Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Phân xưởng chế biến nước mắm

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án Phân xưởng chế biến nước mắm. Công suất sản xuất tối đa theo thiết kế của phân xưởng là: 3.300 tấn nguyên liệu/năm, tương đương 1.369,5 tấn nước mắm/năm.

Ngày đăng: 30-07-2024

131 lượt xem

MỤC LỤC

MỤC LỤC.. i

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT.. iii

DANH MỤC BẢNG.. iv

DANH MỤC HÌNH.. v

CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ.. 1

1. Tên chủ cơ sở: 1

2. Tên cơ sở: 1

2.1. Địa điểm cơ sở. 1

2.2. Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án. 2

2.3. Quyết định phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết, các giấy phép môi trường thành phần  3

2.4. Quy mô của cơ sở. 3

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở: 3

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở. 3

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng tại cơ sở. 5

5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở. 7

5.1. Nhu cầu sử dụng lao động. 7

5.2. Hiện trạng các hạng mục xây dựng của cơ sở. 7

CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.. 8

1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường: 8

2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường: 8

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.. 11

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 11

1.1. Thu gom, thoát nước mưa: 11

1.2. Thu gom, thoát nước thải: 11

1.3. Xử lý nước thải: 12

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 15

2.1. Giảm thiểu mùi hôi 18

2.2. Giảm thiểu khí thải từ máy phát điện. 18

2.3. Giảm thiểu bụi, khí thải trong quá trình hoạt động. 19

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường. 19

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 20

5. Công trình , biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung. 21

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường. 22

CHƯƠNG IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.. 24

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 24

1.1. Nguồn phát sinh nước thải 24

1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa. 24

1.3. Dòng nước thải 24

1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải 24

1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải 25

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 25

2.1. Nguồn phát sinh khí thải 25

2.2. Lưu lượng xả khí thải tối đa. 25

2.3. Dòng khí thải 25

2.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải 25

2.5. Vị trí, phương thức xả khí thải 26

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung. 26

CHƯƠNG V: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.. 27

1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải. 27

2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải. 28

CHƯƠNG VI: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.. 30

1.Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải: 30

2. Chương trình quan trắc chất thải định kỳ. 31

CHƯƠNG VII: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ.. 32

CHƯƠNG VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ.. 33

PHỤ LỤC BÁO CÁO.. 34

 CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1. Tên chủ cơ sở:

Công ty Cổ phần Thủy sản

Địa chỉ văn phòng: ............, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.

Người đại diện theo pháp luật: ........ Chức vụ: Giám đốc.

Điện thoại: ......... Fax:  ...........

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần số .............. do phòng đăng kí kinh doanh Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Khánh Hòa cấp, đăng ký lần đầu ngày 02 tháng 03 năm 2006 đăng ký thay đổi lần thứ 15 ngày 29 tháng 04 năm 2022.

2. Tên cơ sở:

“Phân xưởng chế biến nước mắm”

2.1. Địa điểm cơ sở

Cơ sở được xây dựng trên diện tích 4.568,7 m2 tại số 54 Trần Hưng Đạo, Thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong, Tỉnh Bình Thuận. Cách ngã ba quốc lộ 1A Phan Rí Cửa 100m, Cơ sở hướng về Thành phố Phan Thiết theo hướng Tây khoảng 75km. Tứ cận Cơ sở được thể hiện như sau:

  • Hướng Bắc: giáp khu dân cư
  • Hướng Nam: giáp trường THCS Võ Thị Sáu
  • Hướng Đông: giáp khu dân cư
  • Hướng Tây: giáp đường Trần Hưng Đạo.

Toạ độ khu đất của Cơ sở  được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.1. Tọa độ mốc ranh giới của khu đất

STT

X(m)

Y(m)

1

1236465,36

506426,71

2

1236442,12

506447,53

3

1236462,69

506470,42

4

1236440,62

506494,28

5

1236424,82

506476,20

6

1236420,52

506470,14

7

1236426,20

506465,71

8

1236416,76

506472,30

9

1236408,14

506464,10

10

1236368,83

506420,52

11

1236382,63

506412,92

12

1236383,25

506413,65

13

1236399,76

506404,12

14

1236409,13

506402,35

15

1236416,57

506402,93

16

1236427,85

506405,02

17

1236444,41

506412,84

18

1236453,62

506417,68

19

1236465,36

506426,71

 

 Nguồn: Bản đồ vị trí khu đất nhà máy

2.2. Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án

  • Giấy chứng nhận đăng kí hoạt động chi nhánh số .......... tên chi nhánh Chi nhánh Phan Rí do phòng đăng kí kinh doanh Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Thuận cấp, đăng kí lần đầu ngày 25 tháng 08 năm 2016.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số .......... ngày 14 tháng 01 năm 2010 do Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận cấp cho Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang tại số 54 Trần Hưng Đạo, Thị trấn Phan Rí Cửa, Huyện Tuy Phong, Tỉnh Bình Thuận.
  • Quyết định số 23/QĐ-TS2 ngày 15 tháng 4 năm 2003 của Giám đốc Công ty Thủy sản Khu vực II về việc chuyển giao trạm thủy sản Phan Rí cho Xí nghiệp Thủy sản Nha Trang.
  • Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 01 tháng 4 năm 2006 Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang về việc thành lập Phân xưởng 2 – Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang.
  • Quyết định 114 TS2/QĐ-TC ngày 01 tháng 6 năm 1993 của giám đốc Công ty Thủy sản khu vực II về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp thủy sản Nha Trang.
  • Quyết định 78/TS2 ngày 21 tháng 11 năm 2003 của giám đốc Công ty Thủy sản khu vực II về việc thành lập Tổ sản xuất hàng thủy sản Phan Rí trực thuộc Xí nghiệp Thủy sản Nha Trang.

2.3. Quyết định phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết, các giấy phép môi trường thành phần

Phân xưởng chế biến nước mắm được UBND tỉnh Bình Thuận cấp Quyết định số 1724/QÐ-UBND ngày 26/05/2014 về việc phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

Công ty đã lập Sổ Chủ nguồn thải CTNH nhưng lượng chất thải phát sinh hằng năm chưa thuộc đối tượng cấp Sổ nên Sở Tài Nguyên và Môi trường đã có công văn số 2455/STNMT- CCBVMT ngày 12/08/2015 trả lời kết quả thẩm định hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.

2.4. Quy mô của cơ sở (Phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công)

Ngành nghề: Sản xuất nước mắm: 

Vốn đầu tư: 64.019.090.000  tỷ.

Theo quy định tại khoản 3, điều 9 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019, dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng thuộc dự án Nhóm B.

Theo Nghị định số: 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường: Mục I.2, Phụ lục IV dự án nhóm A và nhóm B có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và không thuộc loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thuộc nhóm II và theo quy định tại khoản 1, điều 39 của Luật bảo vệ môi trường thì dự án thuộc đối tượng phải lập giấy phép môi trường do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận cấp.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở

Loại hình sản xuất: Sản xuất nước mắm.

Công suất sản xuất tối đa theo thiết kế của phân xưởng là: 3.300 tấn nguyên liệu/năm, tương đương 1.369,5 tấn nước mắm/năm.

3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở

a. Mô tả quy trình sản xuất nước mắm của cơ sở

Công nghệ sản xuất: nước mắm cốt từ nguyên liệu cá theo phương pháp truyền thống và nước mắm cao đạm.

Hình 1-1. Công nghệ sản xuất nước mắm

Thuyết minh quy trình sản xuất:

Chượp : Nguyên liệu cá chượp sau khi vận chuyển đến Cơ sở được đưa vào hồ hoặc thùng chứa chượp để làm chượp.Chượp là tên gọi cá đã được trộn muối. Công thức làm chượp là 3 cá + 1 muối, như vậy chượp có tỉ lệ muối từ 25%. Trộn thật đều đảm bảo cá ăn đủ muối, sau khi đã nạp hết, phủ lên mặt chượp một lớp muối.

Gài nén chượp: Dùng thanh dằn, đá dằn để gài nén làm cho cá ép thành một khối, rút ra nước bổi. Sau khi đã chằn chượp, đổ nước bổi vào phủ mặt chượp nhưng không ngập mặt thùng phòng trường hợp cá no hơi làm tràn nước.

Chăm sóc chượp: là quá trình kéo rút, đảo nước bổi từ trong chượp cá đi ra, thời gian chăm sóc kéo dài từ 12-24 tháng thì chượp chín và kéo rút thành phẩm. Nước mắm sau giai đoạn này là nước mắm đã thành phẩm (nước mắm truyền thống), 1 phần được chở về Công ty tại Nha Trang để đóng chai, 1 phần được đưa qua tách muối để sản xuất nước mắm cao đạm.

Lọc tách muối:

Để thành phẩm đảm bảo độ đạm đạt yêu cầu thì nước mắm sau khi kéo rút sẽ được đưa vào máy tách muối với lượng nguyên liệu đúng lượng tùy theo yêu cầu sản xuất. Sau khi cung cấp đủ lượng nước mắm cho hệ thống thì đóng kín van hút nguyên liệu. Nước mắm sau khi được môtơ cánh khuấy, môtơ tuần hoàn cấp nhiệt sẽ làm muối bốc hơi, muối sẽ bám trên vải lọc đặt trên nón lọc. Khi mước mắm đạt yêu cầu sẽ mở van xả hết tất cả nước mắm ra ngoài thùng chứa. Thành phẩm được chia làm 2 loại muối và nước mắm cao đạm. Thành phẩm sau khi kéo rút, phân lô và chuyển về Công ty Nha Trang đóng chai tiêu thụ, muối sau khi tách sẽ được tái sử dụng phục vụ sản xuất.

3.3. Sản phẩm của cơ sở:

Bảng 1.2. Các sản phẩm của nhà máy

STT

Tên sản phẩm

Công suất

1

Sản xuất nước mắm truyền thống

324 tấn thành phẩm/năm

2

Nước mắm cao đạm

174 tấn thành phẩm/năm

(Nguồn: Công ty Cổ phần Thủy sản)

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

Nhu cầu sử dụng  nguyên liệu của cơ sở

Bảng 1.3. Nhu cầu về nguyên liệu của nhà máy

TT

Tên

nguyên liệu

Nhu cầu
hiện tại
1.200 tấn/năm

Nhu cầu theo công suất tối đa
3.300 tấn/năm

Đơn vị

Mục đích sử dụng

1

Cá chượp

1.200

3.300

tấn/năm

Phục vụ sản xuất

2

Muối ăn

400

1.100

tấn/năm

Phục vụ sản xuất

 

(Nguồn: Công ty Cổ phần thủy sản 584 Nha Trang- Phân xưởng 2)

Nguồn cung cấp nguyên liệu

  • Nguyên liệu cá Chượp được mua từ các vùng Ninh Thuận, Bình Thuận hoặc cá chượp được nhập từ các vùng khác như Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị.
  • Muối được mua từ Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Nguồn cung cấp nhiên liệu

  • Lượng dầu DO sử dụng cho nồi hơi khoảng 16 lít/h.
  • Dầu DO được mua tại địa phương, bỏ vào thùng 20L đậy kín nắp, được bảo quản đúng quy định.

Nhu cầu sử dụng nước:

Theo TCXD 33:2006 – Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình  Định mức cấp nước cho sinh hoạt là 45 lít/người/ngày, số lượng công nhân viên tại nhà máy 8 người. Như vậy lượng nước cấp cho sinh hoạt là Qsh = [8người ´ 45 lít] =  0,36 m3/ngày.

Nước dùng vệ sinh máy tách muối và vệ sinh xưởng, dụng cụ sản xuất

+  Nước dùng vệ sinh máy tách muối:

Theo công suất sản xuất hiện tại: khoảng 800 lít/ngày, cao điểm vào tháng 12-2 khoảng 1.200l/ngày.

Khi công suất sản xuất tối đa, cơ sở chỉ tăng công suất sản xuất nước mắm truyền thống, không tăng công suất sản xuất nước mắm cao đạm nên hoạt động máy tách muối vẫn giữ nguyên, lượng nước dùng cho vệ sinh máy tách muối không thay đổi.

+ Nước dùng vệ sinh xưởng và dụng cụ sản xuất

Cơ sở tiến hành vệ sinh nhà xưởng và dụng cụ tần suất 1 tuần/lần, theo QCVN 01:2008/BXD nhu cầu sử dụng nước dùng cho việc vệ sinh nhà xưởng là 2 lít/m2, diện tích xưởng sản xuất 2880 m2 nhu cầu sử dụng nước Qsx = 2 x 2880 = 5760 lít/lần tương đương 0,77 m3/ngày. 

Dựa vào hóa đơn tiền nước 3 tháng (Tháng 9,10,11/2022), nhu cầu sử dụng nước để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của nhà máy là khoảng 255m3/tháng, lượng nước đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt khoảng 3060 m3/năm.    

Bảng 1.4. Tổng hơp nhu cầu sử dụng nước của cơ sở

STT

Mục đích sử dụng

Nhu cầu sử dụng Qc

(m3/ngày)

Công thức tính toán

Lượng nước thải phát sinh (m3/ngày)

1

Nước sinh hoạt công nhân

0,36

Qsh = 100% Qc

0,36

2

Nước cấp cho việc vệ sinh máy tách muối

0,8

Qxt = 80% Qc

0,64

3

Nước vệ sinh nhà xưởng, dụng cụ sản xuất

0,77

Qsx = 80% Qc

0,61

Tổng cộng

1,93

 

1,61

Nguồn cung cấp nước: Nguồn nước sử dụng tại Cơ sở là nước máy được cấp từ Ban quản lý Công trình công cộng huyện Tuy Phong, nước chứa tại 1 bồn nước (bồn inox) khoảng 500l. Ống cấp nước chôn sâu 0,8m so với mặt đất, ống cấp nước dùng ống PVC chuyên dùng cho cấp nước, bố trí các van khóa tại các tuyến ống cấp cho sinh hoạt, vệ sinh nhà xưởng và nước dùng vệ sinh máy tách muối

Nhu cầu sử dụng điện: Căn cứ vào hóa đơn tiền điện 03 tháng ( Tháng 8,9,10/2021), nhu cầu sử dụng điện cho hoạt động của cơ sở trung bình khoảng 9156 kWh/tháng, nguồn điện cung cấp chủ yếu dùng cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt trong Công ty. Nhu cầu sử dụng điện của Cơ sở khoảng 10.000- 20.000 KWh/năm.

Nguồn điện Cơ sở sử dụng được cấp từ lưới điện quốc gia thông qua Công ty Điện lực Bình Thuận. Cơ sở đã hạ 1 trạm biến áp công suất 75 KVA để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho cơ sở, cơ sở không sử dụng máy phát điện dự phòng.

5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở

5.1. Nhu cầu sử dụng lao động

Số lượng công nhân viên làm việc tại Cơ sở: 8 người (1 quản đốc, 1 nhân viên kỹ thuật, 5 công nhân và 1 bảo vệ). Thời gian làm việc từ 8h- 17h

5.2. Hiện trạng các hạng mục xây dựng của cơ sở

a. Khu văn phòng làm việc và nhà ở công nhân

Khu vực văn phòng và nhà ở công nhân xây dựng bên trái cổng ra vào Cơ sở.

Kết cấu nhà dạng cấp 4, xây bằng bê tông cốt thép kiên cố, mái lợp tôn. Diện tích xây dựng văn phòng và nhà ở công nhân khoảng 8 m2.

b. Khu nhà xưởng

Khu vực văn phòng và nhà ở công nhân xây dựng bên trái cổng ra vào cơ sở.

Kết cấu dạng cấp 4, xây bằng bê tông cốt thép kiên cố, mái lợp tôn. Diện tích xây dựng văn phòng và nhà ở công nhân khoảng 8 m2.

Khu nhà xưởng của Cơ sở được xây bằng bê tông cốt thép kiên cố, mái lợp tôn gồm có:

  • Kho T: diện tích 369 m2  có 20 hồ chượp, thể tích 369 m3.
  • Kho N: diện tích 220 m2, có 12 hồ, thể tích 270 m3
  • Kho S: diện tích 429 m2, có 22 hồ, thể tích 418 m3
  • Kho M: diện tích 143 m2, có 08 hồ, thể tích 180 m3
  • Kho P: diện tích 672 m2, có 40 hồ, thể tích 800 m3
  • Nhà thùng gỗ - kho số 1: diện tích 720 m2, 95 thùng gỗ, thể tích 513,31 m3
  • Kho muối: diện tích 156 m2
  • Kho thành phẩm: diện tích 126 m2, 11 hồ, thể tích 184 m3
  • Khu đặt máy tách muối : diện tích 45m2

CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường:

  Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia: Vị trí cơ sở sản xuất không nằm trong vùng quy hoạch môi trường quốc gia.

 Đối với quy hoạch tỉnh: hiện nay tỉnh Bình Thuận đang trong giai đoạn lập quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ  2021-2030 , tầm nhìn đến năm 2050.

Cơ sở hoạt động phù hợp với  Quyết định 1408/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021-2030 và Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 10 tháng 9 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (khóa XIV) về phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, bền vững, có giá trị gia tăng cao.

Tuy nhiện, Cơ sở đã được hình thành từ rất lâu, hiện tại cơ sở nằm trong khu vực dân cư nên so với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội hiện nay của địa phương đã không còn phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế – xã hội. Quan điểm của địa phương là di dời Cơ sở vào Cụm Công nghiệp Nam Tuy Phong. Nhưng hiện nay Cụm Công nghiệp Nam Tuy Phong chưa được đầu tư hạ tầng kỹ thuật nên khó cho việc di dời của Cơ sở.

2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường:

Chi nhánh Công ty Cổ phần Thủy sản – Phân xưởng 2 được xây dựng tại........., Thị trấn Phan Rí, huyện Tuy Phong, Tỉnh Bình Thuận. Vị trí thực hiện dự án có hệ thống thoát nước mưa, nước thải như sau:

Hệ thống thu gom, thoát nước mưa

Tại cơ sở nước mưa từ mái nhà sẽ theo mái hiên chảy xuống sàn sau đó chảy tràn trên mặt đường và thoát theo địa hình chảy ra hướng cổng Cơ sở, sau đó chảy vào hệ thống thoát nước chung của khu vực và thoát ra sông Đồng.

Hiện nay, cơ sở nằm trong khu vực có hệ thống thoát nước của KDC chạy ngang qua (hệ thống thoát nước đường Trần Hưng Đạo), nước mưa chảy tràn của cơ sở được đấu nối vào cống thoát nước chung của khu vực. Lượng nước mưa chảy tràn không nhiều, chỉ phát sinh chủ yếu vào mùa mưa nên việc thoát nước mưa của cơ sở không làm ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước chung của khu vực.

Hệ thống thu gom, thoát nước thải

  • Nước thải sinh hoạt phát sinh tại cơ sở được xử lý sơ bộ tại hầm tự hoại 3 ngăn, sau đó được đấu nối vào HTXL nước thải để xử lý.
  • Đối với nước thải sản xuất phát sinh từ việc vệ sinh nhà xưởng và vệ sinh máy tách muối được thu gom bằng đường ống D34 sau đó dẫn về HTXLNT của cơ sở với công suất 5m3 để xử lý. Nước thải sau xử lý đạt QCVN 11:2015/ BTNMT cột B- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải thủy sản, nước thải sau xử lý sẽ được đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của khu vực nằm trên đường Trần Hưng Đạo có tọa độ X= 1236451, Y= 506433. (theo hệ tọa độ VN2000-BT, kinh tuyến trục 108o30’, múi 3o).

Trong thời gian hoạt động, cơ sở thực hiện quan trắc nước thải định kỳ để đánh giá chất lượng của hệ thống xử lý. Kết quả quan trắc nước thải Quý 4 năm 2022 của cơ sở như sau:

Bảng 2.1. Kết quả quan trắc chất lượng nước thải sau HTXLNT Qúy 4 năm 2022

STT

Thông số

Đơn vị

Kết quả

QCVN 11:2015/BTNMT

Đợt 4

Cột A

Cột B

1

pH

-

6,89

6-9

5,5- 9

2

Độ màu

Pt/Co

17

-

-

3

TSS

mg/L

20

50

100

4

 Clorua (Cl-)

mg/L

242

-

-

5

BOD5

mg/L

23

30

50

6

COD

mg/L

49

75

150

7

Tổng Photpho

mg/L

2,3

10

20

8

Clo dư

mg/L

0,2

1

2

9

NH4+

mg/L

9,8

10

20

10

Tổng Nitơ

mg/L

19,7

30

60

11

Coliform

MPN/100mL

1,4 x 103

3.000

5.000

12

Dầu mỡ ĐTV

mg/L

3,1

10

20

(Nguồn: Trung tâm phân tích và đo đạc môi trường Phương Nam)

Từ kết quả phân tích chất lượng nước thải sau HTXLNT cho thấy, các chỉ tiêu trong HTXLNT đều đạt QCVN 11:2015/BTNMT, Cột B- Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải thủy sản. Từ đó đánh giá được hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải đáp ứng được khả năng chịu tải của môi trường.

Môi trường không khí

Về môi trường không khí: Khí thải phát sinh từ nồi hơi phục vụ cho hoạt động tách muối tại cơ sở, trong quá trình hoạt động, cơ sơ luôn tiến hành lấy mẫu để đánh giá chất lượng khí thải trước khi thải ra môi trường. Kết quả phân tích khí thải Quý 4 năm 2022 của cơ sở như sau:

Bảng 2.2. Kết quả quan trắc chất lượng khí thải Qúy 4 năm 2022

TT

Thông số

Đơn vị

Kết quả

QCVN 19:2009/BTNMT, cột B

Đợt 4

1

Bụi tổng

mg/Nm3

43,4

200

2

SO2

mg/Nm3

96,94

500

3

NOx

mg/Nm3

78,96

850

4

CO

mg/Nm3

94,62

1.000

(Nguồn: Trung tâm phân tích và Đo đạc môi trường Phương Nam)

Từ kết quả phân tích chất lượng khí thải cho thấy các chỉ tiêu trong khí thải đều đạt QCVN 19:2009/BTNMT, Cột B. Các chỉ tiêu đều cho kết quả thấp hơn rất nhiều so với Quy chuẩn từ đó đánh giá được khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận, do đó vị trí tiếp nhận nguồn khí thải của cơ sở phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường.

Về môi trường đất

Cơ sở không xả thải chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước thải trực tiếp ra môi trường đất, không có các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án Xây dựng kết cấu hạ tầng Cụm Công nghiệp

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE