Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án trang trại chăn nuôi heo hậu bị

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (gpmt) dự án trang trại chăn nuôi heo hậu bị có công suất thiết kế chăn nuôi 10.000 con heo hậu bị/ năm, quy mô chuồng trại 12.600m2.

Ngày đăng: 17-06-2024

152 lượt xem

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ ......................................1

1. Tên chủ cơ sở ..................................................................1

2. Tên dự án................................................................1

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở ........................................2

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở:....................................................2

3.2. Công nghệ sản xuất............................................................4

3.3. Sản phẩm của dự án .......................................................................................6

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện,

nước của cơ sở.....................................6

4.1. Nguyên liệu....................................................................................................7

4.2. Nhiên liệu.......................................................................................................7

4.3. Nhu cầu và nguồn cung cấp điện...................................................................7

4.4. Nhu cầu và nguồn cung cấp nước..................................................................8

4.5. Hóa chất sử dụng..........................................................................................14

4.6. Nhu cầu lao động..........................................................................................15

5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở ..........................................................16

5.1. Điều kiện khí hậu, môi trường của cơ sở.....................................................16

5.2. Điều kiện thủy văn.......................................................................................19

CHƯƠNG 2. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG

CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.......................................................................26

1. Sự phù hợp của cơ sở đối với quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường...........26

2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường....................27

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.............................................................29

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải..............29

1.1. Thu gom, thoát nước mưa............................................................................29

1.2. Thu gom, thoát nước thải.............................................................................30

1.3. Xử lý nước thải.............................................................................................32

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải........................................................42

2.1. Khống chế ô nhiễm mùi hôi từ chuồng chăn nuôi.......................................42

2.2. Khống chế ô nhiễm mùi hôi từ hoạt động thu gom, xử lý nước thải...........44

2.4. Khống chế ô nhiễm mùi hôi từ kho chứa nguyên liệu.................................45

2.5. Giảm thiểu ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông vận tải .............45

2.6. Giảm thiểu tác động của máy phát điện.......................................................45

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường ...................45

3.1. Chất thải rắn sinh hoạt..................................................................................45

3.2. Chất thải rắn sản xuất...................................................................................46

4. Công trình, biện pháp lưu giữ chất thải nguy hại............................................47

4.1. Heo chết do dịch bệnh..................................................................................48

4.2. Chất thải nguy hại khác................................................................................48

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung .......................................50

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường........................................50

6.1. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố trong vận hành hệ thống xử lý nước

thải.......................................................................51

6.2. Phương án phòng ngừa sự cố rò rỉ khí sinh học, cháy nổ hầm biogas ........51

6.3. Biện pháp phòng ngừa sự cố sạc lở, vỡ các ao chứa nước thải ...................52

6.4. An toàn khi bảo quản, sử dụng hóa chất......................................................52

6.5. Phòng chống cháy nổ, hỏa hoạn...................................................................53

6.6. Phòng chống, ứng phó sự cố dịch bệnh .......................................................53

6.7. Phương án tiêu độc, khử trùng sau dịch bệnh..............................................54

7. Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp ..................56

CHƯƠNG 4. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG........59

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải.................................................59

1.1. Nguồn phát sinh nước thải...........................................................................59

1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa......................................................................59

1.3. Dòng nước thải.............................................................................................59

1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước

thải.......................................................................................................................59

1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải vào nguồn tiếp nhận nước thải................60

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải....................................................60

2.1. Nguồn phát sinh khí thải..............................................................................60

2.2. Các chất ô hiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải

..........................................................................60

2.3. Vị trí và phương thức xả khí thải.................................................................61

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung.....................................61

3.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung...............................................................61

3.2. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung.....................................................62

CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ............63

1. Kết quả quan trắc định kỳ đối với nước thải...................................................63

2. Kết quả quan trắc định kỳ đối với bụi, khí thải...............................................64

CHƯƠNG 6. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

..............................................................65

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.............................65

2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật.......................65

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ................................................65

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải ......................................66

2.2.1. Quan trắc nước thải tự động, liên tục........................................................66

2.2.2. Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục...............................67

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.......................................67

CHƯƠNG 7. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ.....................................................68

CHƯƠNG 1.

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1. Tên chủ cơ sở

CÔNG TY TNHH .......

- Địa chỉ văn phòng: ......., xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.

- Người đại diện theo pháp luật: ....... Chức vụ: Giám đốc

- Điện thoại: ...........;

- Giấychứng nhận đăngkýkinh doanh số:............. đăng kýlầnđầu ngày 27 tháng 03 năm 2015 và đăng ký thay đổi lần thứ 12 ngày 07 tháng 11 năm 2022 do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Thuận cấp.

2. Tên dự án

TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO HẬU BỊ

- Địa điểm dự án: ........, xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận;

- Quyết định số 2763/QĐ-UBND, của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cấp ngày 21 tháng 10 năm 2015 phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Trang trại chăn nuôi heo hậu bị 1, quy mô chuồng trại 12.600m2 tại thôn Liêm An, xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc.

- Công văn số 2280/UBND-KT ngày26/6/2019 của UBND tỉnh về việc chấp thuận thay đổi một số nội dung trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Trang trại chăn nuôi heo hậu bị 1, quy mô chuồng trại 12.600m2.

- Quyết định số 1596/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh ngày 26 tháng 6 năm2019 về việc điều chỉnh Quyết định số 2763/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cấp ngày 21 tháng 10 năm 2015 và Công văn số 2280/UBND-KT của Chủ tịch UBND tỉnh ngày 26 tháng 6 năm 2019 về việc chấp thuận thay đổi một số nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Trang trại chăn nuôi heo hậu bị 1, quy mô chuồng trại 12.600m2 tại thôn Liêm An, xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc.

- Giấy xác nhận hoàn thành công trình Bảo vệ môi trường số 25/GXN-STNMT do Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận cấp ngày 05 tháng 11 năm 2019.

- Quy mô của cơ sở: Tổng vốn đầu tư 32.685.000.000VNĐ (Ba mươi hai tỷ sáu trăm tám mươi lăm triệu đồng). Quy mô dự án thuộc nhóm C theo Điều 10, Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở:

3.1.1. Quy mô diện tích

Tổng diện tích sử dụng đất của dự án “Trang trại chăn nuôi heo hậu bị Việt Hoàng 1” là 85.048,2m2 , trong đó diện tích thực hiện dự án là 63.090m2 và diện tích hành lang bảo vệ là 21.958m2.

3.1.2. Quy mô sản xuất

- Trang trại chăn nuôi heo hậu bị Việt Hoàng 1 có công suất thiết kế chăn nuôi 10.000 con heo hậu bị/ năm, quy mô chuồng trại 12.600m2.

- Các công trình của dự án được trình bày cụ thể tại Bảng 1-1.

Bảng 1-1: Các hạng mục công trình phụ trợ

3.2. Công nghệ sản xuất

Dự án xây dựng 10 dãy chuồng nuôi heo bao gồm 5 chuồng nuôi heo hậu bị giai đoạn nuôi thích nghi và 5 chuồng nuôi heo hậu bị giai đoạn nuôi thịt. Mỗi chuồng nuôi dài 90m, rộng 14m, các dãy chuồng cách nhau 10m.

Nền chuồng được chia thành 2 khu gồm khu chuồng và hồ tắm. Nền chuồng xâydốc về hướng hồ tắmvới độ dốc i = 3%. Mỗi chuồng bố trí 2 dãy hồ tắm chiều rộng 1m, sâu 12cm chạy dọc theo chiều dài dãy chuồng.

Trại sau khi xây dựng được Công ty TNHH Việt Hoàng T&T cho Công ty Cổ phần CP Việt Nam thuê chuồng để thực hiện Dự án chăn nuôi heo hậu bị theo mô hình trại chăn nuôi heo công nghiệp của Công ty này và trả tiền thuê ổn định theo định kỳ hàng tháng cho chủ Dự án.

Quy trình chăn nuôi heo thịt tại Dự án được áp dụng theo mô hình chuồng lạnh và kín, đây là mô hình nuôi heo công nghiệp hiện đại nhất hiện nay, tuân thủ tuyệt đối theo yêu cầu kỹ thuật trong chăn nuôi và điều kiện vệ sinh chuồng trại cũng như bảo vệ môi trường của Công ty Cổ phần CP Việt Nam. Chuồng được làm mát bằng hệ thống quạt hút và tấm làm mát giải nhiệt bằng hơi nước, đảm bảo không khí được đối lưu và nhiệt độ luôn ổn định 25 – 260C, tạo nên môi trường chăn nuôi lý tưởng. Mặt nền được tráng xi măng và hệ thống thoát nước

Dự án “Trang trại chăn nuôi heo hậu bị Việt Hoàng T&T 1” nhằm đảm bảo công tác vệ sinh chuồng trại. Nguồn thức ăn cho heo hoàn toàn là thức ăn công nghiệp của Công ty Cổ phần CP Việt Nam cung cấp. Với hình thức chăn nuôi này sẽ hạn chế được các tác nhân gây bệnh và giảm rủi ro trong quá trình đầu tư.

Dự án đảm bảo tuân thủ theo Quyết định số 1506/QDD-BNN-KHCN ngày 15/05/2008 của Bộ NN&PTNT và Bộ KHCN ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt chochănnuôilợn antoàntại Việt Namvà QCVN01-14:2010/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học

Quy trình chăn nuôi heo thương phẩm được trình bày tại Hình 1-2.

Hình 1-2:Sơ đồ quy trình chăn nuôi heo hậu bị

Thuyết minh quy trình chăn nuôi heo hậu bị

Giai đoạn 1: Heo giống (heo con cai sữa) 4 tuần tuổi đạt khoảng 4 – 6 kg nhập về trại được Công ty Cổ phần CP Việt Nam cung cấp. Heo con đảm bảo được kiểm tra kỹ, tất cả đều khỏe mạnh, có giấy chứng nhận kiểm dịch (do cơ

quan thú y cấp). Đầu tiên heo nhập về trại được nhốt riêng để nuôi thích nghi trong vòng 15 ngàyvà theo dõi tất cả các biểu hiện bệnh, giúp heo thích nghi đồng thời kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh lây lan bệnh.

- Tiêm vacxin phòng ngừa các loại bệnh theo chỉ dẫn trực tiếp của cán bộ kỹ thuật công ty, lượng thức ăn, nước uống được phân bổ đúng theo quy trình.

- Hàng ngày cho heo ăn 4 lần, thường xuyên theo dõi sự phát triển của heo. Trung bình mỗi ngày trọng lượng của heo sẽ tăng từ 0,3kg đến 0,5kg mỗi con.

Giai đoạn 2: Sau thời gian nuôi thích nghi, heo được nhập trại nuôi dưỡng Giai đoạn 2 được nuôi từ 70 – 130 ngày tuổi và có trọng lượng trung bình từ 20 – 60 kg. Thời kỳ này, heo phát triển khung xương, hệ cơ, hệ thần kinh, do đó khẩu phần cần nhiều protein, khoáng chất, vitamin để phát triển cả chiều dài và chiều cao.

- Đây là giai đoạn phát triển tốt của heo, mỗi ngày cho heo ăn 2 lần, đạt tiêu chuẩn tăng trọng từ 0,6kg đến 0,8kg/con/ngày

- Thời gian tiêm phòng ít hơn giai đoạn 1.

Giai đoạn 3: Heo thịt được nuôi từ 131 – 165 ngày tuổi và có trọng lượng trung bình từ 61 – 105 kg. Đây là thời kỳ heo tích lũy mỡ vào các sớ cơ, các mô liên kết nên heo sẽ phát triển theo chiều ngang, mập ra. Nên giai đoạn này heo cần nhiều glucid, lipid hơn.

- Thức ăn, nước uống trong giai đoạn này theo quy định tiêu chuẩn, tăng trọng từ 0,8 kg đến 1 kg/ con/ ngày.

- Khi heo đủ ngày tuổi và trọng lượng sẽ được xem xét xuất chuồng. Trước khi xuất chuồng heo sẽ được kiểm tra kỹ để đảm bảo heo không bị ốm hoặc không trong thời gian ảnh hưởng của thuốc hoặc vắc xin (đủ thời gian ngưng thuốc trước khi giết mổ).

3.3. Sản phẩm của dự án

Trang trại xuất bán heo thịt trọng lượng đạt 80-100kg. Trung bình mỗi năm 2 lứa và tổng khối lượng thịt là khoảng 800 tấn sản phẩm/năm.

Heo được kiểm tra về bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng, bệnh viêm khớp,... trước khi xuất bán và thực hiện khai báo kiểm dịch với cơ quan thú y theo quy định

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

4.1. Nguyên liệu

- Thức ăn cho heo (cám), được nhập từ Công ty Cổ phần CP Việt Nam, hàng ngày xe chở cám chở thẳng vào trại và công nhân cho cám vào các silo của từng dãy chuồng.

- Thuốc thú y phục vụ cho mục đích chữa bệnh, vắc xin phục vụ cho mục đích tiêm ngừa. Tất cả các loại thuốc thú y, vắc xin đều nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam

4.2. Nhiên liệu

- Công ty sử dụng gas cung cấp từ các đại lý gas địa phương phục vụ cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt của công nhân viên.

- Dầu DO: Do máy phát điện dự phòng không hoạt động thường xuyên và chỉ hoạt động trong trường hợp mất điện từ hệ thống điện lưới quốc nên lượng dầu sử dụng không nhiều, khó ước tính con số cụ thể. Lượng dầu này được mua từ các cửa hàng kinh doanh xăng, dầu gần khu vực Dự án.

4.3. Nhu cầu và nguồn cung cấp điện

Điện sử dụng cho mục đích chiếu sáng, hoạt động của các thiết bị văn phòng, các máy bơm nước, quạt hút gió, vận hành trạm xử lý nước thải,…. Tổng lượng điện sử dụng một năm được thống kê chi tiết tại Bảng 1-2.

Bảng 1-2:Lượng điện sử dụng năm 2022 của trang trại

Lượng điện tiêu thụ phụ thuộc vào nhu cầu chăn nuôi trong từng giai đoạn phát triển của đàn heo. Yếu tố thời tiết cũng ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu sử dụng điện, vào những ngày khô hanh, độ ẩm thấp, nhu cầu sử dụng điện tăng cao do thường xuyên sử dụng máy bơm nước làm mát, cấp nước cho heo cũng như hệ thống quạt hút. Theo hóa đơn sử dụng điện năm 2022 tại trang trại lượng điện tiêu thụ trung bình khoảng 58.610kW/tháng, cao nhất là 74.095kW/tháng (tháng 4), thấp nhất là 39.245kW/tháng (tháng 1).

Nguồn điện cung cấp cho nhà máy được lấy từ lưới điện quốc gia qua chi nhánh điện huyện Hàm Thuận Bắc. Ngoài ra, Công ty còn trang bị máy phát điện dự phòng công suất 250KVA để phục vụ nhu cầu sử dụng trong trường hợp sự cố mất điện xảy ra.

4.4. Nhu cầu và nguồn cung cấp nước

4.4.1. Nhu cầu cấp nước

Do đặc thù của Dự án thuộc lĩnh vực chăn nuôi heo nên nhu cầu sử dụng nước cao cho hoạt động vệ sinh chuồng trại, tắm heo, nước uống cho heo và làm mát.

Bên cạnh đó vị trí Dự án thuộc khu vực khô hạn, khan hiếm nước, lượng mưa ít nên việc tính toán, sử dụng tiết kiệm nước và tái sử dụng nước luôn được Công ty quan tâm và ưu tiên hàng đầu.

Cách tính toán nhu cầu sử dụng nước cho từng công tác được thể hiện chi tiết ở các mục sau:

4.4.1.1. Nước cấp cho sinh hoạt công nhân

Hiện nay, dự án có 12 công nhân viên làm việc. Nhu cầu nước cấp phục vụ cho sinh hoạt của công nhân viên được tính theo tiêu chuẩn dùng nước là 100lít/người ngày (theo tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 33:2006 ngày 17/3/2006 của Bộ Xây dựng về “Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình” tại bảng 3.1, áp dụng cho đô thị loại III, khu vực ngoại ô).

Nhu cầu cấp nước cho sinh hoạt công nhân cụ thể từng trại như sau: QSH = 12 người x 100 lít/người.ngày= 1.200 lít/ngày = 1,2m3/ngày 4.4.1.2. Nước cấp cho heo uống

Nhu cầu nước uống của heo tùy thuộc vào độ tuổi và giai đoạn tăng trưởng. Heo thịt từ 30 – 70kg, nhu cầu uống nước khoảng 5 – 8 lít/ngày. Heo thịt trên 70kg, nhu cầu uống nước khoảng 8 – 10 lít/ngày. (Nguồn: Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi heo hậu bị - Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam)

Với quy mô dự án khoảng 10.000 con (5.000 con ở mức 30 – 70kg và 5.000 con trên 70kg) thì lượng nước cấp cho heo uống là: QHC = (5000 con x 6,5 lít/ngày) + (5000 con x 9 lít/ngày) = 77,5 m3/ngày

4.4.1.3. Nước vệ sinh chuồng, tắm heo

Một trong những nhu cầu nước không thể thiếu của các trại chăn nuôi heo là cấp nước tắm heo, xịt xả vệ sinh chuồng và hố tắm.

- Nước tắm heo: Hố tắm có thể tích 7,2m3 (kích thước hố: dài 90m x rộng 1m x sâu 0,08m), trang trại bao gồm 10 chuồng và mỗi chuồng có 02 hố tắm. Theo thực tế chăn nuôi, hố tắm heo được thay 02 ngày 01 lần. Do đó, mỗi ngày trang trại thay nước hố tắm heo cho 05 chuồng nuôi.

Lượng nước dùng cho tắm heo là: QTH = 5 chuồng x 2 hố tắm x 7,2m3/hố = 72m3/ngày - Nước vệ sinh chuồng trại, hố tắm:

Định mức xịt rửa chuồng, hố tắm heo là 0,02m3 /m2 (Nguồn: Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi heo hậu bị - Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam). Diện tích xịt rửa chuồng được tính theo diện tích hố tắm và khu vực lân cận (1m chiều rộng hố tắm + 1m cạnh hố tắm).

Vậy diện tích xịt rửa mỗi chuồng là: 2 dãy x 90m x 2m = 360m2. Việc vệ sinh thực hiện mỗi ngày 05 chuồng (trùng với số lượng chuồng xả nước hố tắm heo). Do đó, lượng nước sử dụng để vệ sinh chuồng như sau: QVS = 5 chuồng x 360m2 x 0,02m3/m2/ngày = 36m3/ngày àVậy nhu cầu dùng nước vệ sinh chuồng, tắm heo: QVS.TH = 72 + 36 = 108m3/ngày

4.4.1.4. Nước cấp cho hệ thống làm mát

Mỗi chuồng có 1 bể nước làm mát thể tích 2m3. Tuy nhiên lượng nước này được sử dụng tuần hoàn, chỉ bổ sung khoảng 0,5m3/bể/ngày do bốc hơi. Tuy nhiên, dự án nằm trong khu vực khí hậu khô hanh nên trong thực tế lượng nước bốc hơi và thất thoát khá nhiều. Hàng ngày dự án phải cấp bổ sung cho bể là 2m3/ngày. Do đó lượng nước cấp bổ sung cho làm mát là: QLM = 2 m3/b x 10 bể = 20m3/ngày

4.4.1.5. Nước cấp hệ thống phun sương khử mùi

Trang trại đã lắp đặt các tấmlưới kết hợp phun sương khử mùi, có phun nước pha chế phẩm hấp thụ mùi dưới dạng phun sương.

Theo thực tế, 02 chuồng sử dụng chung 01 máy bơm phun sương có lưu lượng bơm 0,072m3/giờ. Máy bơm phun sương hoạt động liên tục 01 giờ nghỉ 30 phút, do đó thời gian hoạt động của máy là 16 giờ/ ngày. Lượng nước cấp cho hệ thống phun sương khử mùi là: QPS = 0, 072m3/giờ x 16 giờ/ngày x 5 máy. QPS = 5,76m3/ ngày

4.4.1.6. Nước cấp khử trùng

* Nước cấp khử trùng cho công nhân trước khi vào trại

Toàn bộ công nhân viên tại Dự án trước khi vào trại làm việc phải tắm khử trùng mỗi ngày. Lượng nước sử dụng khoảng 25 lít/người.ngày.

Nhu cầu cấp nước khử trùng công nhân trước khi vào trại cụ thể từng trại như sau: QKT.Ng = 12 người x 25 lít/người.ngày = 300 lít/ngày QKT.Ng = 0,3m3/ngày

* Nước cấp hố sát trùng trước khi vào trại

Nhằm hạn chế tối đa các nguồn lây nhiễm bệnh dịch từ bên ngoài, trang trại chăn nuôi bố trí 01 hố nước sát trùng xe. Thể tích hố sát trùng là 8,4m3. Trung bình khoảng 03 ngày sẽ thay nước hố sát trùng 01 lần. Như vậy, nhu cầu cấp nước cho hố sát trùng xe của mỗi trại là QKT.Hố =2,8m3/ngày.

* Nước phun khử trùng xe trước khi vào trại

Nước phun khử trùng xe ước tính khoảng 500 lít/xe/lần, số lượng xe vào ra trại trung bình khoảng 05 xe/ngày. Lượng nước khử trùng xe: QKT.Xe= 2,5 m3/ngày.

* Nước pha thuốc sát trùng vệ sinh chuồng, thiết bị

Nước pha thuốc sát trùng vệ sinh bên trong và bên ngoài chuồng trại, vệ sinh thiết bị: QKT.TB =1m3/ngày. Như vậy, lượng nước cấp cho hoạt động khử trùng là QKT= 0,3 + 2,8 + 2,5 + 1 = 6,6m3/ngày.

4.4.1.7. Tổng nhu cầu sử dụng nước

Lượng nước sử dụng trong 01 ngày của Dự án giữa các trại trong các mùa thời tiết không giống nhau, được tổng hợp cụ thể tại Bảng 1-3.

Bảng 1-3: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của Dự án

Tổng nhu cầu sử dụng nước tại Dự án: 219,06 m3/ngày đêm.

Ngoài nhu cầu sử dụng nước hàng ngày nêu trên, Dự án còn có nhu cầu sử dụng nước tưới câycho mùa khô và nước phục vụ công tác phòng cháychữa cháy.

4.4.1.8. Nước tưới cây dùng vào mùa khô

Nước dùng cho tưới cây được căn cứ theo TCXDVN 33:2006/BXD tại bảng 3.3, tiêu chuẩn nước dùng cho việc tưới cây là: 3l/m2. Diện tích cây xanh hiện này trong trại là 17.000m2 QTC= 17.000m2 x 3l/m2 /1000 = 51m3 /ngày

4.4.1.9. Nước phòng cháy chữa cháy

Theo TCVN – 2622:1995 – Tiêu chuẩn phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình- yêu cầu thiết kế, tại bảng 12 thì:

+ Lưu lượng dùng nước chữa cháy là 5l/s/đám cháy.

+ Lượng nước chữa cháy trong 3 giờ: QCC3g= 3 x 5 x 3600/1000= 54 (m3)

Nước PCCC không sử dụng thường xuyên và cũng dùng từ hồ chứa nước mưa, nên không đưa vào nhu cầu sử dụng nước hàng ngày.

4.4.2. Nguồn cung cấp nước

Khu vực thực hiện Dự án là vùng khô hạn, nguồn nước ngầm khan hiếm nên Dự án tận dụng nước thải sau xử lý để tuần hoàn tái sử dụng cho mục đích vệ sinh chuồng, tắm heo và nước làm mát trại heo. Đây là nguồn cấp nước lớn nhất cho nhu cầu dùng nước của Dự án.

Cách dự án khoảng 800m về phía Nam có kênh tiếp nước 812 – Châu Tá. Dự án bơm nước từ kênh này về Hồ chứa nước mưa có kích thước 85m x 50m x 5m, dùng làm nguồn nước thô, sau qua xử lý lắng lọc, được bơm lên đài nước cấp cho nước sinh hoạt của công nhân và nước uống cho heo. Nước sau khi được xử lý đạt QCVN 01-1:2018/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt và QCVN 01- 39:2011/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi. Do khu vực khan hiếm nước, lượng mưa dự trữ thấp nên Hồ chứa nước mưa được tận dụng để chứa nước thô từ kên 812 – Châu Tá.

Dự án sử dụng nước kênh 812 – Châu Tá làm nguồn nước nguyên liệu để xử lý và sản xuất ra nước sạch cung cấp cho trang trại. Nhu cầu sử dụng nước sạch sử dụng cho các mục đích sau: cấp cho sinh hoạt của công nhân, sát trùng công nhân trước khi vào trại, cấp nước cho heo uống, khử trùng xe và phung sương khử mùi. Tổng lượng nước theo tính toán ở trên là 88,26m3/ngày.

Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước sạch công suất 100m3/ngày để sản xuất nước sạch cung cấp cho trang trại. Nước từ kênh 812 – Châu Tá bơm vào hồ chứa nước thô, từ đây nước thô được bơm qua hồ xử lý sơ bộ (gồm 2 hồ). Tại hồ xử lý sơ bộ, nước được châm PAC và dưới chuyển động của dòng nước do bơm tạo ra, nước được hòa trộn với PAC để hình thành các bông cặn. Khi nước được bơm đầy hồ, chuyển động của dòng nước chậm dần giúp cho bông cặn càng lúc càng to và không bị phá vỡ. Sau đó nước được lắng yên và các bông cặn rơi xuống đáy hồ. Nước sau khi lắng được bơm vào bể lọc áp lực để loại bỏ các cặn nhỏ li ti rồi vào bể chứa nước. Tại đâynước được châm clo để khử trùng và bơm lên đài nước. Tại đài chứa, nước theo đường ống D114 cấp nước sạch cho cả trang trại. Nước sau khi được xử lý đạt quy chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch dùng cho mục đích sinh hoạt và QCVN 01-39:2011/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi.

4.4.4. Nhu cầu tái sử dụng nước thải sau xử lý

Dự án hoạt động trong khu vực có khí hậu khô hanh, nguồn nước khan hiếm. Nguồn nước cấp của Dự án được sử dụng từ nhiều nguồn nước khác nhau để cung cấp đủ lượng nước cho trang trại. Trong đó, lượng nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn quy định được tái sử dụng là nguồn lớn nhất (chiếm 59,71%) lượng nước của trang trại. Ngoài ra, nước bơm từ kênh 812 – Châu Tá và tận dụng lượng nước mưa dự trữ cũng bổ sung vào lượng nước cấp cho trang trại (chiếm 40,29% lượng nước cấp).

Nước thải sau khi xử lý đạt quy chuẩn, được chứa tại 02 hồ chứa nước thải sau xử lý, bơm tái sử dụng cho hoạt động bao gồm: tắm rửa, vệ sinh chuồng trại, làm mát, cấp cho hố khử trùng xe ra vào trại. Nhu cầu tái sử dụng nước trong một ngày cho trại chăn nuôi theo tính toán như trên là: 130,8m3/ngày.

Lượng nước thải phát sinh vừa bằng với nhu cầu tái sử dụng nước của dự án. Như vậy, việc tái sử dụng nước thải đem lại nhiều lợi ích cho trang trại:

- Tiết kiệm được chi phí xử lý (nếu sử dụng nguồn nước từ kênh Châu Tá phải tăng lưu lượng bơm và tốn nhiều hóa chất để xử lý).

- Bảo vệ được môi trường (vì không xả thải ra môi trường).

- Không tốn nhiều diện tích để lưu chứa nước thải sau xử lý, nên hồ chứa nước thải sau xử lý được tận dụng làm hồ sự cố nếu có sự cố xảy ra. Do đó việc tái sử dụng nước thải sau xử lý của Dự án là rất cần thiết.

4.5. Hóa chất sử dụng

4.5.1. Khử trùng chuồng trại

Việc vệ sinh, khử trùng chuồng trại luôn được quan tâm hàng đầu. Tuân thủ đúng quy trình về phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi.

Dự án sử dụng nhiều loại dung dịch khử trùng khác nhau tùy thuộc đối tượng như khử trùng cho công nhân trước khi vào trại, khử trùng phương tiện chuyên chởvậtnuôi ra–vàotrại, sáttrùngchuồngtrước khinhậpgiốngvà saukhixuất,… Trung bình mỗi ngày sử dụng khoảng 30 lít dung dịch khử trùng các loại.

4.5.2. Chất tẩy rửa thông thường

Các loại chất tẩy rửa như bột giặt, nước rửa chén, nước lau sàn và cọ rửa toilet được cơ sở sử dụng để vệ sinh phòng nghỉ công nhân, nhà bếp với số lượng không đáng kể.

4.5.3. Xử lý nước thải

Các hóa chất sử dụng cho các công đoạn xử lý nước thải bao gồm: Polymer và PAC (dùng để tăng khả năng tạo các bông kết dính các chất lơ lửng trong nước thải, hỗ trợ quá trình lắng tách nước, giúp nước thải sau công đoạn được trong hơn, TSS giảm rõ rệt, được sử dụng tại Bể keo tụ - tạo bông); Chlorine (dùng để diệt các vi khuẩn, vi sinh vật có hại, mầm bệnh còn lẫn trong nước thải sau xử lý, được sử dụng tại Bể khử trùng), xút (dùng để trung hòa pH của nước thải, được sử dụng tại bể trung hòa).

Bảng 1-5: Khối lượng hóa chất sử dụng

4.6. Nhu cầu lao động

Một trong những nhân tố không thể thiếu để duy trì hoạt động của trang trại đó là đội ngũ công nhân viên làm việc tại Dự án. Với quy mô hoạt động hiện nay, số lượng nhân viên hiện có là 12 người.

5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở

5.1. Điều kiện khí hậu, môi trường của cơ sở

Như đã trình bày trong phần tính toán nhu cầu dùng nước, điều kiện tự nhiên về khí hậu và môi trường của khu vực ảnh hưởng đến lượng mưa, bốc hơi và nguồn nước sử dụng của Dự án. Do đó số liệu, thông tin về khí hậu là yếu tố cần thiết để tham khảo và tính toán.

Khu vực của Dự án nằm trên địa bàn xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, không có trạm quan trắc khí hậu cho nên các số liệu về điều kiện khí hậu được tham khảo từ trạm quan trắc Phan Thiết. Dự án nằm ở khu vực Nam Trung Bộ có khí hậu hanh khô, lượng mưa thấp, nắng nóng kéo dài, gây khan hiếm nước

5.1.1. Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm trong 05 năm gần thời điểm lập báo cáo (từ năm 2017 đến năm 2021) cao, trung bình khoảng 27,5oC. Các tháng hè từ tháng 4 đến tháng 6 có nhiệt độ cao nhất trong năm (28-30oC). Các tháng lạnh từ tháng 12 đến tháng 2 nhiệt độ thấp nhất năm (25-260C). Biên độ dao động về nhiệt độ không lớn giữa các tháng trong năm.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án trang trại chăn nuôi vịt quy mô 96.000 con

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE