. Các thông số khoan nổ mìn

TT

Tên các thông số

Ký hiệu

Đơn vị

Giá trị

1

Chiều cao tầng

H

m

5,0

2

Đường kính lỗ khoan

d

mm

42

3

Đường cản chân tầng

W

m

1,5

4

Chiều sâu khoan thêm

lth

m

0,5

TT

Tên các thông số

Ký hiệu

Đơn vị

Giá trị

5

Khoảng cách giữa các lỗ

a = mW

m

1,5

6

Lượng thuốc chỉ tiêu

q

kg/m3

0,35

7

Lượng thuốc cho 1 lỗ

Q

kg

3,94

8

Chiều cao cột thuốc

Lth

m

2,98

9

Chiều cao cột bua thực tế

Lbt

m

2,52

10

Lượng thuốc nổ cho 1 lần nổ

Q1L

kg

467

11

Số lượng lỗ khoan cho 1 lần nổ

Nlk

Lỗ

116

12

Phương pháp nổ

Vi sai điện

13

Khối lượng thuốc nổ

 

kg/năm

46.948

 

14

Khoảng cách an toàn khi nổ mìn:

  • Đối với người
  • Đối với công trình

 

 

m m

 

300

150

*Công tác ​tách đá granit gốc bằng hệ thông thiết bị máy cắt dây kim cương bao gồm:

Công tác tách đá granit từ nguyên khai thành các block lớn; công tác cắt thành các khối đá nhỏ tử tảng đá lớn theo kích thước nhất định; Công tác tách khối đá ra khỏi nguyên khối;

*Công t​ác gạt:

Công tác gạt tại mỏ bao gồm: Gạt đá granit bán phong hóa rắn chắc sau nổ mìn; đá granit phong hóa, đá granit tảng lăn loại trong quá trình khai thác; đá granit gốc loại trong quá trình khai thác đá khối; san gạt bãi thải.

*Công tác xúc bốc:

Công tác xúc bốc tại mỏ bao gồm: Xúc bốc các khối đá block có kích thước quy chuẩn từ khai trường về bãi xúc mức +320m khi áp dụng HTKT khấu theo lớp xiên gạt chuyển; Xúc bốc đá granit bán phong hóa còn rắn chắc sau khi được làm tơi bằng khoan nổ mìn, đất đá loại trong quá trình khai thác đá granit gốc và đá granit tảng lăn.

*Công tác vận tải

Công tác vận tải tại mỏ bao gồm: Vận tải đất đá thải ra bãi thải ngoài và vận tải đá khối từ khai trường về bãi tập kết.

*Phương pháp đổ thải:

Mỏ áp dụng phương pháp đổ thải cao, bãi thải phát triển theo hình rẻ quạt, đổ thải trực tiếp bằng ô tô tự đổ ra mép bãi thải, máy ủi san ủi đống đất đá thải xuống sườn đổ thải.

Bãi thải ngoài được đổ thải bắt đầu tại vị trí cuối tuyến đường ra bãi thải (xem bản vẽ kết thúc XDCB). Bãi thải sẽ phát triển theo dạng lấn dần từ vị trí ban đầu ra khắp biên giới bãi thải theo thiết kế. Trong quá trình đổ thải, bãi thải phải luôn dốc về phía trong 3÷50m, có đê chắn ở mép ngoài bờ đổ thải và có người “xi nhan” cho lái xe đổ thải để tránh hiện tượng trượt xe xuống sườn dốc bãi thải.

Sau khi ô tô lùi, đổ đất đá thải máy gạt sẽ tiến hành san gạt đất đá thải xuống sườn để tạo bãi thải. Đất đá thải được xúc phân loại lên ô tô trước khi vận chuyển ra bãi thải, bao gồm đất phủ lẫn các mảnh dăm sạn với lượng không đáng kể được đổ thải riêng thành một khu vực và đất đá có nhiều đá dăm sạn được đổ thành một khu vực. Đất đá thải có thể được sử dụng làm vật liệu san lấp hoặc lưu giữ để hoàn thổ khi kết thúc khai thác mỏ.

(2).Lựa chọn các thông số của hệ thống khai thác:

Bảng 1.5: Các thông số chủ yếu của HTKT

TT

Thông số

hiệu

Đơn

vị

Giá trị

1

Chiều cao tầng khai thác

H

m

5

2

Chiều cao tầng kết thúc

Hkt

m

20

 

3

 

Góc nghiêng sườn tầng khai thác

a1

độ

55

a2

độ

60

a3

độ

90

4

Góc nghiêng sườn tầng kết thúc

akt1

độ

55

akt2

độ

90

5

Góc ổn định bờ mỏ

gkt

độ

42

6

Chiều rộng mặt tầng công tác tối thiểu

Bmin

m

30

7

Chiều rộng mặt tầng kết thúc

bkt

m

7

8

Chiều dài của tuyến khai thác

Lct

m

150

9

Khoảng cách an toàn mép ngoài tầng

c

m

1,5-2,0

[Nguồn: Dự án đầu tư]

3.3.Sản phẩm của dự án

Sản phầm đầu ra tại khai trường mỏ là các block đá có kích thước yêu cầu

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

Để đảm bảo mỏ khai thác đạt 100% công suất nhu cầu tiêu hao số nguyên nhiên liệu chính như sau:

Bảng 1.6: Bảng tổng hợp nguyên, nhiên, vật liệu

TT

Tên nguyên, nhiên

liệu

Đơn vị

Nhu cầu nguyên

nhiên liệu hàng năm

1

Vật liệu nổ công nghiệp

-

Thuốc nổ

Kg

34.000

-

Kíp vi sai

Cái

60.000

-

Dây nổ

M

60.000

2

Nhiên liệu

 

 

-

Dầu diezen

Lít

385.527

-

Mỡ bôi trơn

Kg

19.276

-

Điện năng

Kw

639.600

-

Dây cắt kim cương

m

1.079

-

Nước

m3

11.900

+

Nước sản xuất

m3

8.600

+

Nước sinh hoạt

m3

3.300

5.Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

5.1.Tiến độ thực hiện dự án

Căn cứ giấy phép khai thác khoáng sản số 1653/GP-UBND ngày 25/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Công ty đã tiến hành khai thác khoáng sản đến nay, thời hạn khai thác 30 năm, kể cả thời gian đóng cửa mỏ.

Số ngày làm việc chung toàn mỏ trong năm: 250 ngày.

+ Từ tháng 02 đến tháng 8 là mùa khô: làm việc trung bình là 24 ngày/tháng, khoảng 190 ngày;

+ Từ tháng 9 đến tháng 12 là mùa mưa làm việc trung bình là 15 ngày/tháng, khoảng 60 ngày.

Những ngày mưa lớn sẽ nghỉ các hoạt động tại khai trường khai thác.

Số ca làm việc trong ngày: 01 ca;

Số giờ làm việc trong ca: 08 giờ.

Thời gian làm việc:

  • Đối với đơn vị thi công tại dự án: Thời gian hoạt động thi công: buổi sáng từ 7h ÷ 11h30, buổi chiều 13h30 ÷17h00.
  • Đối với đơn vị vận chuyển nguyên vật liệu: buổi sáng 7h ÷ 11h30, buổi chiều từ 13h30 ÷ 18h00.

5.2.Vốn đầu tư dự án

Theo Văn bản số 39/SXD-QLXD ngày 28/7/2014 của Sở Xây dựng tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở của Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác và chế biến đá làm vật liệu xây dựng. Tổng vốn đầu tư: 108.925.004.000 đồng.

Nguồn vốn đầu tư: Chủ đầu tư.

5.3.Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

Sơ đồ tổ chức quản lý sản xuất:

Công tác khai thác, chế biến đá tại dự án được tổ chức thành một chi nhánh trực thuộc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc Công ty cổ phần ....... - Granite.

>>> XEM THÊM: 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE