Báo cáo đề xuất cấp GPMT dự án Xây dựng trang trại chăn nuôi tập trung công nghệ cao và nuôi trồng thủy hải sản

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án Xây dựng trang trại chăn nuôi tập trung công nghệ cao và nuôi trồng thủy hải sản. Chăn nuôi gia cầm khoảng 480 tấn/năm, nuôi trồng thủy sản các loại khoảng 30 tấn/năm.

Ngày đăng: 25-07-2024

134 lượt xem

MỤC LỤC

CHƯƠNG I 4

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN.. 4

1. Tên chủ dự án đầu tư: 4

2. Tên dự án đầu tư: 4

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư: 5

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư. 10

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư : 14

CHƯƠNG II 16

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.. 16

2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường. 16

2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường. 17

CHƯƠNG III 18

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ.. 18

1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật. 18

2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án. 18

3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án: 23

CHƯƠNG IV.. 26

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.. 26

1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư. 26

2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành. 26

2.1. Đánh giá, dự báo các tác động. 26

2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện: 37

3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường. 47

4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo. 48

4.1. Nhận xét về mức độ chi tiết của các đánh giá, dự báo. 48

4.2. Nhận xét về độ tin cậy của các đánh giá. 48

CHƯƠNG V.. 49

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.. 49

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải: 49

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải: không có. 50

Chương VI 51

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI

VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN.. 51

1.  Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư: 51

2. Chương trình quan trắc chất thải định kỳ theo quy định của pháp luật. 51

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm. 52

CHƯƠNG VII 53

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.. 53

 

CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN

1. Tên chủ dự án đầu tư:

- Chủ dự án: Công ty TNHH Xây dựng Kinh ...

- Địa chỉ trụ sở chính: .........., phố Đào Tấn, phường Cống Vị, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án: Ông .......;

- Chức vụ: Giám Đốc.

- Điện thoại: ...........;                 

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số ......... Chứng nhận lần đầu ngày 05/12/2015, chứng nhận điều chỉnh lần thứ nhất ngày 30/5/2022 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định cấp.

2. Tên dự án đầu tư:

- Tên dự án đầu tư: "Xây dựng trang trại chăn nuôi tập trung công nghệ cao và nuôi trồng thủy hải sản"

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: ........., huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Vị trí tiếp giáp của dự án như sau:

+ Phía Bắc giáp đường đất, tiếp theo là mương thoát nước, ao nuôi trồng thủy sản của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển ....

+ Phía Đông giáp đường đất, tiếp theo là ao nuôi trồng thủy sản.

+ Phía Nam giáp đất lưu không đê, tiếp theo là đê bối, cách đê biển khoảng 150m, cách biển Đông khoảng 200m.

+ Phía Tây giáp đường đất, tiếp theo là ao nuôi trồng thủy sản của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Đại Dương.

- Thông tin chung về việc thành lập Dự án:

Dự án “Xây dựng trang trại chăn nuôi tập trung công nghệ cao và nuôi trồng thủy hải sản ...., huyện Giao Thủy” được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt chủ trương đầu tư lần đầu tại quyết định số 2770/QĐ-UBND ngày 21/12/2015. Theo đó dự án được thực hiện tại ...., huyện Giao Thủy với tổng diện tích là 50.000 m2, quy mô công suất của dự án bao gồm: Lợn thịt 1.300 tấn/năm và Cá rô phi 30 tấn/năm; chủ đầu tư thực hiện dự án là Công ty TNHH may .....; dự án đã được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại quyết định số 1197/QĐ-UBND ngày 09/06/2016. Cuối năm 2018 dự án thay đổi chủ đầu tư thành Công ty TNHH Xây dựng...... và được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư tại quyết định số 2635/QĐ-UBND ngày 22/11/2018 (quy mô công suất và các hạng mục công trình của dự án được giữ nguyên). Dự án cũng đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 104/XN-STNMT ngày 14/01/2019.

Đến năm 2022 nhằm đáp ứng theo nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, đa dạng hơn trong các sản phẩm đầu ra; chủ đầu tư dự án quyết định thay đổi mục tiêu dự án từ nuôi gia công lợn hậu bị hưởng nạc, nuôi cá rô phi đơn tính để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu thành chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thủy sản nội địa với quy mô công suất bao gồm: chăn nuôi gia cầm khoảng 480 tấn/năm, nuôi trồng thủy sản các loại khoảng 30 tấn/năm. Các nội dung điều chỉnh này đã được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt tại quyết định số 975/QĐ-UBND ngày 26/5/2022.

Do loại hình của dự án vẫn là chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản (chỉ chuyển từ chăn nuôi lợn hậu bị sang chăn nuôi gia cầm) nên hầu hết các hạng mục công trình hiện có của công ty sẽ được tận dụng để phục vụ dự án điều chỉnh. Công ty chỉ tiến hành lắp đặt lại hệ thống cấp thức ăn, nước uống trong các chuồng trại và bổ sung khu vực hầm tiêu hủy gà xây dựng ngầm.

Phân loại dự án theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công: Thuộc dự án nông nghiệp nhóm C (do tổng mức đầu tư của dự án là 8.590.000.000 đồng).

Căn cứ vào khoản 1, Điều 39 luật bảo vệ môi trường năm 2020 và mục số 16 cột 4 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, dự án thuộc đối tượng phải tiến hành lập giấy phép môi trường trình Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định thẩm định và trình UBND tỉnh Nam Định phê duyệt theo cấu trúc của phụ lục số IX Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư:

3.1. Công suất của dự án đầu tư:

- Chăn nuôi gia cầm khoảng 480 tấn/năm, nuôi trồng thủy sản các loại khoảng 30 tấn/năm.

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

3.2.1. Chăn nuôi gà.

Sơ đồ 1. Quy trình chăn nuôi gà

Thuyết minh quy trình

* Chuẩn bị chuồng nuôi:

- Việc chuẩn bị chuồng nuôi để bắt đầu nuôi một lứa gà mới là rất quan trọng. Chuồng trại được bố trí kín; được làm mát bằng quạt gió và giàn mát tự động và bố trí đèn sưởi ấm đảm bảo yêu cầu về nhiệt độ. Các chất thải rắn phát sinh từ hoạt động chăn nuôi trước đó như (trấu thải, phần gà, thức ăn thừa…) trong chuồng nuôi cần được loại bỏ hoàn toàn, sau đó tiến hành rắc vôi, phun thuốc sát trùng để loại bỏ các vi khuẩn có hại. Thời gian để trống chuồng sau mỗi đợt nuôi ít nhất từ 20 – 25 ngày.

- Chuẩn bị đệm lót chuồng:  Rải trấu lên toàn bộ nền chuồng với độ dày 10 - 15 cm (lớp trấu dày sẽ đạt hiệu quả cao hơn) sau đó thả gà vào chuồng. Sau 5 - 7 ngày với gà nuôi úm, 1 - 2 ngày với gà nuôi thịt, tiến hành đảo nhẹ lớp mặt đệm trấu lót (đảo từ 1 - 3 cm) và rắc đều chế phẩm đã được ủ lên toàn bộ bề mặt chất đệm ở chuồng nuôi để men được phân tán khắp bề mặt của toàn bộ chuồng (chế phẩm men được chuẩn bị trước từ 2 – 3 ngày để phục vụ cho công việc trên). Chế phẩm men được làm bằng cách trộn đều 1 kg chế phẩm với 5 -7 kg bột bắp hoặc cám gạo, cho thêm 2,5 -3,2 lít nước sạch, xoa cho ẩm đều, cho vào túi hoặc thùng và để chỗ ấm ủ trong 2 -3 ngày.             

* Nhập gà con về nuôi:

Toàn bộ gà con sẽ được đơn vị hợp tác chăn nuôi cung cấp. Con giống khoảng 3-7 ngày tuổi đã qua được kiểm tra phân loại được đưa vào chuồng trại, thời gian nuôi khoảng 3 tháng, một năm công ty nuôi 03 lứa, mỗi lứa nuôi cung cấp 50.000 con gia cầm thành phẩm ra thị trường. Sau khi xuất bán, chuồng nuôi sẽ được để trống trong thời gian khoảng 15- 20 ngày để vệ sinh và sát trùng trước khi nhập đàn mới về nuôi. Thuốc thú y, thức ăn và kỹ thuật chăn nuôi sẽ do đơn vị hợp tác cung cấp.

* Úm gà con:

Giai đoạn đầu mới sinh từ 01 đến 28 ngày, gà con dễ bị tác động từ những vi khuẩn và sự ô nhiễm của môi trường bên ngoài. Cơ thể gà con chưa có những kháng thể để chống lại các bệnh về hô hấp, tiêu hoá cũng như vận động. Vì vậy việc úm gà con cần được thực hiện chuẩn xác để đem lại hiệu quả tốt nhất. Úm gà là quá trình tạo điều kiện sống lý tưởng cho đàn gà mới nở, môi trường sạch sẽ và độ ấm phù hợp cho sự phát triển hoàn thiện của gà con. Bao gồm các yếu tố như:

+ Mật độ nuôi: Từ 8-10 con/m2 (đối với gà >21 ngày tuổi); nuôi trên ½ diện tích chuồng nuôi (đối với gà từ 10-20 ngày tuổi); nuôi trên ¼ diện tích chuồng nuôi (đối với gà từ 7-10 ngày tuổi); 35 con/m2 (đối với gà từ 4-6 ngày tuổi); và 40 con/m2 (đối với gà từ 1-3 ngày tuổi).

+ Nhiệt độ: Giai đoạn úm nhiệt độ được điều chỉnh theo ngày tuổi của gà giao động từ 28-35oC đối với gà từ 1-21 ngày tuổi, gà càng nhỏ nhiệt độ duy trì càng cao. Sau khi trải qua quá trình úm (> 21 ngày tuổi), gà được nuôi nhốt trên toàn bộ diện tích chuồng nuôi, khi đó nhiệt độ chuồng được duy trì ở mức 26-28oC.

+ Độ ẩm: Độ ẩm thích hợp duy trì từ 60-70%

* Kiểm tra chăm sóc:

Gà được phân vào các chuồng nuôi để tạo sự đồng đều cho từng chuồng nuôi. Các chuồng nuôi được xây kín, trong các chuồng nhiệt độ luôn được giữ ổn định bằng hệ thống đèn sưởi và hệ thống làm mát bằng hơi nước thông qua máy đo nhiệt độ. Gà nuôi bằng thức ăn công nghiệp do đơn vị hợp tác cung cấp. Chế độ ăn được định lượng, đảm bảo đúng độ phát triển và trọng lượng theo ngày tuổi. Mỗi con gà đều được kiểm tra và cho uống vắc xin định kỳ.

- Thức ăn và nước uống cho gà: Thức ăn được công nhân cho vào từng máng với khối lượng cụ thể theo ngày tuổi của gà, các máng ăn gắn trên hệ thống cáp và mô tơ tự động chạy dọc theo chuồng đảm bảo cung cấp cho toàn bộ chuồng nuôi, lượng thức ăn còn dư được thu hồi vào cuối ngày. Hệ thống cấp thức ăn và nước uống được lau vệ sinh bằng dung dịch thuốc khử trùng định kỳ 2 tuần/lần (vải lau sau khi sử dụng được thu gom vào kho CTR của cơ sở để đưa đi xử lý), luôn đảm bảo gà có nguồn thức ăn và nước uống sạch.

- Thức ăn của gà (cám) là sự pha trộn giữa các chất đạm, bột đường, chất béo, khoáng chất, vitamin. Để gà sinh trưởng tốt, khoẻ mạnh, lớn nhanh cần phải cung cấp cám đầy đủ chất dinh dưỡng và phù hợp theo từng giai đoạn phát triển.

- Phòng bệnh: Công ty được quản lý nghiêm ngặt, chỉ người có trách nhiệm mới được ra, vào để tránh lây truyền dịch bệnh... Mọi nhân viên trong trang trại cho đến khách, muốn vào Trang trại đều phải sử dụng đồ bảo hộ, đeo khẩu trang, ủng chuyên dùng, đi qua hệ thống sát trùng. Công tác kiểm dịch phòng ngừa luôn được chú trọng trong suốt quá trình nuôi dưỡng: 3 ngày tuổi tiến hành nhỏ mắt, mũi lần 1 vaccin Newcastle hệ F; 7 ngày tuổi tiến hành nhỏ mắt, mũi lần 1 vaccin Gumboro; 14 ngày tuổi tiến hành tiêm lần 1 vaccin cúm gia cầm; 28 ngày tuổi tiến hành tiêm lần vaccin cuối. Ngoài ra công ty còn thực hiện rắc vôi bột thường xuyên, vệ sinh thiết bị cho ăn uống tự động định kỳ 2 tuần/lần.

- Điều trị bệnh: Trong quá trình chăm sóc, khi công nhân phát hiện gà bị bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, sẽ tiến hành cách ly (toàn bộ gà cách ly được dồn về phía cuối chuồng nuôi), đảm bảo khu nuôi nhốt có nhiệt độ ổn định, thoáng và sạch sẽ. Gà bệnh được chăm sóc đặc biệt hơn với cám ngon hơn, thức ăn được trộn thêm thuốc kháng sinh và các loại vitamin. Nếu gà không khỏi bệnh mà bị chết do các bệnh thông thường sẽ được đưa vào khu vực tiêu huỷ gà của cơ sở. Gà khỏi bệnh hoàn toàn sẽ được đưa về chuồng nuôi ban đầu và chăm sóc bình thường cùng với đàn. Khi gà đủ ngày và đạt trọng lượng sẽ được xuất chuồng.

3.2.2. Chăn nuôi thủy sản.

Sơ đồ 2. Quy trình chăn nuôi thủy sản

Thuyết minh quy trình

* Chuẩn bị ao trước khi nuôi.

Khi nuôi cá lần đầu chủ dự án phải tiến hành chuẩn bị ao nuôi, dùng vôi để cải tạo đáy ao và diệt tạp, rắc vôi từ 2-3 lần khắp ao để diệt địch hại cá, giảm độ phèn. Sau đó phơi nắng 2 – 3 ngày trước khi cho nước vào ao (mức nước sâu 1,5 - 1,8m). Sau mỗi lần thu hoạch tùy thuộc vào chất lượng nước ao chủ dự án chuẩn bị ao nuôi cho lần nuôi tiếp theo.  

* Nhập cá giống:

Cá giống phải đảm bảo chất lượng, đều con, khỏe mạnh, không dị dạng, vây cá phủ kín, không mất nhớt, không xây xát, không có dấu hiệu bệnh lý. Màu sắc cá tươi sáng, đặc trưng với từng loài.

* Tắm khử trùng cho cá:

Để loại trừ ký sinh trùng, nấm mốc, chống nhiễm trùng các vết xây xát và phòng bệnh cho cá, trước khi thả giống cần tắm khử trùng cho cá trong dung dịch nước muối nồng độ 2 - 3% (20-30 gam muối + 1 lít nước) trong 5 - 10 phút. Các bể chuyên chở có thể được tận dụng để xử lý cá trước khi chuyển vào ao, trong suốt quá trình xử lý cần sục khí. Trong bể có bố trí 01 lớp lưới mềm để giúp lấy cá ra nhanh chóng sau khi tắm xong. Lượng nước sau khi tắm cho cá được đổ ra các ao nuôi của dự án để hạn chế sự phát sinh của các loại nấm mốc và ký sinh trùng có thể xâm nhập vào nguồn nước gây bênh cho cá.

* Chăm sóc và quản lý:

- Chăm sóc và nuôi dưỡng cá:

+ Ưu tiên nuôi ghép cá để tăng hiệu quả ví dụ như nuôi ghép trắm đen cùng một số loài như cá mè, cá rô phi để sử dụng hiệu quả dinh dưỡng trong các tầng nước. Trong đó, cá trắm đen là chính, còn cá mè và cá rô phi có vai trò lọc tào, thực vật phù du...

+ Thức ăn cho cá là các loại thức ăn chủ yếu như cám, thức ăn thừa, cây cỏ, rau xanh… Cám sử dụng cho cá là thức ăn viên nổi có kích cỡ viên 1-10mm tùy theo kích cỡ miệng cá. Hàm lượng đạm, protein và lipid có trong thức ăn sẽ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của cá; cá được cho ăn với tỷ lệ dựa theo % khối lượng cơ thể, lượng thức ăn từ 5-7% trọng lượng cơ thể của cá (có thể điều chỉnh tuỳ theo thời tiết, tình trạng môi trường ao nuôi và tình trạng sức khoẻ cá nuôi), không cho cá ăn vào thời điểm nhiệt độ quá cao hay quá thấp.

+ Mỗi tháng kiểm tra cá một lần, xác định khối lượng của 30 – 50 cá thể để theo dõi quá trình sinh trưởng của cá, trên cơ sở đó có phương pháp điều chỉnh thức ăn cho phù hợp.

- Quản lý chất lượng nước ao nuôi:

Định kỳ 20 - 30 ngày, sử dụng vôi lượng 2 - 3 kg/100 m2, hòa tan trong nước rồi tạt đều khắp mặt ao. Lúc giao mùa, định kỳ 2 tuần/lần rải vôi xung quanh bờ ao hoặc đào rãnh xung quanh bờ ao, rải vôi vào rãnh để ngăn nước mưa mang phèn và chất dơ bẩn từ trên bờ ao xuống.

* Thu hoạch:

- Sau thời gian nuôi khoảng 12 tháng, khi cá đạt tiêu chuẩn sẽ tiến hành tháo cạn nước và thu hoạch toàn bộ cá trong ao. Thời điểm thu hoạch nên vào sáng sớm hoặc chiều mát. Trước khi thu hoạch 1 ngày ngừng cho cá ăn. Sau khi thu hoạch tiến phơi ao;  và thực hiện các bước chuẩn bị ao trước khi tiếp tục nuôi lứa tiếp theo.

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:

- Cung cấp thực phẩm sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong nước và xuất khẩu cụ thể gồm gia cầm khoảng 480 tấn/năm và thủy sản các loại khoảng 30 tấn/năm.

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng

Sau khi đi vào hoạt động công ty tiến hành kết hợp chăn nuôi với các tập đoàn chăn nuôi nên toàn bộ thức ăn, thuốc thú y… đều được cơ sở hợp tác cung cấp. Số lượng, chủng loại phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển, tình hình phát sinh bệnh của vật nuôi.   

Bảng 1. Khối lượng nguyên, nhiên liệu, hóa chất sử dụng

TT

Nguyên, nhiên liệu, hoá chất

ĐVT

 Lượng sử dụng

I

Nguyên liệu

1

Gà giống

Con/vụ

50.000

2

Cá giống

Con/vụ

10.000

3

Cám cho gà

Tấn/năm

810

4

Cám cho cá

Tấn/năm

100

5

Trấu rải chuồng

Tấn/vụ

16,5

II

Hóa chất

1

Vôi bột

Tấn/năm

5

2

Chế phẩm vi sinh

Lít/năm

250

3

Thuốc sát trùng

Kg/năm

80

4

CloraminB

Kg/năm

100

III

Dược phẩm

1

Thuốc kháng sinh

Cho gà

Kg/năm

150

Cho cá

Lít/năm

10

2

Vắc xin

Lít/năm

200

3

Vitamin các loại

Kg/năm

250

 

Các loại thuốc thú y đưa vào sử dụng tuân thủ theo đúng quy định tại Thông tư số 10/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, cấm sử dụng ở Việt Nam, công bố mã HS đối với thuốc thú y nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam.

4.2. Nhu cầu sử dụng nước

* Nguồn cung cấp nước:

- Đối với nước cấp cho ao nuôi cá: nguồn nước được lấy từ nước ngọt sông nội đồng cách dự án khoảng 200m về phía Bắc bơm theo đường ống D200 vào ao nuôi.

- Đối với nước cấp cho hoạt động sinh hoạt và chăn nuôi: Do vị trí khu vực thực hiện dự án chưa có đường ống cấp nước sạch nên Công ty dự kiến sử dụng nước ngầm để cung cấp cho hoạt động sinh hoạt và chăn nuôi gà của dự án, công suất khai thác nước ngầm dự kiến khoảng 40 m3/ngày. Tuy nhiên vì thời điểm hiện tại công ty chưa tiến hành xin cấp phép khai thác nước ngầm nên trong thời gian đầu của dự án công ty sẽ sử dụng nước mặt tại ao chứa để cấp cho hoạt động chăn nuôi và nước mưa cùng nước đóng bình để cấp cho hoạt động sinh hoạt của CBCNV.

+ Hiện tại Công ty có 02 khu vực bể xử lý nước cấp trong đó khu vực bể nước cấp cho hoạt động sinh hoạt diện tích 61m2 gồm: 01 bể lọc, 02 bể lắng và 02 bể chứa nước; khu vực bể chứa nước cấp cho chăn nuôi diện tích 185m2 gồm: 06 bể lọc, 06 bể lắng và 06 bể chứa nước.

Bảng 2. Thông số bể xử lý nước cấp

STT

Tên bể

Số lượng

Kích thước xây dựng

I

Bể nước cấp cho hoạt động sinh hoạt

1

Bể lọc

1

3,6m × 4m × 1,5m

2

Bể lắng

2

3,6m ×4,3m ×1,5m

3

Bể chứa

2

3,6m ×4,3m ×1,5m

II

Bể nước cấp cho hoạt động chăn nuôi

1

Bể lọc

4

3,6m ×2m ×1,5m

2

3,6m ×1,5m ×1,5m

2

Bể lắng

6

3,6m ×4,3m ×1,5m

3

Bể chứa

6

3,6m ×4,3m ×1,5m

 

Sơ đồ 3. Quy trình xử lý nước mặt

Nước mặt từ ao chứa sau khi loại bỏ các loại rác thải có kích thước lớn như bao bì, lá cây rơi vãi sẽ được bơm trực tiếp lên bể lọc (có 6 bể lọc kích thước 3,6×2×1,5m/bể). Bể lọc bố trí bên trên bể lắng trong bể có chứa các vật liệu lọc như sỏi cuội, cát vàng, than hoạt tính với chiều dày mỗi lớp vật liệu lọc khoảng 25cm. Nước sẽ chảy từ trên xuống dưới bể, các loại cặn, bụi bẩn được giữ lại trên bề mặt của các lớp vật liệu lọc, đặc biệt là lớp than hoạt tính có khả năng hấp phụ, khử mùi, khử độc làm cho nước trong hơn. Sau đó nước sẽ chảy vào bể lắng (6 bể lắng có kích thước 3,6×4,3×1,5m/bể)  bể lắng có tác dụng ổn định dòng nước và lắng các loại cặn còn sót lại trước khi chảy qua bể chứa nước (6 bể chứa nước có kích thước 3,6×4,3×1,5m/bể) . Tại bể chứa nước CloraminB sẽ được cấp trực tiếp vào bể theo lượng nhất định và để trong vòng 6 giờ để tiêu diệt các loại vi sinh vật có hại trong nước. Nước sau xử lý được cấp cho các khu vực cần sử dụng bằng máy bơm.

Sơ đồ 4. Quy trình xử lý nước ngầm

+ Sau khi khảo sát trữ lượng và xin cấp phép khai thác nước ngầm, công ty sẽ sử dụng nước ngầm để cấp cho hoạt động sinh hoạt và chăn nuôi tại dự án. Quy trình xử lý nước ngầm tại dự án là tương tự như quy trình xử lý nước mặt, tuy nhiên trước khi chảy vào bể lọc, nước ngầm sẽ được làm thoáng đơn giản bằng cách cho qua đường ống nhựa lắp đặt phía trên bể lọc, các ống nhựa này có đục lỗ để nước chảy xuống bể lọc theo dạng giàn mưa (làm thoáng có tác dụng oxi hoá một phần Fe2+, Mn2+ cùng một số tác nhân mang tính khử khác có thể oxi hoá bằng O2 như H2S và một số khí nằm dưới dạng hoà tan trong nước ngầm).

* Nhu cầu sử dụng nước

- Nước cấp cho sinh hoạt: Khi dự án đi vào hoạt động thì tổng lượng CBCNV của cơ sở là 15 người. Theo TCXDVN 33:2006, định mức nước cấp sử dụng cho sinh hoạt là 100 lít/người/ngày.đêm. Như vậy tổng lượng nước sử dụng cho hoạt động sinh hoạt của CBCNV tại dự án sẽ là: 100 lít/người × 15người = 1.500 lít/ngày = 1,5 m3/ngày.

- Nước cấp cho sản xuất: Trong quá trình chăn nuôi hệ thống máng ăn và uống nước tự động được CBCNV của công ty lau vệ sinh bằng dung dịch thuốc sát trùng định kỳ 2 tuần/lần (vải lau sau khi sử dụng được thu gom vào kho CTR của cơ sở để đưa đi xử lý). Sau mỗi vụ nuôi, lượng phân và trấu thải được thu gom về kho chứa, và sử dụng dung dịch chế phẩm để lau sạch nền chuồng. Do đó khi dự án đi vào hoạt động ổn định thì các hoạt động có sử dụng nước bao gồm:

+ Nước uống cho gà: Lượng nước uống cho gà khoảng 200 ml/con/ngày. Với tổng số 50.000 con/lứa thì lượng nước cấp tối đa là: 200 ml × 50.000 con = 10 m3/ngày.

+ Nước làm mát chuồng trại: Ước tính lượng nước sử dụng cho hoạt động làm mát chuồng trại sau khi dự án đi vào hoạt động là 2 m3/chuồng/ngày. Với 10 chuồng nuôi thì tổng lượng nước làm mát chuồng trại là: 2 m3 × 10 chuồng = 20 m3/ngày

+ Nước cấp cho ao nuôi trồng thủy sản:

Tổng diện tích ao nuôi trồng thủy sản của cơ sở sau khi đi vào hoạt động là 9.500 m2 (độ sâu trung bình 1,8m). => Lượng nước cấp cho ao nuôi trồng thủy sản là: 9.500m2 × 1,8m = 17.100 m3. Lượng nước này chỉ cấp vào ao sau khi công ty tiến hành thu hoạch với tần suất 1 lần/năm.

Bảng 3. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của dự án.

TT

Nhu cầu sử dụng nước

Định mức

Khối lượng

1

Nước phục vụ sinh hoạt (15 người)

100 lít/người

1,5 m3/ngày

3

Nước làm mát chuồng nuôi (10 chuồng)

2 m3/chuồng

20 m3/ngày

4

Nước uống cho gà (50.000 con/lứa)

200 ml/con

10 m3/ngày

5

Nước cấp cho ao nuôi cá (9.500 m2)

1 lần/năm

17.100 m3/lần

4.3. Nhu cầu sử dụng điện.

-  Nguồn điện cấp cho hoạt động sản xuất của công ty được lấy từ nguồn điện lưới của huyện Giao Thuỷ.

Ngoài ra, công ty còn đầu tư 02 máy phát điện dự phòng để cấp điện cho dự án trong trường hợp mất điện. Dự tính sau khi đi vào hoạt động ổn định lượng điện tiêu thụ của công ty khoảng 125.000 kWh/tháng.

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư :

5.1. Các hạng mục công trình của dự án

Dự án “Xây dựng trang trại chăn nuôi tập trung công nghệ cao và nuôi trồng thủy hải sản tại xã Bạch Long, huyện Giao Thủy” được thực hiện trên khu đất hiện có với tổng diện tích là 50.000 m2, hầu hết các hạng mục công trình hiện có sẽ được tận dụng để phục vụ dự án điều chỉnh. Công ty chỉ tiến hành lắp đặt lại hệ thống cấp thức ăn, nước uống trong các chuồng trại và bổ sung khu vực hầm tiêu hủy gà xây dựng ngầm.

Bảng 4. Các hạng mục công trình của Dự án

STT

Các hạng mục công trình

Số lượng

Diện tích (m2)

Ghi chú

I

Các hạng mục công trình chính

1

Chuồng nuôi

10

8.250

Đã xây dựng

2

Ao nuôi cá

1

3.635

3

Ao nuôi cá

1

1.850

4

Ao nuôi cá

1

4.015

II

Các hạng mục công trình phụ trợ

1

Nhà văn phòng, ăn ca

1

200

Đã xây dựng

2

Nhà nghỉ công nhân

1

100

3

Nhà bảo vệ

1

20

4

Nhà kho

1

270

5

Khu sát trùng

1

60

6

Nhà để xe

1

100

7

Nhà để máy phát điện

1

16

8

Ao chứa nước mặt (nước ngọt)

1

7.700

9

Cổng, tường rào, sân đường nội bộ

 

1.674

10

Khu vực trồng sinh vật cảnh, cây xanh.

 

9.950

11

Hệ thống cung cấp điện

1HT

 

12

Hệ thống cung cấp nước

1HT

 

II

Hạng mục bảo vệ môi trường

1

Hệ thống bể cấp nước sinh hoạt

1

61

Đã xây dựng

2

Hệ thống bể cấp nước chăn nuôi

1

185

3

Bể chứa phân

1

100

Không sử dụng

4

Kho chứa chất thải rắn thông thường

1

34

Đã xây dựng

5

Kho chứa CTNH

1

12

6

Hầm biogas

1

1.054

Không sử dụng

7

Hồ sinh học 1

1

486

Đã xây dựng

8

Hồ sinh học 2

1

1.012

9

Hồ sinh học 3

1

1.221

10

Hồ sinh học 4

1

1.554

11

Hồ sinh học 5

1

3.135

12

Hồ sinh học 6

1

3.306

13

Hầm tiêu hủy gà (xây ngầm)

1

36

Xây dựng mới

14

Hệ thống thu gom nước mưa

1HT

 

Đã xây dựng

15

Hệ thống thu gom nước thải

1HT

 

16

Hệ thống làm mát chuồng nuôi

10HT

 

5.2. Danh mục trang thiết bị máy móc của dự án:

Bảng 5. Danh mục máy móc, thiết bị của dự án

>>> XEM THÊM: Báo cáo thuyết minh dự án đầu tư bến thủy nội địa

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE