Báo cáo đề nghị cấp giấy phép môi trường (gpmt) dự án nhà máy ấp trứng gia cầm. Công suất của dự án: 2.200.000 gà con một ngày tuổi/tháng, tương đương 26.400.000 gà con một ngày tuổi/năm.
Ngày đăng: 19-06-2024
246 lượt xem
MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................1
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ................................3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.............................................................4
DANH MỤC CÁC HÌNH..................................................................5
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.....................................................6
1.1 Tên chủ dự án đầu tư...........................................................................6
1.2. Tên dự án đầu tư:......................................................................6
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư:............................7
1.3.1. Công suất của dự án đầu tư .............................................................7
1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:................................................7
1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:.................................................13
1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn cung cấp
1.4.1. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu............................................13
1.4.2. Thuốc sát trùng và hóa chất sử dụng..............................................13
1.4.3. Nhu cầu sử dụng lao động.............................................................15
1.4.4. Nhu cầu sử dụng điện.....................................................................15
1.4.5. Nhu cầu sử dụng nước.....................................................................15
1.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư:......................................16
1.5.1. Vị trí thực hiện dự án...........................................................16
1.5.2. Các hạng mục công trình.......................................................18
1.5.3. Danh mục các máy móc thiết bị sử dụng trong quá trình sản xuất:................19
CHƯƠNG 2:.............................................................22
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH,............................22
KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.................................................22
2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy
hoạch tỉnh, phân vùng môi trường...............................................................22
2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận
chất thải......................................................23
CHƯƠNG 3..............................................................24
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP.................................24
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ......................................................24
3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải: ....................24
3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa ................................................................24
3.1.2. Công trình, biện pháp thu gom, thoát nước thải..................................25
3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:..............................................41
3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:........................48
3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung.................................50
3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử
nghiệm và khi dự án đi vào vận hành.................................................50
3.8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo
đánh giá tác động môi trường...................................................................59
CHƯƠNG 4: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG..................61
4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải .................................61
4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải ........................................62
CHƯƠNG V........................................................................63
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ
CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN.................63
5.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án....................63
5.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm..............................................63
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị
xử lý chất thải...................................................................................63
5.2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật........................64
5.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm...................................66
CHƯƠNG VI..........................................................................67
CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ................................67
PHỤ LỤC I:.............................................69
CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ...........................69
PHỤ LỤC II: ........................................................70
CÁC BẢN VẼ HOÀN CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG............70
CHƯƠNG 1
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1 Tên chủ dự án đầu tư
CÔNG TY TNHH ........ VIỆT NAM
- Địa chỉ văn phòng: ........., huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Người đại diện theo pháp luật: ..........
- Chức danh: Chủ tịch hội đồng thành viên.
Ông ....... đã uỷ quyền cho ông ............- Chức vụ: Giám đốc Hành chính
- Khu vực miền Nam để thực hiện các công việc liên quan đến báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường theo giấy uỷ quyền số 03/2023/JCV-GA ngày 26/12/2022 (giấy uỷ quyền đính kèm phụ lục).
- Điện thoại:......
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án .........., được Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Đắk Lắk cấp. Chứng nhận lần đầu ngày 28/5/2021, chứng nhận điều chỉnh lần thứ 02 ngày 30/3/2022.
1.2. Tên dự án đầu tư:
NHÀ MÁY ẤP TRỨNG GIA CẦM TẠI ĐẮK LẮK
- Địa điểm thực hiện dự án: ........, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk (thuộc lô đất CN6, CCN Krông Búk 1, huyện Krông Búk).
- Dự án được phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Quyết định số 1244/QĐ-UBND ngày 05/7/2023 của UBND tỉnh Đắk Lắk.
- Quy mô dự án đầu tư:
+ Phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công:
Theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số ........., chứng nhận lần đầu ngày 28/5/2021; do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Đắk Lắk cấp và Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án “Nhà máy ấp trứng gia cầm tại Đắk Lắk” của Công ty TNHH ............ hoạt động với ngành nghề chính là thực hiện hoạt động ấp trứng và sản xuất giống gia cầm, công suất 2.200.000 gà con một ngày tuổi/tháng, với mức đầu tư là 128.991.570.000 đồng (Một trăm hai mươi tám tỷ, chín trăm chín mươi mốt triệu năm trăm bảy mươi ngàn đồng). Xét theo tiêu chí về đầu tư công tại Luật Đầu tư công năm 2019 và Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công, dự án thuộc loại hình “Dự án sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, giống cây lâm nghiệp và giống thủy sản” được quy định cụ thể tại Điểm a, Khoản 4, Điều 8 của Luật Đầu tư công và mục số 1, Phần IV, Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 40/2020/NĐ-CP. Dự án có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng, do đó dự án thuộc nhóm B.
+ Xét theo tiêu chí của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản ban hành dưới Luật: Dự án hoạt động với loại hình ấp trứng và sản xuất giống gia cầm; do đó dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Dự án có hoạt động khai thác tài nguyên nước (Giấy phép khai thác nước do UBND tỉnh cấp). Vì vậy, dự án thuộc nhóm II theo các tiêu chí về môi trường và phân loại dự án đầu tư, cụ thể thuộc mục số 2, số 9 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, nhóm dự án đầu tư quy định tại Khoản 4, Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường (cụ thể Dự án nhóm B có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; Dự án khai thác, sử dụng tài nguyên nước thuộc thẩm quyền cấp giấy phép về khai thác, sử dụng tài nguyên nước của UBND cấp tỉnh).
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư:
1.3.1. Công suất của dự án đầu tư
- Công suất của dự án: 2.200.000 gà con một ngày tuổi/tháng, tương đương 26.400.000 gà con một ngày tuổi/năm.
1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:
- Công nghệ sản xuất của Nhà máy được thể hiện dưới hình sau:
Hình 1.1. Quy trình sản xuất của nhà máy ấp trứng
Thuyết minh quy trình sản xuất:
Mỗi tuần, Nhà máy tiến hành ấp trứng 5 lần với số lượng 129.024 quả/lượt ấp. Quá trình từ ấp trứng cho đến khi ra gà kéo dài 21 ngày. Các bước thực hiện quy trình như sau:
Bước 1: Nhập trứng
Trứng được chuyển từ trại giống bố mẹ vào phòng nhận ấp trứng, kiểm tra số lượng trứng theo phiếu chuyển giao trứng giống. Kho thu nhận trứng ấp từ trại giống bố mẹ được đưa vào phòng nhận trứng ấp.
Bước 2: Phân loại trứng
Trứng của gà được phân loại và bảo quản trong phòng lạnh cho đến khi chuyển đến máy ấp. Trong phòng lạnh, cần duy trì nhiệt độ ở mức 16oC-18oC với khoảng 75 độ ẩm tương đối.
- Tiêu chuẩn trứng giống: Có hình dáng cân đối, đầu to nhỏ rõ ràng, vỏ trứng sạch sẽ không sần sùi.
- Trứng loại gồm có trứng bẩn, trứng mỏng vỏ, trứng dị hình, trứng dập, trứng bể… sẽ được bán cho đơn vị thu mua. Tỉ lệ trứng loại chiếm 1% số lượng trứng nhập vào.
Hình 1.2. Phòng phân loại trứng
Bước 3: Xông Formalin và KMnO4 và lưu trứng
Quy trình xông hơi như sau:
Mỗi lần 6-8 xe trứng / lần xông, sắp xếp xe trứng vào phòng xông.
Trứng tốt được lựa chọn và xếp lên xe → Phòng xông khói → Bỏ thuốc tím vào xô → Đổ Formol vào đóng cửa lại → Nhấn nút điều khiển về chế độ Auto. Sau 20 phút xông trứng nhiệt độ 24℃ → Sau 30 phút, nhiệt độ giảm 22℃ → Hút khói ra ngoài, còi sẽ báo động.
Nếu chưa hết mùi chạy thêm 30 phút nữa. Khi đó tắt hệ thống xông khói và kéo trứng qua phòng bảo quản trứng.
Rửa sạch xô đựng thuốc tím, Formalin sau mỗi lần xông khói. Làm vệ sinh phòng xông khói.
Trứng sau khi xông xong sẽ được đưa qua phòng bảo quản trứng, sắp xếp các xe trứng ngay ngắn theo thứ tự từng loại gà, ngày sản xuất. Điều kiện phòng lạnh bình thường là: Trứng tồn từ 1 đến 4 ngày: 16 -18oC. Độ ẩm 60 - 80% Trứng tồn từ 5 đến 10 ngày: 15 -18oC. Độ ẩm 60 - 80% Trứng tồn trên 10 ngày: 15oC. Độ ẩm 60 - 80%.
Hình 1.3. Phòng xông trứng và phòng trữ trứng
Bước 4: Làm ấm trứng
Làm ấm trứng: 4-6 giờ (trứng bảo quản dưới 5 ngày thì làm ấm 4 - 5 giờ; bảo quản thêm 1 ngày thì cộng thêm 1 giờ làm ấm, từ 10 ngày trở lên làm ấm 10 tiếng). Trứng về buổi sáng chiều tối ấp luôn, làm ấm 6 tiếng.
Điều kiện làm ấm:
- Về nhiệt độ ấp:
Đối với gà màu, khi máy mới vào trứng ngày đầu nhiệt độ cài là 100.4oF và độ ẩm 90 – 94%, từ ngày thứ 3 nhiệt độ cài đặt là 100.2 - 99.8oF. Ẩm độ giữ nguyên.
+ Từ 9 ngày 12h nhiệt độ cài đặt 99.6oF. Độ ẩm 90 - 94%.
+ Từ 14 ngày nhiệt độ cài đặt 98.2oF. Độ ẩm từ 13 ngày trở đi là 74 - 70%.
+ Nhiệt độ từ 17 ngày cài đặt 97.2oF. Độ ẩm 74 - 70%.
- Về thời gian ấp:
+ Trứng phòng lạnh 2 - 6 ngày: Cài đặt 504 - 506 giờ.
+ Trứng phòng lạnh 7 - 8 ngày: Cài đặt 508 giờ.
+ Trứng phòng lạnh trên 8 ngày thì sau mỗi ngày cộng thêm 1 giờ.
Sau mỗi lần ấp trứng phải vệ sinh máy ấp sạch sẽ, nước thải từ vệ sinh máy ấp sẽ được thu gom về HTXLNT tập trung của nhà máy.
Hình 1.4. Phòng ấp trứng
Bước 6: Soi trứng và tiêm vaccine vào trứng Inovo
- Sau khi ấp 18,5 ngày trong máy ấp, trứng được kiểm tra, đánh giá giai đoạn phát triển theo tiêu chuẩn để tiến hành tiêm vaccine.
- Trứng sáng được máy phân loại tự động, sau đó bán cho các đơn vị thu mua. Tỉ lệ trứng sáng chiếm 8%.
- Trứng sau khi tiêm vaccine sẽ được chuyển qua máy nở.
+ Từ ngày 18, nhiệt độ cài đặt là 97,5oF, độ ẩm 74%. Nhiệt độ hành lang phòng máy nở từ 24oC đến 26oC.
+ Từ ngày 19 ngày 23h, nhiệt độ cài đặt là 97,1oF, độ ẩm 87,9%.
+ Từ ngày 20 ngày 16h, nhiệt độ cài đặt là 97,1oF, độ ẩm 88%. Nhiệt độ gió tươi hành lang máy nở từ 24oC đến 26oC.
+ Chai đựng vaccine và kim tiêm được thu gom xử lý như CTNH.
Hình 1.5. Phòng vaccine và phòng máy nở
Bước 7: Phân loại gà và ra gà
Vào ngày 21 của quá trình ấp nở, gà con được lấy ra khỏi máy nở. Ở điều kiện bình thường, gà con được lấy ra sau 506-509 giờ ấp nở, còn trứng bị tắc thì sẽ được bán cho đơn vị thu mua (tỉ lệ trứng tắc chiếm 5%). Những loại gà bụng to, rốn đen, rốn vàng, đỏ gối, yếu, ngoẹo đầu, lệch mỏ, hói đầu, lông bẩn, mù mắt, dị tật hoặc quá nhỏ sẽ bị loại, bán cho đơn vị thu mua (tỉ lệ gà loại chiếm 2%). Gà đạt chất lượng sau đó được tách trống mái và tiêm vaccine. Sau đó gà được cho lên máy cắt mỏ, cho vào thùng và phun vaccine, xuất bán cho các trại chăn nuôi thuộc công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam.
Hình 1.6. Khu vực kiểm tra chất lượng và cắt mỏ gà
Đối với khâu phân loại gà sẽ phát sinh gà loại, gà chết, vỏ trứng. Đối với gà chết, nếu gà chết thông thường sẽ bán cho đơn vị thu mua, còn gà có mầm bệnh sẽ được xử lý như CTNH. Vỏ trứng sẽ được công nhân thu gom và cho vào máy xay vỏ, sau khi xay, vỏ được đóng gói vào các bao 25 kg, sau đó được đơn vị có chức năng thu gom. Trong quá trình này gà sẽ rụng lông, phần lông này sẽ sử dụng máy hút bụi để hút. Tại đây cũng sẽ phát sinh tiếng ồn từ gà con nhưng không lớn, chỉ nằm trong khu vực ra gà.
Các loại bao bì, chai vaccine thải ra sẽ được thu gom như CTNH.
Hình 1.7. Khu vực ra gà
Quy trình vệ sinh thú y của nhà máy:
- Trứng giống có nguồn gốc rõ ràng và được cung cấp từ trại chăn nuôi của công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam, đảm bảo an toàn dịch bệnh.
- Trứng sau khi chuyển về Nhà máy được xông hơi khử trùng và bảo quản ở điều kiện nhiệt độ phù hợp.
- Khu vực ngoài nhà ấp thường xuyên được quét dọn sạch sẽ, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh.
- Nhân viên trước khi vào khu vực ấp trứng cần vệ sinh sạch sẽ, khử trùng phun sương tại phòng thay quần áo và được trang bị đồ bảo hộ lao động.
- Sau khi kết thúc một đợt ấp nở, sau khi xuất hết gà con: Tiến hành thu gom chất thải rắn đưa về nơi xử lý. Tường, nền, các khu vực trong nhà xưởng, máy ấp, máy nở và các loại trang thiết bị, dụng cụ khác được vệ sinh cơ học, cọ rửa sạch rồi lau bằng dung dịch sát trùng. Sau khi vệ sinh sạch sẽ tiến hành khử trùng bằng xông hơi formol + thuốc tím.
- Tất cả các thiết bị, dụng cụ và các loại phương tiện vận chuyển đều được cọ rửa, làm khô và phun thuốc sát trùng trước và sau khi sử dụng.
- Đồ bảo hộ lao động: sau mỗi lần sử dụng, đồ dùng bảo hộ lao động được giặt sạch rồi khử trùng bằng tia UV và để đúng nơi quy định.
- Đối với máy ấp máy nở: rửa sạch mặt trong, mặt ngoài của máy, lau sạch và để khô, sau đó xông hơi khử trùng bằng formol+thuốc tím.
Sản phẩm gà con được kiểm dịch đầy đủ trước khi xuất tới các tỉnh thành.
1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:
Sản phẩm của dự án là gà con giống cung cấp cho các trại chăn nuôi gà thịt của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam với sản lượng 2.200.000 gà con một ngày tuổi/tháng.
1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư:
1.4.1. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu
Nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho dự án “Nhà máy ấp trứng gia cầm tại Đắk Lắk” là trứng gà mía và trứng gà chọi. Trứng gà được nhập về từ các trang trại chăn nuôi gia công của công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam tại tỉnh Đồng Nai, Bình Dương. Nguồn cung cấp phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định và được kiểm định bởi công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam. Nguồn nguyên liệu đầu vào bình quân khoảng 2.606.000 quả trứng gà/tháng.
1.4.2. Thuốc sát trùng và hóa chất sử dụng
Thuốc sát trùng và hoá chất sử dụng
Trong quá trình Nhà máy đi vào hoạt động sử dụng các loại thuốc sát trùng và hoá chất sau:
1.4.3. Nhu cầu sử dụng lao động
Tổng số lao động cần cho nhà máy là 74 người, bao gồm nhân viên bảo vệ, nhân viên kỹ thuật, nhân viên nhà bếp, cán bộ hành chính văn phòng các cấp và công nhân tham gia vào hoạt động sản xuất.
1.4.4. Nhu cầu sử dụng điện
- Nguồn điện của Dự án được lấy từ nguồn điện lưới quốc gia do công ty điện lực Đắk Lắk cung cấp. Tại CCN đã được đầu tư 1 trạm biến áp 400 KVA và đường dây trung áp, đảm bảo cung cấp điện ổn định cho các dự án đầu tư vào CCN.
- Điện được sử dụng cho nhiều mục đích: Chiếu sáng, sưởi ấm, bơm nước, làm mát, sinh hoạt, hệ thống xử lý nước thải, … Tổng nhu cầu sử dụng điện dự kiến khoảng 15.000 KWh/tháng.
- Dự án có trang bị 02 máy phát điện dự phòng với công suất 400 KVA để phục vụ cung cấp điện cho dự án.
1.4.5. Nhu cầu sử dụng nước
a. Nguồn cung cấp nước
Nguồn cung cấp nước cho hoạt động tại dự án sẽưu tiên nguồn nước sạch từ CCN. Tuy nhiên hiện tại chưa có hệ thống cấp nước sạch nên dự án sẽ sử dụng nguồn nước dưới đất. Chủ dự án đã thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất với 2 giếng khoan, công suất khai thác công ty đã đăng ký là 160 m3/ngày đêm (Giấy phép khai thác nước dưới đất số 25/GP-UBND ngày 16/3/2022 của UBND tỉnh Đắk Lắk đính kèm phụ lục).
b. Nhu cầu sử dụng nước
Nhu cầu sử dụng nước trong quá trình hoạt động của nhà máy được tổng hợp qua bảng sau:
Bảng 1.4. Nhu cầu sử dụng nước của Nhà máy
Như vậy, tổng nhu cầu sử dụng nước dưới đất của Nhà máy là 33,29 m3/ngày, lượng nước thải ra để xử lý là 29,84m3/ngày.
1.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư:
1.5.1. Vị trí thực hiện dự án
Địa điểm thực hiện dự án: Dự án có tổng diện tích 22.372,4 m2, được triển khai xây dựng trên thửa đất số thửa đất số 94 tờ bản đồ số 31, xã Pơng Đrang, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk (thuộc lô đất CN6, CCN Krông Búk 1, huyện Krông Búk).
- Ranh giới khu đất sử dụng xây dựng Nhà máy được xác định như sau:
+ Phía Đông: Giáp với giáp Cơ sở chế biến rau củ quả Krông Búk của Công ty TNHH TM AT Foods (chưa hoạt động);
+ Phía Tây: Giáp với đường quy hoạch CCN Krông Búk 1 có lộ giới 20,5 m, chiều dài 134,7 m;
+ Phía Nam: Giáp với đường quy hoạch CCN Krông Búk 1 có lộ giới 10,5 m, chiều dài 149 m (góc vát có chiều dài 11,3 m);
+ Phía Bắc: Giáp với khu đất trống.
- Tọa độ các điểm ranh giới theo hệ toạ độ VN 2000 như sau:\
Hình 1.9. Vị trí Dự án trên quy hoạch CCN
- Dự án được đầu tư tại lô CN6, CCN Krông Búk 1, thuộc xã Pơng Đrang, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk. CCN đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 CCN Buôn Hồ theo quyết định số 514/QĐ-UBND ngày 25/3/2005 của UBND tỉnh Đắk Lắk, được điều chỉnh quy hoạch theo Quyết định số 307/QĐ-UBND ngày 14/2/2019 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 CCN Krông Búk 1 và Quyết định số 2860/QĐ-UBND ngày 20/12/2022 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Cụm Công nghiệp Krông Búk 1 với tổng diện tích của CCN là 69,32 ha.
- Năm 2012, CCN được UBND tỉnh phê duyệt cho Công ty TNHH MTV Đầu tư và kinh doanh hạ tầng công nghiệp Ngọc Hùng làm chủ dự án theo Quyết định số 415/QĐ-UB ngày 21/02/2012 và đổi tên thành CCN Krông Búk 1. CCN đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) tại quyết định số 482/QĐ-UBND ngày 05/3/2013 của UBND tỉnh Đắk Lắk. Hiện nay, CCN Krông Búk 1 đang được UBND huyện Krông Búk quản lý.
>>> XEM THÊM: Báo cáo đề nghị cấp giấy phép môi trường của Dự án nhà máy chế biến mủ cao su
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com