Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án Xây dựng kết cấu hạ tầng Cụm Công Nghiệp

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án Xây dựng kết cấu hạ tầng Cụm Công Nghiệp. Dự án chỉ cho thuê hạ tầng để xây dựng nhà máy, kho bãi với quy mô diện tích đất của dự án là 34,645 ha

Ngày đăng: 13-06-2024

226 lượt xem

MỤC LỤC

MỤC LỤC..........................................................1

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT............................4

DANH MỤC BẢNG BIỂU....................................5

DANH MỤC HÌNH ẢNH...................................................................6

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ...........................7

1. Tên chủ dự án:......................................................7

2. Tên dự án:.........................................................8

2.1. Địa điểm dự án ........................................................8

2.2. Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi

trường, phê duyệt dự án..........................................10

2.3. Quy mô của dự án (Phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công)

.......................................................10

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án:............................10

3.1. Công suất hoạt động của dự án...................................10

3.2. Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ............................................13

3.3. Công nghệ sản xuất của dự án................................................13

3.3.1. Quản lý hoạt động đấu nối hạ tầng kỹ thuật.............................14

3.3.2 Hoạt động bảo trì, bảo dưỡng công trình hạ tầng kỹ thuật....................14

3.4. Sản phẩm của Dự án đầu tư:...........................................15

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng của Dự án; nguồn cung cấp điện,

nước của Dự án:.........................................................16

5. Đối với dự án có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản

xuất phải nêu rõ: điều kiện kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu; hệ thống thiết bị tái

chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất phế liệu: ..........................18

6. Các nội dung khác của Dự án:.................................................18

CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU

TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG ............................................20

1. Sự phù hợp của dự án với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh,

phân vùng môi trường: .........................................................20

2. Sự phù hợp của dự án đối với khả năng chịu tải của môi trường:....................20

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO

VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN..................................................21

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước mưa................21

1.1. Thu gom, thoát nước mưa: .................................................21

1.2. Thu gom, thoát nước thải: .............................................22

1.2.1. Công trình thu gom nước thải...........................................22

1.2.2. Công trình thoát nước thải:..........................................26

1.2.3. Điểm xả nước thải sau xử lý:.....................................26

1.3. Xử lý nước thải:...............................................27

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải....................................47

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường...................49

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại.................................50

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung..........................52

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường..........................53

7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác:............................54

8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh

giá tác động môi trường:....................................55

CHƯƠNG IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG............56

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải .........................56

1.1 Nguồn phát sinh nước thải...........................................56

1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa..............................56

1.3. Dòng nước thải...............................................................56

1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải...56

1.5. Vị trí, phương thức xả thải .............................................58

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải ...............................58

2.1. Nguồn phát sinh khí thải..................................................58

2.2. Lưu lượng xả khí thải tối đa................................................58

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung...............................58

4. Nội dung đề nghị xin cấp phép đối với CTR và CTNH.............................59

4.1 Khối lượng, chủng loại phát sinh ...............................................59

4.1.1. Khối lượng, chủng loại CTNH dự kiến phát sinh thường xuyên............59

4.1.3 Khối lượng, chủng loại CTRSH phát sinh .................................60

4.2. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ CTRSH, CTRTT, CTNH........60

5. Yêu cầu về phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường...........................61

6.Yêu cầu khác về bảo vệ môi trường đối với Dự án:.............................61

CHƯƠNG V: KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ

CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG...............63

5.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của Dự án:.......63

5.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị

xử lý chất thải...........................63

5.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của

pháp luật ........................................66

5.2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:..........................66

5.2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục..........................................66

5.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường.......................67

CHƯƠNG VI: CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ....................68

PHỤ LỤC BÁO CÁO .........................................69

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Tên chủ dự án:

Công ty TNHH ..........

- Địa chỉ văn phòng: ..........., Phường Tân Quy, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

- Người đại diện theo pháp luật: .......... Chức vụ: Chủ tịch công ty.

- Điện thoại: ..........      Fax: .........

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH MTV, mã số doanh nghiệp: ..... do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp, đăng ký lần đầu ngày 12/03/2007, đăng ký thay đổi lần thứ 13 ngày 16/03/2022.

- Quyết định số 1374/QĐ-UBND ngày 19/05/2009 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc thành lập Cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Nghĩa Hòa, Thị trấn Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân.

- Dự án được phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 tại Quyết định số 233/QĐ-UBND ngày 25/01/2011 và phê duyệt Quy hoạch chi tiết 1/500 tại Quyết định số 520/QĐ-UBND ngày 27/02/2017.

- Ngày 22/11/2016, dự án được UBND tỉnh giao đất đợt 1 với diện tích 287.116,3 m2 tại Quyết định số 3440/QĐ-UBND và Hợp đồng thuê đất số 102/HĐTĐ ngày 21 tháng 8 năm 2018 giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận và Công ty TNHH Sao Tháng Bảy Việt Nam.

- Quyết định số 2956/QĐ-UBND ngày 18/11/2019 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc điều chỉnh quyết định số 1374/QĐ-UBND ngày 19/05/2009 của chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận.

- Quyết định số 2375/QĐ-UBND ngày 11/11/2022 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc sửa đổi quyết định số 1374/QĐ-UBND ngày 19/05/2009 và quyết định số 2956/QĐ-UBND ngày 18/11/2019 của chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận trong đó thay đổi tên gọi “Cụm Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Nghĩa Hòa” thành Cụm “ Cụm công nghiệp Nghĩa Hòa”, bổ sung các ngành nghề dự kiến tại Điều 1 quyết định số 2956/QĐ-UBND.

- Quyết định số 382/QĐ-UBND ngày 01 tháng 03 năm 2023 của UBND tỉnh Bình Thuận về quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư cấp lần đầu ngày 29 tháng 09 năm 2009, điều chỉnh lần thứ 6 ngày 01 tháng 03 năm 2023.

- Tóm tắt quá trình triển khai dự án:

+ Dự án Cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Nghĩa Hòa, Thị trấn Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân được thành lập tại Quyết định số 1374/QĐ-UBND ngày 19/05/2009 của UBND tỉnh Bình Thuận và được phê duyệt mẫu báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 535/QĐ-UBND ngày 14/02/2015 của UBND tỉnh Bình Thuận.

Sau khi phê dyệt ĐTM, ngày 08/9/2016 UBND huyện Hàm Tân có Tờ trình số 167/TTr-UBND về việc đề nghị cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất (đợt 1) xho Công ty, trong đó có nêu “UBND huyện đã thực hiện xong công tác bồi thường và các hộ dân đã đồng ý giao mặt bằng với diện tích 288.465,7 m2. Do đó, Công ty kiến nghị giao phần diện tích đất để thực hiện dự án”. Ngày 22/11/2016, UBND tỉnh đã có Quyết định số 3440/QĐ-UBND cho Công ty thuê đất với diện tích 287.116,3 m2 để thực hiện dự án. Trên cơ sở đó, Công ty đã tiến hành bồi thường đất cho các hộ dân (tổng số tiền đã bồi thường khoảng 18,5ty đồng) và triển khai san gạt mặt bằng trên phần diện tích được giao để chuẩn bị công tác xây dựng sau khi có giấy phép xây dựng.

- Ngày 27/02/2017, dự án được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 tại Quyết định số 520/QĐ-UBND và được Sở Xây dựng cấp Giấy phép số 173/GPXD ngày 05/12/2017, trên cơ sở đó dự án tiến hành xây dựng các hạng mục công trình tiếp theo của dự án (đã triển khai và một số hạng mục đã hoàn thiện như: hệ thống điện bên ngoài hàng rào; thi công tuyến đường N2, D2; thi công hệ thống công, hố ga thoát nước mưa đường N2, D2; thi công thoát nước thải đường N2, D2; xây dựng nhà bảo vệ, tường rào; xây dựng phần thô hệ thống xử lý nước thải). Trong quá trình thi công, do hạng mục cụm bể xử lý nước thải đang xây dựng trên phần diện tích đang trong quá trình thỏa thuận bồi thường nêm ngày 14/7/2019 UBND huyện Hàm Tân có Công văn số 2206/UBND-KTHT đề nghị Công ty ngừng xây dựng để điều chỉnh vị trí Cụm bể và lập lại hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch của dự án. Qua đó, Công ty đã thay đổi vị trí của Cụm bể đến vị trí mới và xây dựng hoàn thiện, lắp đặt thiết bị và Công ty đã nộp lại hồ sơ đề nghị điều chỉnh quy hoạch cục bộ các hạng mục công trình của dự án tại UBND huyện Hàm Tân (các hạng mục công trình theo đề nghị cấp Giấy phép môi trường được lập).

2. Tên dự án:

Xây dựng kết cấu hạ tầng Cụm công nghiệp.(sau đây gọi tắt là CCN)

2.1. Địa điểm dự án

Khu vực hiện dự án CCN nằm tại Khu phố 2 – Thị trấn Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, cách quốc lộ 1A khoảng 500m có tứ cận tọa độ như sau:

+ Phía Đông giáp đường sỏi và đất nông nghiệp

+ Phía Tây giáp đường sỏi và đất nông nghiệp

+ Phía Nam giáp đất sản xuất nông nghiệp

+ Phía Bắc giáp đường sỏi và đất sản xuất nông nghiệp

+ Các điểm tọa độ giới hạn khu đất xây dựng dự án được trình bày trong bảng sau:

Các điểm tọa độ giới hạn khu đất xây dựng dự án được trình bày trong bảng sau: 

Hình 1. 1 Vị trí dự án so với các khu vực khác

2.2. Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng của dự án là Sở xây dựng tỉnh Bình Thuận.

- Quyết định số 1374/QĐ-UBND ngày 19/05/2009 của UBND tỉnh Bình Thuận V/v thành lập Cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Nghĩa Hòa, thị trấn Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.

- Quyết định số 535/QĐ-UBND ngày 14/02/2015 của UBND tỉnh Bình Thuận V/v phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Xây dựng dự án hạ tầng Cụm công nghiệp Nghĩa Hòa tại thị trấn Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.

- Giấy phép xây dựng số 173/ GPXD do Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận cấp ngày 05 tháng 12 năm 2017.

2.3. Quy mô của dự án (Phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công)

- Ngành nghề: Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tổ chức mặt bằng phân lô để bố trí sắp xếp và thu hút đầu tư các dự án sản xuất theo ngành nghề đã được xácđịnh.

- Vốn đầu tư của Dự án: 78,75 tỷ đồng.

- Phân loại dự án theo luật đầu tư công: Theo quy định tại điểm c, khoản 1, điều 8 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019. Dự án thuộc nhóm A.

- Phân loại theo tiêu chí môi trường: Dự án thuộc nhóm II (Theo điều I.2 Phụ lục IV nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022)

- Theo quy định tại khoản 1, điều 39 và khoản 3 điều 41 của Luật bảo vệ môi trường thì Dự án thuộc đối tượng phải lập giấy phép môi trường do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận cấp.

- Căn cứ vào điểm a khoản 2 điều 42 Luật bảo vệ môi trường thì dự án phải có GPMT trước khi đi vào vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án:

3.1. Công suất hoạt động của dự án

Đặc điểm của Dự án là kinh doanh hạ tầng CCN. Do vậy, Dự án chỉ cho thuê hạ tầng để xây dựng nhà máy, kho bãi với quy mô diện tích đất của dự án là 34,645 ha tại Thị trấn Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Bảng thống kê các hạng mục công trình được trình bày ở bảng sau:

+ Quy mô các hạng mục công trình của Dự án

Diện tích đất dự án: 34,465 ha, cụ thể phân chia đất công nghiệp thành các nhóm như bảng sau:

Bảng 1- 3. Cơ cấu sử dụng đất tại dự án

Đất công trình điều hành – dịch vụ

Bố trí ở cửa ngõ Cụm công nghiệp, đầu trục đường chính vào Cụm Công Nghiệp Các hạng mục công trình trong khu điều hành – dịch vụ dự kiến bao gồm:

- Trụ sở văn phòng quản lý điều hành – giao dịch

- Khu trưng bày giới thiệu sản phẩm, bưu điện. - Dịch vụ ăn uống, bán hàng.

- Lưu trữ.

- Sân bãi thể thao – vườn hoa, câu lạc bộ. - Dịch vụ y tế...Tổ chức khoảng lùi cách lộ giới từ 6-15m, mật độ xây dựng 40-45%, diện tích cây xanh trong khuôn viên     20%. Cao độ nền cao hơn cao độ vỉa hè tối thiểu 0,15m, cao độ vỉa hè cao hơn cao độ lồng đường tối thiểu 0,2m.

Các hạng mục công trình phụ trợ

1. Khu bố trí các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật Bao gồm 2 khu, gồm:

- Trạm cấp nước.

- Trạm xử lý nước thải.

Vị trí trạm xử lý nước thải được thể hiện cụ thể trong Bản đồ thoát nước thải đính kèm tại phần phụ lục của báo cáo.

2. Tổ chức cây xanh

Tổ chức hai loại: Các Cụm cây xanh tập trung và các dải cây xanh dọc các trục đường chính Cụm công nghiệp. Đất cây xanh bao gồm diện tích đất cây xanh cách ly chiếm 4,2% và đất cây xanh tập trung chiếm 1,79% tổng diện tích đất dự án. Tổng diện tích đất cây xanh chiếm 5,99% tổng diện tích dự án theo đúng quy hoạch 1/2000 đã được duyệt.

3. Mạng lưới giao thông

Mạng lưới giao thông chính: Lối vào chính gồm 02 tuyến N1 và N2 từ bên ngoài và xuyên suốt Cụm công nghiệp. Mạng lưới giao thông nội bộ Cụm công nghiệp: Đảm bảo sự liên hệ các nhà máy xí nghiệp với các loại công trình trong Cụm và nối trực tiếp vào trục chính. Gồm các tuyến đường N1,N2, D1, D2, D3, D4, D5. Đường đi bộ: Tổ chức trên các hành lang, vỉa hè đường giao thông,. Chiều rộng 4,5m cho 6 làn đi bộ 6 x 0,75m.

Bảng 1- 4. Thống kê các tuyến đường tại dự án

3.2. Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Cụm công nghiệp Nghĩa Hòa tập trung vào lĩnh vực xây dựng và kinh doanh dự án hạ tầng CCN. Các ngành nghề thu hút đầu tư theo quyết định số 1374/QĐ-UBND ngày 19 tháng 05 năm 2009, quyết định số 2596/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2019 do UBND tỉnh Bình Thuận, quyết định số 2375/QĐ-UBND tỉnh Bình Thuận cấp ngày 11 tháng 11 năm.

- Sản xuất đồ gỗ, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ nội thất, sản xuất nhựa đường, may mặc, sản xuất cấu kiện thép, sản xuất các phụ gia trong chế biến, sản xuất thực phẩm đóng hộp, sản xuất thực phẩm đông lạnh, sản xuất các thiết bị y tế, sản xuất các linh kiện điện tử, sản xuất kính xây dựng, kính quang học, sản xuất sơn, phụ gia chống thấm, phụ gia xây dựng

- Sản xuất sản phẩm Plastic, gia công cơ khí, sản xuất sản phẩm bằng kim loại chưa phân vào đâu, sản xuất mô tơ, máy phát điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện, sản xuất đồ điện dân dụng, sản xuất thiết bị chiếu sáng, sản xuất thiết bị điện khác, sản xuất dây dẫn điện các loại.

- Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm, sản xuất các sản phẩm chịu lửa, sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét, sản xuất sản phẩm gốm sứ khác, sản xuất gia công khuôn ép nhựa, gia công ép nhựa, đùn nhựa, sản xuất bê tông và các sản phẩm từ bê tông, xi măng và thạch cao (cụ thể sản xuất tấm bê tông nhẹ cốt sợi tổng hợp thân thiện với môi trường), dịch vụ đóng gói (cụ thế đóng gói các sản phẩm gia đình như kem đánh răng, xà phòng, chất tẩy rửa, mỹ phẩm, chất làm bóng,…).

3.3. Công nghệ sản xuất của dự án

Dự án không thực hiện sản xuất mà chỉ đầu tư xây dựng và kinh doanh dự án, hạ tầng cụm công nghiệp. Do đó, trong quá trình vận hành CCN, chủ đầu tư đóng vai trò là đơn vị đầu tư và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật, việc đầu tư xây dựng các nhà máy, xí nghiệp theo quy hoạch được phê duyệt do các nhà đầu tư thứ cấp thực hiện theo các dự án riêng trên dự án thỏa thuận với Chủ đầu tư theo hình thức hợp đồng thuê lại đất và dịch vụ hạ tầng kỹ thuật

Quy trình quản lý, vận hành các hạng mục công trình Dự án tuân thủ theo các quy định của Nghị định 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Thủ tướng chỉnh phủ về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế; Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/01/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường.

3.3.1. Quản lý hoạt động đấu nối hạ tầng kỹ thuật

- Đấu nối hệ thống thu gom và thoát nước thải: Hoạt động đấu nối hệ thống thu gom, thoát nước thải của các nhà đầu tư thứ cấp vào CCN tuân thủ theo quy chế quản lý chung và quản lý của chủ đầu tư về đấu nối hạ tầng. Yêu cầu về quản lý chất lượng nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp khi đấu nối vào hệ thống thu gom và xử lý tập trung của CCN, bao gồm:

Mỗi nhà máy trong cụm công nghiệp phải tự xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt và sản xuất đạt giới hạn đấu nối quy định chung do cụm quy định trước khi xả thải vào hệ thống thu gom nước thải của cụm công nghiệp. Trước khi đi vào hoạt động, Cụm công nghiệp sẽ ký hợp đồng xử lý nước thải với các dự án đầu tư thứ cấp, thông báo rõ quy định tiếp nhận nước thải và ngừng cung cấp dịch vụ nếu nước thải công nghiệp từ các nhà máy vẫn vượt quy định cho phép đấu nối sau khi đã được nhắc nhở.

Trước khi đấu nối về trạm XLNT tập trung, các doanh nghiệp trong cụm cần xử lý sơ bộ nước thải đạt quy chuẩn tiếp nhận là cột B – QCVN 40:2011/BTNM.

Đối với nước thải sinh hoạt của khu điều hành, dịch vụ của dự án: Nước thải bồn cầu cần xử lý qua bể tự hoại. Nước thải sau bể tự hoại và các loại nước thải khác được xả thẳng ra hệ thống thu gom dẫn về hệ thống xử lý.

- Thu gom rác thải và vệ sinh môi trường: Các dự án đầu tư thứ cấp tự bố trí khu vực lưu trữ, tự phân loại và chuyển giao chất thải cho các đơn vị thu gom có chức năng theo đúng quy định

Đối với chất thải do chủ đầu tư quản lý sẽ được phân loại tại nguồn thành các loại CTR thông thường, phế liệu và CTNH, bùn thải nhằm bố trí các khu vực lưu trữ khác nhau và chuyển cho đơn vị thu gom có chức năng phù hợp với từng loại chấtthải.

3.3.2 Hoạt động bảo trì, bảo dưỡng công trình hạ tầng kỹ thuật

- Chủ dự án thực hiện theo quy định của nhà nước, cụ thể: là đơn vị đầu tư và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật, việc đầu tư xây dựng các nhà máy, xí nghiệp theo quy hoạch được phê duyệt do các nhà đầu tư thứ cấp thực hiện theo các dự án riêng trên dự án thỏa thuận với Chủ đầu tư theo hình thức hợp đồng thuê lại đất và dịch vụ hạ tầng kỹ thuật.

Quy trình quản lý, vận hành các hạng mục công trình Dự án tuân thủ theo các quy định của Nghị định 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Thủ tướng chỉnh phủ về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế; Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/01/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường.

+ Hoạt động của hệ thống giao thông: Việc tuân thủ bảo trì, bảo dưỡng hệ thống đường giao thông được thực hiện thường xuyên theo quy định hiện hành về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

+ Hệ thống vệ sinh môi trường, thu gom, thoát nước mưa và nước thải: Duy trì vận hành hệ thống vệ sinh môi trường, thu gom, thoát nước mưa và nước thải, đảm bảo khả năng vận hành tối đa công suất thiết kế các hạng mục này. Công tác bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình vận hành dự án.

3.4. Sản phẩm của Dự án đầu tư:

Đặc điểm của Dự án là kinh doanh hạ tầng CCN. Do vậy, Dự án chỉ cho thuê hạ tầng để xây dựng nhà máy, không sản xuất tạo ra sản phẩm.

- Dự án Xây dựng kết cấu hạ tầng Cụm công nghiệp Nghĩa Hòa có diện tích 34,465 ha.

- Danh mục các ngành nghề dự kiến: Sản xuất đồ gỗ, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ nội thất, sản xuất nhựa đường, sản xuất cấu kiện thép, sản xuất các phụ gia trong chế biến, sản xuất thực phẩm đóng hộp, sản xuất thực phẩm đông lạnh, sản xuất các thiết bị y tế, sản xuất các linh kiện điện tử, sản xuất kính xây dựng, kính quang học, sản xuất sơn, phụ gia chống thấm, phụ gia xây dựng, sản xuất sản phẩm từ Plastic, gia công cơ khí, sản xuất sản phẩm bằng kim loại chưa phân vào đâu, sản xuất mô tơ, máy phát, máy biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện, sản xuất đồ điện dân dụng, sản xuất thiết bị chiếu sáng, sản xuất thiết bị điện khác, sản xuất thiết bị chiếu sáng, sản xuất thiết bị chiếu sáng, sản xuất thiết bị điện khác, sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loại, sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm, sản xuất các sản phẩm chịu lửa, sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét, sản xuất sản phẩm gốm sứ khác, sản xuất gia công khuôn ép nhựa, gia công ép nhựa, đùn nhựa, sản xuất bê tông và các sản phẩm từ bê tông, xi măng và thạch cao (cụ thể sản xuất tấm bê tông nhẹ cốt sợi tổng hợp thân thiện với môi trường), dịch vụ đóng gói (cụ thể đóng gói các sản phẩm gia đình như kem đánh răng, xà phòng, chất tẩy rửa, mỹ phẩm, chất làm bóng)

Hình 1.2. Hiện trạng hạ tầng Cụm Công Nghiệp

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng của Dự án; nguồn cung cấp điện, nước của Dự án:

Đặc điểm của Dự án là kinh doanh hạ tầng công nghiệp, không có hoạt động sản xuất do vậy trong quá trình hoạt động không sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu phục vụ cho Dự án.

a. Nhu cầu sử dụng nước

+ Nguồn cấp nước cho Dự án

Nguồn nước: Trung tâm vệ sinh nước sạch nông thôn huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.

+ Mạng lưới tuyến ống cấp nước:

Ống chính dẫn Ø160, các ống nhánh Ø110 dẫn đến khu vực nhà máy

Dọc theo các tuyến đường ống cấp nước có bố trí trụ cứu hỏa D100 bán kính phục vụ 150m để cấp nước cho xe cứu hỏa khi có cháy với áp lực tại thời điểm bất lợi nhất 10m.

Nhu cầu sử dụng nước của toàn Dự án

Nhu cầu sử dụng nước của Dự án theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kèm theo quyết định 535/QĐ-UBND ngày 14 tháng 2 năm 2015 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án. Nhu cầu sử dụng nước được thể hiện trong bảng sau:

Nhu cầu cấp điện

- Nguồn cung cấp:

Các chỉ tiêu cấp điện cho Cụm công nghiệp: 70kW/ha – 120kW/ha

Dự kiến bố trí một trạm biến áp 22/0,4 Kv- 250 kVA cho toàn khu. Khi đầu tư trạm biến áp, dự án sẽ đảm bảo an toàn về lưới điện, trạm biến áp được vận hành theo đúng các quy trình theo quy định của ngành điện lực. Trạm biến áp được đầu tư xây dựng trong phần diện tích đất khu đầu mối kỹ thuật.

Lưới điện nguồn:

- Sử dụng cáp Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC (3x25+1x25) mm2 cấp nguồn từ trạm biến áp đến tủ điều khiển chiếu sáng.

- Sử dụng cáp Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC (3x25+1x25) mm2 cấp từ nguồn từ tủ điều khiển chiếu sáng đến các trụ đèn trên toàn tuyến.

- Tủ điều khiển: Hệ thống chiếu sáng được điều khiển bởi các tủ điều khiển tự động lắp mới, tủ điều khiển có bộ điều khiển lập trình PLC với nhiều chế độ hoạt động đóng mở đèn.

b. Nhu cầu sử dụng hóa chất

Đặc điểm của Dự án là kinh doanh hạ tầng công nghiệp, không có hoạt động sản xuất do vậy trong quá trình hoạt động không có hoạt động sản xuất, chỉ sử dụng hóa chất vận hành trạm xử lý nước thải tập trung của cụm công nghiệp.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án Khu tái định cư

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE