Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cho Nhà máy chế biến lương thực

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cho Nhà máy chế biến lương thực đang hoạt động ổn định với công suất xay xát là 200.000 tấn lúa/năm và sấy lúa là 2.000 tấn/ngày. Xát lau bóng 98.560 tấn gạo/năm.

Ngày đăng: 11-06-2024

205 lượt xem

MỤC LỤC

Chương I 7

THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY.. 7

1. Tên công ty: 7

2. Tên cơ sở: 7

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của công ty: 9

3.1. Công suất hoạt động của công ty: 9

3.2. Công nghệ sản xuất của công ty: 9

3.3. Sản phẩm của công ty: 11

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của công ty: 11

5. Các thông tin khác liên quan đến công ty: 12

Chương II 16

SỰ PHÙ HỢP CỦA CÔNG TY VỚI QUY HOẠCH, 16

KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.. 16

1. Sự phù hợp của công ty với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường: 16

2. Sự phù hợp của nhà máy đối với khả năng chịu tải của môi trường: 17

Chương III 17

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP. 17

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY.. 17

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải: 17

1.1. Thu gom, thoát nước mưa: 17

1.2. Thu gom, thoát nước thải: 18

1.3. Công trình xử lý nước thải: 19

1.3.1. Công trình xử lý nước thải sinh hoạt: 19

1.3.2. Công trình xử lý nước thải nhiễm dầu: 25

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 25

2.1. Công trình xử lý bụi, khí thải từ nhà lắng bụi 25

2.2. Các công trình xử lý bụi tại nhà máy: 28

2.3. Công trình xử lý khí thải và mùi từ các khu vực. 28

2.4. Công trình xử lý khí thải từ máy phát điện: 29

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường: 29

3.1. Công trình lưu trử, xử lý rác sinh hoạt: 29

3.2. Công trình lưu trử, xử lý rác sản xuất: 29

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại: 31

. 31

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung: 31

5.1. Tiếng ồn, độ rung: 31

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường: 32

7. Các công trình bảo vệ môi trường của dự án đã điều chỉnh, thay đổi: 36

7.1. Công trình xử lý bụi và khí thải: 36

7.2. Công trình xử lý nước thải: 38

7.2. 1. Công trình xử lý nước thải theo báo cáo ĐTM được phê duyệt 38

7.2.2. Công trình xử lý nước thải được điều chỉnh: 39

7.3. Công trình khu vực chứa tro: 40

7.3.1. Công trình khu vực chứa tro theo ĐTM được phê duyệt: 40

7.3.2. Công trình khu vực chứa tro đã điều chỉnh: 40

7.4. Công trình kho chứa chất thải nguy hại: 40

7.4.1. Công trình kho chứa chất thải nguy hại theo ĐTM được phê duyệt: 40

7.4.2. Công trình kho chứa chất thải nguy hại được điều chỉnh: 40

7.5. Chương trình giám sát môi trường: 41

7.5.1. Chương trình giám sát môi trường theo ĐTM được phê duyệt 41

7.5. 2. Chương trình giám sát môi trường đã điều chỉnh: 42

Chương IV.. 43

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.. 43

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải : 43

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung: 44

Chương V.. 46

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY.. 46

1.   Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải. 46

2.   Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải. 47

Chương VI 53

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY.. 53

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải: 53

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm: 53

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải: 53

2. Chương trình quan trắc chất thải định kỳ theo quy định của pháp luật. 53

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ: 53

Chương VII 57

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA.. 57

VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÔNG TY.. 57

Chương VIII 58

CAM KẾT CỦA CÔNG TY.. 58

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY

1. Tên công ty:

                             Công ty TNHH MTV lương thực ...........

- Địa chỉ văn phòng: ..........., xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.

- Người đại diện theo pháp luật của chủ công ty:............; Chức vụ: Chủ tịch công ty.

- Điện thoại: .................

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ............ đăng ký lần đầu ngày 11/12/2012 và đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 14/12/2022 do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp.

2. Tên cơ sở:

Nhà máy chế biến lương thực ......

- Địa điểm: .........., xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Vị trí giáp ranh hiện hữu của dự án như sau:

+ Phía Đông: giáp đất ruộng.

+ Phía Tây: giáp lộ nông thôn và kênh Xáng Ngan Dừa.

+ Phía Nam: giáp đất vườn của người dân.

+ Phía Bắc: giáp kênh nội đồng (kênh Chín Diệu)

Sơ đồ vị trí của dự án:

Hình 1. Sơ đồ vị trí của dự án

Tọa độ vị trí thực hiện dự án.

Bảng 1. Tọa độ vị trí của dự án (hệ tọa độ VN 2000)

Vị trí

Tọa độ

Tọa độ X (m)

Tọa độ Y (m)

Điểm M1

553524

1051793

Điểm M2

553420

1051226

Điểm M3

553150

1051530

Điểm M4

553544

1051154

 

- Các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 1900557010 đăng ký lần đầu ngày 11/12/2012 và đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 14/12/2022 do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp.

+ Quyết định số 1561/QĐ-UBND, ngày 10/9/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy chế biến lương thực Vĩnh Lộc (giai đoạn 2).

+ Quyết định số 2050/QĐ-UBND, ngày 13/11/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung một phần nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy chế biến lương thực Vĩnh Lộc (giai đoạn 2).

+ Quyết định số 1250/QĐ-UBND, ngày 12/7/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung một phần nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy chế biến lương thực Vĩnh Lộc (giai đoạn 2).

+ Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của Dự án đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy chế biến lương thực Vĩnh Lộc (giai đoạn 2)  số 05/GXN-STNMT ngày 28/8/2018 của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường

+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 88/GP-UBND ngày 18/12/2017 của UBND tỉnh cấp cho Công ty TNHH MTV lương thực Vĩnh Lộc.

+ Giấy phép khai thác nước dưới đất số 87/GP-UBND ngày 29/11/2017 của UBND tỉnh cấp cho Công ty TNHH MTV lương thực Vĩnh Lộc.

+ Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại số 95.000079.T ngày 15/9/2014 của Sở Tài nguyên và Môi trường cấp cho Công ty TNHH MTV lương thực Vĩnh Lộc.

    - Quy mô của dự án đầu tư:

  + Phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công: Dự án thuộc mục 3, nhóm C, Phụ lục I - Phân loại dự án đầu tư công theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của công ty:

3.1. Công suất hoạt động của công ty:

Nhà máy đang hoạt động ổn định với công suất xay xát là 200.000 tấn lúa/năm và sấy lúa là 2.000 tấn/ngày. Xát lau bóng 98.560 tấn gạo/năm.

Bảng 2. Sản phẩm của nhà máy

Công suất

Hiện tại

Xay xát lúa

200.000 tấn lúa/năm

Xát lau bóng

98.560 tấn gạo/năm

Sấy lúa

2.000 tấn lúa/ngày

 

3.2. Công nghệ sản xuất của công ty:

* Quy trình công nghệ xay lúa

Hình 2. Quy trình xay lúa tại Nhà máy

Giải thích quy trình:

Lúa sau khi nhập kho sẽ được kiểm tra chất lượng và phân loại, lúa nào cần xử lý để đạt yêu cầu bảo quản sẽ được đưa đi xử lý (phơi sấy, tách tạp chất,...), lúa đạt yêu cầu bảo quản sẽ được nhập kho.

Từ kho chứa lúa, khi xay xát, lúa được đưa vào hầm cấp liệu, đầu vào của dây chuyền xay xát. Từ đây, nhờ gàu tải lúa được đưa đến sàng tách các tạp chất để tách toàn bộ tạp chất nếu có (tách rơm, rác, vật liệu kim loại,...), lúa sạch được đưa qua khâu xay bốc vỏ bằng rulô cao su, lúa sau khi bóc vỏ xong được đưa đi tách trấu lép, lững. Phần còn lại là gạo lứt có lẫn thóc sẽ rớt xuống gằng và được gằng tách gạo lứt và thóc ra. Thóc được đưa trở lại máy rulô cao su để bóc vỏ trở lại, công đoạn bóc vỏ này được tuần hoàn nhiều lần để sao cho thóc lẫn ở mức tối thiểu trước khi gạo lứt được đưa qua khâu xát trắng.

* Quy trình xát lau bóng:

Hình 3. Quy trình xát lau bóng

Giải thích quy trình:

Gạo nguyên liệu sẽ được đưa vào máy để thực hiện quy trình xát trắng (xát lần 1 và xát lần 2), tùy theo phẩm cấp gạo yêu cầu mà có sự điều chỉnh cho thích hợp. Trong sản xuất gạo cao cấp xuất khẩu, độ trắng của hạt gạo phải đạt mức tối đa có thể được trước khi qua khâu lau bóng (lau bóng lần 1 và lau bóng lần 2,3). Sau khi sấy gió chọn hạt theo kích cỡ, gạo nguyên 100%; 5%; 10%,... và cho vào bồn thành phẩm. Tại đây, gạo đạt yêu cầu sẽ được cân đóng bao điện tử, tách màu gạo (đối với gạo không đạt yêu cầu), cuối cùng cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

Hình 4. Quy trình sấy lúa tại Nhà máy

Giải thích quy trình: Lúa tươi độ ẩm cao (lúa sau khi thu hoạch còn ướt không phơi được dưới ánh nắng mặt trời) sẽ được làm khô bằng máy sấy (sấy động tuần hoàn) với hệ thống sấy thổi không khí nóng với nhiệt độ 40 – 60 0C, thời gian sấy tùy thuộc vào ẩm độ hạt khi thu hoạch, nhiệt lượng cung cấp, cũng như khối lượng hạt lúa cần sấy. Lúa sau khi sấy sẽ cho lúa khô thành phẩm đạt yêu cầu bảo quản và chế biến với độ ẩm ≤ 14%.

3.3. Sản phẩm của công ty:

Nhà máy đang hoạt động với công suất xay xát tối đa là 200.000 tấn lúa/năm và sấy lúa là 2.000 tấn/ngày. Xát lau bóng 98.560 tấn gạo/năm.

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của công ty:

Nguyên liệu chính sử dụng trong quá trình sản xuất của Nhà máy là lúa, được mua trực tiếp của nông dân trong sau mỗi vụ sản xuất.

Bảng 3. Nguyên liệu, thành phẩm của Nhà máy sử dụng

Stt

Nhu cầu chế biến

Tấn/ngày

Tấn/tháng

Tấn/quý

Tấn/năm

1

Lúa nguyên liệu (tấn)

555,56

16.667

50.000

200.000

2

Gạo thành phẩm (tấn)

273,78

8.213,3

24.640

98.560

(Nguồn: chủ dự án cung cấp)

Bảng 4. Nhiên liệu của Nhà máy sử dụng

Stt

Tên

Đơn vị

Nhu cầu sử dụng

Ngày

Tháng

Quý

năm

1

Dầu

Lít

200

600

1800

72.000

2

Nhớt

Lít

6

180

540

2.160

3

Trấu

Tấn

14

420

1.260

50.400

(Nguồn: chủ dự án cung cấp)

          - Nguồn điện: Lượng điện sử dụng tại Công ty là 742.345 kwh/tháng tương đương 8.908.140 kwh/năm. Nguồn điện được Điện lực huyện Hồng Dân hạ thế và cung cấp cho Công ty phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt tại nhà máy.

- Nguồn nước: Nguồn nước chính phục vụ cho Nhà máy là nguồn nước ngầm. Hiện tại, Nhà máy có 3 cây nước, trong đó có 1 giếng là của người dân trước đây được Nhà máy tiếp tục sử dụng và khoan thêm 2 giếng khoan mới dùng để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của công nhân tại Nhà máy sau khi mở rộng, nâng cấp. Lượng nước sử dụng:

- Nước sinh hoạt: 400 người x 120lít/người/ngày = 48m3/ngày đêm.

- Nước vệ sinh tay chân, dụng cụ, thiết bị: Khoảng 5m3/ngày. Nước từ thiết bị xử lý khí thải: 6,02 m3/ngày đêm.

Vậy tổng lượng nước sử dụng của Nhà máy là 59,02m3/ngày đêm.

5. Các thông tin khác liên quan đến công ty:

- Các hạng mục công trình chính của dự án.

Bảng 5. Các hạng mục công trình chính.

STT

Hạng mục

Diện tích (m2)

Theo ĐTM được phê duyệt

Hiện tại

1

Cụm nhập & sấy lúa 1

8.448

8.448

2

Kho lúa nguyên liệu + cụm xay lúa và xát lau bóng

30.000

30.000

3

Kho gạo thành phẩm

9.984

9.984

4

Kho trấu

2.880

2.880

5

Khu lắp đặt máy móc thiết bị

4.800

4.800

6

Mở rộng kho lúa nguyên liệu + cụm xay lúa và xát lau bóng

20.000

20.000

7

Cụm nhập & sấy lúa 2

8.448

8.448

Cộng

84.560

84.560

 

- Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án.

Bảng 6. Các hạng mục công trình phụ trợ.

STT

Hạng mục

Diện tích (m2)

Theo ĐTM được phê duyệt

Hiện tại

1

Đường giao thông - mái TALUY - hệ thống cấp thoát nước

33.786,45

33.786,45

2

Cây xanh

21.369,255

21.369,255

3

Nhà ăn

151

151

4

Khu nhà làm việc

386

386

5

Nhà tập thể

629

629

Cộng

56.321,71

56.321,71

 

- Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.

Bảng 7. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.

STT

Hạng mục

Diện tích (m2)

Theo ĐTM được phê duyệt

Hiện tại

1

Khu vực xử lý nước thải

50

50

2

Khu vệ sinh

400

400

3

Hố chôn lấp rác sinh hoạt

80

80

4

Hố chứa tro

1.000

1.000

5

Kho chứa CTNH

50

50

Cộng

1.580

1.580

 

Bảng 8. Tổng hợp diện tích đất sử dụng của Công ty

STT

Hạng mục

Diện tích (m2)

 

Tỷ lệ %

Theo ĐTM được phê duyệt

Hiện tại

1

Cụm nhập & sấy lúa 1

8.448

8.448

5,20

2

Kho lúa nguyên liệu + cụm xay lúa và xát lau bóng

30.000

30.000

18,47

3

Kho gạo thành phẩm

9.984

9.984

6,15

4

Kho trấu

2.880

2.880

1,77

5

Khu lắp đặt máy móc thiết bị

4.800

4.800

2,95

6

Mở rộng kho lúa nguyên liệu + cụm xay lúa và xát lau bóng

20.000

20.000

12,31

7

Cụm nhập & sấy lúa 2

8.448

8.448

5,20

8

Đường giao thông - mái TALUY - hệ thống cấp thoát nước

33.786,45

33.786,45

20,80

9

Cây xanh

21.369,255

21.369,255

13,15

10

Nhà ăn

151

151

0,09

11

Khu nhà làm việc

386

386

0,24

12

Nhà tập thể

629

629

0,39

13

Khu vực xử lý nước thải

50

50

0,03

14

Khu vệ sinh

400

400

0,25

15

Hố chôn lấp rác sinh hoạt

80

80

0,05

16

Hố chứa tro

1.000

1.000

0,62

17

Kho chứa CTNH

50

50

0,03

Cộng

142.461,7

142.461,7

100

- Danh mục máy móc, thiết bị tại công ty:

Bảng 9. Danh mục máy móc, thiết bị của nhà máy

Stt

Tên thiết bị

Số lượng

Thông số kỹ thuật

Nhãn hiệu

Năm

 sản xuất

Xuất sứ

Tình trạng

1

Tháp sấy lúa

18 tháp

30 tấn/ngày/mẻ

AGPPS

2010

Việt Nam

95%

2

Dây chuyền xay, bóc vỏ

2 bộ

20 tấn/giờ/bộ

-

2006

Việt Nam

96%

3

Dây chuyền xát lau bóng

2 bộ

16-32 tấn/giờ/bộ

-

2005

Việt Nam

96%

4

Máy tách màu

3 bộ

8-10tấn/máy/giờ

 

2009

Trung quốc

100%

5

Máy dò kim loại

1 bộ

50-60tấn/giờ

 

2009

Việt Nam

98%

6

Máy đo độ ẩm

8

-

F511

2010

Nhật

98%

7

Băng tải nhập xuất hàng

500 m

-

-

2009

Việt Nam

98%

8

Máy ép củi trấu

8 máy

500kg/giờ/máy

CS

2010

Việt Nam

95%

9

Tháp sấy lúa

40 tháp

30 tấn/ngày/mẻ

AGPPS

2010

Việt Nam

100%

10

Máy tách màu

3 bộ

8-10tấn/máy/giờ

Satake

2009

Nhật

100%

11

Máy dò kim loại

1 bộ

50-60tấn/giờ

SQUARE

2009

Việt Nam

100%

12

Máy đo độ ẩm

8

-

F511

2010

Nhật

100%

- Hiện trạng quản lý, sử dụng đất khu vực thực hiện dự án:

Hiện trạng đất xây dựng Nhà máy trước đây là đất ruộng của các hộ dân trong khu vực. Hiện tại, toàn bộ diện tích đất này được Cty TNHH MTV lương thực ...... sử dụng để xây dựng Nhà máy phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Diện tích đất này được Công ty TNHH MTV lương thực ........... chuyển nhượng lại của người dân trong khu vực. Với Tổng diện tích khu đất là 142.461,70m2, theo tờ bản đồ trích đo địa chính khu đất tỷ lệ 1/1.000 do Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường lập ngày 18/10/2012 và được Ủy ban nhân dân xã Ninh Hòa xác nhận ngày 23/10/2012. Hiện tại, Công ty TNHH MTV lương thực ......... đã được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CP 598156 ngày 26/4/2019.

          - Nguồn vốn: 212.861.838.980 đồng. Trong đó:

          + Vốn vay ngân hàng (71,8%): 152.861.838.980 đồng.

          + Vốn tự có (28,2%): 60.000.000.000 đồng.

Trong đó tổng mức đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường của Nhà máy là 834.000.000 VNĐ.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy gạch men

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE