Báo cáo đề xuất giấy phép môi trường dự án nhà máy chế biến khoáng sản

Báo cáo đề xuất giấy phép môi trường dự án nhà máy chế biến khoáng sản. Dự án sản xuất zircon siêu mịn công suất 25.000 tấn/năm.

Ngày đăng: 06-06-2024

123 lượt xem

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................3

DANH MỤC BẢNG BIỂU – HÌNH ẢNH......................................4

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ..............6

1. Tên chủ dự án đầu tư..................................6

2. Tên dự án đầu tư..........................................................6

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư...........................9

3.1. Công suất của dự án đầu tư...................................................................9

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn

công nghệ sản xuất của dự án đầu tư ..............................9

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư ..........................................11

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng hóa chất sử dụng,

nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư.........................11

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư.......................13

CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH,

KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG..................15

1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia,

quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường....................15

2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường........15

CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ..................16

1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật................................16

2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án.......................................16

3. Đánh giá hiện trạng thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án..............................17

CHƯƠNG IV. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG..............19

1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ

môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư............19

1.1. Đánh giá, dự báo tác động............................................................................19

1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện.................27

2. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ

môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành............28

2.1. Đánh giá, dự báo tác động...............................28

2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện.................34

3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường....................43

4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo.....43

CHƯƠNG V. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG,

PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC ...............45

CHƯƠNG VI. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI.....................................46

GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG .............................................................................46

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải.................................................46

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải....................................................46

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung.....................................47

CHƯƠNG VII. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỦ LÝ

CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN........48

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư 48

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm......................................................48

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý các công trình, thiết bị xử lý chất thải.......48

2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định pháp luật.......48

CHƯƠNG VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ...............................50

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Tên chủ dự án đầu tư

Công ty TNHH ............ Bình Định

- Địa chỉ văn phòng: ........., CCN Bình Dương, xã Mỹ Lợi, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: .........

- Điện thoại: ...............

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số .......... do Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Định cấp lần đầu ngày 17/02/2022, thay đổi lần thứ 2 ngày 28/11/2022.

2. Tên dự án đầu tư

Nhà máy chế biến khoáng sản ............. Bình Định (Sau đây gọi tắt là dự án)

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: ........... Cụm công nghiệp Bình Dương, xã Mỹ Lợi, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Tổng diện tích thực hiện dự án là 9.988 m2 và có giới cận như sau:

+ Phía Đông giáp lô A31 CCN và vùng đất bỏ hoang

+ Phía Tây giáp đường quy hoạch lộ giới 14m

+ Phía Bắc giáp lô A36 của CCN.

+ Phía Nam giáp đường quy hoạch lộ giới 19m.

Hình 1. 1. Vị trí nhà máy

* Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:

- Cao độ hiện trạng: Khu đất đã được san nền hoàn chỉnh. Độ dốc san nền từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Cao độ cao nhất: +11,68m ở phía Tây Bắc khu đất, cao độ thấp nhất: +9,7m ở phía Đông Nam khu đất.

- Giao thông: Lối tiếp cận bằng đường bê tông hiện trạng ở phía Nam khu đất.

- Thoát nước mặt: Hiện trạng nước mặt khu đất tự chảy theo địa hình chảy tràn khu vực thấp ở phía Nam khu đất.

- Cấp nước: Hiện trạng sử dụng nguồn nước ngầm tại chỗ.

- Cấp điện: Đã có tuyến điện 22kV hiện trạng cấp vào hạng mục Trạm điện đặt bên trong khu đất.

- Thoát nước thải và vệ sinh môi trường: Chưa có hệ thống thoát nước thải chung.

* Hiện trạng khu vực thực hiện dự án:

Hiện trạng trên khu đất của Lô A37 CCN là nhà kho trước đây của Công ty CP Khoáng sản Biotan Bình Định. Sau khi thực hiện chuyển nhượng lại, chủ dự án đã tận dụng lại nhà xưởng để làm nhà máy chế biến.

+ Phía Đông của dự án hiện tại là khu đất trống, được quy hoạch là lô A31 của CCN.

+ Phần phía Tây và phía Bắc giáp ranh dự án hiện trạng là khu đất trồng cây lâu năm. Sau này khi CCN tiến hành hoàn thiện hạ tầng, giáp phía Tây là đường giao thông với lộ giới 14m, phía Bắc quy hoạch thành lô A36.

+ Phía Nam giáp ranh của dự án sau này quy hoạch thành đường quy hoạch lộ

Hình 1. 2. Hiện trạng nhà xưởng và khu vực xung quanh dự án

* Các đối tượng xung quanh dự án:

+ Khu dân cư cách dự án khoảng 500m về phía Tây, 450m về phía Bắc và 550m về phía Nam.

+ Cách khoảng 150m về phía Tây dự án có mương thủy lợi.

Hình 1. 3. Các đối tượng xung quanh khu vực dự án

- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):

Dự án thuộc loại hình khai thác, chế biến khoáng sản với tổng vốn đầu tư là 50 tỷ đồng thuộc nhóm C theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư

3.1. Công suất của dự án đầu tư

Diện tích dự án: 9.988 m2.

Dự án sản xuất zircon siêu mịn công suất 25.000 tấn/năm. (≈ 72 tấn/ngày, dự án hoạt động 1 năm khoảng 350 ngày)

Thời gian hoạt động của dự án: 50 năm.

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Sơ đồ công nghệ sản xuất như sau:

Hình 1. 4. Sơ đồ quá trình sản xuất của dự án

- Quá trình sản xuất nghiền siêu mịn bao gồm các công đoạn được thực hiện trên các trang thiết bị hoạt động theo chế độ liên tục như sau:

+ Tinh quặng zircon 65% được xe nâng hạ vận chuyển và cấp liệu vào máy nghiền bi theo từng mẻ, nguyên liệu đã được phun ẩm để tránh bụi bay, thất thoát.

+ Bổ sung nước vào máy nghiền tỷ lệ cần thiết.

+ Siết kín nắp cấp liệu để tránh lọt thoát hỗn hợp nghiền.

+ Khởi động chạy máy nghiền bi, thiết lập số vòng quay định mức của máy đối với từng loại sản phẩm nghiền siêu mịn.

+ Hổn hợp quặng sau nghiền được bơm hút vào silo chứa để có lắp bộ phận nam châm vĩnh cửu để hút loại bỏ những vụn sắt có thể lẫn vào liệu. Thường là khi dùng tấm lót và bi đạn gốm sứ để nghiền mài thì tỷ lệ sắt vụn này hầu như không có. Biện pháp này chỉ mang tính phòng ngừa là chủ yếu để đảm bảo chắc chắn chất lượng của sản phẩm.

+ Sau khi đi qua khâu loại bỏ tạp chất sắt, bột nghiền được bơm về máy ép thủy lực tách nước dạng tấm để loại bớt nước trong sản phẩm trước khi đưa đi sấy khô. Nước thải ra trong quá trình lọc tấm sẽ được đưa về bể lắng nước tuần hoàn. Bột lắng sẽ được thu hồi lại. Sản phẩm sau tách nước ở dạng bột nén, độ ẩm còn lại khoảng 15% sẽ được đưa về bunker chứa của máy sấy tầng sôi để sấy khô sản phẩm.

+ Ở công đoạn sấy tầng sôi, không khí sau khi được gia nhiệt bằng khí gas và làm sạch, sẽ được quạt gió thổi qua các tấm ghi của bunker nguyên liệu đi vào buồng sấy chính. Bột nghiền sẽ được làm khô nhanh chóng. Không khí thải sẽ đi theo đường khí thải chạy qua xyclone thu hồi bụi sản phẩm và lọc bụi tay áo và sau đó thải ra môi trường. Bột nghiền đã được sấy khô sẽ được đưa qua khâu nghiền búa để đánh tơi và chuyển về hệ thống đóng gói.

+ Hệ thống đóng gói sản phẩm bao gồm các xyclon xoáy tách, tán rung, vít tải, máy đóng gói.

+ Bột nghiền sau khi được đánh tơi ở máy nghiền búa sẽ được thổi về các bình xyclone, dưới tác động của máy tán rung, các hạt bột siêu mịn sẽ đánh tơi hoàn toàn và sẽ được vít tải chuyển về khâu đóng bao sản phẩm.

+ Khâu đóng bao có bố trí máy hút bụi cùng với quạt đẩy đưa về hệ thống lọc bụi tay áo để thu hồi triệt để bụi nghiền;

+ Tất cả các bộ dẫn động của các cụm máy nghiền bi, hệ thống sấy, đóng gói đều thông qua biến tần. Việc kiểm soát dòng liệu, mức độ nạp đầy của các bồn cấp, bể chứa đều được thực hiện bằng các cảm biến.

+ Toàn bộ dòng chuyển dịch của liệu đi từ khâu nghiền mịn đến đóng gói đều diễn ra hầu như trong một không gian khép kín, không có nguy cơ gây ô nhiễm bụi và thất thoát sản phẩm.

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư

Sản phẩm của dự án là bột nghiền zircon silicat bao gồm

+ Bột siêu mịn zircon loại I (<1 µm): 12.500 tấn/năm

+ Bột siêu min zircon loại II (<74 µm): 12.500 tấn/năm.

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng cho dự án

Bảng 1. 2. Tổng hợp nguyên vật liệu của dự án

4.2. Nguồn cung cấp điện

Nguồn cung cấp điện: Đấu nối từ tuyến điện 22kV hiện trạng ở phía Tây Nam khu đất.

4.3. Nguồn cung cấp nước

Nguồn cung cấp nước cho dự án sẽ được lấy từ giếng khoan ở lô A2 CCN, thuộc Công ty CP Khoáng sản Biotan và đã chuyển nhượng lại cho chủ dự án.

Giếng khoan với tổng lưu lượng khai thác là 24m3/ng.đ, chế độ khai thác 5h/ngày. (Giấy phép khai thác nước dưới đất được đính kèm tại phụ lục)

Giai đoạn sau khi hạ tầng kỹ thuật của CCN Bình Dương hoàn thiện sẽ tiến hành đấu nối vào hệ thống cấp nước chung của CCN. Điểm chờ đấu nối nằm ở phía Nam khu đất quy hoạch.

4.4. Nhu cầu về máy móc, thiết bị của dự án

Bảng 1. 3. Danh mục máy móc, thiết bị

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

a) Tiến độ thực hiện: quý II/2023 đến quý I/2025. Cụ thể:

+ Quý II/2023: Hoàn thành các thủ tục đầu tư

+ Quý III/2024: Khởi công xây dựng.

+ Quý I/2025: Hoàn thành và đi vào hoạt động.

b) Tổng mức đầu tư

Tổng mức đầu tư của dự án là: 50.000.000.000 VNĐ (Năm mươi tỷ đồng), trong đó:

- Vốn góp của nhà đầu tư: 30.000.000.000 VNĐ (Ba mươi tỷ đồng) chiếm tỷ lệ 60% tổng vốn đầu tư.

- Vốn vay: 20.000.000.000 VNĐ (Hai mươi tỷ đồng) chiếm tỷ lệ 40% tổng vốn đầu tư.

c) Cơ cấu quản lý tổ chức

Số lượng cán bộ, công nhân viên tại nhà máy: 38 người. Trong đó:

- Lãnh đạo và chuyên gia: 3 người.

- Nhân viên: 5 người.

- Lao động sản xuất chính: 20 người.

- Lao động phụ trợ: 10 người.

CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Dự án đã được UBND tỉnh Bình Định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư tại Quyết định số 1415/QĐ-UBND ngày 27 tháng 04 năm 2023.

2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường Nằm tại lô A37 Cụm công nghiệp Bình Dương, cách các khu dân cư khoảng

450m về phía Bắc, khoảng 500m về phía Tây và 550m về phía Nam.

Khi dự án đi vào hoạt động sẽ phát sinh chủ yếu nước thải, bụi và khí thải. Nước thải sản xuất phát sinh tại công đoạn ép thủy lực tách nước dạng tấm để loại bớt nước trong sản phẩm trước khi đưa đi sấy khô. Tuy nhiên, lượng nước thải ra trong quá trình lọc tấm được thu gom và đưa về bể lắng nước tuần hoàn.

Đối với nước thải sinh hoạt phát sinh từ sinh hoạt của công nhân sẽ được thu gom và xử lý qua HTXLNT công suất 5m3/ngày. Sau khi hạ tầng CCN được hoàn thiện sẽ đấu nối vào hệ thống thoát nước thải chung của CCN.

Khí thải của dự án được xử lý qua hệ thống lọc bụi tay áo công suất 3.500 m3/h. Khí thải sau quá trình xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn QCVN 19:2009/BTNMT, cột B. Bụi từ công đoạn này được thu gom và được tận dụng lại vào trong sản xuất.

>>> XEM THÊM: Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trang trại chăn nuôi sản xuất giống lợn

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE