Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án Đầu tư trang trại chăn nuôi

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án Đầu tư trang trại chăn nuôi Công suất thiết kế: 8.400 con lợn thịt/lứa (2,7 lứa/năm). Khối lượng lợn thịt thương phẩm: 8.400 (con/lứa) × 2,7 (lứa/năm) × 100 (kg/con) = 2.268.000 (kg/năm)

Ngày đăng: 01-07-2024

104 lượt xem

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ......................1

1.1. TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ......................................................................1

1.2. TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ .....................................................................1

1.2.1. Tên dự án đầu tư .......................................................................1

1.2.2. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư ..................................1

1.2.3. Cơ quan thẩm định thiết kế, cấp giấy phép có liên quan đến môi trường ........4

1.2.4. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM .........................4

1.2.5. Quy mô phân loại dự án đầu tư............................................................4

1.3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ .........5

1.3.1. Công suất của dự án đầu tư ...................................................................5

1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư.................................................5

1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư..............................................6

1.4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG.......................7

1.4.1. Nhu cầu về nguyên liệu..............................................7

1.4.2. Nhu cầu về nhiên liệu...................................................12

1.4.3. Nhu cầu về hóa chất sử dụng......................................12

1.5. NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ...............................15

1.5.1. Điện năng và nguồn cấp điện ..........................................................15

1.5.2. Nhu cầu sử dụng nước và nguồn cấp nước.................................15

1.6. CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ ....................................19

1.6.1. Cơ cấu sử dụng đất của dự án..................................................19

1.6.2. Các hạng mục công trình chính..................................................19

1.6.3. Các công trình phụ trợ.......................................................................21

1.6.4. Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường .....................................23

1.6.5. Danh mục máy móc, thiết bị của dự án................................................23

CHƯƠNG 2. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU 

TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG..................................... 25

2.1. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY

HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG...........................25

2.2. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG...........27

2.2.1. Đánh giá khả năng chịu tải của môi trường đối với nước thải .................27

2.2.2. Đánh giá khả năng chịu tải của môi trường đối với chất thải ..............27

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ................ 28

3.1. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP THOÁT NƯỚC MƯA, THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI...28

3.1.1. Thu gom và thoát nước mưa ...............................................28

3.1.2. Thu gom và thoát nước thải ................................................30

3.1.3. Công trình và biện pháp xử lý nước thải ...................................35

3.1.4. Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục.......................58

3.2. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP XỬ LÝ BỤI, KHÍ THẢI......................................60

3.2.1. Hệ thống thu gom bụi, khí thải trước khi xử lý...........................................60

3.2.2. Công trình xử lý bụi, khí thải đã xây dựng của dự án..................................62

3.2.3. Các biện pháp xử lý khí thải khác ............................................................65

3.3. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG .....68

3.3.1. Biện pháp thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt.........................68

3.3.2. Công trình, biện pháp thu gom và lưu giữ chất thải rắn thông thường..............69

3.4. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI....................77

3.4.1. Dự báo về khối lượng chất thải nguy hại phát sinh......................77

3.4.2. Công trình lưu giữ chất thải nguy hại....................................78

3.4.3. Công tác chuyển giao chất thải nguy hại.........................................79

3.5. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG..........................79

3.5.1. Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung của dự án.....................79

3.5.2. Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung của dự án...................80

3.6. PHƯƠNG ÁN PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG ....................80

3.6.1. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó với sự cố trạm xử lý nước thải tập trung............80

3.6.2. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó với sự cố hồ biogas............................85

3.6.3. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố bùng phát dịch bệnh ....................88

3.6.4. Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ....................................91

3.7. NỘI DUNG THAY ĐỔI SO VỚI QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐTM .............97

CHƯƠNG 4. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG............... 98

4.1. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI..............................98

4.1.1. Nguồn phát sinh nước thải ...................................................................98

4.1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép....................................98

4.1.3. Dòng nước thải .......................................................................98

4.1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải.98

4.1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải............99

4.2. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI BỤI VÀ KHÍ THẢI............................100

4.3. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG.......................100

4.3.1. Nguồn phát sinh ................................................................ 100

4.3.2. Vị trí các nguồn phát sinh tiếng ồn................................................... 100

4.3.3. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung........................................ 101

CHƯƠNG 5. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT

THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN..... 102

5.1. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI.........102

5.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm..................................... 102

5.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý................... 102

5.1.3. Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến ...... 103

5.2. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT.....103

5.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ............................ 103

5.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải.................................. 103

5.3. KINH PHÍ THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG HẰNG NĂM.................103

CHƯƠNG 6. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.............................. 104

6.1. CAM KẾT VỀ TÍNH CHÍNH XÁC, TRUNG THỰC CỦA HỒ SƠ ..............................104

6.2. CAM KẾT XỬ LÝ CHẤT THẢI ĐÁP ỨNG QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT.....104

CHƯƠNG 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1. TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

- Tên Chủ dự án đầu tư: CÔNG TY TNHH CHĂN NUÔI ............

- Địa chỉ: .......... xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: (Ông) .........

- Điện thoại: ............             Fax: ..................            E-mail: .......................

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH một thành viên số: ........... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình cấp, đăng ký lần đầu ngày 02 tháng 02 năm 2021.

- Quyết định số .........-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2021 về việc chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp nhận nhà đầu tư.

1.2. TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.2.1. Tên dự án đầu tư

Dự án “Đầu tư trang trại chăn nuôi ”.

1.2.2. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư

Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: .........., thôn Đông Thổ, xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

Khu đất xây dựng Dự án nằm hoàn toàn trong vùng đất canh tác nông nghiệp của xã Lê Lợi với tổng diện tích là 48.104 m2 (Hợp đồng thuê đất số 01/HĐ-TĐ ngày 09/1/2023 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình và Công ty TNHH chăn nuôi ...........). Vị trí tiếp giáp với các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội như sau:

+ Phía Bắc: Tiếp giáp với cánh đồng lúa, cách sông Trà Lý 700m.

+ Phía Tây: Tiếp giáp cánh đồng lúa do UBND huyện Lê Lợi quản lý.

+ Phía Đông, Nam: Tiếp giáp xã Vũ Lăng, huyện Tiền Hải.

1.2.2.1. Mối liên hệ với các đối tượng tự nhiên

- Cách khu vực dự án khoảng 700 m về phía Bắc là sông Trà Lý. Sông là phân nhánh của sông Hồng, toàn bộ dòng chảy thuộc địa phận tỉnh Thái Bình. Sông Trà Lý bắt nguồn từ xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà, chảy qua 7/8 huyện, thành phố của tỉnh Thái Bình với 48 phường, xã ven sông, sau cùng đổ ra vịnh Bắc Bộ tại cửa Trà Lý (giáp ranh của 2 xã Thái Đô, huyện Thái Thụy và xã Đông Hải, huyện Tiền Hải). Chiều dài của sông trung bình khoảng 67 km, bề rộng lòng sông trung bình khoảng 180 m.

- Hệ thống kênh mương nội đồng xã Lê Lợi: Do dự án nằm trong khu vực canh tác nông nghiệp của người dân xã Lê Lợi nên hệ thống kênh mương tưới tiêu tương đối dày đặc. Gần dự án nhất là mương nội đồng với chiều dài khoảng 1,3 km, chiều rộng trung bình khoảng 5 m. Đây là nguồn tiếp nhận nước mưa, nước thải của dự án.

- Hệ thống đồi núi, khu di tích lịch sử: Khu đất thực hiện dự án tương đối bằng phẳng, không có đồi núi. Xung quanh khu vực thực hiện dự án cũng không nằm trong Khu vực Vườn quốc gia, khu di tích lịch sử, khu sinh quyển và khu bảo tồn thiên nhiên nào khác.

- Diện tích thực hiện dự án nằm hoàn toàn trong phần đất canh tác nông nghiệp của người dân xã Lê Lợi và không có phần đất nghĩa địa trong khu vực thực hiện dự án.

- Hiện tại, Công ty TNHH chăn nuôi ......... đã ký hợp đồng thuê đất với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình. Hợp đồng có thời hạn đến năm 2070. Trong đó, diện tích đất thuê là 48.104 m2.

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí xây dựng dự án với các đối tượng xung quanh

1.2.2.2. Mối liên hệ với các đối tượng kinh tế - xã hội

- Khoảng cách từ ranh giới của dự án đến trang trại lợn Duy Nguyễn liền kề (thuộc xã Vũ Lăng, huyện Tiền Hải) khoảng 118 m về phía Nam.

- Khoảng cách từ ranh giới của dự án tới trang trại lợn Tân Việt (thuộc xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương) khoảng 923 m về phía Đông Nam.

- Khoảng cách từ ranh giới của dự án đến khu dân cư gần nhất thôn Đông Thổ, xã Lê Lợi là khoảng 502 m về phía Đông Bắc.

- Khoảng cách từ khu chuồng trại và khu xử lý chất thải chăn nuôi của dự án đến trường học, nhà máy nước và UBND xã Lê Lợi đều lớn hơn 1,5 km.

1.2.3. Cơ quan thẩm định thiết kế, cấp giấy phép có liên quan đến môi trường

- Cơ quan thẩm định thiết kế: Công ty TNHH chăn nuôi Lê Lợi (Chủ đầu tư) tự thẩm định thiết kế xây dựng.

- Cơ quan cấp giấy phép môi trường: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình.

1.2.4. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM

Quyết định số 621/QĐ-UBND ngày 24 tháng 3 năm 2022 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi Lê Lợi.

1.2.5. Quy mô phân loại dự án đầu tư

1.2.5.1. Theo tiêu chí của pháp luật về đầu tư công

Căn cứ Quyết định số 17/QĐ-UBND ngày 19/7/2021 của UBND tỉnh Thái Bình về việc chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư, Dự án “Đầu tư trang trại chăn nuôi Lê Lợi” của Công ty TNHH chăn nuôi Lê Lợi với diện tích 48.104 m2 (4,81 ha), tổng mức đầu tư Dự án là 42.466.021.000 đồng (42,466 tỷ đồng).

Căn cứ theo khoản 3, Điều 10 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14, ngày 13/06/2019, Dự án thuộc nhóm C.

1.2.5.2. Theo tiêu chí của pháp luật về bảo vệ môi trường

Căn cứ Quyết định số 17/QĐ-UBND ngày 19/7/2021 của UBND tỉnh Thái Bình về việc chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư; Quyết định số 2057/QĐ-UBND ngày 23/8/2021 của UBND tỉnh Thái Bình về việc đính chính thông tin tại Quyết định 17/QĐ-UBND ngày 19/7/2021, Dự án “Đầu tư trang trại chăn nuôi Lê Lợi” của Công ty TNHH chăn nuôi Lê Lợi có công suất thiết kế (năm kinh doanh ổn định): 8.400 con lợn thịt/lứa. Căn cứ quy định tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022, Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II của Nghị định.

Căn cứ Nghị định số 46/NĐ-CP ngày 13/7/2022 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/1/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi, số đơn vị vật nuôi của dự án là: 8.400 × 0,2 = 1.680.

Căn cứ theo Nghịđịnh số08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Dự án thuộc số thứ tự 3, mục I, phụ lục III danh mục dự án đầu tư nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao quy định tại khoản 3 điều 28 luật bảo vệ môi trường.

Căn cứ điểm c, khoản 3, Điều 41 của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022), Dự án thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của UBND tỉnh Thái Bình.

1.3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.3.1. Công suất của dự án đầu tư

Căn cứ theo Quyết định số 621/QĐ-UBND ngày 24 tháng 3 năm 2022 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi Lê Lợi. Công suất chăn nuôi của dự án như sau:

- Công suất thiết kế: 8.400 con lợn thịt/lứa (2,7 lứa/năm).

- Khối lượng lợn thịt thương phẩm: 8.400 (con/lứa) × 2,7 (lứa/năm) × 100 (kg/con) = 2.268.000 (kg/năm)

Dự án chăn nuôi gia công cho Công ty cổ phần trang trại Hoàng Thái theo Hợp đồng ký kết giữa 2 bên số 200321 ngày 20/3/2021 (Hợp đồng đính kèm Phụ lục báo cáo).

1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Sơ đồ quy trình công nghệ chăn nuôi của Dự án

Hình 1.2. Sơ đồ quy trình công nghệ chăn nuôi lợn thịt của dự án

Thuyết minh quy trình công nghệ chăn nuôi

Quá trình chăm sóc nuôi dưỡng từ lúc nhập chuồng đến khi xuất, thì toàn bộ nguồn cám nuôi, thuốc thú y cũng được nhập đồng bộ từ Công ty cổ phần trang trại Hoàng Thái, kỹ thuật chăm sóc áp dụng và tuân thủ đúng theo kỹ thuật và có kỹ sư luôn theo dõi trong cả quá trình chăm sóc nuôi dưỡng. Do đó chất lượng cũng như tiến độ nuôi lợn và chất lượng lợn thịt xuất luôn đảm bảo.

Lợn con sau khi nhập chuồng có trọng lượng khoảng 5 - 10 kg sẽ cho ăn thức ăn tốt nhất. Lợn được giữ ấm trong mùa đông và thoáng mát trong mùa hè. Lợn được theo dõi sức khỏe thường xuyên hàng ngày, nếu phát hiện lợn bị bệnh lập tức được cách ly và tiêm thuốc đúng yêu cầu kỹ thuật viện thú y.

Thông thường 1 lứa lợn thịt từ lúc tách mẹ chuyển vào chuồng nuôi lợn thịt đến khi xuất chuồng mất khoảng 19 tuần. Khi xuất lợn sẽ đạt trọng lượng khoảng 100 kg.

Sau khi xuất lợn, để tiếp tục nhập lợn con giống, chủ trang trại thực hiện vệ sinh và sát trung chuồng nuôi.

Trong quy trình chăn nuôi, chất thải có thể phát sinh như: Nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại (phân lợn, xác lợn chết, máng, thiết bị hỏng, bao bì đựng thức ăn...); Toàn bộ chất thải phát sinh sẽ được thực hiện thu gom, xử lý theo đúng quy định.

Trong quá trình chăn nuôi, trang trại áp dụng triệt để các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn, bao gồm:

Tuân thủ tuyệt đối an toàn sinh học để có thể phòng ngừa dịch tả châu phi (AFS). Công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn được chú trọng đặc biệt, đảm bảo đàn lợn được tiêm phòng đầy đủ, đúng thời hạn đúng liều lượng, năm 2 lần trước mùa mưa đối với các loại vacxin dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn, để nâng cao sức đề kháng, tính chống chịu bệnh tật cao cho đàn lợn.

Quản lý và giám sát chặt chẽ chất lượng thuốc thú y và chất lượng thức ăn nhằm bảo vệ tốt cho đàn lợn nuôi, phát hiện dịch bệnh kịp thời, khoanh ổ dịch nếu có, tập trung xử lý dứt điểm các ổ dịch.

Lịch tiêm phòng cho các đối tượng lợn qua từng giai đoạn theo kỹ thuật chăm sóc của các kỹ sư chăn nuôi.

1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư

- Lợn thịt thương phẩm: 100 kg/con.

- Khối lượng lợn thịt thương phẩm: 2.268.000 (kg/năm).

1.4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG

1.4.1. Nhu cầu về nguyên liệu

Nhu cầu nguyên liệu phục vụ cho trang trại chăn nuôi chủ yếu là thức ăn và thuốc phòng bệnh. Thức ăn là dạng đã được đóng gói sẵn, không cần pha chế phối trộn. Thức ăn được lưu chứa trong các silo chứa thức ăn chuyên dụng, sau đó sẽ cấp đến từng ô nuôi. Khi hết thức ăn, xe vận chuyển sẽ vận chuyển thức ăn và bơm vào các silo lưu giữ đảm bảo khối lượng sử dụng trong vòng từ 3 - 5 ngày. Số lượng, chủng loại thuốc kháng sinh, thức ăn, vắc xin phòng bệnh cho lợn phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển, tình hình bệnh của lợn, có thể tính toán cụ thể như sau:

· Đối với thức ăn chăn nuôi

- Khối lượng tính toán

Các loại thức ăn sử dụng cho lợn gồm nhiều loại khác nhau như nhóm thức ăn giàu năng lượng, nhóm thức ăn giàu đạm, nhóm thức ăn giàu khoáng chất, nhóm thức ăn giàu vitamin. Tham khảo Dự án Trang trại Thụy Hưng mà Chủ dự án đang thực hiện chăn nuôi lợn thịt có công suất tương đương dự án tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, thì nhu cầu thức ăn dành cho lợn thịt là khoảng 1,9 kg/con/ngày. Như vậy, đối với 8.400 con lợn thịt thì nhu cầu thức ăn trong 1 ngày là: 1,9 (kg/con/ngày) × 8.400 (con) = 15.960 (kg/ngày)

- Quy trình nhập xuất và lưu giữ thức ăn

Thức ăn (cám các loại) được các xe bồn vận chuyển từ nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của Tập đoàn Hòa Phát về trang trại. Thức ăn vận chuyển về là loại không đóng bao, được chứa trong các xe bồn. Từ xe bồn, cám được bơm vào các silô chứa tại các dãy chuồng nuôi. Từ các silô này, cám được cấp tới các máng ăn trực tiếp cho đàn lợn.

Hình 1.3. Sơ đồ quy trình công nghệ chăn nuôi lợn của dự án

Công ty đã đầu tư hệ thống cấp cám NCC FAMSUN với 3 chế độ vận hành là tự động, bán tự động và bằng tay. Trên thực tế, để phù hợp với điều kiện hoạt động của trang trại, chế độ bán tự động thường được lựa chọn.

Hệ thống bao gồm 2 phân hệ là hệ xích tải lắp đặt tại các chuồng cách ly, chuồng hậu bị và chuồng thịt; hệ auger kết hợp xích tải lắp đặt tại các chuồng phối, mang thai, chuồng đẻ và chuồng sau cai sữa.

Cấu tạo hệ thống cấp thức ăn

- Hệ xích tải

+ Mô tơ hộp truyền động bên trong có 2 công tắc hành trình: 1 công tắc bảo vệ an toàn cho người vận hành mở nắp hộp truyền động mô tơ ngắt; 1 công tắc hành trình chống rùi và căng xích.

+ Tủ điều khiển.

+ Cảm biến đầy cảm. Không có cảm biến báo hết cám ngoài silô.

+ Xích tải cám bằng đồng tiền nhựa trắng 35mm.

+ Đường ống, cút góc, giá đỡ, phụ kiện

.- Hệ auger kết hợp xích tải

+ Mô tơ tời cám bằng ruột gà từ silo vào, hộp rơi cám có lắp cảm biến báo đầy

+ Mô tơ hộp truyền động tùy theo chuồng có 1 đến 3 hộp truyền động.

+ Cảm biến đầy cảm. Không có cảm biến báo hết cám ngoài silo.

+ Xích tải cám bằng đồng tiền nhựa trắng 35mm.

+ Đường ống, cút góc, giá đỡ, phụ kiện.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống cấp thức ăn

-     Chế độ chạy tự động: Mô tơ hộp truyền động tự động chạy theo thời gian cài đặt đến lúc cám đầy qua sensor sẽ tác động ngắt mô tơ.

-     Chế độ chạy bán tự động: Chạy khi cám đầy cũng tự động tắt.

-     Chế độ vận hành bằng tay: Tương tự như chế độ bán tự động, dùng trong trường hợp ô cuối cạnh cảm biến báo đầy đóng do không có lợn khi đó cám đầy ở ô trước người vận hành sẽ chủ động ấn nút dừng. Tránh để lượng cám nhiều trong đường ống về hộp truyền động.

Cảm biến đầy cám được thiết kế cách ống rơi cám cuối 30 cm. Lúc bật tay hoặc tự động cảm biến có thời gian trễ do cài đặt. Mô tơ truyền động sẽ chạy trước sau thời gian cài đặt thì cảm biến lúc đó mới làm việc. Vì khi cám đầy dừng khi đó cám vẫn có trong đường ống che cảm biến, nếu không có thời gian trễ của cảm biến thì mô tơ hộp truyền động sẽ không chạy được.

Đối với hệ auger kết hợp xích tải, tương tự như hệ xích tải có 3 chế độ vận hành chạy tự động, bán tự động và chạy tay. Cả 3 chế độ khi bắt đầu thì mô tơ hộp truyền động chạy trước khoảng 30s do cài đặt để kéo hết cám qua mắt cảm biến sau đó mô tơ auger tự động chạy kéo cám từ silo vào.

Ngoài ra, công ty còn có kho chứa cám đóng bao để dự phòng cho những trường hợp nghỉ lễ, tết xe cảm không chở cám vào kịp.

Hình 1.5. Hình ảnh hệ thống cấp cám tự động bên trong chuồng nuôi

Đối với thuốc phòng, chữa bệnh

Các loại thuốc, vắc xin phòng bệnh sử dụng tại trang trại được bảo quản trong tủ thuốc, một số loại thuốc được bảo quản lạnh. Tùy thuộc vào tình hình dịch tễ mỗi khu vực chuồng nuôi và mỗi giai đoạn, Chủ dự án chủ động lên yêu cầu và đề xuất thuốc sử dụng. Chủ dự án cam kết chỉ sử dụng các loại thuốc thú y, chế phẩm vệ sinh thuộc danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam:

Bảng 1.2. Danh mục thuốc phòng và chữa bệnh của dự án

1.4.2. Nhu cầu về nhiên liệu

Nhiên liệu sử dụng trong quá trình hoạt động chăn nuôi của trang trại là dầu DO cho các máy phát điện dự phòng trong điều kiện mất điện lưới. Số lượng máy phát điện dự phòng của trang trại là 01 máy phát điện Diesel dự phòng với công suất 220KVA/0,4KV. Đầu ra của máy phát điện là nguồn điện 3 pha 230/400V, 50Hz. Định mức tiêu hao nhiên liệu cho máy phát điện là 41 lít dầu DO/giờ với điều kiện chạy đủ tải 100%.

Trong trường hợp mất điện lưới, để đảm bảo điều kiện kỹ thuật chăm sóc cho đàn lợn, trang trại sẽ phải chạy máy phát điện 24 giờ đồng hồ. Tổng lượng nhiên liệu tiêu hao là 984 lít DO/ngày. Tuy nhiên, trên thực tế rất ít khi xảy ra tình trạng mất điện lưới. Do đó, máy phát điện không thường xuyên được sử dụng.

1.4.3. Nhu cầu về hóa chất sử dụng

1.4.3.1. Các loại hóa chất khử trùng, khử mùi và vệ sinh chăn nuôi

Hóa chất sử dụng trong quá trình chăn nuôi của dự án chủ yếu là chế phẩm vi sinh (EMIC và BIO-EM) và thuốc sát trùng ALDEKOL DES® FF. Các loại chế phẩm và thuốc sát trùng này được sử dụng để xử lý mùi hôi phát sinh từ chuồng trại chăn nuôi, từ các hố ga thu gom nước thải, bể tách rác, hồ sơ lắng, nhà chứa phân, trạm xử lý nước thải tập trung, thành phần và khối lượng sử dụng cụ thể như dưới đây:

Bảng 1.3. Nhu cầu sử dụng chế phẩm và thuốc sát trùng của dự án

a) Đặc tính và các tác dụng của các loại hóa chất sử dụng

· EMIC: (Bộ vi sinh vật hữu hiệu) là tập hợp nhiều vi sinh vật hữu hiệu đã được nghiên cứu và tuyển chọn thuộc các chi: Bacillus, Lactobacillus, Streptomyces, Sacharomyces… có khả năng phân giải mạnh chất hữu cơ, sinh chất kháng sinh, chất ức chế tiêu diệt các vi sinh vật có hại.

Cách sử dụng: Pha 1 lít EMIC với 30 - 40 lít nước sạch, phun đều nơi ô nhiễm, diện tích phun khoảng 1000 m2 sàn chuồng. Tần suất phun tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm, trung bình 03 ngày phun 01 lần.

· BIO-EM: Bao gồm bác vi sinh vật hữu hiệu: Bacillus subtilis, bacillus acidophilus, Aspergillus oryzae, Saccharomyces cerevisae; >5.107 cfu/ml và các enzim: Amylaza, Xenllulaza, Proteaza. Tác dụng phân hủy nhanh các chất hữu cơ, khử mùi hôi chất thải hữu cơ, hấp thụ các chất độc như: NH3, NO2, H2S, giảm lượng COD, BOD5,… ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh (Salmonella, Staphyllococcus, Vibrio, fecal colifom).

Cách dùng là hòa rỉ đường hoặc đường đen, đường đỏ, đường phên, mật vào can hoặc thùng chứa nước. Sau đó cho chế phẩm BIO- EM vào và khuấy tan đều, đậy kín (không vặn và đậy kỹ) tránh bụi bẩn rơi vào và khí có thể thoát ra được, để nơi khô mát, từ 3 ngày trở lên là dùng được. Liều lượng sử dụng 1 lít chế phẩm BIO-EM pha với 20 lít nước phun đều trên diện tích 40 m2.

Phun chế phẩm đã pha vào mọi nơi trong khu chất thải hữu cơ, rác thải hoặc khu sản xuất và mương thoát, phun đều ở nơi ô nhiễm. Ô nhiễm nặng 2 ngày phun một lần. Ô nhiễm nhẹ 1 tuần phun 1 lần. Bảo quản đóng can 20 lít/can, để nơi khô mát. Thường xuyên phun thuốc khử trùng, khử mùi hôi tưới vào các hố tách phân.

· Thuốc sát trùng: Thuốc sát trùng chính được sử dụng là ALDEKOL DES® FF là thuốc sát trùng phổ rộng, đậm đặc, an toàn, hiệu quả và thích hợp để sát trùng đối với tất cả các loại bề mặt chuồng trại. Thành phần trong 1 lít ALDEKOL DES® FF có chứa: Glutaral 112g và Quaternary Ammonium Comounds 120g.

b) Liều lượng và cách sử dụng

-Sát trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi, xe và các phương tiện ra vào trại: 1/500 -1/300 (pha từ 2ml - 3ml/1 lít nước). Phun 10 lít dung dịch sát trùng đã pha cho 100 m2.

-Ngâm sát trùng dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng uống: Pha theo tỉ lệ 1/150 (100ml/15 lít nước).

-Phun sương, sát trùng chuồng định kỳ khi còn vật nuôi để giảm áp lực mầm bệnh: 1/500 (2ml/ 1 lít nước). Định kỳ phun sát trùng mỗi tuần 1 lần.

-Khử trùng nước uống cho gia súc, gia cầm: pha theo tỉ lệ 1/3000 (1 ml/3 lít nước).

-Xử lý, dập tắt sự lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Dịch tả, PRRSv, PCV2: Pha theo tỉ lệ 1/150 (1 ml/1,5 lít nước).

c) Thông số kỹ thuật của kho chứa hóa chất

Hóa chất dùng trong khử trùng, khử mùi và vệ sinh chăn nuôi sau khi nhập từ các nhà cung cấp về trang trại, được phân loại tại nguồn và chuyển vào kho chuyên dụng đặt tại khu chăn nuôi.

Cơ sở có 01 kho chứa hóa chất và thuốc phòng chữa bệnh cho lợn. Kho có diện tích 34,1m2 (Dài × Rộng = 8,78 × 3,89m). Kho chứa hóa chất được thiết kế xây gạch chỉ, mái lợp tôn, trần nhựa, nền lát gạch men, có cửa kính. Kho được trang bị bình chữa cháy CO2 cầm tay. Các loại hóa chất và thuốc trong kho được phân loại và xếp ngay ngắn tại các khu vực riêng trong kho, trên các tấm pallet gỗ hoặc nhựa (cách nền kho khoảng 15cm).

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường dự án đầu tư xây dựng nhà máy sợi công nghệ cao

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE