Báo cáo kết quá trồng thử nghiệm cây mía nguyên liệu trên diện tích đất dự án trồng cây cao su bị chết và kém phát triên

Báo cáo kết quá trồng thử nghiệm cây mía nguyên liệu trên diện tích đất dự án trồng cây cao su bị chết và kém phát triên để đánh giá và lựa chọn được giống cây trồng phù hợp, cho năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương

Ngày đăng: 20-05-2024

82 lượt xem

I. TÌNH HÌNH CHUNG:

Công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu.... — Trụ sở tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai - là Doanh nghiệp được UBND tỉnh Gia Lai cho phép thực hiện Dự án trồng, chăm sóc và khai thác cây cao su trên địa bàn xã la Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai theo Quyết định số 170/QĐ-UBND ngày 02/11/2009 với diện tích là 849 ha. Trong đó diện tích đã trồng cao su: 790 ha; Đường lô, nhà nông trường: 59 ha. Diện tích cao su trồng từ năm 2008-2010 bị chết, bị kém phát triển: 790 ha.

Đánh giá nguyên nhân cây cao su sinh trưởng, phát triển kém: Thổ nhưỡng không phù hợp, đất biến thiên cục bộ và không ổn định. Tầng đất canh tác mỏng, bị sét nặng, kết von cứng chặt. Diện tích này nằm trong tổng thể 12.036 ha cao su đã được đoàn công tác Do Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn chủ trì kiểm tra đánh giá là không thể phát triển được và sẽ tiếp tục chết trong tương lai.

Diện tích cao su bị chết và kém phát triển của Công fy CP Quang Đức được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Văn bản số 3568/ENN-TCLN gầy 14/5/2018 trình Chính phủ đồng ý ý tại văn bản số 5683/VPCP-NN ngày 15/6/2018 về kết quả kiểm tra diện tích cao su chết và kém phát triển trên địa bàn tỉnh Gia Lai và Đề nghị cho phép các Doanh nghiệp có diện tích cao su bị chết và kém phát triển được chuyển sang trồng lại bằng cây nông nghiệp, cây công nghiệp trên cơ sở được trồng thử nghiệm thành công.

Thực hiện chủ trương của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Văn bản số 6927/BNN-TCLN ngày 06/9/2018 về việc chuyển đổi cây trồng trên diện tích cao su chết và kém phat triển Công ty đã thuê Viện nghiên cứu Lâm nông nghiệp Tây nguyên (Ekamat) khảo sát, lấy mẫu kiểm tra, thí nghiệm để đánh giá hàm lượng dinh Cưỡng, đánh giá mức độ phù hợp để phát triển cây cao su báo cáo cụ thể cấp có thâm quyêa về giải pháp chuyển đổi vườn cây đồng thời Công ty đã tiến hành trồng thí điểm một số loại cây ngắn ngày như cây bắp, cây mía và cây sắn. Kết quả ban đầu cho thấy điều kiện thổ nhưỡng rất phù hợp với sự phát triển của cây mía, cây mì, cây bắp và một số cây nông nghiệp khác.

Để đánh giá và lựa chọn được giống cây trồng phù hợp, cho năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương, góp phần tăng giá trị sản phẩm từ đó khuyến cáo mở rộng diện tích trên toàn bộ lập dự án dự án. Công ty CP Quang Đức xác định hiện tại cây Mía là cây có khả năng phù hợp với điện tích đất này nên đã quyết định cho trồng thử nghiệm một số diện tích cây mía trên đất dự án trồng cây cao su kém phát triển theo như hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Công ty đã tiếp cận với qui trình thâm canh cây mía tiên tiến, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất mía và đã triển khai thực hiện mô hình thâm canh mía nguyên liệu, kết quả bước đầu đạt được kết quả đáng khích lệ.

H. VẬT LIỆU, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỄM VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. Giống mía trồng thử nghiệm:

Công ty đã làm việc với Viện nghiên cứu mía đường Việt nam hướng dẫn kỹ thuật, chọn giống khoanh vùng 198 ha (năm 2017-100ha; năm 2018-98 ha) trên đất dự án cao su bị chết và kém phát triển để trồng thừ nghiệm các loại giống mía cao sản như: Giống KK3;

a. Giống KK3:

+ Giống mía KK3 (tên khác là Khonkaen 3) có nguồn gốc từ Thái Lan, bố mẹ là 85-2-352 x K84-200. Hiện nay, giống mía KK3 đang chiếm gần 60% tổng diện tích trồng mía và đứng đầu trong số các giống trồng phổ biến nhất ở Thái Lan. Giống mía KK3 được Viện Nghiên cứu Mía đường nhập nội chính thức vào Việt Nam năm 2010.

+ Đây là giống mía có hình thái đẹp. Dáng bụi Xòe. Thân trung bình - to, đều cây, chắc, không bị xốp, không bị bắc ruột. Lóng hình trụ, nối hơi zigzag. Thân màu xanh â ẫn vàng, dãi nắng có màu vàng, có sáp che phủ. Không có vết nứt sinh trưởng. Mắt mầm to, hình tròn, nằm sát SẹO lá, đỉnh mầm không có chùm lông; cánh mầm hẹp đóng ở nửa trên của mầm. Rãnh mầm sâu, rộng, dài. Bẹ lá màu xanh, dày, không bị nứt, có nhiều sáp che phủ, không có lông. Lá không tự bong nhưng dễ bóc lá. Cổ lá màu xanh, hình lưỡi dài, non có màu hồng. Có 2 tai lá một dài, một ngắn hình tam giác. Phiến lá trung bình, dày, mềm, mép lá sắc, màu xanh. Chiều cao cây cao nhưng không bị đỗ ngã hoặc chỉ để ngã ở mức nhẹ. Chống chịu tốt với sâu đục ngọn, sâu đục thân. Không bị nhiễm bệnh than, bệnh thối ngọn. RP KK3 có khả năng mọc mầm khỏe, tuy nhiên, khi gặp điều kiện không thuận lợi, nó mọc mầm hơi chậm. Cây mầm to khỏe. Sức đẻ nhánh mạnh. Mật độ cây hữu hiệu cao. Sức tái sinh tốt, không bị mất khoảng. Khả năng thích ứng rộng. Chịu thâm canh cao. Chịu úng tốt, chịu điều kiện đất nhiễm phèn và nhiễm mặn nhẹ tốt, chống chịu gió bão khá tốt, chịu hạn tốt. KK3 là giống mía chín trung bình sớm (10 — 11 tháng tuổi), không trỗ cờ hoặc ít trổ cờ, cho tiềm năng năng suất và chữ đường cao, thích hợp cho chế biến đầu Vụ Ép.

>>> Xem thêm: Dự án đầu tư trang trai nông nghiệp công nghệ cao trồng dừa

b. Giống K95-84:

+ Nguồn gốc: Lai tạo tại tỉnh Suphan Buri, Thái Lan năm 1995. Được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường nhập nội vào Việt Nam năm 2005.

+ Đặc điểm hình thái: Thân to, không đều cây, lóng hình trụ, nối thẳng, màu xanh ân vàng, có nhiều sáp phủ, không có vết nứt sinh trưởng. Mầm hình ngũ giác, to, lồi, đỉnh mầm có chùm lông, có cánh mầm đóng ở nửa trên của mầm, có rãnh mầm ngắn, rộng. Đai sinh trưởng hẹp, lồi, màu vàng sáng. Đai rễ có ba — bốn hàng điểm rễ xếp không đều, điểm rễ mờ. Sẹo lá rõ. Bẹ lá màu xanh ẩn tím, có sáp phủ, có ít lông, không tự bong lá. Có hai tai lá, tai lá trong đài hình mác, tai lá ngoài ngắn, hình tam giác. Lá thìa trung bình. Cổ lá rất to hình chữ nhật, bị nhăn. Phiến lá ngắn, rộng trung bình, mỏng, mềm, mép lá sắc, màu xanh đậm.

+ Đặc điểm nông nghiệp: Nhiễm nhẹ bệnh đốm lá, kháng đồ ngã tốt, chịu hạn tốt, không trổ cờ, năng suất đạt từ 90 đến 130 n 70 tắn/ha trong điều kiện không tưới ở vùng đất cao Đông Nam bộ.

+ Đặc điểm công nghiệp: Chín trung bình, chữ đường từ 11-12 CCS; giống mía K95-84 với ưu điểm: mía mọc mắm tốt, đẻ nhánh nhiều, mật độ cây khá cao, vươn lóng nhanh. Đây là giống mía được đánh giá chống chịu tốt với sâu bệnh hại, ít bị đổ ngã, trọng lượng cây cao, khả năng lưu gốc tốt, năng suất đạt từ 160-180 tấn/ha, hàm lượng đường đạt khá cao từ 11-13%. Ngoài ra, giống K8§8§-92 và giống KU88-24 có nguồn gốc từ Thái Lan cũng được nhiều nông dân bình chọn do tốc độ vươn lóng nhanh, ít đổ ngã...

c. Giống LK92-11.

+ Nguồn gốc: Lai tạo tại tỉnh Lampang Kanchanaburi, Thái Lan năm 1992, Được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường nhập nội vào Việt Nam năm 2005.

+ Đặc điểm nông nghiệp: Đây là giống mía được đánh giá là tốt nhất ở thời điểm hiện nay của Thái Lan. LK92-11 có thân màu trắng hơi vàng, đường kính thân to trung bình (2,6 — 2,8 cm), lóng thân dài, mắt mầm dẹt nhỏ, phiến lá đứng, rộng trung bình, màu xanh, bẹ lá dễ bong. Năng suất cao (100 — 120 tắn/ha), đặc biệt là hàm lượng đường khá cao (12 - 13 CCS), Khả năng đẻ nhánh tốt (6 — 8 mằm/bụi), khả năng để gốc tốt, ít trổ cờ, chịu hạn khá, mật độ hữu hiệu cuối vụ khá cao (> 81.250 cây/ha).

+ Đặc điểm công nghiệp: Kháng bệnh thối đỏ thân và bệnh than tốt, kháng sâu đục thân trung bình. Thích hợp trồng trên chân đất sét pha cát, giàu mùn, đất có thành phần. cơ giới không chặt. Chú nên tập trung bón phân thúc sớm vì khả năng đẻ nhánh, tái sinh rất mạnh và nên tiến hành bóc lá ở giai đoạn 8- 10 tháng tuổi để phòng chống cháy mía.

2. Thời gian trồng sản xuất thử nghiệm.

Công ty tiến hành trồng thử nghiệm theo chu kỳ kinh doanh của cây mía là một năm trồng mới và 2 năm chăm sóc mía lưu gốc. Thời gian thử nghiệm từ khi trồng đến khi thu hoạch Năm 2017 Công ty trồng thử nghiệm 100 ha bao gồm 19 lô trên diện tích khu D và năm 2018 tiếp tục trồng 98 ha trên diện tích đất khu B của dự án trông cây cao su bị chết và kém phát triển của Công ty CP Quang Đức theo từng Loại giông cụ thể tại Biểu đưới đây.

3. Địa điểm và điều kiện khí hậu, đất đai nơi trồng sản xuất thử nghiệm.

3.1. Địa điểm trồng sản xuất thử nghiệm

Diện tích trồng thử nghiệm nằm trên đất trằng Cao su của Công ty CP Quang Đức được UBND tỉnh Gia Lai cho thuê để thực hiện dự án trồng cay cao su nhưng hiện tại đang bị chết và kém hiệu quả nằm trong tổng số 12.036 hà được Bộ nông nghiệp cho phép chuyển đổi cơ cầu cây trồng tại Tiểu khu 722, 723, 724 xã la Pnon, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai. Lập dự án, lập dự án đầu tư, lập dự án án nông nghiệp

3.2. Điều kiện khí hậu và đất đai khu vực trồng sản xuất thứ nghiệm

+ Địa hình: Địa hình tương đối bằng phẳng, độ đốc từ 1-59, Vùng khảo sát phân bố rải rác, độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 150- 220 m.

+ Khí hậu, thủy văn Khí hậu vùng huyện Đức Cơ thuộc vùng khí hậu nhiệt đới giá mùa, có 2 mùa mưa và nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10; Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Một số thông số trung bình 5 năm (2013-2017) như sau:

+ Nhiệt độ bình quân năm: 26,5°C,

+ Lượng mưa trung bình: 1996,7mm

+ Độ âm không khí trung bình: 81%.

„Gió: Có hai hướng gió chính: Gió mùa Tây Nam trong mùa mưa và gió mùa Đông Bắc trong mùa khô.

4. Phương pháp nghiên cứu

+ Xây dựng được mô hình trồng giống mía mới đạt năng suất, chất lượng, chống chịu sâu bệnh hại chủ yếu, áp dụng quy trình kỹ thuật thâm canh tổng hợp, liên kết với nhà máy tiêu thụ mía nguyên liệu

+ Mục tiêu cụ thể của mô hình nhằm xây dựng các mô hình trồng giống mía mới, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng đồng thời áp dụng quy trình kỹ thuật thâm canh, liên kết với nhà

máy tiêu thụ mía nguyên liệu, năng suất của mô hình đạt >90 tắn/ha, CCS>11, hiệu quả kinh tế cao đạt mục tiêu sản xuất kinh doanh trên diện tích đất này làm cơ sở để nghị cấp có thấm quyền cho chuyên đồ sang trồng cây Mía thâm theo qui định.

4.1. Thiết kế trồng sản xuất thử nghiệm

+ Thiết kế lô trồng mía diện tích trung bình từ 4 đến 5 ha có hệ thống mương hào thoát nước, đường liên lô chia cắt rỏ ràng, riêng biệt.

+ Lô trồng mía đám bảo thoát nước tốt, đất có tầng canh tác tơi xốp, giàu dinh dưỡng, pH trung tính, thoát nước tốt, độ dốc < 100.

4.2. Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng trong trồng sản xuất thứ nghiệm.

a. Làm đất:

+ Tiến hành các bước cày, bừa và rạch hàng để trồng cụ thể: tiến hành rà rễ hai đường chéo bằng máy cày chuyên dụng sau đó dung máy cày 5 chảo cày với độ sâu 30 - 35 cm và bừa từ 2 đến 3 lần bằng dàn 24 chảo.

- Đất trồng lên líp (liếp) rộng 6,0 - 20 m, cao 25 - 35 em. Rãnh trồng sâu 20 - 25 em, đáy rãnh phủ lớp đất xốp dày 5 -1 0 cm. Đất bị nhiễm phèn thì liếp rộng 4,5 - 5 m, cao 25 - 35 cm. Đáy rãnh phủ lớp đất xốp dày 5 - 10 cm.

b. Giống mía, chuẩn bị giống:

- Công ty CP Quang Đức tập trung trồng thử nghiệm 3 loại giống đang thịnh hành tại thời điểm là Giống KK3, Giống K95-84 và Giống LK92-1 1; Các loại giống được phân bổ điều trên toàn bộ diện tích trồng thử nghiệm.

- Hom mía giống phải Có 2-3 mắt mầm tốt (mầm phía ngọn có đầy đủ bộ phận, có sắc tố đặc trưng; mầm phía gốc có vẫy mầm chưa hóa gỗ; mắt mầm không bị khô hoặc xây xát, dập nát), tý lệ rễ khí sinh dưới 10% số điểm rễ.

- Không bị nhiễm sâu bệnh, có đường kính đạt trên 80% đường kính thân đặc trưng của giống và độ dài lóng không dài hoặc ngắn hơn quá 20% độ dài đặc trưng của giống.

c. Mật độ và cách trồng

- Mật độ: Do điều kiện đất đai và loại giống mía nên Công ty bồ trí mật độ, lượng hom giống cần từ 35.000 - 40.000 hom/ha (mỗi hom có 2-3 mắt), trơng đương 8 - 10 tấn

giông/ha.

- Khoảng cách hàng canh tác bằng máy nên bề trí khoảng cách hàng kép từ 1,2 — 1,§m x 0,6 = 0,4m.

- Cách trồng: Đặt hom theo rãnh hàng kép (1, 4m), phủ kín đất từ 7 - l0 em. Đất khô cần nén chặt cho hom tiếp xúc với đất. Trong vụ trồng chính dung biên pháp kỹ thuật hạn chế cỏ đại cho mía.

>>> Xem thêm: Dự án đầu tư nhà máy sản xuất gạch, bê tông

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE