Dự án nghiên cứu phục vụ yêu cầu đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá
Ngày đăng: 04-01-2024
158 lượt xem
Liên kết Doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ yêu cầu đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá vùng Đồng Tháp Mười
___________
I. Sự cần thiết, căn cứ xây dựng dự án
I.1. Sự cần thiết xây dựng dự án - Dự án nghiên cứu phục vụ yêu cầu đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá
Theo điều 32, Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 quy định Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức khoa học và công nghệ, nhà khoa học liên kết với doanh nghiệp và tổ chức khác để xác định, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ yêu cầu đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá.
Trạm Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ Đồng Tháp Mười với diện tích 83,7 ha,do Sở Khoa học và Công nghệ quản lý đã được đầu tư cơ bản trong giai đoạn 2009-2015 (giai đoạn 1) với tổng giá trị quyết toán vốn đầu tư hoàn thành là 59,252 tỷ đồng. Vị trí thuận lợi và có đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật bước đầu bao gồm khu nuôi trồng, cung cấp giống thủy sản 11,5ha; khu trồng cỏ và chăn nuôi lai tạo gia súc 9,6 ha; khu sản xuất thử nghiệm trồng cây ăn trái, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày 7,6 ha; khu ươm giống cây trồng 0,9 ha; khu nghiên cứu sản xuất lúa giống 25 ha; nhà làm việc, phòng thí nghiệm,xưởng sản xuất phân vi sinh với công suất sản xuất 5.000 tấn/năm đang hoạt động,xưởng sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp. Ngoài ra còn có các hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước cho sản xuất, sinh hoạt và đê bao ngăn lũ cho toàn khu vực, đường nội bộ và khu nhà hành chính sẵn sàng tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là thực hiện các mô hình mẫu về ứng dụng công nghệ cao phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Thực hiện chủ trương xã hội hóa và phát huy hiệu quả các hạng mục đã đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ đã điều chỉnh Dự án Trung tâm Công nghệ sinh học Vùng Đồng Tháp Mười tại Long An thành “Dự án Liên kết Doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ yêu cầu đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá vùng Đồng Tháp Mười”. Đáp ứng mục tiêu thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ yêu cầu đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá vùng Đồng Tháp Mười, đồng thời góp phần thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 04/3/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
I.2. Căn cứ xây dựng dự án
I.2.1. Văn bản Trung ương
- Luật số 29/2013/QH13 Luật Khoa học và Công nghệ;
- Nghị định 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính Phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
- Nghị định 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính Phủ qui định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập;
- Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Nghị định 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ qui định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước
- Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
I.2.2. Văn bản địa phương
- Chương trình số 28-CTr/TU ngày 27/5/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
- Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 04/3/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp ưng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp;
- Quyết định số 3045/QĐ-UBND ngày 19/11/2009 của UBND tỉnh Long An về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Trạm nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ Đồng Tháp Mười;
- Kết luận số 54-KL/TU, ngày 29/6/2016 của Thường trực Tỉnh ủy về việc triển khai thực hiện Dự án Trung tâm Công nghệ sinh học vùng Đồng Tháp Mười;
- Quyết định số 63/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định chính sách khuyến khích, hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và đổi mới công nghệ đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Long An;
- Quyết định số1192/QĐ-UBND ngày 31/3/2017 của UBND về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020;
- Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 23/4/2019 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định chính sách khuyến khích, hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và đổi mới công nghệ đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Long An;
- Quyết định số: 4253/QĐ-UBND ngày 15/11/2019 của UBND tỉnh về việc điều hòa kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019;
- Chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại văn bản số: 977/UBND-KTTC ngày 27/02/2020 sau khi tham quan thực tế và nghe báo cáo của Sở Khoa học và Công nghệ;
I.3. Phạm vi dự án - Dự án nghiên cứu phục vụ yêu cầu đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá
Dự ántriển khai trong phạm viTrạm nghiên cứu khoa học và công nghệ Đồng Tháp Mười, thuộc địa phận xã Thạnh Hưng, thị xã Kiến Tường, trong phạm vi diện tích đất sử dụng 83,7 hecta. Với 05 dự án thành phần gồm:
- Dự án thứ nhất: Xây dựng 25 ha mô hình mẫu về sản xuất lúa công nghệ cao, trong đó sản xuất lúa giống (20 ha) và sản xuất lúa hữu cơ (05 ha).
- Dự án thứ hai: Xây dựng 7,6 ha mô hình mẫu về sản xuất giống rau, củ, quả công nghệ cao.
- Dự án thứ ba: Xây dựng 11,5 ha mô hình mẫu về sản xuất giống và nuôi thương phẩm các giống cá nước ngọt theo tiêu chuẩn GAP.
- Dự án thứ tư: Xây dựng 9,6 ha mô hình mẫu nuôi bò thịt chất lượng cao.
- Dự án thứ năm: Xây dựng mô hình liên kết nâng cao hiệu quả hoạt động xưởng sản xuất phân hữu cơ vi sinh, thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Khi các dự án đầu tư hoàn thành, vận hành phát huy hiệu quả sẽ tiếp tục thực hiện liên kết với các Hợp tác xã, các tổ chức, cá nhân để xây dựng chuỗi giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp là thế mạnh của tỉnh.
II. Quan điểm, mục tiêu, nội dung hợp tác đầu tư, khai thác
II.1. Quan điểm
Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức khoa học và công nghệ, nhà khoa họcliên kết với doanh nghiệp và tổ chức khác để xác định, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ yêu cầu đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá. Phát huy hiệu quả hạ tầng, khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thúc đẩy hình thành các Hợp tác xã liên kết tạo chuỗi liên kết sản xuất,đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.
II.2. Mục tiêu
II.2.1. Mục tiêu tổng quát
Huy động các nguồn lực của doanh nghiệp liên kết, hợp tác với Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin khoa học và công nghệ (đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Khoa học và Công nghệ) đầu tư khai thác có hiệu quả hạ tầng hiện có, hình thành hệ thống các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, mô hình mẫu về sản xuất nông nghiệp hiện đại, quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn GAP, kết hợp xây dựng và khai thác thương hiệu, tổ chức đào tạo, tập huấn đáp ứng các yêu cầu nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ chương trình đột phá theo Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 04/3/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Long An về “Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp”. Phối hợp doanh nghiệp xúc tiến thành lập mô hình các Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hình thành các vùng nguyên liệu sạch về cá nước ngọt, rau, lúa, bò thịt theo tiêu chuẩn quốc tế, tham gia chuỗi giá trị hàng hóa nông sản.
II.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Liên kết doanh nghiệp có thương hiệu uy tín, đủ năng lực đầu tư sản xuất, quản lý, xây dựng thương hiệu và xây dựng chuỗi liên kết giá trị để xây dựng 25 ha mô hình mẫu về sản xuất lúa công nghệ cao, trong đó sản xuất lúa giống (20 ha) và sản xuất lúa hữu cơ (05 ha). Chú trọng sản xuất lúa giống và xây dựng mô hình mẫu sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao,đáp ứng nhu cầu lúa giống xác nhận cho vùng lúa chất lượng cao các huyện vùng Đồng Tháp Mười.
- Liên kết doanh nghiệp có thương hiệu uy tín, đủ năng lực đầu tư sản xuất, quản lý, xây dựng thương hiệu và xây dựng chuỗi liên kết giá trịđể xây dựng 7,6 ha mô hình mẫu về sản xuất giống rau, củ, quả công nghệ cao; mô hình sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao, đạt tiêu chuẩn GAP. Đào tạo, tập huấn và chuyển giao công nghệ sản xuất cho các hộ dân thuộc các Hợp tác xã sản xuất nhằm cung ứng đủ nguồn nguyên liệu sạch, đạt chất lượng. Đáp ứng nhu cầu về giống để sản xuất rau cho các hộ dân thuộc các Hợp tác xã và vùng trồng rau theo công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.
- Liên kết doanh nghiệp có thương hiệu uy tín, đủ năng lực đầu tư sản xuất, quản lý, xây dựng thương hiệu và xây dựng chuỗi liên kết giá trịđể xây dựng 11,5 ha mô hình mẫu về nuôi thương phẩm và sản xuất giống cá nước ngọt các loại (cá rô, cá lóc, cá trê, cá sặc rằng,...); Đào tạo, tập huấn và chuyển giao công nghệ nuôi cá nước ngọt thương phẩm cho các hộ dân thuộc Hợp tác xã trong vùng; tiếp nhận các kỹ thuật mới trong việc tạo giống, nuôi thương phẩm các loại cá nước ngọt, tiến hành thử nghiệm, nghiên cứu hoàn thiện công nghệ, ứng dụng và nhân rộng mô hình.
- Xây dựng 9,6ha mô hình mẫu nuôi bò thịt chất lượng cao, phối hợp thực hiện đề tài cấp nhà nước "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học sinh sản tạo bò thịt nhân bản" do Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia Tp HCM đang thực hiện, chuẩn bị các điều kiện tiếp nhận kết quả 02 con bò giống nhân bản.
- Liên kết doanh nghiệp có thương hiệu uy tín, đủ năng lực đầu tư sản xuất, quản lý, xây dựng thương hiệu và xây dựng chuỗi liên kết giá trịđể xây dựng mô hình liên kết nâng cao hiệu quả hoạt động xưởng sản xuất phân hữu cơ vi sinh, thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
II.3. Nội dung đầu tư
II.3.1. Xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật
Nâng cấp, cải tạo xưởng sản xuất phân hữu cơ; nâng cấp, cải tạo hệ thống ao nuôi thủy sản; nâng cấp, cải tạo hệ thống ruộng lúa; đầu tư hệ thống nhà lưới thực nghiệm; đầu tư hệ thống chuồng trại thực nghiệm; trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, ứng dụng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, đào tạo, tập huấn, chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân phục vụ Chương trình “phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp”.
II.3.2. Quy mô đầu tư
Đầu tư 05 dự án như nêu trên mục I.3. Với tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa.
- Dự án thứ nhất: Mức đầu tư 03 tỷ đồng. Xây dựng 25 ha mô hình mẫu về sản xuất lúa công nghệ cao, trong đó sản xuất lúa giống (20 ha) và sản xuất lúa hữu cơ (05 ha). Trên cơ sở hạ tầng hiện có, huy động vốn của Doanh nghiệp, đầu tư áp dụng qui trình chuẩn về sản xuất lúa công nghệ cao, đạt tiêu chuẩn GAP. Công nghệ cao ưu tiên ứng dụng cho cây lúa gồm: công nghệ gen để chọn tạo giống chất lượng cao, chịu hạn mặn, kháng sâu bệnh; sử dụng giống xác nhận, công nghệ mạ khay, công nghệ san phẳng mặt ruộng bằng tia laser, máy cấy, áp dụng phân bón thông minh, phân bón vùi, sử dụng phân hữu cơ, chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, sử dụng thiên địch, ứng dụng công nghệ canh tác ướt khô xen kẻ, công nghệ lập bảng đồ vùng sản xuất, công nghệ GIS trong quản lý sản xuất, qui trình VietGAP, qui trình GlobalGAP; ứng dụng công nghệ máy thu hoạch, thiết bị Silo sấy và bảo quản thông minh; công nghệ xay xát tự động, thông minh; công nghệ chế biến thành thực phẩm chức năng, thực phẩm ăn liền, bao gói thông minh; công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất, truy xuất nguồn gốc sản phẩm,...
- Dự án thứ hai: Mức đầu tư03 tỷ đồng. Xây dựng 7,6 ha mô hình mẫu về sản xuất giống rau, củ, quả công nghệ cao.Trên cơ sở hạ tầng hiện có, huy động vốn của Doanh nghiệp, đầu tư áp dụng công nghệ cao, ưu tiên ứng dụng cho cây rau gồm: công nghệ gen tạo giống rau mới, chất lượng cao, thích ứng biến đổi khí hậu; xây dựng mô hình ứng dụng kỹ thuật trồng rau trong nhà màng, nhà kính, phủ màng, canh tác trên đất sạch, canh tác không sử dụng đất, tưới nhỏ giọt, tưới phun sương, sử dụng năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, qui trình sản xuất đạt tiêu chuẩn GAP, sử dụng phân hữu cơ, chế phẩm sinh học, các thiết bị thông minh trong quản lý, chăm sóc, thiết bị thu hoạch, chế biến tự động, bao gói thông minh, bảo quản lạnh, công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất, truy xuất nguồn gốc,....
- Dự án thứ ba: Mức đầu tư40 tỷ đồng. Xây dựng 11,5 ha mô hình mẫu về sản xuất giống và nuôi thương phẩm các giống cá nước ngọt theo tiêu chuẩn GAP. Trên cơ sở hạ tầng hiện có, huy động vốn của Doanh nghiệp, đầu tư áp dụng công nghệ cao, ưu tiên ứng dụng cho sản xuất thủy sản gồm: công nghệ sinh học phân tử tạo giống chất lượng cao, thích ứng biến đổi khí hậu; công nghệ sụt khí, lọc nước tuần hoàn, sử dụng chế phẩm sinh học; cá bố mẹ có nguồn gốc tự nhiên không biến đổi gen; sử dụng năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, sản xuất cá giống đạt tiêu chuẩn GAP, các thiết bị thông minh trong quản lý vi khí hậu, cung cấp thức ăn tự động, công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất, truy xuất nguồn gốc,...
- Dự án thứ tư: Mức đầu tư4 tỷ đồng. Xây dựng 9,6 ha mô hình mẫu nuôi bò thịt chất lượng cao. Liên kết doanh nghiệp có thương hiệu uy tín, đủ năng lực đầu tư sản xuất, quản lý, xây dựng thương hiệu và xây dựng chuỗi liên kết giá trị để áp dụng công nghệ cao, ứng dụng cho mô hình mẫu nuôi bò thịt chất lượng cao gồm: ứng dụng các kỹ thuật nhân bản vô tính động vật bậc cao để tạo ra được bò nhân bản; từ bê nhân bản vô tính nhân giống lên và phát triển đàn bò chất lượng cao. Công nghệ ủ chua thức ăn, xác định khẩu phần phù hợp cho bò trên nguồn thức ăn của địa phương, công nghệ đệm lót sinh học, công nghệ chuồng trại, ...
- Dự án thứ năm: Mức đầu tư 10 tỷ đồng. Xây dựng mô hình liên kết nâng cao hiệu quả hoạt động xưởng sản xuất phân hữu cơ vi sinh, thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trên cơ sở hạ tầng hiện có, huy động vốn của Doanh nghiệp, đầu tư áp dụng cải tiến công nghệ, nâng cao ứng dụng công nghệ sinh học cho sản xuất phân hữu cơ vi sinh gồm: Công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học (Bacillus spp, Lactobacillus spp, Saccharomyces spp, Nitrosomonas và Nitrobacter, Thiobacillus, Streptomyces, ...) phục vụ trồng trọt, nuôi trồng, ...
II.3.3. Phạm vi đầu tư
- Xây dựng khu 20 ha sản xuất lúa giống, mua sắm nguyên vật liệu, vật tư, các thiết bị và công nghệ phụ vụ nghiên cứu, ứng dụng phục vụ sản xuất từ khâu giống, thiết kế đồng ruộng, đến bao gói thành phẩm lúa giống các loại; khu 05 ha thực nghiệm mô hình sản xuất lúa hữu cơ ứng dụng công nghệ cao.
- Xây dựng nhà lưới trên diện tích 7,6ha, mua sắm nguyên vật liệu, vật tư, các thiết bị và công nghệ phụ vụ nghiên cứu, ứng dụng phục vụ sản xuất giống rau củ quả; thực nghiệm mô hình sản xuất rau củ quả ứng dụng công nghệ cao các khâu sản xuất đến khâu sản xuất, chế biến, bao bì, đóng gói.
- Cải tạo, nâng cấp các ao thủy sản hiện hữu, mua sắm nguyên vật liệu, vật tư, các thiết bị và công nghệ phụ vụ nghiên cứu, ứng dụng phục vụ sản xuất cá giống và nuôi thương phẩm các loại thủy sản đặc trưng vùng Đồng tháp mười; thực nghiệm mô hình sản xuất các loại thủy sản đặc trưng vùng Đồng tháp mười ứng dụng công nghệ cao từ khâu tuyển chọn, nuôi vỗ cá bố mẹ, sản xuất cá bột, cá bột lên giống, nuôi thương phẩm đến tiêu thụ sản phẩm.
- Xây dựng chuồng nuôi bò, khu trồng cỏ nuôi bò trên diện tích 11,5ha hiện hữu; mua sắm nguyên vật liệu, vật tư, các thiết bị và công nghệ phụ vụ nghiên cứu, ứng dụng trong qui trình nuôi bò thịt chất lượng cao.
- Cải tạo, nâng cấp mở rộng công suất, nâng cao chất lượng sản phẩm phân hữu cơ vi sinh của xưởng sản xuất phân hữu cơ vi sinh hiện hữu; mua sắm nguyên vật liệu, vật tư, các thiết bị và công nghệ phụ vụ nghiên cứu, ứng dụng sản xuất phân hữu cơ vi sinh phục vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
III. Phương thức, cơ chế chính sách hợp tác đầu tư, khai thác
III.1. Phương thức đầu tư
III.1.1. Mô hình đầu tư
Xây dựng mô hình liên kết, hợp tác trong sản xuất nông nghiệp giữa nhà nước và doanh nghiệp trên cơ sở vận dụngNghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và Quyết định số1192/QĐ-UBND ngày 31/3/2017 của UBND về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020.
III.1.2. Hình thức đầu tư
Thực hiện hợp đồng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; góp vốn, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo qui định hiện hành (mục c, khoản 2, điều 10, Nghị định 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính Phủ qui định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập). Cụ thể:
Nhà đầu tư thực hiệnđầu tư 100% vốn để mua sắm vật tư, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất; phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, vận chuyển vật tư thiết bị; đầu tư nguồn nhân lực kỹ thuật, hệ thống quản lý; đầu tư cải tiến, nâng cấp qui trình sản xuất, quy trình chế biến, bảo quản, chuỗi liên kết bao tiêu sản phẩm; … để thực hiện dự án theo hợp đồng ký kết.
Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin khoa học và công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được giao bằng hợp đồng thực hiệncác nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên kết với Doanh nghiệp theo qui định tại mục c, khoản 2, điều 10, Nghị định 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính Phủ qui định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp các sở ngành liên quan thực hiện quản lý nhà nước theo qui định của pháp luật.
III.1.3. Hình thức thực hiện
UBND tỉnh phê duyệt “Dự án Liên kết Doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ yêu cầu đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá vùng Đồng Tháp Mười” gồm 05 dự án thành phần là dự án tổng thể (tiền khả thi), làm cơ sở để cụ thể hóa thực hiện trong từng dự án thành phần (khả thi).
Trên cơ sởdự án (tiền khả thi) này được UBND tỉnh phê duyệt, giaoSở Khoa học và Công nghệchỉ đạo Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin khoa học và công nghệ phối hợp tổ chức, cá nhân xây dựng 05 nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên kết (khả thi).
Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành lập hội đồng xét duyệt 05 nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên kết. Thành phần hội đồng gồm đại diện lãnh đạo các sở: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương và các đơn vị có liên quan.
Trên cơ sở thống nhất của Hội đồng, Sở Khoa học và Công nghệtrình UBND tỉnh phê duyệt các nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên kết theo Điều 38, Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ.
Khi UBND tỉnh phê duyệt các nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên kết (khả thi), giaoSở Khoa học và Công nghệquản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên kết theo qui định.
III.1.4.Thời hạn hoạt động của các dự án
Hợp đồng thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên kết giữa Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin khoa học và công nghệ với Doanh nghiệpđảm bảo phù hợp với lĩnh vực, quy mô, tính chất của dự án này với thời gian tối thiểu 03 năm (trên cơ sở Điều 11, Nghị định 98/2018/NDCP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp).
III.1.5. Phân chia lợi nhuận
việc phân chia lợi nhuận được thỏa thuận trong Hợp đồng thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên kết giữa Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin khoa học và công nghệ với Doanh nghiệp, trên cơ sở các qui định pháp luật, đảm bảo phù hợp với mức độ đóng góp của từng bên. Cụ thể như sau:
- Dự án Liên kết Doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ yêu cầu đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá vùng Đồng Tháp Mườikhông vì mục tiêu lợi nhuận. Mục tiêu cốt lỗi là thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về nghiên cứu, ứng dụng, đáp ứng mục tiêu thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học vào phục vụ sản xuất và đời sống, tạo điều kiện hình thành các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, mô hình mẫu về sản xuất nông nghiệp hiện đại, quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn GAP, góp phần hình thành vùng nguyên liệu sạch đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp bền vững.
- Qui trình công nghệ, kỹ thuật nuôi trồng được Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin khoa học và công nghệ tiếp nhận để tập huấn, chuyển giao cho các hộ dân, các Hợp tác xã tham gia liên kết hình thành vùng nguyên liệu sạch trong chuỗi giá trị liên kết.
Căn cứ các qui định pháp luật có liên quan, việc phần lợi nhuận sẽ được phân chia theo thoả thuận hợp đồng liên kết trên nguyên tắc ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (theo điều 4, Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính Phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; và các qui định liên quan).
III.2. Cơ chế, chính sách
III.2.1. Đối với Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin khoa học và công nghệ:
- Được liên kết hợp tác với các doanh nghiệp đểkhai thác cơ sở vật chất đã được đầu tư tại Quyết định số 3045/QĐ-UBND ngày 19/11/2009 của UBND tỉnh Long An với thời gian thực hiện phù hợp với lĩnh vực, quy mô, tính chất của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên kết với Doanh nghiệp.
- Thực hiện đúng các qui định của pháp luật, các văn bản có liên quan để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đáp ứng mục tiêu đầu tư hệ thống các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, mô hình mẫu về sản xuất nông nghiệp hiện đại, quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn GAP, kết hợp xây dựng và khai thác thương hiệu, tổ chức đào tạo, tập huấn đáp ứng các yêu cầu nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ chương trình đột phá theo Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 04/3/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Long An về “Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp”. Phối hợp doanh nghiệp xúc tiến thành lập mô hình các Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hình thành các vùng nguyên liệu sạch về thủy sản, rau, lúa, bò thịt theo tiêu chuẩn GAP, tham gia chuỗi giá trị hàng hóa nông sản.
III.2.2. Đối với các doanh nghiệp tham gia liên kết, hợp tác được hưởng các ưu đãi sau:
- Các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Khi doanh nghiệp đăng ký thành lập tổ chức khoa học và công nghệ hoặc hợp tác với tổ chức, cá nhân khác thành lập doanh nghiệp công nghệ cao được ưu đãi, hỗ trợ: Giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc sở hữu nhà nước để thành lập doanh nghiệp công nghệ cao; Góp một phần tài sản nhà nước của tổ chức khoa học và công nghệ công lập để thành lập doanh nghiệp công nghệ cao; Các ưu đãi áp dụng đối với doanh nghiệp công nghệ cao(Khoản 2 Điều 20 Luật Công nghệ cao ngày 31/11/2008).
- Được hỗ trợ theo qui định tại Điều 38, Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
- Được hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ đầu tư cơ sở; hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công ... (theo điều 9,10,11,12,13 của Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn). Ngoài ra còn được hỗ trợ đăng ký kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá; hỗ trợ xây dựng và chứng nhận các quy trình quản lý chất lượng (ISO)…và các ưu đãi khác theo quy định pháp luật hiện hành.
- Được hỗ trợ theo Quyết định số 63/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định chính sách khuyến khích, hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và đổi mới công nghệ đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Long An; Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 23/4/2019 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định chính sách khuyến khích, hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và đổi mới công nghệ đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Long An;
III.3. Phương thức huy động vốn
- Vốn doanh nghiệp:đầu tư 100% về nguyên vật liệu, năng lượng và chi phí nhân công cung cấp cho sản xuất; phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, vận chuyển vật tư thiết bị, đưa đón công nhân; cải tiến, nâng cấp qui trình sản xuất, quản lý sản xuất, bao tiêu sản phẩm; duy tu bảo dưỡng hạ tầng, …
- Các nguồn vốn khác theo qui định,...
+Vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ của địa phương hàng năm thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng và các dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh và cấp cơ sở do Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin khoa học và công nghệphối hợp thực hiện.
+Vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ Trung ương thông qua phối hợp thực hiện các dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lýphối hợp thực hiện.
IV. Dự kiến thực hiện các dự án thành phần
IV.1 Tổng mức đầu tư của các 05 dự án thành phần: 60 tỷ đồng.
Đầu tư 05 dự án như nêu trên mục I.3. Với tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa.
IV.2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư
100% vốn đầu tư từ nguồn xã hội hóa. Thực hiện đầu tư 100% về nguyên vật liệu cung cấp cho sản xuất; phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, vận chuyển vật tư thiết bị; cải tiến, nâng cấp qui trình sản xuất, quản lý sản xuất, liên kết bao tiêu sản phẩm; duy tu bảo dưỡng hạ tầng, đóng góp Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, ...
Bên cạnh đó, nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ hằng năm phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệtheo từng đề tài, dự án hoặc nhiệm vụ đặt hàng được phê duyệt phối hợp thực hiện.
IV.3. Khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư và việc huy động các nguồn vốn, nguồn lực khác
- Cân đối vốn
(Đơn vị tính: triệuđồng)
Năm |
Vốn vốn xã hội hóa |
Tổng vốn |
2019 |
00.000 |
00.000 |
2020 |
10.000 |
10.000 |
2021 |
20.000 |
20.000 |
2022 |
30.000 |
30.000 |
Tổng |
60.000 |
60.000 |
- Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực được huy động từ nguồn nhân lực của các doanh nghiệp xây dựng và triển khai cácdự án như nêu mục I.3; nguồn nhân lực của Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, Sở Khoa học và Công nghệ huy động nguồn nhân lực từ các nhà khoa học, các đơnvị có liên quan, các viện, trường Đại học tham gia thực hiện theo thực tế triển khai thực hiện, Cụ thể:
+ Dự án Xây dựng 11,5 ha mô hình mẫu về sản xuất giống và nuôi thương phẩm thủy sản, đáp ứng nhu cầu về giống để nuôi thủy sản vùng Đồng Tháp Mười đạt theo tiêu chuẩn GAP đã được các doanh nghiệp đăng ký góp nguồn lực đầu tư khai thác (Công ty TNHH CK Frozen Foods Việt Nam, Công ty TNHH VinaGP, Công ty TNHH Đại Thành…)
+ Dự án Xây dựng 7,6 ha mô hình mẫu về sản xuất giống và thương phẩm rau, củ, quả công nghệ cao theo hướng đạt tiêu chuẩn GAP đã được các doanh nghiệp đăng ký góp nguồn lực đầu tư khai thác (Công ty TNHH thực phẩm NFC, Khu nông nghiệp công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh,Công ty TNHH Đạt Thành Nông, Công ty TNHH Trang Nông,…)
+ Dự án Xây dựng 25 ha mô hình mẫu về sản xuất lúa công nghệ cao, trong đó sản xuất lúa giống (20 ha) và sản xuất lúa hữu cơ (05 ha) đã được các doanh nghiệp đăng ký góp nguồn lực đầu tư khai thác (Công ty TNHH Tân Đồng Tiến, Công ty Cổ phần tập đoàn Lộc Trời, Công ty Cổ phần MyLan (Trà Vinh), Trường Đại học Cần Thơ,…)
+ Dự án Xây dựng 9,6ha mô hình mẫu nuôi bò thịt chất lượng cao được thực hiện từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học do Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin khoa học và công nghệ phối hợp Trường Đại học Quốc tếthực hiện. Kết hợp chuẩn bị các điều kiện tiếp nhận kết quả Đề tài độc lập cấp quốc gia "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học sinh sản tạo bò thịt nhân bản" do PGS.TS Nguyễn Văn Thuận thuộc Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia Tp HCM thực hiện từ tháng 11/2016 đến tháng 10/2021 với kinh phí 20,970 triệu đồng từ nguồn sự nghiệp khoa học trung ương. Sau khi nghiệm thu sẽ bàn giao 01 bò đực và 01 bò cái có khả năng sinh sản (có khả năng tạo tinh trùng và trứng) trở lại, phục vụ cho việc tạo phát triển bò Long An từ 2 bê nhân bản vô tính có chất lượng thịt cao, …
- Dự án Xây dựng mô hình liên kết nâng cao hiệu quả hoạt động xưởng sản xuất phân hữu cơ vi sinh, thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được các doanh nghiệp đăng ký góp nguồn lực đầu tư khai thác (Công ty TNHH MTV Thương mại và sản xuất phân bón Thiên Hoa, Công ty Cổ phần MyLan (Trà Vinh), Trường Đại học Bách khoa Tp HCM,…)
V. Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện đầu tư và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả
Dự kiến tiến độ thực hiện từ năm 2019 đến 2022. Dựa vào khả năng huy động vốn, nguồn nhân lực, lộ trình thực hiện các mục tiêu được xác định cụ thể như sau:
V.1. Năm 2019
Phối hợp các sở ngành và Doanh nghiệp tham mưu xây dựng “Dự án Liên kết Doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ yêu cầu đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá vùng Đồng Tháp Mười” trình UBND tỉnh cho chủ trương thực hiện;
V.2. Năm 2020 - 2021
Thành lập Hội đồng xét duyệt, tham mưu ban hành các quyết định phê duyệt các dự án thành phần.
- Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin khoa học và công nghệ thương thảo, ký kết hợp đồng thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên kết với Doanh nghiệp, tổ chức theo qui định.
- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên kết đã ký kết theo qui định pháp luật.
- Đầu tư trang thiết bị và công nghệ đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; điều khiển tự động hóa cho toàn chuỗi sản xuất, thu hoạch, sơ chế, xử lý, chế biến, bao gói thành sản phẩm sau thu hoạch; phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, vận chuyển vật tư thiết bị, thuê chuyên gia, đường giao thông nội bộ, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, phòng làm việc, thiết bị nghiên cứu, hệ thống nhà lưới, nhà kho, hạ tầng thông tin,...
- Các Doanh nghiệp triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên kết đã ký kết. Từng bước hình thành hệ thống các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, mô hình mẫu về sản xuất nông nghiệp hiện đại, quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn GAP, kết hợp xây dựng và khai thác thương hiệu, tổ chức đào tạo, tập huấn đáp ứng các yêu cầu nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất. Xúc tiến thành lập mô hình các Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hình thành các vùng nguyên liệu sạch về cá nước ngọt, rau, lúa, bò thịt theo tiêu chuẩn quốc tế, tham gia chuỗi giá trị hàng hóa nông sản.
V.3. Năm 2022
- Hoàn thiện Đầu tư trang thiết bị và công nghệ đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; điều khiển tự động hóa cho toàn chuỗi sản xuất, thu hoạch, sơ chế, xử lý, chế biến, bao gói thành sản phẩm sau thu hoạch; triển khai sản xuất thực nghiệm các sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm sạch, thân thiện môi trường.
- Doanh nghiệp hoàn thiện mô hình đưa vào khai thác, xây dựng thương hiệu. Tổ chức đào tạo, tập huấn đáp ứng các yêu cầu nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất. Nhân rộng mô hình, xúc tiến thành lập mô hình các Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hình thành các vùng nguyên liệu sạch về cá nước ngọt, rau, lúa, bò thịt theo tiêu chuẩn quốc tế, tham gia chuỗi giá trị hàng hóa nông sản.
- Tổ chức hội thảo giới thiệu mô hình mẫu về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
VI. Xác định sơ bộ chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành dự án sau khi hoàn thành
Stt |
Khoản mục chi phí |
Chi phí (triệu đồng) |
I |
Thiết bị |
10.000 |
II |
Phương tiện đi lại |
0 |
III |
Nguyên vật liệu sản xuất |
49.000 |
IV |
Chuyển giao công nghệ |
500 |
V |
Khác |
500 |
|
Tổng cộng |
60.000 |
VII. Tác động về môi trường – xã hội, hiệu quả đầu tư
VII.1. Tác động môi trường – xã hội
Tuân thủ các quy định pháp luật về xây dựng, bảo vệ môi trường, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, sử dụng năng lượng, thu gom nguyên liệu, vận chuyển và chất lượng sản phẩm trong quá trình hoạt động.
VII.2. Hiệu quả đầu tư
Dự án Liên kết Doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ yêu cầu đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá vùng Đồng Tháp Mườivới 06dự án thành phần góp phần quan trọng thực hiện thành công mục tiêu: 20.000ha sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao; 2.000ha rau; 5.000 bò lai hướng thịt và bò thịt thuần; cung cấp năng lương sạch hóa vào lưới điện quốc gia. Góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng Tháp Mười; đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; tăng hàm lượng công nghệ cao trong các sản phẩm nông nghiệp; chủ động trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu cho sản xuất nông nghiệp; tạo điều kiện tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ. Cụ thể:
- Mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm thủy sản vùng Đồng Tháp Mườigóp phần nâng cao hiệu quả về kinh tế, xã hội: mô hình 11,5 ha về sản xuất giống và thương phẩm thủy sản đảm bảo mục tiêu nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ nuôi thủy sản vùng Đồng Tháp Mườitheo tiêu chuẩn GAP, thúc đẩy hình thành chuỗi giá trị có giá trị gia tăng cao cho người dân tham gia các Hợp tác xã liên kết và doanh nghiệp đầu tư.
(Qua khảo sát sơ bộ trên thị trường cho thấy với nhu cầu hiện nay của một doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá nước ngọt như Công ty TNHH CK Frozen Foods có nhu cầu đảm bảo nguyên liệu sản xuất mỗi tháng là 400-600 tấn cá nước ngọt các loại. Tổng cộng 28 ao nuôi hiện nay của Trung tâm ứng dụng, kỹ thuật và thông tin khoa học công nghệ đáp ứng mới được 30%, do đó khi được cho phép thực hiện doanh nghiệp liên kết sẽ xúc tiến thành lập Hợp tác xã nuôi cá nước ngọt trong vùng để huy động người dân tham gia vào chuỗi cung ứng đáp ứng nhu cầu nguyên liệu. Trên cơ sở tập huấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ để đảm bảo về con giống, qui trình nuôi, thức ăn nuôi và bao tiêu sản phẩm ổn định, giá cả hợp lý, xây dựng và phát triển thương hiệu cá nước ngọt, đảm bảo hiệu quả kinh tế với Hợp tác xã).
-Mô hình mẫu về sản xuất giống rau, củ, quả công nghệ cao là mô hình mẫu về sản xuất giống rau, củ, quả theo tiêu chuẩn GAP,góp phần nâng cao hiệu quả về kinh tế, xã hội: mô hình 7,6 ha về sản xuất giống rau, củ, quả đến chế biến, bao gói, cung cấp cho thị trường thúc đẩy hình thành chuỗi giá trị có giá trị gia tăng cao cho người dân tham gia các Hợp tác xã liên kết và doanh nghiệp đầu tư.
(Qua khảo sát sơ bộ trên thị trường cho thấy với nhu cầu hiện nay của một doanh nghiệp xuất khẩu rau quả sấy khô như Công ty TNHH thực phẩm NFC mỗi năm cần số lượng giống rau củ quả các loại là 150.000 tấn các loại (tương lai mở rộng 250.000 tấn). Tổng cộng 7,6 ha hiện nay của Trung tâm ứng dụng, kỹ thuật và thông tin khoa học công nghệ đáp ứng mới được 30% (tạm tính), do đó khi mô hình thành công, Sở KH&CN Long An sẽ phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị có liên quan xúc tiến làm việc với các Hợp tác xã sản xuất rau củ quả các loại trong vùng để huy động người dân tham gia vào chuỗi cung ứng đáp ứng nhu cầu rau củ quả của công ty. Trên cơ sở Sở Khoa học và Công nghệ Long An hỗ trợ việc tập huấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ để đảm bảo về só lượng, chất lượng rau củ quả các loại; đảm bảo thực hiện nghiêm túc qui trình chăm sóc, sử dụng các các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo qui định của công ty, đảm bảo bao tiêu sản phẩm ổn định, giá cả hợp lý, góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu rau củ quả Long An, đảm bảo hiệu quả kinh tế với các Hợp tác xã.)
- Mô hình mẫu về sản xuất lúa giống công nghệ cao là mô hình mẫu về sản xuất lúa giống và sản xuất thực nghiệm lúa hữu cơ ứng dụng công nghệ cao, góp phần nâng cao hiệu quả về kinh tế, xã hội,thúc đẩy hình thành chuỗi giá trị có giá trị gia tăng cao cho người dân tham gia các Hợp tác xã liên kết và doanh nghiệp đầu tư.
(Ước tính 01 ha sản xuất lúa giống đạt năng suất bình quân 5tấn/vụ, tương đương doanh thu 150 triệu đồng/2vụ/năm (bình quân 15.000 đồng/kg giống lúa). Dự án hướng đến mục tiêu cung cấp khoảng 200 tấn/năm giống lúa thuần có khả năng chịu phèn, thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng Long An trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay, phục vụ mục tiêu 20.000ha sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao của tỉnh. Bên cạn đó, ước tính 01 ha lúa hữu cơ ứng dụng công nghệ cao đạt năng suất bình quân 6 tấn/vụ tương đương doanh thu 80 triệu đồng/2vụ/năm/ha).
- Mô hình mẫu nuôi bò thịt chất lượng cao, phối hợp thực hiện đề tài cấp nhà nước về "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học sinh sản tạo bò thịt nhân bản" do Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, chuẩn bị các điều kiện tiếp nhận kết quả giống bò nhân bản xuất xứ Long An. Quản lý và triển khai đề tài nuôi bò thịt chất lượng cao, đào tạo cán bộ kỹ thuật, chuẩn bị ruộng cỏ, chuồng trại, đảm bảo tiếp nhận kết quả dự án "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học sinh sản tạo bò thịt nhân bản".
- Mô hình liên kết nâng cao hiệu quả hoạt động xưởng sản xuất phân hữu cơ vi sinh là mô hình tạo chuỗi khép kín trong toàn bộ dự án. Sử dụng các sản phẩm thứ cấp, các phế phẩm từ lúa, rau, ao nuôi cá, phân bò, ... làm nguồn nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ vi sinh, phục vụ các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; sản xuất chế phẩm sinh học, men vi sinh phục vụ cho các mô hình lúa, rau, thanh long theo Nghị quyết 08-NQ/TU.
Đồng thời, Dự án Liên kết Doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ yêu cầu đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá vùng Đồng Tháp Mườilà điều kiện cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ,các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Đối với các huyện trong vùng Đồng Tháp Mười: góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào phục vụ sản xuất, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa nông sản;
- Đối với các viện, trường đại học, cơ quan khoa học và công nghệ:góp phần thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Là điều kiện thuận lợi thực hiện các nhiệm vụ khoa học trong liên kết vùng, hợp tác quốc tế thông qua các đề tài, dự án; phối hợp thực nghiệm cho sinh viên, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển công nghệ, gắn đào tạo với thực tế sản xuất, thương mại hóa các thành quả R&D; tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ hoạt động nghiên cứu và phát triển.
- Đối với các doanh nghiệp: Là điều kiện thuận lợi để ứng dụng khoa học và công nghệ vào phục vụ sản xuất, cải tiến qui trình, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh; là điều kiện cần thiết thúc đẩy hình thành các vùng nguyên liệu sạch, đạt chuẩn xuất khẩu, ổn định. Góp phần hoàn chỉnh chuỗi sản xuất từ khâu giống, sản xuất, chế biến, thành phẩm, nâng cao giá trị thương hiệu, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững doanh nghiệp và hội nhập quốc tế.
VIII. Nội dung liên kết của các dự án thành phần
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com