Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Công ty đồ gỗ gia dụng

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án Nhà máy sản xuất khung ghế nệm sofa 10.000 sản phẩm/năm; ghế nệm sofa 20.000 sản phẩm/năm; đồ gỗ gia dụng 50.000 sản phẩm/năm và in ấn bao bì cartoon 500 tấn/năm, diện tích đất 14.275m2.

Ngày đăng: 28-06-2024

95 lượt xem

MỤC LỤC

MỤC LỤC .............................................................i

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.......................iv

DANH MỤC BẢNG .............................................................v

MỞ ĐẦU .........................................................................10

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ......................12

1.1. Tên chủ dự án đầu tư .............................................................12

1.2. Tên dự án đầu tư:.......................................................................12

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:...........................12

1.3.1. Công suất của dự án đầu tư...................................................12

1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa

chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:.............................13

1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư.................................................................23

1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng,

nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư...................24

1.4.1. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng,

hóa chất sử dụng của dự án đầu tư.................................................24

1.4.2. Nhu cầu máy móc thiết bị...................................................................31

1.4.3. Nhu cầu sử dụng điện.........................................................................36

1.4.4. Nhu cầu sử dụng lao động..................................................................36

1.4.5. Nhu cầu sử dụng nước........................................................................36

1.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án.........................................................38

1.5.1. Vị trí địa lý của dự án.........................................................................38

1.5.2. Các hạng mục công trình của dự án....................................................41

1.5.3. Tiến độ thực hiện dự án......................................................................45

1.5.4. Vốn đầu tư dự án ................................................................................46

1.6. Mô tả biện pháp, khối lượng thi công............................................................46

CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH,

KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG...............49

2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường

quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường..........................49

2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường.......50

2.2.1. Sự phù hợp của Dự án đối với hệ thống thoát nước của khu vực ......50

2.2.2. Sự phù hợp của dự án đối với nguồn tiếp nhận khi thải.....................55

2.2.3. Sự phù hợp của dự án đối với nguồn tiếp nhận chất thải rắn thông thường.............................55

2.2.4. Sự phù hợp của dự án đối với nguồn tiếp nhận chất thải rắn nguy hại ..........................55

CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN......56

3.1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật:.............................56

3.2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án:.....................................56

3.3. Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án:............57

CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT

CÁC CÔNG TRÌNH BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.........................60

4.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo

vệ môi trường trong giai cải tạo nhà xưởng ................................60

4.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động................................60

4.1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện........68

4.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ

môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành..............71

4.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động cho quá trình hoạt động.....................71

4.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện......105

4.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường ................140

4.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo..141

CHƯƠNG V. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG,

PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC......................................143

CHƯƠNG VI: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG .....144

6.1. Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với nước thải......................................144

6.1.1. Nguồn phát sinh nước thải................................................................144

6.1.2. Lưu lượng xả thải tối đa....................................................................144

6.1.3. Dòng nước thải .................................................................................144

6.1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn tương ứng ...............................144

6.1.5. Vị trí, phương thức xả thải vào nguồn tiếp nhận nước thải..............145

6.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải.................................................145

6.2.1. Nguồn phát sinh khí thải...................................................................145

6.2.2. Dòng khí thải, vị trí xả thải, phương thức xả khí thải.......................146

6.2.3. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường........................................................147

6.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải rắn.........................................148

6.4. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có)...................150

6.4.1. Nguồn, vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung..........................................150

6.4.2. Công trình biện pháp giảm thiểu tiếng ồn:.......................................152

6.4.3. Công trình biện pháp giảm thiểu độ rung:........................................152

6.5. YÊU CẦU VỀ PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 152

6.6. CÁC YÊU CẦU KHÁC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.............................153

CHƯƠNG VII: KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ

LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG................155

7.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án .........155

7.2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật....................158

7.2.1. Giám sát nước thải............................................................................158

7.2.2. Giám sát khí thải...............................................................................158

7.2.3. Giám sát chất thải rắn.......................................................................158

7.2.4. Chương trình quan trắc tự động, liên tục..........................................158

7.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm....................................158

CHƯƠNG VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ........................................159

PHỤ LỤC .......................................................................160

MỞ ĐẦU

Công ty TNHH MTV .......... đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương chấp thuận chuyển địa điểm đầu tư nhà máy sản xuất gạch Tuynel từ khu phố Bình Chánh Đông, phường Khánh Bình, Thị xã Tân Uyên (nay là Thành phố Tân Uyên) đến thị trấn Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương với diện tích đất sử dụng là 14.275 m2 (văn bản số 3486/UBND-KTTH ngày 09 tháng 10 năm 2014). Công ty TNHH MTV Gạch Ngói Quốc Toàn đã được Ủy ban nhân dân huyện Bắc Tân Uyên cấp giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất gạch tuynel, công suất 90 triệu viên/năm theo văn bản số 2817/GXN-UBND ngày 10/12/2015.

Tuy nhiên hiện nay và trong tương lai, nhà nước khuyến khích sử dụng tài nguyên tái tạo, hạn chế sử dụng gạch đất nung nên việc sản xuất gạch tại dự án không còn khả thi. Do đó, công ty chúng tôi đã nghiên cứu và chuyển đổi mục tiêu sang dự án “Nhà máy sản xuất khung ghế nệm sofa 10.000 sản phẩm/năm; ghế nệm sofa 20.000 sản phẩm/năm; đồ gỗ gia dụng 50.000 sản phẩm/năm và in ấn bao bì carton 500 tấn/năm” để sử dụng quỹ đất và nhà xưởng hiệu quả.

Nhà máy của Công ty TNHH MTV .......... được xây dựng tại địa chỉ thửa đất số 594, tờ bản đồ số 14, ấp Cổng Xanh, thị trấn Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương theo giấy phép xây dựng số 2126/GPXD-SXD ngày 26/7/2016. Mục đích ban đầu là nhà xưởng sử dụng cho việc sản xuất gạch ngói, tuy nhiên với tình hình hiện tại công ty đã ngưng hoạt động việc sản xuất gạch ngói và đang chuyển hướng sang dự án “Nhà máy sản xuất khung ghế nệm sofa 10.000 sản phẩm/năm; ghế nệm sofa 20.000 sản phẩm/năm; đồ gỗ gia dụng 50.000 sản phẩm/năm và in ấn bao bì carton 500 tấn/năm, để thực hiện dự án mới công ty sẽ giữ nguyên nhà xưởng theo giấy phép xây dựng đã được cấp và bố trí sản xuất lại cho phù hợp với tình hình sản xuất mới.

Căn cứ vào công văn số 907/SKHĐT-KTĐN ngày 08/04/2024 thì khi công ty chuyển đổi sang sản xuất khung ghế nệm sofa; ghế nệm sofa; đồ gỗ gia dụng và in ấn bao bì carton tại địa điểm Thửa đất số 594, tờ bản đồ số 14, ấp Cổng Xanh, xã Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương thì không thuộc đối tượng phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương.

Dự án “Nhà máy sản xuất khung ghế nệm sofa 10.000 sản phẩm/năm; ghế nệm sofa 20.000 sản phẩm/năm; đồ gỗ gia dụng 50.000 sản phẩm/năm và in ấn bao bì carton 500 tấn/năm là dự án có quy mô tổng vốn đầu tư 70.000.000.000 đồng thuộc nhóm B, theo khoản 3, Điều 10, Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019 theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.

Căn cứ theo quy định của pháp luật về Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, Dự án “Nhà máy sản xuất khung ghế nệm sofa 10.000 sản phẩm/năm; ghế nệm sofa 20.000 sản phẩm/năm; đồ gỗ gia dụng 50.000 sản phẩm/năm và in ấn bao bì carton 500 tấn/năm thuộc đối tượng thực hiện Giấy phép môi trường cấp tỉnh do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương phê duyệt.

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1. Tên chủ dự án đầu tư

CÔNG TY TNHH MTV ..............

-     Địa chỉ trụ sở chính: ..........., khu phố Bình Chánh Đông, phường Khánh Bình, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

-    Người đại điện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: ...........

-     Điện thoại: .............;             E-mail:

-     Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ............. đăng ký lần đầu ngày 07/04/2004, đăng ký thay đổi lần thứ 09 ngày 14/06/2023 do Phòng Đăng ký Kinh doanh, Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Dương cấp.

1.2. Tên dự án đầu tư:

-    Tên dự án: “Nhà máy sản xuất khung ghế nệm sofa 10.000 sản phẩm/năm; ghế nệm sofa 20.000 sản phẩm/năm; đồ gỗ gia dụng 50.000 sản phẩm/năm và in ấn bao bì carton 500 tấn/năm”

-     Địa điểm thực hiện dự án: ..........., thị trấn Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

-     Quy mô của dự án đầu tư: Dự án có tổng vốn đầu tư là 70.000.000.000 đồng thuộc nhóm B, theo khoản 3, Điều 10, Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019.

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:

1.3.1. Công suất của dự án đầu tư

Công suất sản xuất khung ghế nệm sofa; ghế nệm sofa; đồ gỗ gia dụng và in ấn bao bì carton cụ thể như sau:

Bảng 1.1: Sản phẩm và công suất sản xuất của dự án

1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

Công nghệ của dự án là sử dụng máy móc và sức lao động của con người để tạo ra các sản phẩm, gọi là công nghệ bán tự động. Dự án có quy trình sản xuất đang được sử dụng phổ biến hiện nay, áp dụng dây chuyền tự động hóa hầu hết các công đoạn sảnxuất; máy móc, thiết bị đều đảm bảo yêu cầu kỹ thuật hiện hành. Nguyên, vật liệu nhập về hoàn toàn chính hãng và không sử dụng phế liệu trong quy trình sản xuất.

Quy trình sản xuất khung ghế nệm sofa bằng gỗ

Hình 1.1: Quy trình sản xuất khung ghế nệm sofa bằng gỗ

Thuyết minh quy trình:

Nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất khung ghế nệm sofa bằng gỗ của Dự án là gỗ phôi. Gỗ phôi là gỗ trải qua xử lý hấp sấy, quy cách gỗ khi nhập về có độ dày từ 1,9 đến 5,2cm; chiều rộng từ 7 đến 30cm, chiều dài 1,2 đến 4,8m. Nguyên liệu sau khi nhập về được đưa vào kho lưu trữ.

Hình 1.2: Nguyên liệu gỗ phôi

Tiếp theo, tùy theo đơn đặt hàng của khách hàng gỗ sẽ được đưa vào công đoạn tạo hình gỗ thô (cưa, cắt) tạo thành các tấm gỗ theo các kích thước yêu cầu. Tại công đoạn này, máy vẽ hình được sử dụng để tạo hình cho các tấm gỗ trước khi cắt.

Sau đó, gỗ sẽ tiếp tục được đưa qua công đoạn bào phẳng sử dụng máy bào để tạo hình dáng sản phẩm cũng như tạo độ bằng phẳng ban đầu. Để bề mặt gỗ được nhẵn, láng bóng và dễ bắt keo, các chi tiết gỗ sẽ được đưa qua công đoạn chà nhám bằng các máy chà nhám cầm tay.

Hình 1.3: Công đoạn bào gỗ                  Hình 1.4: Công đoạn chà nhám gỗ

Sau công đoạn tạo hình, các chi tiết gỗ sẽ được công nhân lắp ráp thủ công gắn ốc vít trên các lỗ đã khoan hoặc nhờ máy xiết ốc vít hỗ trợ để tạo hình sản phẩm. Quá trình lắp ráp có sử dụng keo PVA để chấm vào các chỗ bị hở mộng không chắc chắn (keo PVA với thành phần chính là Vinyl Acetate)

Hình 1.5: Khung kệ gỗ sau khi lắp ráp bằng đinh ốc, keo dán

Khung gỗ sau khi hoàn thiện thì 1/3 xuất bán ra bên ngoài và 2/3 còn lại được đưa vào kho lưu trữ và phục vụ cho các công đoạn tiếp theo của sản xuất ghế nệm sofa.

Quy trình sản xuất khung ghế nệm sofa bằng kim loại

Hình 1.6: Quy trình sản xuất khung ghế nệm sofa bằng kim loại

Thuyết minh quy trình:

-     Nguyên liệu: Thép nguyên liệu của dự án là thép ống, thép hộp, thép V, thép I, thép tấm được mua từ các đơn vị trong nước.

-     Định hình: Nguyên liệu thép được cắt, uốn, dập, khoan theo quy cách để định hình sản phẩm. Quá trình cắt có sử dụng dầu giải nhiệt để giảm ma sát từ quá trình định hình. Các máy cắt sử dụng công nhân để vận hành. Kim loại vụn được thu gom vào các thùng chứa đặt dưới mỗi máy, dầu cắt cùng với bụi kim loại nhỏ hơn được chứa trong một thùng khác cùng với dầu thải. Dầu pha nước được lọc qua lưới lọc thủ công và tái sử dụng lại cho mỗi máy.

-     Hàn: các thanh kim loại được định hình ở công đoạn trên được hàn lại với nhau để tạo thành khung ghế sofa. Có hai cách thức hàn:

+ Hàn tạm: Sau khi được cắt theo quy cách, thép được chuyển sang công đoạn hàn tạm để các bộ phân liên kết với nhau. Quá trình hàn tạm được công nhân kỹ thuật thực hiện bằng máy hàn thủ công. Công nhân được trang bị mặt nạ và khẩu trang để bảo vệ bởi khói hàn và các tác nhân có hại trong khói hàn. Sau đó chuyển sang công đoạn hàn bằng Robot, hàn CO2.

+ Hàn bằng robot: Quá trình hàn robot vẫn sử dụng đến công nhân để điều khiển. Tuy nhiên với phương thức hàn này, công nhân điều khiển đứng ở cách xa vị trí hàn nên giảm đáng kể việc chịu tác động từ khói hàn và những tác nhân khác. Các Robot sẽ hàn các chi tiết lại với nhau thành một khối tạo thành các bán thành phẩm. Quá trình hàn luôn được sử dụng CO2 để làm giảm quá trình oxy hóa các mối hàn ở nhiệt độ cao.

-     Mài nhẵn: Các bán thành phẩm được chuyển qua công đoạn mài để làm nhẵn bề mặt và loại bỏ các phần gồ ghề tại các vị trí hàn, các vị trí bị rỉ, sét. Công đoạn này công nhân sẽ sử dụng máy mài có gắn đá mài để mài nhẵn các chi tiết. Công đoạn này phát sinh bụi kim loại, tiếng ồn. Chủ dự án đã trang bị đồ bảo hộ lao động như mắt kính, khẩu trang và quần áo bảo hộ cho công nhân làm việc tại công đoạn này để hạn chế các tác động.

-     Sơn: Công ty sử dụng 4 buồng phun sơn, sử dụng màng nước để hấp thụ bụi sơn, công nhân sẽ treo sản phẩm cần sơn trước bồn phun sơn, sẽ sử dụng súng phun sơn phun xịt lên bề mặt vật cần sơn, màng nước phía sau sẽ hấp thụ bụi sơn, hơi dung môi sẽ được thu gom và đưa vào thiết bị hấp phụ bằng than hoạt tính (sẽ đề xuất trong chương sau) để giảm thiểu hơi dung môi trước khi phát tán vào dtm môi trường. Sau khi sơn, sản phẩm được làm khô tự nhiên và chuyển vào kho chứa hàng. Khung ghế nệm sofa bằng kim loại được sản xuất ra thì 1/3 trong số đó được xuất bán ra bên ngoài; 2/3 còn lại phục vụ việc sản xuất ghế nệm sofa tại dự án

Quy trình sản xuất ghế nệm sofa

Sản phẩm ghế nệm sofa của dự án có hai loại khung là khung kim loại và khung gỗ với quy trình sản xuất đã được trình bày trong hai quy trình ở trên. Quy trình sản xuất sản phẩm ghế nệm sofa như sau:

Hình 1.7: Quy trình sản xuất ghế nệm sofa

Thuyết minh quy trình:

- Ghế nệm sofa của dự án được làm từ hai loại khung là khung kim loại, khung gỗ. Cả hai loại khung này đều được sản xuất tại dự án, 1/3 số lượng khung ghế nệm sofa bằng gỗ và kim loại sản xuất tại dự án được bán ra thị trường; 2/3 còn lại phục vụ cho việc sản xuất ghế nệm sofa tại dự án. Quy trình sản xuất ghế nệm sofa như sau:

- Gắn lò xo: Khung ghế bằng gỗ và khung kim loại sẽ được gắn thêm lò xo để tăng cường khả năng chống xẹp lún cho nệm khi sử dụng lâu năm đồng thời cũng đem lại cho người sử dụng cảm giác thoải mái. Công nhân tiến hành gắn các móc kim loại vào dọc 2 bên thành khung sau đó gắn lò xo vào các móc kim loại này (cứ 1 lò xo được gắn vào 2 móc).

- Gắn dây đai: Tiếp đến là công đoạn gắn dây đai để tăng độ đàn hồi cho ghế. Tại công đoạn này công nhân sẽ dùng các đinh gim để cố định dây đai vào khung kệ.

Hình 1.8: Công đoạn gắn lò xo  Hình 1.9: Công đoạn gắn dây đai

-      Dán vải/da PU vào khung ghế: Khung ghế sẽ được dán một lớp vải hoặc da PU (tùy chất liệu của ghế nệm sẽ lựa chọn vải hoặc da PU) để tạo bệ đỡ cho ghế trước khi đến công đoạn tiếp theo. Vải hoặc da PU sẽ được cắt theo quy cách của ghế và gắn vào khung ghế bằng đinh và keo dán. Keo mà dự án sử dụng là keo PVA (poly vinyl acetate)

-      Lắp đệm ngồi, lưng tựa: Để hoàn thiện sản phẩm, tiến hành bọc vải hoặc da PU tạo đệm ngồi, lưng tựa. Mút nhập về được cắt theo kích thước yêu cầu để khớp với phần khung của ghế sofa, sau đó tiến hành bọc vỏ (vỏ bọc bằng vải hoặc da được cắt theo quy cách sau đó bọc vào tấm mút). Đệm ngồi, lưng tựa tạo thành được đặt lên phần khung ghế tạo thành sản phẩm ghế sofa hoàn

thiện.

Hình 1.10: Nguyên liệu mút      Hình 1.11: Ghế sau khi bọc

-      Kiểm tra: Sản phẩm được kiểm tra đường chỉ may, các nếp gấp, dán để đảm bảo mỹ quan sau đó bọc bao nylon lưu kho chờ xuất xưởng.

Quy trình sản xuất đồ gỗ gia dụng (giường, tủ, bàn, ghế bằng gỗ)

Hình 1.12: Quy trình sản xuất đồ gỗ gia dụng (Giường, tủ, bàn, ghế bằng gỗ)

Thuyết minh quy trình:

- Nguyên liệu: Nguyên liệu phục vụ sản xuất đồ gỗ gia dụng của dự án là gỗ phôi và ván các loại đã qua sơ chế được nhập từ bên ngoài về (trong nước hoặc nhập khẩu) nên không cần phải xử lý, sấy. Nguyên liệu nhập về được chuyển thẳng vào kho nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất của dự án.

- Định hình: Nguyên liệu gỗ phôi và ván các loại được đưa vào công đoạn định hình để định hình sản phẩm, sử dụng các loại máy cưa, cắt, phay, khoan,… Ngoài ra, để có được kích thước cần thiết cho sản phẩm (giường, tủ,…) thì các tấm ván hoặc gỗ phôi sẽ được ghép lại với nhau theo chiều dọc, chiều ngang bằng máy ghép. Các đoạn gỗ nguyên liệu sẽ được quét keo và được cố định bằng cảo ghép trong thời gian 3-5 tiếng để keo được khô tự nhiên. Nguyên liệu sử dụng cho quá trình ghép là keo sữa (thành phần chính là Vinyl Acetate).

- Chà nhám: Để bề mặt sản phẩm được láng mịn và dễ bắt sơn thì các chi tiết sản phẩm sau khi định hình được đưa qua khu vực chà nhám, bằng cách sử dụng máy chà nhám có gắn giấy nhám để làm nhẵn bề mặt của sản phẩm. Bụi phát sinh từ quá trình chà nhám sẽ được thu gom về hệ thống xử lý bụi để hạn chế phát sinh bụi trong khu vực làm việc và môi trường xung quanh.

- Sơn: Để tạo độ bền đẹp cho sản phẩm, sản phẩm sau khi được chà nhám sẽ đưa qua khu vực phun sơn, công nghệ phun sơn mà dự án sử dụng là sơn bằng các súng phun sơn. Sử dụng các súng sơn để phun xịt lên bề mặt sản phẩm, sơn sử dụng cho công đoạn này là sơn PU, NC… và sử dụng dung môi butyl acetate để pha loãng sơn. Các chi tiết được treo trên giá, đặt trước bồn phun sơn có lắp đặt màng nước, súng sơn sẽ bắn sơn dạng tia sương lên bề mặt sản phẩm. Phần bụi sơn thừa từ quá trình phun sơn được giữ lại bởi màng nước trong buồng sơn, phần hơi dung môi được quạt hút hút về hệ thống xử lý hơi dung môi bằng than hoạt tính. Quy trình xử lý khí thải và nước thải từ quá trình phun sơn sẽ được mô tả kỹ trong phần sau.

- Kiểm tra, lắp ráp: các sản phẩm sau khi phun sơn sẽ được đưa qua công đoạn kiểm tra, các sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ được đưa trở lại các công đoạn trước để chỉnh sửa lại, các sản phẩm đạt yêu cầu sẽ được gắn thêm các phụ kiện cần thiết như thanh trượt, núm ngăn kéo,… sau đó các chi tiết được ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh và chuyển qua công đoạn đóng gói và lưu kho chờ xuất bán

>>> XEM THÊM: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án cấp nước ven biển

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE