Công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Khu du lịch

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (gpmt) Khu du lịch Khu du lịch hoạt động với quy mô 112 phòng. Bao gồm các hạng mục công trình: Khu nhà trung tâm, Khối khách sạn (28 phòng), Khu nhà nghỉ liên kế 1,2,3 (44 phòng), Khu Bungalow (40 phòng), nhà nhân viên, nhà giặt – căn tin, sân tennis, hồ bơi,…

Ngày đăng: 12-06-2024

104 lượt xem

MỤC LỤC

MỤC LỤC.............................................................1

DANH MỤC BẢNG.................................................3

DANH MỤC HÌNH .............................................................4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.........................5

LỜI MỞ ĐẦU ..............................................6

Chương I.......................................................................8

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ........................................8

1.1.       Tên chủ cơ sở: ...............................................................8

1.2.       Tên cơ sở: ...............................................................8

1.3.       Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:...............................9

1.3.1 Công suất hoạt động của cơ sở:...........................9

1.3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở:.................................9

1.3.3 Sản phẩm của cơ sở:............................................10

điện, nước của cơ sở:..........................................................10

1.4.1 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hoá chất......................................11

1.4.2 Nhu cầu sử dụng điện.................................................11

1.4.3 Nhu cầu sử dụng nước......................................11

Chương II................................................14

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI

TRƯỜNG ...................................................14

2.1.       Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch

tỉnh, phân vùng môi trường............................................14

2.2.       Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường................14

Chương III.......................................................16

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.....................................16

3.1        Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải..............16

3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa...........................................16

3.1.2 Thu gom, thoát nước thải.............................................17

3.1.3 Xử lý nước thải.............................................................19

3.2        Công trình xử lý bụi, khí thải ..................................31

3.3        Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường...............................35

3.4        Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại..............................37

3.5        Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung của cơ sở: ...................38

3.6        Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:...........................39

3.7        Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có)...................44

3.8        Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo

đánh giá tác động môi trường................................................44

3.9        Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường,

phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có)................................44

Chương IV..........................................................45

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.....................45

4.1        Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải:.................................45

4.2        Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung..............................46

Chương V ...................................................................48

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ..........................48

5.1.   Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải.......................48

5.1.1. Quan trắc nước thải đầu vào..............................................48

5.1.2. Quan trắc nuớc thải đầu ra ..............................................49

5.1.3. Nguồn tiếp nhận.........................................................50

5.2.  Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải....................51

Chương VI................................................................52

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ .......................52

6.1. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật....................52

6.1.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ ............................52

6.1.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải..............................52

6.1.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên

tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở..52

6.2.Kinh phí thực hiện quan trắc hằng năm: ............................53

Chương VII...........................................54

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 54

Chương VIII ....................................................................55

CAM KẾT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ..........................................55

PHỤ LỤC......................................................56

LỜI MỞ ĐẦU

Công ty CP Du lịch  được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3400278661 ngày 24 tháng 02 năm 2000 (với tên là Công ty TNHH ), cấp thay đổi lần thứ 14 ngày 27 tháng 06 năm 2023 do Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận cấp (chuyển đổi thành Công ty CP Du lịch Minh Thành). Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động chính của công ty là dịch vụ lưu trú ngắn ngày, nhà hàng và các dịch vụ phục vụ khách du lịch khác như ăn uống, spa….

Công ty CP Du lịch  (trước đây là Công ty TNHH ) được UBND tỉnh Bình Thuận cấp Quyết định số 1106/QĐ/UB-BT ngày 24/3/1997 Về việc Cấp giấy phép đầu tư xây dựng Khu du lịch  (sau này đổi tên thành Khu du lịch Phú Hải – gọi tắt là cơ sở). Đồng thời, công ty cũng đã lập Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và đã được Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường cấp phiếu đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường số 57/KHCNMT ngày 26/9/2001 với quy mô 84 phòng với diện tích 29.200 m2. Đến ngày 31/12/2003, UBND tỉnh Bình Thuận có văn bản số 4735/UBBT-XDCB Về việc chấp thuận đầu tư mở rộng xây dựng Khu du lịch Phú Hải tại phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Năm 2014, do nhu cầu mở rộng dự án, cơ sở xây dựng thêm khu khách sạn 28 phòng và đã được UBND thành phố Phan Thiết cấp Thông báo số 383/TB-UBND ngày 09/10/2014 về việc chấp thuận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án: Mở rộng Khu du lịch Phú Hải, nâng tổng quy mô lên 112 phòng. Khu du lịch với tổng diện tích đất là 33.258,2 m2, được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số U803514 ngày 17/4/2003 (29.200 m2) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CH 369352 ngày 19/4/2017 (4.058,2 m2).

Đến năm 2017, Công ty dự kiến mở rộng xây dựng thêm khối khách sạn quy mô 76 phòng trên khu đất hiện hữu và được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 3 số 4037460687 cấp ngày 24/7/2017, trong đó có xây dựng hạng mục khối khách sạn 76 phòng. Tuy nhiên do chiều cao công trình 76 phòng vượt yêu cầu cho phép của UBND về chiều cao xây dựng theo Công văn số 1957/UBND-KGVX ngày 17/5/2018 là 23,4m. Vì vậy, công ty chỉ thực hiện xây dựng khối khách sạn 65 phòng. Việc mở rộng này, đã được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Khu du lịch Phú Hải tại Quyết định số 595/QĐ-UBND ngày 04/3/2019 với tổng quy mô dự án là 177 phòng. Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo lượng nước thải phát sinh trong quá trình kinh doanh được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường, cơ sở đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải công suất 240 m3/ngày đêm và đã được UBND tỉnh Bình Thuận cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 832/GP-UBND ngày 18/7/2019 với lưu lượng xả thải lớn nhất là 207 m3/ngày đêm. Bên cạnh đó, công ty đã được điều chỉnh Giấy Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 4 ngày 13/5/2019: điều chỉnh Công ty TNHH Minh Thành sang Công ty CP Du lịch Minh Thành và tăng vốn đầu tư dự án từ 50 tỷ thành 100 tỷ.

Tuy nhiên, sau khi hoàn thành các thủ tục pháp lý về việc mở rộng dự án, công ty gặp một số vấn đề khó khăn tài chính, chuyển đổi pháp nhân, vì vậy cơ sở chưa thực hiện xây dựng mở rộng khối khách sạn 65 phòng như dự kiến. Hiện nay, khu du lịch Phú Hải đang hoạt động với quy mô 112 phòng, bao gồm Khu nhà trung tâm, Khối khách sạn (28 phòng), Khu nhà nghỉ liên kế 1,2,3 (44 phòng), Khu Bungalow (40 phòng), nhà nhân viên, nhà giặt - căn tin, sân tennis, hồ bơi,… và các công trình phụ trợ khác, với tổng diện tích đất là 33.258,2 m2.

Khu du lịch Phú Hải được xây dựng và đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư là 100.000.000.000 (Một trăm tỷ) đồng, do đó, căn cứ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tại mục số I.2 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Khu du lịch Phú Hải thuộc đối tượng nhóm II phải thực hiện hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường và thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận. Nhằm tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 và các quy định hiện hành, đồng thời căn cứ theo khoản 3, Điều 28 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP cấp ngày 10/01/2022 theo Phụ lục số X quy định về báo cáo đề xuất cấp, cấp lại giấy phép môi trường đối với cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm II, Công ty CP Du lịch Minh Thành xin được đăng ký Giấy phép môi trường cho dự án “Khu du lịch Phú Hải” tại Khu phố 5, phường Phú Hải, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận trình UBND tỉnh Bình Thuận xem xét, phê duyệt.

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1.1. Tên chủ cơ sở:

- Tên chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Du lịch 

- Địa chỉ trụ sở chính: ....., phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở:......... - Chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị

- Người được ủy quyền: ........ – Chức vụ: Phó Giám đốc điều hành

- Điện thoại: .......

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nghiệp: mã số ........ ngày 24 tháng 02 năm 2000, cấp thay đổi lần 14 ngày 27 tháng 06 năm 2023 do Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận cấp.

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số .......... ngày 24 tháng 5 năm 1997, chứng nhận đầu tư thay đổi lần 04 ngày 13 tháng 5 năm 2019.

1.2. Tên cơ sở:

- Tên cơ sở: Khu du lịch ...........

- Địa điểm cơ sở: .........., phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các Giấy phép môi trường thành phần đã được phê duyệt:

+ Phiếu xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường số 57/KHCNMT do Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Bình Thuận cấp ngày 26/9/2001;

+ Thông báo về việc chấp thuận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án: Mở rộng Khu du lịch Phú Hải số 383/TB-UBND của UBND thành phố Phan Thiết cấp ngày 09/10/2014;

+ Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Khu du lịch Phú Hải số 595/QĐ-UBND do UBND tỉnh Bình Thuận cấp ngày 04/3/2019;

+ Sổ chủ quản lý chất thải nguy hại mã số 60.000168.T do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp ngày 18/4/2011;

+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 1832/GP-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận cấp ngày 18/7/2019;

+ Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 2227/GP-UBND do Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận cấp ngày 24/10/2023.

- Quy mô của cơ sở:

+ Khu du lịch ..........được xây dựng trên tổng diện tích đất là 33.258,2 m2. Trong đó, bao gồm:  29.200 m2: được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số U803514 ngày 17/4/2003 · 4.058,2 m2: được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CH 369352 ngày 19/4/2017.

+ Khu du lịch hoạt động với quy mô 112 phòng. Bao gồm các hạng mục công trình: Khu nhà trung tâm, Khối khách sạn (28 phòng), Khu nhà nghỉ liên kế 1,2,3 (44 phòng), Khu Bungalow (40 phòng), nhà nhân viên, nhà giặt – căn tin, sân tennis, hồ bơi,… và các công trình phụ trợ khác.

+ Tổng vốn đầu tư dự án là: 50.000.000.000 đồng (Năm mươi tỷ đồng).

Bảng 1. Các hạng mục công trình của khu du lịch

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:

1.3.1 Công suất hoạt động của cơ sở:

Khu du lịch ..........hiện đang hoạt động với quy mô kinh doanh là 112 phòng.

1.3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở

Đặc trưng của dự án khu du lịch là kinh doanh dịch vụ lưu trí, kết hợp ăn uống và phục vụ nhu cầu du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, thư giãn của khách du lịch trong và ngoài nước. Do đó, dự án không có các hoạt động sản xuất nên không có quy trình công nghệ sản xuất.

Sơ đồ quy trình kinh doanh của Công ty CP Du lịch ......được thể hiện tại Hình 1.

Hình 1. Sơ đồ quy trình kinh doanh

Thuyết minh sơ đồ quy trình kinh doanh:

Công ty CP Du lịch ........ tiến hành quảng cáo cũng như phối hợp với các Công ty lữ hành trong vào ngoài nước tìm kiếm nguồn khách du lịch về dự án mình. Sau khi biết đến, lựa chọn hình thức nghỉ dưỡng theo nhu cầu, khách sẽ tiến hành đặt phòng tại khu du lịch. Trong quá trình nghỉ dưỡng, du khách còn có thể thưởng thức các dịch vụ khác của dự án. Với đặc trưng của loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch, nước thải phát sinh tại Khu du lịch Phú Hải chủ yếu từ hoạt động sinh hoạt của du khách nghỉ dưỡng và cán bộ nhân viên tại dự án như: tắm giặt, ăn uống, vệ sinh, ... Ngoài ra, còn có hoạt động phát sinh nước thải từ khu vực nhà hàng.

1.3.3Sản phẩm của cơ sở:

Khu du lịch ........ kinh doanh lĩnh vực khu du lịch kết hợp dịch vụ nhà hàng, khách sạn phục vụ khách du lịch tham quan, nghỉ dưỡng nên sản phẩm làm ra của Dự án là sản phẩm vô hình, không thể liệt kê.

1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở:

1.4.1 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hoá chất

Với đặc trưng dự án là kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng và nhà hàng. Dó đó, nguồn nguyên liệu chủ yếu của dự án là các loại thực phẩm dùng để chế biến thức ăn. Thành phần chủ yếu là: gạo, bún, mỳ, thịt các loại, hải sản tươi sống, rau củ quả các loại, các loại nước uống,… Bên cạnh đó, còn sử dụng dầu ăn, các loại gia vị, bột các loại,…để phục vụ cho quá trình hoạt động của khu du lịch. Các loại thực phẩm được lấy từ các vựa hải sản, vựa trái cây rau quả, các cửa hàng, siêu thị trong khu vực thành phố Phan Thiết. Ngoài ra, còn có các vật dụng phục vụ cho phòng nghỉ dưỡng như xà phòng, sữa tắm, khăn tắm, giấy vệ sinh,… phục vụ sinh hoạt của du khách. Nguồn nguyên, nhiên liệu cũng được cung cấp từ các đơn vị sản xuất trong khu vực thành phố Phan Thiết và các vùng lân cận.

Nhiên liệu phục vụ cho dự án chủ yếu là xăng, dầu DO, gas phục vụ nấu nướng, nhớt dùng để chạy ô tô, máy phát điện dự phòng, máy cắt cỏ,… Ngoài ra, khu du lịch còn sử dụng một số loại hóa chất tẩy rửa vệ sinh, Chlorine khử trùng, thuốc bảo vệ thực vật.

Khối lượng các nguyên liệu, nhiên liệu này được sử dụng tùy thuộc vào lượng khách từng thời điểm.

1.4.2 Nhu cầu sử dụng điện

Ước tính lượng điện tiêu thụ cho toàn cơ sở khoảng 85.000 kW/tháng. Tuy nhiên, lượng điện năng tiêu thụ thực tế phụ thuộc vào công suất hoạt động của các phòng nghỉ trong khu du lịch và phụ thuộc vào từng mùa trong năm nên khó đưa ra con số cụ thể. Lượng điện tiêu thụ cụ thể từng tháng sẽ thể hiện tại Hóa đơn tiền điện hàng tháng.

Khu du lịch sử dụng nguồn điện lưới quốc gia để phục vụ cho quá trình hoạt động của khu du lịch, cơ sở đấu nối với lưới điện trung thế (hiện hữu) 22kv của khu vực, trạm biến áp 22/0,4kV và lưới điện hạ thế 380/220kV. Bên cạnh đó, Cơ sở đã trang bị 02 máy phát điện dự phòng có công suất 1.000 KVA và 550 KVA để phục vụ cho quá trình hoạt động của khu du lịch và phòng ngừa sự cố cúp lưới điện quốc gia.

1.4.3 Nhu cầu sử dụng nước

Khu du lịch Phú Hải hiện hoạt động với quy mô 112 phòng bao gồm phòng nghỉ, nhà hàng và các dịch vụ khác, nên nhu cầu sử dụng nước của khu du lịch khi hoạt động chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của khách và nhân viên, khu dịch vụ, nhà hàng, nhà giặt, phòng cháy chữa cháy và tưới cây.

Nhu cầu sử dụng nước cho khách trong khu nghỉ dưỡng:

Tổng số phòng có thể phục vụ khách nghỉ dưỡng của khu du lịch là 112 phòng (2 người/phòng). Vậy tổng số khách tối đa tại các phòng là 224 người/ngày. Theo TCXDVN 33:2006 – Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế thì định mức cấp nước là: 350 lít/người/ngày.

Nhu cầu sử dụng nước cho khách vãng lai:

Lượng khách vãng lai đến khu du lịch tối đa khoảng 300 khách/ngày. Lượng nước cấp cho 1 khách vãng lai khoảng: 25 lít/người/ngày

           Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động của nhà hàng:

Nhà hàng khu du lịch có khả năng phục vụ ngày cao điểm nhất là 250 lượt khách trong 03 buổi. Theo TCVN 4513-1988 – Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế thì Tiêu chuẩn dùng nước của nhà hàng của 1 người cho 1 bữa ăn là 25 lít/người.

Nhu cầu sử dụng nước cho nhân viên phục vụ trong khu du lịch:

Đội ngũ cán bộ công nhân viên làm việc tại khu du lịch là 120 người. Theo TCVN 4513-1988 – Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế thì Tiêu chuẩn dùng nước của nhân viên làm việc theo từng ca là: 45 lít/ người ngày.

Nhu cầu sử dụng nước cho việc giặt ủi:

Cơ sở chỉ bố trí 3 máy giặt (1 máy loại 9kg và 2 máy loại 27 kg) để giặt đồ cho khu du lịch, ước tính số lượng đồ giặt phát sinh tối đa trong ngày tại khu du lịch khoảng 300 (kg/ngày). TCVN 4513-1988 – Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế thì Tiêu chuẩn dùng nước cho giặt bằng máy là: 60 (lít/kg đồ giặt).

Nhu cầu sử dụng nước cho hồ bơi:

Theo Bảng 1, Mục 3.2, TCVN 4513-1988 – Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế thì lượng nước cần bổ sung cho hồ bơi để bù vào lượng nước thất thoát là khoảng 10% dung tích bể. Tuy nhiên, chủ đầu tư đã đình kỳ cho xử lý nước hồ bơi để tái sử dụng, không thải bỏ. Vì vậy, thực tế chỉ bổ sung lượng nước thất thoát do bốc hơi, chảy tràn và xả lọc khoảng 10 m3/ngày đêm.

Nhu cầu sử dụng nước cho mục đích công cộng (tưới cây, tưới đường, giảm bụi):

Theo tiêu chuẩn thiết kế và TCXDVN 33-2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế, lượng nước cần dùng cho nhu cầu công cộng như tưới cây, tưới đường,… bằng 10% tổng lượng nước cấp phục vụ sinh hoạt.

Nhu cầu sử dụng nước cho phòng cháy chữa cháy:

Dự tính khi có sự cố cháy, lượng nước cần chữa cháy có lưu lượng q = 10 l/s, theo TCVN 2622-1995, số đám cháy xảy ra đồng thời là 3 đám cháy với thời gian chữa cháy liên tục trong vòng 90 phút.

Nhu cầu sử dụng nước phục vụ các hoạt động trong khu du lịch được tính toán thể hiện tại bảng sau:

Bảng 2. Nhu cầu sử dụng nước tại khu du lịch

- Tổng lượng nước sạch lớn nhất cần cấp cho Khu du lịch Phú Hải trong 01 ngày: Qnc = 312,85 m3/ ngày đêm. Trong đó, lượng nước cấp tối đa thường xuyên (không bao gồm nước cho phòng cháy chữa cháy) là: 150,85 m3/ ngày đêm.

- Lưu lượng xả thải lớn nhất: Theo công thức bảo toàn khối lượng lượng nước cấp dùng cho nhu cầu sinh hoạt sẽ bằng lượng nước thải phát sinh tại Khu du lịch Phú Hải (không bao gồm lượng nước cấp cho mục đích công cộng, phòng cháy chữa cháy) 138,05 m3/ngày đêm » 140 m3/ngày đêm

- Lưu lượng xả thải lớn nhất là 140 m3/ngày đêm = 35 m3/giờ.

Nguồn nước sử dụng tại Khu du lịch Phú Hải hiện được lấy từ 02 nguồn cung cấp nước, bao gồm:

- Đối với nước sinh hoạt cho khách du lịch, nhân viên, nhà hàng, dịch vụ,…: được lấy từ mạng lưới cấp nước thủy cục của khu vực do Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Bình Thuận cấp (trung bình lượng nước hàng tháng khoảng 1.500 – 4.000 m3/tháng: tùy vào tình hình kinh doanh cuả khu du lịch)

- Đối với lượng nước dùng cho mục đích tưới cây, tưới đường, giảm bụi, hồ bơi: được lấy từ nguồn nước dưới đất. Hiện nay, Công ty CP Du lịch Minh Thành đã được cấp Giấy phép khai thác nước dưới đất số 2227/GP-UBND ngày 24/10/2023, với 02 giếng khoan và tổng lưu lượng nước khai thác là 40 m3/ ngày đêm.

>>> XEM THÊM: Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trang trại chăn nuôi sản xuất giống lợn

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE