Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của công ty thực phẩm đông lạnh. Chế biến thủy sản với công suất 9.000 tấn sản phẩm/năm, tương đương 30 tấn sản phẩm/ngày (mỗi năm sản xuất khoảng 300 ngày).
Ngày đăng: 07-06-2024
141 lượt xem
MỤC LỤC
THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY.................................................................6
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của công ty: ................................8
3.1. Công suất hoạt động của công ty:............................................................8
3.2. Công nghệ sản xuất của công ty:.............................................................8
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện,
5. Các thông tin khác liên quan đến công ty:...................................................19
SỰ PHÙ HỢP CỦA CÔNG TY VỚI QUY HOẠCH,.......................................25
KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.................................................25
1. Sự phù hợp của công ty với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy
2.Sự phù hợp của nhà máy đối với khả năng chịu tải của môi trường:..................25
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP......................27
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY.......................................................27
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải:..........27
1.1. Thu gom, thoát nước mưa: ....................................................................27
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải.....................................................35
3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:...............37
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:.............................38
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung:...................................39
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:...................................39
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG..............................48
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải : ...........................................48
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải: ...............................................49
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung:................................50
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY............................52
1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải..........................52
2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải......................55
CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY...............60
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải:.........................60
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:...............................................60
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công
2. Chương trình quan trắc chất thải định kỳ theo quy định của pháp luật.......60
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:.........................................60
KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA..............................................................63
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÔNG TY..........................................63
CAM KẾT CỦA CÔNG TY...............................................................................64
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY
1. Tên công ty:
Công ty TNHH MTV thực phẩm đông lạnh
- Địa chỉ văn phòng: ........., Quốc lộ 1A, ấp Nhàn Dân B, xã Tân Phong, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.
- Người đại diện theo pháp luật của công ty ........... – Chức vụ: Giám đốc.
- Điện thoại: .......... - Fax: ..........
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ............. đăng ký lần đầu ngày 12/9//2000 và đăng ký thay đổi lần thứ 9 ngày 27/4/2022 do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp.
2. Tên cơ sở:
Nhà máy chế biến thủy sản .........
- Địa điểm:............, Quốc lộ 1A, ấp Nhàn Dân B, xã Tân Phong, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.
Vị trí giáp ranh hiện hữu của dự án như sau:
+ Phía Đông: Giáp nhà dân.
+ Phía Tây: Giáp nhà dân.
+ Phía Nam: Giáp quốc lộ 1A.
+ Phía Bắc: Giáp vuông tôm của dân
Sơ đồ vị trí của dự án:
Hình 1. Sơ đồ vị trí của dự án Tọa độ vị trí thực hiện dự án
- Các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 1900450187 đăng ký lần đầu ngày 12/9//2000 và đăng ký thay đổi lần thứ 9 ngày 27/4/2022 do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp.
+ Quyết định số 1071/QĐ-UBND, ngày 30/9/2004 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến thủy sản
+ Công văn số 1675/UBND-TH ngày 09/11/2009 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh tần suất giám sát chất lượng không khí và tiếng ồn của Chi nhánh Công ty Grobest&I-Mei Industrial Việt Nam.
+ Công văn số 1225/STNMT-CCBVMT ngày 27/12/2013 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc đánh giá kết quả phân tích các thông số ô nhiễm của hệ thống xử lý khí thải lò hơi công suất 60 lít dầu/giờ- Công ty TNHH MTV thực phẩm đông lạnh Viêt I-Mei.
+ Quyết định số 1047/QĐ-UBND, ngày 08/7/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt điều chỉnh tên chủ dự án báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến thủy sản chi nhánh Công ty Grobest&I-Mei Industrial Việt Nam.
+ Quyết định số 1213/QĐ-UBND, ngày 25/7/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung một phần nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến thủy sản Công ty TNHH MTV thực phẩm đông lạnh
+ Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 07/GXN-STNMT ngày 29/8/2016 của Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến thủy sản Công ty TNHH MTV thực phẩm đông lạnh
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BĐ220302 UBND tỉnh Bạc Liêu cấp ngày 24/10/2011 cho Công ty TNHH MTV thực phẩm đông lạnh
+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 16/GP-UBND ngày 21/5/2021 của UBND tỉnh cấp cho Công ty TNHH MTV thực phẩm đông lạnh (gia hạn lần 1).
+ Giấy phép khai thác nước dưới đất gia hạn lần 2 số 25/GP-UBND ngày 07/6/2022 của UBND tỉnh cấp cho Công ty TNHH MTV thực phẩm đông lạnh
+ Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại số 95.000013.T ngày 01/8/2014 của Sở Tài nguyên và Môi trường cấp cho Công ty TNHH MTV thực phẩm đông lạnh.
- Tiến độ thực hiện xây dựng nhà máy:
+ Giai đoạn chuẩn bị hồ sơ đầu tư dự án: 2001. + Giai đoạn thi công xây dựng: 2001-2004.
+ Giai đoạn dự án đi vào hoạt động: tháng 7/2004.
- Quy mô của dự án đầu tư: Phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về môi trường: Dự án thuộc mục số 16 Phụ lục II danh mục các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của công ty:
3.1. Công suất hoạt động của công ty:
Chế biến thủy sản với công suất 9.000 tấn sản phẩm/năm, tương đương 30 tấn sản phẩm/ngày (mỗi năm sản xuất khoảng 300 ngày).
3.2. Công nghệ sản xuất của công ty:
* Quy trình sản xuất tôm tươi đông block
Hình 1. Quy trình sản xuất tôm tươi đông block
Giải thích quy trình:
+ Tiếp nhận nguyên liệu: Là khâu nhận tôm nguyên liệu và được cân xác định trọng lượng ban đầu, tiến hành rửa sơ bộ lần 1.
+ Tôm tươi đông block: Gồm 2 mặt hàng:
· Tôm tươi nguyên con đông lạnh: Được phân cỡ và đem xếp hộp, tiến hành cấp đông và cân, mạ băng trước khi được bao gói bên ngoài, cuối cùng sản phẩm mang đi rà kim loại nhằm loại bỏ các sản phẩm có kim loại khỏi quy trình sản xuất. Sản phẩm sau khi dò kim loại sẽ đóng thùng carton đưa vào kho lạnh bảo quản ở nhiệt độ £ -180C chờ vận chuyển đến khách hàng.
·Tôm tươi sơ chế cấp đông:
Tôm sơ chế: Tôm nguyên con còn đầu được sơ chế bằng cách lặt đầu, rút tim trước khi chuyển sang công đoạn tiếp theo. Rửa và chế biến. Tùy theo nhu cầu mà tiến hành công đoạn rút tim, xẻ lưng các sản phẩm theo yêu cầu khách hàng.
Tôm được chế biến theo hình thức bỏ đầu lột bỏ hết vỏ, hay lột một phần còn chừa đốt cuối và đuôi. Hoặc tôm được phân nhóm sản phẩm dựa trên cách chế biến khác thực hiện trên phần thịt của thân tôm, như xẻ phần thân ra làm 2 phần hay thực hiện xẻ trên lưng tôm,…
Tôm sau khi chế biến thì được đem đi cấp đông và cân, mạ băng trước khi được bao bao gói bên ngoài, cuối cùng sản phẩm mang đi rà kim loại nhằm loại bỏ các sản phẩm có kim loại khỏi quy trình sản xuất. Sản phẩm sau dò kim loại sẽ đóng thùng carton đưa vào kho lạnh bảo quản ở nhiệt độ £ -180C chờ vận chuyển đến khách hàng.
* Quy trình sản xuất tôm tươi đông IQF
Hình 2. Quy trình sản xuất tôm tươi đông IQF
Giải thích quy trình:
+ Tiếp nhận nguyên liệu: Là khâu nhận tôm nguyên liệu và được cân xác định trọng lượng ban đầu, tiến hành rửa sơ bộ lần 1.
+ Tôm tươi đông IQF:
Tôm sơ chế: Tôm nguyên con còn đầu được sơ chế bằng cách lặt đầu, rút tim trước khi chuyển sang công đoạn tiếp theo. Rửa và sơ chế. Tùy theo nhu cầu mà tiến hành công đoạn rút tim, xẻ lưng các sản phẩm theo yêu cầu khách hàng.
Tôm được chế biến theo hình thức bỏ đầu lột bỏ hết vỏ, hay lột một phần còn chừa đốt cuối và đuôi. Hoặc tôm được phân nhóm sản phẩm dựa trên cách chế biến khác thực hiện trên phần thịt của thân tôm, như xẻ phần thân ra làm 2 phần hay thực hiện xẻ trên lưng tôm,…
Tôm sau khi chế biến thì được đem đi ngâm quay, đông IQF và cân, mạ băng trước khi được bao bao gói bên ngoài, cuối cùng sản phẩm mang đi rà kim loại nhằm loại bỏ các sản phẩm có kim loại khỏi quy trình sản xuất. Sản phẩm sau dò kim loại sẽ đóng thùng carton đưa vào kho lạnh bảo quản ở nhiệt độ £ -180C chờ vận chuyển đến khách hàng.
*Quy trình sản xuất tôm hấp đông IQF
* Quy trình chế biến tôm tươi lăn bột đông IQF:
Hình 2. Quy trình sản xuất tôm tươi lăn bột đông IQF
Giải thích quy trình:
+ Tiếp nhận nguyên liệu: Là khâu nhận tôm nguyên liệu và được cân xác định trọng lượng ban đầu, tiến hành rửa sơ bộ lần 1.
+ Tôm tươi lăn bột đông IQF:
Tôm sơ chế: Tôm nguyên con còn đầu được sơ chế bằng cách lặt đầu, rút tim trước khi chuyển sang công đoạn tiếp theo. Rửa và sơ chế. Tùy theo nhu cầu mà tiến hành công đoạn rút tim, xẻ lưng các sản phẩm theo yêu cầu khách hàng.
Tôm được chế biến theo hình thức bỏ đầu lột bỏ hết vỏ, hay lột một phần còn chừa đốt cuối và đuôi. Hoặc tôm được phân nhóm sản phẩm dựa trên cách chế biến khác thực hiện trên phần thịt của thân tôm, như xẻ phần thân ra làm 2 phần hay thực hiện xẻ trên lưng tôm,…
Tôm sau khi chế biến thì được đem đi ngâm quay, lăn bột, đông IQF và cân trước khi được bao bao gói bên ngoài, cuối cùng sản phẩm mang đi rà kim loại nhằm loại bỏ các sản phẩm có kim loại khỏi quy trình sản xuất. Sản phẩm sau dò kim loại sẽ đóng thùng carton đưa vào kho lạnh bảo quản ở nhiệt độ £ -180C chờ vận chuyển đến khách hàng.
Quy trình chế biến Cá lăn bột sơ chiên đông IQF
- Giải thích quy trình:
Nguyên liệu cung cấp cho nhà máy được vận chuyển bằng các xe chuyên dùng ở điều kiện bảo quản ≤ -180C. Tại nhà máy nhân viên kiểm tra phương pháp bảo quản, nhiệt độ, nguồn gốc, số lượng từng lô hàng đến. Đảm bảo nguyên liệu cung cấp cho nhà máy đạt tiêu chuẩn dùng trong chế biến thực phẩm như độ tươi, trọng lượng, vi sinh, kháng sinh,...
Sau đó nguyên liệu được bảo quản ở nhiệt độ ≤ -180C. Nếu có đơn hàng đem cá ra rã đông, lăn bột, sơ chiên, đông IQF. Tiếp theo tiến hành cân, bao gói PE, rà kim loại, cho vào thùng carton.
Cuối cùng tất cả các sản phẩm được vận chuyển đến kho thành phẩm và bảo quản ở nhiệt độ <- 180C chờ xuất hàng.
3.3. Sản phẩm của công ty:
Tổng số lượng thành phẩm của Công ty là 9.000 tấn/năm (từng loại sản phẩm có lượng thành phẩm không cố định, tùy vào nhu cầu phát sinh của khách hàng). Sản phẩm của Công ty bao gồm các mặt hàng chính:
+ Tôm tươi đông lạnh (tôm nguyên con đông block và tôm sơ chế đông IQF).
+ Tôm hấp đông IQF. + Tôm lăn bột đông.
+ Cá lăn bột sơ chiên đông IQF.
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của công ty:
Nguyên, nhiên liệu phục vụ cho quá trình hoạt động và các sản phẩm đầu ra của Nhà máy được tổng hợp theo bảng số liệu bên dưới.
(Nguồn: chủ dự án cung cấp)
- Nguồn điện: Lượng điện sử dụng tại Công ty là 5.400.000 kwh/năm. Nguồn điện được Điện lực thị xã Giá Rai hạ thế và cung cấp cho Công ty phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt tại nhà máy.
- Nguồn nước: Sử dụng 2 giếng khoan đang khai thác tại Công ty để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Tổng lượng nước sử dụng tối đa tại nhà máy là 892,76m3/ngày đêm (hiện tại Công ty đã có Giấy phép khai thác nước dưới đất số 25/GP-UBND cấp ngày 07/6/2022, thời hạn đến 25/6/2025, gồm 02 giếng, đường kính giếng khoan 90mm, chiều sâu 164m, lưu lượng khai thác 900m3/ngày đêm). Nhu cầu sử dụng như sau:
Nhà máy sử dụng nước cho các mục đích như sinh hoạt, sản xuất, tưới cây, giải nhiệt của hệ thống làm lạnh, rửa đường giao thông trong công ty và nhu cầu khác với tổng lượng nước sử dụng khoảng 892,76m3/ngày đêm. Cụ thể:
+ Nước dùng cho sản xuất: công ty sản xuất mỗi ngày 19,3 tấn nguyên liệu/ngày đêm, mỗi tấn tôm sử dụng 45m3/tấn thành phẩm, do đó lượng nước dùng cho sản xuất là: 45m3/tấn sản phẩm x 19,3tấn/ngày đêm = 868,5 m3/ngày đêm.
+ Nước dùng bổ sung hệ thống xử lý khí thải lò hơi 1,5m3/ngày đêm.
+ Nước dùng cho nhu cầu vệ sinh của công nhân viên tại xưởng sản xuất và văn phòng: 296 người x 60 lít/ngày đêm/người = 17,76m3/ngày đêm.
+ Nước dùng làm mát hệ thống lạnh, tưới cây, rửa đường: hàng ngày khoảng 5m3/ngày đêm.
>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp GPMT nhà máy chế biến hải sản đông lạnh và ruốc thịt dinh dưỡng
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com