Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất Dược phẩm

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất Công ty Cổ phần Dược phẩm với mục tiêu hiện đại hóa các dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm thuốc; phục vụ công tác phòng, chữa bệnh, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; đáp ứng yêu cầu của thị trường, thay thế các sản phẩm thuốc đang phải nhập khẩu.

Ngày đăng: 29-07-2024

103 lượt xem

MỤC LỤC

MỤC LỤC....................................................................1

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ...................5

DANH MỤC BẢNG..........................................6

DANH MỤC HÌNH ............................................8

Chương I........................................................10

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ...................10

1. Tên Chủ dự án đầu tư.....................................................10

2. Tên dự án đầu tư...................................................10

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư................................20

3.1. Công suất của dự án đầu tư ......................................................20

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất

của dự án đầu tư....................................20

3.2.1. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư ......................................20

3.2.2. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư.........................32

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư....................................................32

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung

cấp điện, nước của dự án đầu tư............................................................34

4.1. Giai đoạn thi công xây dựng và hoạt động sản xuất hiện tại.....................34

4.1.1. Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu.................................34

4.1.2. Nhu cầu sử dụng điện.............................................................38

4.1.3. Nhu cầu sử dụng nước............................................................38

4.2. Giai đoạn vận hành..................................................................40

4.2.1. Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu................................40

4.2.2. Nhu cầu sử dụng hóa chất ...............................................41

4.2.3. Nhu cầu sử dụng điện....................................................43

4.2.4. Nhu cầu sử dụng nước..............................................43

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư .................................44

5.1. Tổng vốn đầu tư của dự án.......................................................44

5.2. Tiến độ thực hiện dự án..........................................................44

Chương II...................................45

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI

CỦA MÔI TRƯỜNG............................................................45

1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch

tỉnh, phân vùng môi trường....................................45

2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường...............46

Chương III...................................................47

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ ..47

1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật............................47

2.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực tiếp nhận nước thải...........................................49

2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa hình, khí tượng khu vực tiếp nhận nước thải.................49

2.1.2. Mô tả chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải............................................50

2.2.1. Đánh giá chất lượng nguồn nước tiếp nhận.................................................51

2.2.3. Hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải...........51

3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường nơi thực hiện dự án................52

Chương IV............................................................55

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ

XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.................55

1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường giai đoạn

thi công xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị................................................55

1.1. Đánh giá, dự báo các tác động.....................................................55

1.1.1. Các tác động từ nguồn liên quan đến chất thải...........................................55

1.1.2. Các tác động từ nguồn không liên quan đến chất thải...................................72

1.1.3. Đánh giá, dự báo do các rủi ro, sự cố môi trường.................................74

1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện.........................78

1.2.1. Biện pháp giảm thiểu tác động từ nguồn liên quan đến chất thải......................78

1.2.2. Biện pháp giảm thiểu tác động từ nguồn không liên quan đến chất thải...............94

1.2.3. Biện pháp giảm thiểu các rủi ro, sự cố môi trường ...............................95

1.2.4. Đối với sự cố vận hành lò hơi ..................................................97

1.2.7. Đối với sự cố hóa chất....................................................100

1.2.8. Đối với sự cố về cháy nổ.....................................................102

1.2.9. Biện pháp giảm thiểu sự cố ngộ độc thực phẩm .............................103

2. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường giai đoạn

vận hành dự án...................................104

2.1. Đánh giá, dự báo các tác động......................................................104

2.1.1. Tác động từ nguồn liên quan đến chất thải...................................................104

2.1.2. Tác động từ nguồn không liên quan đến chất thải..................................111

2.1.3. Đánh giá, dự báo tác động do các rủi ro, sự cố môi trường.........................111

2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện....................111

2.2.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động từ nguồn có liên quan đến chất thải...........111

2.2.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động từ nguồn không liên quan đến

chất thải 113

2.2.3. Biện pháp giảm thiểu các rủi ro, sự cố môi trường .................................113

3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.......................113

4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo............114

4.1. Nhận xét về mức độ chi tiết của các đánh giá...............................................114

4.2. Nhận xét về độ tin cậy của các đánh giá.............................................115

Chương V ............................................................................116

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.......................................116

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải ...................................116

1.1. Nội dung đề nghị cấp phép xả nước thải..................................................116

1.2. Các yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý nước thải...................117

1.3. Kế hoạch vận hành thử nghiệm.............................................................118

1.4. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường......................................................118

2. Nội dung đề nghị cấp phép xả khí thải.................................................119

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải và phòng ngừa, ứng phó sự cố môi

trường ................................................121

3.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải.........................................121

3.1.1. Chủng loại, khối lượng chất thải phát sinh......................................121

3.1.2. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ chất thải.......................123

3.2. Yêu cầu về phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường..........................124

4. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung.........................124

4.1. Nội dung cấp phép về tiếng ồn, độ rung......................124

4.2. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với tiếng ồn, độ rung..............125

Chương VI.......................................................................126

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ...................126

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư...............126

1.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm.....................................126

1.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của công trình xử lý nước

thải...........................................126

1.2.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm...................................126

1.2.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình xử lý

chất thải........................................127

2. Chương trình quan trắc chất thải theo quyđịnh của pháp luật .........127

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ........................................128

 Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Tên Chủ dự án đầu tư

- Tên Chủ dự án đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM (Sau đây trong phạm vi báo cáo gọi tắt là “Chủ dự án”)

- Địa chỉ trụ sở chính: ..........., phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Địa điểm thực hiện dự án: ..........., phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Điện thoại: ....... Fax: ............

- Người đại diện theo pháp luật:

+ Họ và tên: ........... Chức vụ: Tổng Giám đốc

+ Mã số thuế: ............

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần mã số doanh nghiệp ........ do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp, đăng ký lần đầu ngày 23 tháng 6 năm 2004, đăng ký thay đổi lần thứ 22 ngày 12 tháng 5 năm 2023.

- Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư số 3841/CNƯĐĐT ngày 10/10/2003 do UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp cho Công ty Dược Vật tư y tế .....;

- Giấy chứng nhận đầu tư số 3456/CNƯĐĐT ngày 19/12/2006 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp cho Công ty Cổ phần Dược phẩm ........;

- Giấy chứng nhận đầu tư số ......., chứng nhận lần đầu ngày 05/4/2008 do UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp;

- Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh số ........., chứng nhận lần đầu ngày 05/4/2008, chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày 13/8/2013 do UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp;

- Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh số ........, chứng nhận lần đầu ngày 05/4/2008, chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày 13/8/2013, chứng nhận thay đổi lần thứ hai ngày 18/6/2014 do UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp;

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án ......, chứng nhận lần đầu ngày 12/8/2015 do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp;

2. Tên dự án đầu tư

a. Tên dự án đầu tư

NHÀ MÁY SẢN XUẤT CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM 

b. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư

Dự án đầu tư được thực hiện trên khu đất hiện có của Công ty tại TDP .........., phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Hợp đồng thuê đất đính kèm phụ lục báo cáo). Tổng diện tích khu đất là 19.022m2 với vị trí tiếp giáp như sau:

+ Phía Bắc giáp với khu dân cư TDP Đình Ấm, phường Khai Quang;

+ Phía Nam giáp với đường Dương Tông;

+ Phía Đông giáp đường bê tông;

+ Phía Tây giáp chợ Mậu Lâm.

Tọa độ các điểm khống chế của dự án theo hệ tọa độ VN-2000 được thể hiện trong bảng dưới đây:

Hình 1.2. Hình ảnh một số đối tượng xung quanh khu vực thực hiện dự án

c. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan

- Cơ quan thẩm định báo cáo khả thi và cấp giấy phép xây dựng: Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc

- Cơ quan thẩm định thiết kế bản vẽ thi công: Công ty Cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc

- Cơ quan cấp Giấy phép môi trường của dự án đầu tư: UBND tỉnh Vĩnh Phúc

d. Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công)

Tổng vốn đầu tư của dự án là 399.657.750.000 đồng (Bằng chữ: Ba trăm chín mươi chín tỷ, sáu trăm năm mươi bảy triệu, bảy trăm năm mươi nghìn đồng chẵn). Theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công (theo quy mô, mức độ quan trọng), Dự án thuộc Nhóm B (Mục III Phần B - Danh mục phân loại dự án đầu tư công được ban hành kèm theo Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công ).

e. Quy mô xây dựng

Hoạt động sản xuất của Công ty chỉ diễn ra ở nhà máy, khu vực văn phòng điều hành (ở lô đất riêng, địa chỉ tại ........, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) không có hoạt động sản xuất. Do vậy, phạm vi báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường cho Dự án chỉ đánh giá tại khu vực Nhà máy sản xuất (địa chỉ tại TDP Mậu Thông, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc).

Khi triển khai thực hiện Dự án, Chủ dự án sẽ tiến hành xây dựng thêm nhà xưởng mới cho dây chuyền sản xuất thuốc theo công nghệ BFS và kho bao bì đồng thời cải tạo một số hạng mục kho chất thải. Quy mô các hạng mục công trình được tổng hợp như sau:

Bảng 1.2. Quy mô các hạng mục công trình của Dự án

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư

3.1. Công suất của dự án đầu tư

Dự án Nhà máy sản xuất Công ty Cổ phần Dược phẩm được thực hiện với mục tiêu hiện đại hóa các dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm thuốc; phục vụ công tác phòng, chữa bệnh, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; đáp ứng yêu cầu của thị trường, thay thế các sản phẩm thuốc đang phải nhập khẩu. Công suất sản xuất (dự kiến cho năm hoạt động ổn định) tại Dự án như sau:

- Tiếp tục sản xuất các sản phẩm thuốc hiện nay:

+ Sản xuất thuốc tiêm dạng dung dịch, dung dịch khí dung: 230 triệu ống/năm;

+ Sản xuất thuốc tiêm bột đông khô (thuốc tiêm đông khô, bột đông khô pha tiêm): 20 triệu lọ/năm;

+ Sản xuất thuốc viên, thực phẩm bảo vệ sức khỏe các loại: 250 triệu sản phẩm/năm;

+ Sản xuất thuốc nước, trang thiết bị y tế, chế phẩm diệt khuẩn các loại: 450 nghìn lít/năm;

- Bổ sung thêm dây chuyền sản phẩm mới:

+ Sản xuất sản phẩm thuốc tiêm, thuốc khí dung, thuốc nhỏ mắt dạng ống nhựa theo công nghệ BFS: 140 triệu ống/năm.

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

3.2.1. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

3.2.1.1. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm hiện tại

a. Quy trình sản xuất thuốc tiêm dạng dung dịch, dung dịch khí dung:

Hình 1. 5: Quy trình sản xuất thuốc tiêm dung dịch, dung dịch khí dung

Thuyết minh quy trình sản xuất thuốc tiêm dung dịch:

Bước (1): Nguyên liệu, tá dược

Các nguyên liệu, tá dược cần cho sản xuất thuốc được nhập từ các nhà cung cấp sẽ được kiểm tra trước khi lưu kho nguyên liệu. Các nguyên liệu không đảm bảo yêu cầu sẽ được trả lại nhà cung cấp.

Bước (2): Cân định lượng

Các nguyên liệu và tá dược sau khi được kiểm tra về chất lượng sẽ được chuyển tới phòng cân để cân định lượng theo các công thức đã được đặt sẵn. Sau đó, nguyên liệu được vận chuyển đến phòng pha chế hoặc đưa vào phòng biệt trữ sau cân chờ pha chế.

Bước (3): Pha chế dịch thuốc

Sau khi nguyên liệu được cân xong sẽ chuyển sang công đoạn pha chế dịch thuốc. Các nguyên liệu và lượng nước pha tiêm được định lượng sẵn rồi chuyển vào tank chứa, khuấy trộn đều theo công thức đã lập trình sẵn.

Bước (4): Đóng hàn ống thuốc

Dịch thuốc sau khi pha chế được chuyển vào các vỏ ống thuốc đã được rửa, tiệt khuẩn để đóng hàn ống thuốc, công đoạn này được thực hiện hoàn toàn tự động bằng dây chuyền máy móc hiện đại. Quy trình rửa, tiệt khuẩn vỏ ống thuốc được thực hiện như sau: các vỏ ống thuốc được xếp ra khay, sau đó đi qua Air lock vào phòng rửa, sấy tiệt trùng vỏ ống để tiến hành rửa, sấy tiệt trùng vỏ ống. Dây chuyền sản xuất thuốc tiêm dạng dung dịch là một hệ thống máy liên hợp rửa vỏ ống bằng sóng siêu âm - sấy tiệt trùng - đóng hàn. Ống được băng tải dẫn tới dàn phun đầy nước vào ống, sau đó đến bể siêu âm, trong bể ống được dẫn tới các trạm kim rửa ống, lần lượt qua các trạm phun như sau: phun khí nén cho nước trong vỏ ống ra ngoài; trạm phun nước tinh khiết 1; trạm phun khí nén; trạm phun nước tinh khiết 2; trạm phun khí nén; trạm phun nước cất; trạm phun khí nén 1; trạm phun khí nén 2. Tiếp theo, ống được chuyển qua máy sấy tiệt trùng bằng hệ thống băng tải; ống lần lượt qua khoang gia nhiệt sơ bộ; khoang sấy tiệt trùng; khoang làm mát và chuyển qua máy đóng hàn. Vỏ ống được sấy ở nhiệt độ 280oC - 300oC, thời gian sấy tùy thuộc từng loại vỏ ống, dao động từ 1,0 giờ - 1,5 giờ. Trong công đoạn này, sẽ phát sinh nước thải không chứa hóa chất từ quá trình rửa tiệt trùng vỏ ống thuốc (phát sinh theo từng lô sản xuất).

Bước (5): Hấp tiệt khuẩn, kiểm tra ống hở

Sau khi đóng hàn, ống thuốc được xếp vào các khay chuyển lên xe đẩy.

+ Nếu là bán thành phẩm hấp tiệt trùng cuối: ống thuốc được đưa vào tủ hấp để hấp tiệt trùng ở nhiệt độ 121oC trong 15 phút và kiểm tra ống hở rồi chuyển sang phòng biệt trữ sau hấp.

+ Nếu là bán thành phẩm không hấp tiệt trùng cuối: ống thuốc được vận chuyển vào tủ hấp 2 cửa để kiểm tra ống hở rồi chuyển sang phòng biệt trữ sau hấp.

Bước (6): Soi thuốc

Bán thành phẩm từ phòng biệt trữ sau hấp đạt tiêu chuẩn sẽ chuyển lên khu vực đóng gói thuốc tiêm để công nhân tiến hành soi kiểm tra độ trong, việc kiểm tra này được thực hiện bằng mắt thường. Những ống thuốc đạt yêu cầu sau đó sẽ được đóng gói hoàn chỉnh. Các sản phẩm lỗi sẽ được lưu kho để tiến hành hủy.

c (7): Đóng gói

Thành phẩm đạt chất lượng sau khi kiểm tra sẽ được đóng gói hoàn chỉnh rồi chuyển xuống nhập kho thành phẩm chờ xuất hàng.

Hình 1. 6: Hình ảnh máy móc sản xuất tự động tại Nhà máy

b. Quy trình sản xuất thuốc tiêm đông khô

Hình 1. 7: Quy trình sản xuất thuốc tiêm đông khô

Thuyết minh quy trình sản xuất thuốc tiêm đông khô:

Bước (1): Nguyên liệu, tá dược

Các nguyên liệu, tá dược cần cho sản xuất thuốc được nhập từ các nhà cung cấp sẽ được kiểm tra trước khi lưu kho nguyên liệu. Các nguyên liệu không đảm bảo yêu cầu sẽ được trả lại nhà cung cấp.

Bước (2): Cân định lượng

Các nguyên liệu và tá dược sau khi được kiểm tra về chất lượng sẽ được chuyển tới phòng cân để cân định lượng theo các công thức đã được đặt sẵn. Sau đó, nguyên liệu được vận chuyển đến phòng pha chế hoặc đưa vào phòng biệt trữ sau cân chờ pha chế.

Bước (3): Pha chế dịch thuốc

Sau khi nguyên liệu được cân xong sẽ chuyển sang công đoạn pha chế dịch thuốc. Các nguyên liệu và lượng nước pha tiêm được định lượng sẵn rồi chuyển vào tank chứa, khuấy trộn đều theo công thức đã lập trình sẵn.

Bước (4): Chiết rót, đạy hờ nút cao su

Tại Phòng đóng lọ, đạy nút hờ: dung dịch thuốc sau pha chế được chiết rót vào các lọ thủy tinh đã được rửa, sấy tiệt khuẩn trước đó và đạy nút cao su (đạy hờ, không dập - nút cao su đã được rửa, tiệt khuẩn – quy trình tương tự như rửa, tiệt khuẩn vỏ ống thuốc). Sau đó, lọ thuốc được xếp vào các khay và chuyển vào tủ đông khô. Quy trình rửa, tiệt khuẩn lọ thủy tinh được thực hiện tương tự như quy trình rửa, vệ sinh vỏ ống thuốc tiêm dung dịch.

Bước (5): Thiết bị đông khô

Tại tủ đông khô, lọ dịch thuốc được thực hiện đông khô bằng quy trình lập trình sẵn, tùy từng loại sản phẩm mà thời gian tiến hành đông khô từ 15 giờ - 90 giờ và dập nút cao su để chuyển sang phòng niềng nhôm.

Bước (6): Niềng nhôm

Tại phòng niềng nhôm, lọ thuốc được tiến hành ép chặt, niềng nắp nhôm để cố định lọ thuốc (nắp nhôm đã được rửa, tiệt khuẩn). Sau đó, lọ thuốc được chuyển vào phòng biệt trữ.

Bước (7): Đóng gói

Thành phẩm sẽ được kiểm tra chất lượng sẽ được đóng gói hoàn chỉnh rồi nhập kho thành phẩm chờ xuất hàng.

Hình 1. 8: Hình ảnh các máy sản xuất thuốc tiêm đông khô

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư

Công suất sản xuất (dự kiến cho năm hoạt động ổn định) như sau:

Bảng 1. 3: Công suất sản xuất của Dự án

(Nguồn: Thuyết minh báo cáo đề xuất dự án đầu tư)

Các sản phẩm của Dự án bao gồm như sau:

Bảng 1. 4: Các sản phẩm tại Dự án

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1. Giai đoạn thi công xây dựng và hoạt động sản xuất hiện tại

4.1.1. Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu

a. Trong hoạt động thi công xây dựng

Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu chính sử dụng cho hoạt động xây dựng các hạng mục công trình của Dự án dự kiến trong bảng sau:

Bảng 1.5. Danh mục nguyên, vật liệu sử dụng cho hoạt động thi công

(Nguồn: Hồ sơ thiết kế thi công Dự án đầu tư)

- Nguồn cung cấp nguyên, vật liệu:

+ Nguồn cung cấp vật liệu xây dựng (gạch, xi măng, cát, sỏi, sắt, thép...) dự kiến được cung cấp bởi các công ty liên doanh, các cơ sở, nhà máy sản xuất trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên và các vùng lân cận nhằm hạn chế quãng đường vận chuyển đồng thời đảm bảo cung cấp kịp thời vật tư cho công trình, cự ly vận chuyển trung bình khoảng 10 km.

+ Bê tông thương phẩm mua tại các cơ sở sản xuất có đủ năng lực, giấy phép kinh doanh và được vận chuyển đến công trường bằng xe chuyên dụng (dự kiến khoảng cách vận chuyển là 10 km).

[1] Định mức vật tư trong xây dựng kèm theo Công văn số 1784/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức vật tư trong xây dựng

- Tuyến đường vận chuyển các nguyên, vật liệu phục vụ thi công được lựa chọn đều có kết cấu tốt. Trong đó, cung đường chịu tác động nhiều nhất là QL2A cũ, đường Lý Thái Tổ, đường Đinh Tiên Hoàng và các đường nội bộ quanh khu vực dự án.

b. Trong hoạt động sản xuất hiện tại

Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu:

Căn cứ vào hoạt động sản xuất thực tế của Nhà máy, các loại nguyên liệu đang sử dụng được thống kê như sau:

Bảng 1. 6: Nhu cầu nguyên liệu cho dây chuyền sản xuất hiện tại của Nhà máy

Nhu cầu sử dụng hóa chất:

Hiện nay, Nhà máy chỉ sử dụng các loại hóa chất cho Phòng Kiểm tra chất lượng (Phòng kiểm nghiệm) nhằm kiểm tra chất lượng nguyên liệu ban đầu, bán thành phẩm, thành phẩm nghiên cứu, thành phẩm sản xuất trước khi xuất bán và hoạt động xử lý nước thải, khí thải tại Nhà máy.

4.1.2. Nhu cầu sử dụng điện

a. Trong hoạt động thi công xây dựng

Điện năng tiêu thụ trong quá trình thi công xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị ước tính khoảng 150 kWh/tháng.

b. Trong hoạt động sản xuất hiện tại

Căn cứ theo hóa đơn sử dụng điện 3 tháng gần nhất tại Nhà máy, nhu cầu sử dụng điện cho các hoạt động tại nhà máy khoảng 503.605 kWh/tháng.

Nguồn cấp: Công ty Điện lực Vĩnh Phúc – Chi nhánh Tổng Công ty Điện lực miền Bắc.

4.1.3. Nhu cầu sử dụng nước

a. Trong hoạt động thi công xây dựng

- Nước cấp cho sinh hoạt: Dự kiến, số lượng công nhân tập trung trong giai đoạn thi công cao điểm khoảng 30 người. Theo Bảng 2.1. TCXDVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế, định mức sử dụng nước tại khu vực triển khai dự án khoảng 80 lít/người/ngày. Như vậy, lượng nước cấp cho hoạt động sinh hoạt của công nhân xây dựng là: QSH = 80 lít/người/ngày x 30 người/ngày = 2.400 lít/ngày (tương đương 2,4m3/ngày).

- Nước cấp cho hoạt động thi công xây dựng: Ước tính khoảng 1,0 - 1,5 m3/ngày.

Vậy tổng nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn thi công xây dựng là: 2,4 m3/ngày + 1,5 m3/ngày = 3,9 m3/ngày.

b. Trong hoạt động sản xuất hiện tại

Theo hóa đơn sử dụng nước 3 tháng gần nhất của Nhà máy, tổng lượng nước sử dụng cho các hoạt động (sinh hoạt, sản xuất, tưới cây, rửa đường) hiện nay khoảng 180,64 m3/ngày.đêm. Căn cứ theo hoạt động sản xuất tại Nhà máy, nhu cầu sử dụng nước cho từng loại như sau:

Nước cấp cho hoạt động sinh hoạt:

Nước cấp cho hoạt động sinh hoạt của CBCNV khoảng 22m3/ng.đ tương đương 73,3 lít/người/ng.đ (số CBCNV hiện tại của Nhà máy là 300 người).

Nước cấp cho hoạt động sản xuất:

Trong hoạt động sản xuất hiện tại, Chủ dự án đã đầu tư hệ thống lọc nước tinh khiết (RO – EDI) và hệ thống chưng cất nước để cung cấp cho các công đoạn sản xuất, nhu cầu sử dụng nước được tổng hợp như sau

+ Nước pha chế sản phẩm: khoảng 5,6 m3/ngày.đêm;

+ Nước rửa vỏ ống thuốc tiêm, rửa nút cao su, nắp nhôm, rửa chai lọ: khoảng 81,52 m3/ngày.đêm;

+ Nước rửa ống thuốc tiêm sau khi hấp: khoảng 12,8 m3/ngày.đêm;

+ Nước giặt quần áo: khoảng 2,2 m3/ngày.đêm;

+ Nước vệ sinh máy móc, thiết bị, nhà xưởng: khoảng 25,2 m3/ngày.đêm.

+ Nước cấp cho các hoạt động kiểm tra chất lượng nguyên liệu ban đầu, thành phẩm, bán thành phẩm: khoảng 0,32m3/ngày.đêm;

+ Nước cấp cho các tủ hấp dụng cụ, tủ hấp quần áo: khoảng 4,0m3/ngày.đêm.

Ngoài ra, một lượng nước khoảng 27m3 (là nước thải từ quá trình lọc RO chiếm khoảng 17% tổng lượng nước cấp cho hoạt động sản xuất) được cấp cho các hoạt động sau:

+ Làm mát cho hệ thống chưng cất nước: khoảng 24,2m3/ngày.đêm. Sau khi, lượng nước này được cung cấp vào cho hệ thống lò hơi;

+ Nước pha hóa chất phục vụ xử lý nước thải, khí thải: khoảng 0,8m3/ngày.đêm.

Nước cấp cho hoạt động tưới cây, rửa đường và PCCC:

- Nhu cầu cấp nước cho hoạt động tưới cây, rửa đường: ước tính khoảng 1,5 – 2,0 m3/ngày.đêm (được lấy từ nước thải quá trình lọc nước RO).

- Nhu cầu cấp nước cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy: Nhà máy đã xây dựng 01 bể PCCC với thể tích 250m3 và 1 bể cấp nước sinh hoạt với thể tích 250m3.

- Nguồn cấp nước: Công ty Cổ phần Cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án Xây dựng nhà máy dệt, nhuộm vải sợi

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE