Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy thực phẩm

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy thực phẩm. Công suất sản xuất thực phẩm, nông thủy hải sản đông lạnh các loại của Nhà máy là 4.900 tấn/năm.

Ngày đăng: 04-06-2024

127 lượt xem

MỤC LỤC

MỤC LỤC .....................................................i

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT ..................................iv

DANH MỤC HÌNH ẢNH .......................................................................v

DANH MỤC BẢNG .................................................................................vi

Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ.............................................30

1.Tên chủ chủ cơ sở .......................................30

2.Tên cơ sở...............................................................30

2.1. Địa điểm cơ sở..................................................30

2.2. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh

giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần (nếu có)..........................32

2.3. Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công)  32

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở.............................33

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở...................................................33

3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở ............................................33

3.3. Sản phẩm của cơ sở .............................................................36

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng,

hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở........................36

4.1.Nhu cầu về nguyên, nhiên liệu, hóa chất sử dụng .................................36

4.2.Nguồn cung cấp điện, nước của dự án.........................................38

Chương II. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH,

KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.........................43

1.Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường

quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có)..........................43

2.Sự phù hợp của cơ sở tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có)..............43

Chương III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH,

BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ .................48

1.Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (nếu có).............48

1.1.Thu gom, thoát nước mưa.......................................................48

1.2.Thu gom, thoát nước thải......................................................49

1.3.Xử lý nước thải .......................................................................53

2.Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải.............................................63

2.1.Công trình biện pháp xử lý bụi, khí thải từ lò hơi ...............................63

2.2.Biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải khác .....................................63

3. Công trình biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường...............70

3.1. Công trình biện pháp lưu trữ chất thải rắn sinh hoạt.............................70

3.2. Công trình xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường.............................72

4. Công trình, biệp pháp lưu trữ, xử lý chất thải nguy hại ...............................74

5. Công trình biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung.......................................77

6.Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong

quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành......................78

7. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có): .....................................88

8. Các nội dung thay đổi so với đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt................89

Chương IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG ................91

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải.......................................91

1.1. Nguồnphátsinh nước thải..............................................................91

1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa........................................................91

1.3. Dòng nước thải.......................................................................91

1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải:……............91

1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải.................92

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải ..........................................93

2.1. Nguồn phát sinh khí thải .........................................93

2.2. Lưu lượng xả thải tối đa..........................................93

2.3. Dòng khí thải:...................................................93

2.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải:.93

2.5. Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận khí thải ................93

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung.............................94

3.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung....................................94

3.2. Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung .........................................94

3.3. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung.................................94

4. Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải rắn.............................95

4.1. Chủng loại, khối lượng chất thải phát sinh...........................95

4.2. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt

, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại....96

Chương V. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ ......................97

1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải............................97

2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với khí thải...............................98

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm................................................100

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử

lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải ..........................100

2.Chương trình quan trắc chất thải định kỳ .................................................103

3.Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm..........................................104

Chương VII. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ..........................105

Chương VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ....................................106

1.Cam kết về tính chính xác, trung thực của chủ cơ sở:..............................106

2.Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về

môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan ...........106

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1. Tên chủ chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thực phẩm

-     Địa chỉ văn phòng: ........., xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

-     Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: Bà. ............  Chức vụ: Tổng giám đốc Điện thoại:..........

-     Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần số ......... đăng ký lần đầu ngày 19/04/2005, đăng ký thay đổi lần thứ 15 ngày 04/01/2022 do Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang cấp.

2. Tên cơ sở 

NHÀ MÁY THỰC PHẨM........

2.1. Địa điểm cơ sở

Nhà máy được xây dựng tại ........., xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Tổng diện tích của khu đất thực hiện dự án là 27.141,4m2.

Hình 1.1. Vị trí Nhà máy

Phạm vi ranh giới của dự án như sau:

-      Phía Bắc giáp : Tỉnh lộ 864.

-     Phía Nam giáp : Sông Tiền.

-     Phía Tây giáp : Công ty TNHH Quốc Vương.

-     Phía Đông giáp     : Công ty TNHH Ngọc Xuân.

2.2. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần (nếu có)

-     Quyết định số 556/QĐ-UBND ngày 16/03/2015 của UBND tỉnh Tiền Giang cấp về việc phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết của Nhà máy thực phẩm......

-     Văn bản số 2990/TB-STNMT ngày 01/08/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc được phép không thực hiện giám sát môi trường xung quanh.

-     Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 18/GP-UBND ngày 27/01/2022 do UBND tỉnh Tiền Giang cấp.

-     Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 325/GP-UBND ngày 16/06/2020 do UBND tỉnh Tiền Giang cấp.

-     Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại mã số 82.000458.T cấp lần 2 ngày 03/04/2015 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang cấp.

2.3. Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công)

Nhà máy có quy mô công suất sản xuất 4.900 tấn sản phẩm/năm với tổng vốn đầu tư là 40.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Bốn mươi tỷ đồng). Căn cứ vào khoản 3, điều 10 của Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019, dự án có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng => Dự án thuộc tiêu chí phân loại nhóm C

Dự án Nhà máy thực phẩm Á Châu với công suất 4.900 tấn/năm thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất trung bình quy định tại Cột 4 Phụ Lục II ban hành theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết nội dung một số điều của Luật bảo vệ môi trường.

Căn cứ vào mục số 01 phụ lục IV - Danh mục các dự án đầu tư nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại khoản 4 điều 28 Luật bảo vệ môi trường, trừ dự án quy định tại phụ lục III ban hành kèm theo nghị định này, phụ lục Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường. Căn cứ điểm c Khoản 3 Điều 41 của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020.

Công ty tiến hành lập Giấy phép môi trường gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang thẩm định và trình UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở

Công suất sản xuất của Nhà máy không thay đổi so với Đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt.

Công suất sản xuất thực phẩm, nông thủy hải sản đông lạnh các loại của Nhà máy là 4.900 tấn/năm.

3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở

Quy trình công nghệ sản xuất của Nhà máy không thay đổi so với Đề án đã được phê duyệt. Quy trình được trình bày như sau:

Hình 1.4. Quy trình hoạt động sản xuất của Công ty

Thuyết minh quy trình:

Đầu tiên, nguyên liệu được tiếp nhận vào quy trình sản xuất của Công ty (gồm cá bán thành phẩm, còi điệp, tôm thẻ, khoai tây, nông sản và rau củ các loại..,), sau đó nguyên liệu được sơ chế và làm sạch. Tại công đoạn sơ chế và làm sạch, nước thải phát sinh được thu gom và dẫn về HTXLNT tập trung của Công ty. Ngoài ra, tại công đoạn sơ chế và làm sạch, lượng chất thải rắn (thịt vụn, xương cá,…) phát sinh cũng được thu gom và xử lý theo quy định.

Tiếp theo, nguyên liệu được phối trộn, định hình, gia nhiệt. Tại công đoạn gia nhiệt và phối trộn, nguyên liệu được cung cấp nhiệt, lượng nhiệt cung cấp cho quá trình này nhờ lượng nhiệt cung cấp từ lò hơi của Công ty. Sau khi được gia nhiệt, sản phẩm được làm mát, cấp đông và đóng gói. Một lượng bao bì lỗi, hư hỏng trong quá trình đóng gói sẽ được thu gom và xử lý theo quy định.

Sản phẩm sau khi đóng gói sẽ được lưu trữ, bảo quản trong kho chứa chờ xuất bán cho thị trường tiêu thụ.

Danh mục máy móc, thiết bị tại Nhà máy

Bảng 1.1. Danh mục máy móc thiết bị hiện hữu của Nhà máy

3.3. Sản phẩm của cơ sở

Sản phẩm hoạt động của Dự án là thực phẩm đông lạnh với công suất 4.900 tấn/năm.

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

4.1. Nhu cầu về nguyên, nhiên liệu, hóa chất sử dụng

Trong thời gian hoạt động vừa qua, nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu, hóa chất sử dụng của Công ty không thay đổi so với Đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt như sau:

1.2. Nhu cầu về nguyên, nhiên liệu, hóa chất của Công ty

4.2. Nguồn cung cấp điện, nước của dự án

Nhu cầu sử dụng điện

Nhu cầu sử dụng điện của Nhà máy được sử dụng cho các mục đích sau:

-      Sử dụng vận hành máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất.

-     Sinh hoạt công nhân viên, chiếu sáng.

- Vận hành hệ thống xử lý nước thải.

Nguồn cung cấp điện: sử dụng hệ thống cung cấp điện của mạng lưới điện quốc gia. Nhu cầu điện phục vụ sản xuất và kinh doanh ước tính của Nhà máy khoảng 600.000kWh/tháng, tương đương khoảng 7.200.000 kWh/năm.

Căn cứ nhu cầu sử dụng điện thực tế của Nhà máy từ tháng 07 đến tháng 11 năm 2022, điện năng trung bình sử dụng khoảng 499.019 kWh/tháng, với lượng điện sử dụng cao nhất khoảng 540.512 kWh/tháng. 

Nhu cầu sử dụng nước

Mục đích: Nhu cầu sử dụng nước của Nhà máy được sử dụng để cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Nguồn cấp: Công ty đang sử dụng nguồn nước ngầm tại giếng khoan trong khu vực Nhà máy với tổng công suất tối đa 500 m3/ngày đêm khai thác 02 giếng đã được UBND tỉnh Tiền Giang cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 18/GP-UBND ngày 27/01/2022.

Nước cấp cho sinh hoạt của công nhân:

căn cứ QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, lượng nước sử dụng cho một người khoảng 80lít/người/ngày.đêm và số lượng công nhân lao động trực tiếp của Nhà máy là 751 người thì lượng nước cấp cho sinh hoạt là: 80 lít/người/ngày.đêm x 751 người = 60,08 m3/ngày.đêm.

Nhà máy có nấu ăn cho 751 công nhân, lượng nước cấp cho nấu ăn theo định mức sử dụng áp dụng theo TCXD 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống công trình - Tiêu chuẩn thiết kế thì lượng nước sinh hoạt cho nhà ăn là 25 lít/người, từ đó tính được lượng nước sử dụng của 751 công nhân lao động tại nhà máy là: 751 người x 25 lít/người/1000 = 18,78 m3/ngày đêm. Tổng lượng nước dùng cho sinh hoạt của Nhà máy khoảng: QSH= 60,08 m3/ngày.đêm + 18,78 m3/ngày đêm = 78,86 m3/ngày.đêm.

Nước cấp cho quá trình sản xuất

Trong quá trình sản xuất, nước thải phát sinh chủ yếu là quá trình làm sạch nguyên liệu, nguyên liệu bán thành phẩm, vệ sinh nhà xưởng, thiết bị dụng cụ chế biến,...

-     Công suất của Nhà máy 4.900 tấn/năm, trung bình Công ty sản xuất khoảng 16,33tấn/năm (mỗi năm Công ty hoạt động 300 ngày). Theo nhu cầu hoạt động thực tế để sản xuất mỗi tấn thực phẩm sử dụng khoảng 19 m3 nước. Như vậy, lượng nước cần sử dụng để chế biến: 16,33 tấn/ngày x 19 m3/tấn = 310,27 m3/ngày.đêm.

-     Nước dùng vệ sinh nhà xưởng, thiết bị dụng cụ chế biến: khoảng 3 m3/ngày.

-      Nước cấp cho lò hơi: khoảng 6 m3/ngày.

-     Nước cấp HTXLKT lò hơi: 1 m3/ngày.

-     Ngoài ra, Công ty có tái sử dụng nước qua xử lý khoảng 30 m3 để làm vệ sinh khu phế phẩm, dụng cụ phục vụ ở khu phế phẩm

Tổng lượng nước sử dụng trong quá trình sản xuất:310,27 m3/ngày.đêm + 3m3/ngày.đêm + 6 m3/ngày + 30 m3/ngày.đêm + 1 m3/ngày = 350,27m3/ngày.đêm

>>> XEM THÊM: Mẫu hợp đồng tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE