DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH BÊ TÔNG KHÍ CHƯNG ÁP AAC

Nhưng so sánh với năng lượng đầu vào yêu cầu cho nhà máy sản xuất gạch bê tông khí chưng áp AAC với một số loại vật liệu xây dựng khác cho thấy rằng chỉ có sản xuất bê tông đặc tiêu tốn năng lượng ít hơn sản xuất gạch bê tông nhẹ.

Ngày đăng: 20-12-2021

759 lượt xem

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1 Giới thiệu chủ đầu tư

Công ty CP AP

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số *******076 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Kiên Giang cấp lần đầu ngày 09/08/2017.

Trụ sở công ty: Thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Điện thoại:    

Vốn điều lệ đăng ký: 20.000.000.000 đồng (Hai mươi tỷ đồng).

Đại diện theo pháp luật của công ty: Ông                      - Chức danh: Giám Đốc

Ngành nghề chính: Sản xuất vật liệu xây dựng và kinh doanh thương mại.

I.2 Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình

Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương

Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.

Điện thoại: (08) 22142126   ;          Fax:   (08) 39118579

I.3 Mô tả sơ bộ dự án

Tên dự án: Nhà máy Sản xuất gạch bê tông khí chưng áp AAC.

Địa điểm : Tại Khu CN Thạch Lộc

Quỹ đất của dự án: 3.1 Ha .

Mục tiêu đầu tư:

Nhà máy Sản xuất gạch bê tông khí chưng áp AAC quy mô 100.000 m3/năm (tương đương 7 triệu viên/năm).

Dây chuyền sản xuất gạch bê tông khí chưng áp AAC,

Xây dựng hệ thống các kho chứa và bãi chứa bảo quản nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra,

Tổng vốn đầu tư : 32,560,000,000 (Ba mươi hai tỷ năm trăm sáu mươi triệu đồng);

 

 

 

Đơn vị: 1.000 đồng

 

STT

Hạng mục

Giá trị trước thuế

Thuế VAT

Giá trị sau thuế

I

Chi phí xây lắp

14,651,600

1,465,160

16,116,760

II.

Giá trị thiết bị

12,305,000

1,230,500

13,535,500

III.

Chi phí quản lý dự án

389,552

38,955

428,507

IV.

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

916,623

91,662

1,101,785

4.1

Chi phí lập dự án

133,041

13,304

146,345

4.2

Chi phí thiết kế bản vẽ thi công

202,861

20,286

223,147

4.3

Chi phí thẩm tra thiết kế

19,142

1,914

21,057

4.4

Chi phí thẩm tra dự toán

38,728

3,873

42,600

4.5

Chi phí lập HSMT xây lắp

68,851

6,885

75,736

4.6

Chi phí lập HSMT mua sắm thiết bị

80,000

8,000

88,000

4.7

Chi phí giám sát thi công xây lắp

250,000

25,000

275,000

4.7

Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị

124,000

12,400

136,400

4.9

Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

85,000

8,500

93,500

V.

Chi phí khác

207,000

20,700

248,600

5.1

Chi phí bảo hiểm xây dựng=GXL*0,5%

67,000

6,700

73,700

5.2

Chi phí kiểm toán

80,000

8,000

88,000

5.3

Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán

60,000

6,000

66,000

5.4

Chi phí thẩm tra tính khả thi của dự án

19,000

1,900

20,900

VI.

CHI PHÍ DỰ PHÒNG

569,396

56,940

628,623

VIII

Vốn lưu động

454,545

45,455

500,000

IX

Tổng cộng nguồn vốn đầu tư

29,493,716

2,949,372

32,559,776

 

Làm Tròn

 

 

32,560,000


Thời gian hoạt động của dự án: 50 năm.

Tiến độ thực hiện dự án:

Thời gian xây dựng: từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020.

Thời gian vận hành sản xuất kinh doanh: từ tháng 7 năm 2020.

Thời gian cung cấp sản phẩm tiêu thụ: Trong quý III năm 2020.

Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới

Hình thức quản lý: Công ty CP AP trực tiếp quản lý dự án.

Quá trình hoạt động của dự án được sự tư vấn của các chuyên gia trong nước và nước ngoài …

 

DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH BÊ TÔNG KHÍ CHƯNG ÁP AAC

 

I.4 Cơ sở pháp lý triển khai dự án

Các Luật, Bộ Luật của Quốc hội: Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015; Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và các Nghị định; Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014; Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014; …

Các Nghị định của Chính phủ: số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về Quản lý chất lượng và Bảo trì công trình xây dựng; số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng; số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư; 

Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ Xây dựng;

Quy định của Bộ y tế về chế biến và sản xuất gạch bê tông khí chưng áp ;

Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.

I.5 Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng

Việc thực hiện dự án “Nhà máy sản xuất gạch bê tông khí chưng áp AAC” phải tuân thủ các quy định pháp lý sau:

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);

Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);

TCVN 2737-1995    : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;

TCXD 229-1999      : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió 

TCVN 375-2006      : Thiết kế công trình chống động đất;

TCXD 45-1978        : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;

TCVN 5760-1993    : Hệ thống chữa cháy - YC chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;

TCVN 6160– 996    : YC chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;

TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93);

TCVN 4760-1993    : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;

TCXD 33-1985        : Cấp nước mạng lưới bên ngoài và công trình, Tiêu chuẩn thiết kế;

TCVN 5576-1991    : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;

11TCN 21-84            : Thiết bị phân phối và trạm biến thế;

TCXD 27-1991        : TC đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng;

TCVN-46-89             : Chống sét cho các công trình xây dựng;

EVN                           : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of VN).

TCVN 5576-1991    : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;

TCXD 51-1984        : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;

TCVN 5673:1992    : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong;

TCVN 6772              : Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt;

TCXDVN 175:2005 : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép,

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

II.1 Bối cảnh chung về nền kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang

II.1.1 Vị trí địa lý và thuận lợi

Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam Việt Nam, với phần lớn diện tích của tỉnh thuộc địa bàn tỉnh Rạch Giá trước đó. Tuy nhiên, cũng có thời kỳ toàn bộ diện tích tỉnh Kiên Giang ngày nay đều thuộc tỉnh Rạch Giá, bao gồm cả Các vùng Hà Tiên và Phú Quốc. Trung tâm tỉnh là thành phố Rạch Giá, Cách thành phố Hồ Chí Minh 250 km về phía Tây. Kiên Giang tiếp giáp Campuchia ở phía Bắc với đường biên giới dài 54 km và vịnh Thái Lan ở phía Tây có đường bờ biển dài hơn 200 km. Ngoài ra Kiên Giang có hơn 100 đảo lớn nhỏ ngoài biển.

Kiên Giang nằm ven biển thuộc phía Tây Nam của Việt Nam, là vùng đất thuộc trấn Hà Tiên cũ do Mạc Cửu khai phá vào thế kỷ XVII. Đầu thế kỷ XVIII, Mạc Cửu được chúa Nguyễn thuần phục. Thời vua Minh Mạng, Hà Tiên là 1 trong 6 tỉnh Nam Kỳ. Sau năm 1975 thành lập tỉnh Kiên Giang cho đến ngày nay. Kiên Giang được nhiều người biết đến là vùng đất văn hoá và du lịch nổi tiếng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cảnh đẹp của Kiên Giang ngày xưa từng được ca ngợi qua "Hà Tiên thập vịnh". Đến ngày nai Kiên Giang được nhiều người biết đến qua danh thắng du lịch nổi tiếng là Hòn Phụ Tử và đảo Phú Quốc. Ngoài ra, Kiên Giang còn có tiềm năng kinh tế với nguồn lợi vô cùng to lớn về thuỷ sản. Tỉnh lỵ của Kiên Giang là Thành phố Rạch Giá, một thành phố biển duy nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Kiên Giang có vị trí chiến lược quan trong, nằm trong vùng vịnh Thái Lan, gần với Các nước thuộc Đông Nam Á như Campuchia,Thái Lan, Malaysia, Singapo, Chính vì vậy Kiên Giang có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với Các nước trong khu vực, đồng thời đóng vai trò cầu nối Các tỉnh miền Tây Nam Bộ với bên ngoài.

Nằm trong vùng ĐBSCL có vị trí thuận lợi và tiềm năng kinh tế rất lớn. Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 6296 km2 với 200 km bờ biển, có 105 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là đảo Phú Quốc. Dân số Kiên Giang có 1.688.228 người phân bố trên 15 đơn vị hành chính huyện, thị và thành phố. Nằm trong vùng vịnh Thái Lan, Kiên Giang có vị thế địa lý, chính trị quan trọng, là điểm tựa của Việt Nam trong vịnh Thái Lan, Cách vùng phát triển công nghiệp và du lịch nổi tiếng Đông Nam Thái Lan khoảng 500 km, Cách vùng phát triển phía Đông Malaysia khoảng 700 km, Cách Singapore 1.000 km, gần kề với cửa ngõ Campuchia phía Tây Nam. Với thời gian khoảng 2 giờ bay của hàng không dân dụng, từ Kiên Giang có thể bay tới thủ đô tất cả 10 nước Đông Nam Á và miền Nam Trung Quốc; có vị trí thuận lợi để mở Các tuyến đường hàng hải và hàng không quan trọng của thế giới đi qua khu vực Đông Nam Á và Bắc Á; Là tỉnh đồng bằng nhưng có rừng, núi, biển, đảo với nguồn tài nguyên phong phú đa dạng. Tiềm năng về quỹ đất để phát triển nông nghiệp còn khá lớn, thuận lợi phát triển Các loại cây trồng như: lúa, khóm, mía, tiêu, tràm... Nguồn lợi biển rất phong phú, bờ biển dài, bãi triều rộng có điều kiện thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thủy sản đa dạng. Là tỉnh duy nhất ở ĐBSCL có trữ lượng đá vôi khá lớn, trữ lượng đá xây dựng cũng khá phong phú. Kiên Giang là tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hóa với Các địa danh như: Phú Quốc, Hà tiên, Hòn Đất, U Minh,… tạo nên cảnh quan phong phú đa dạng, thuận lợi cho phát triển du lịch. Vị trí địa lý trên tạo điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế với Các nước trong khu vực, là cầu nối Các tỉnh miền Tây Nam bộ với bên ngoài và thuận lợi để phát triển một nền kinh tế đa dạng.

II.1.2 Vị trí địa lý

Kiên Giang nằm tận cùng phía tây nam của Việt Nam, trong đó lãnh thổ bao gồm đất liền và hải đảo. Phần đất liền nằm trong tọa độ từ 9°23'50 - 10°32'30 vĩ Bắc và từ 104°26'40 - 105°32'40 kinh Đông. Phía Bắc giáp Campuchia, đường biên giới dài 56,8 km, phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, phía Tây giáp vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài 200 km, phía Đông lần lượt tiếp giáp với Các tỉnh là An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Phần hải đảo nằm trong vịnh Thái Lan bao gồm hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là đảo Phú Quốc và xa nhất là quần đảo Thổ Chu, tập trung thành 5 quần đảo là quần đảo Hải Tặc, quần đảo Bà Lụa, quần đảo An Thới, quần đảo Nam Du và quần đảo Thổ Chu. Điểm cực Bắc thuộc địa phận xã Tân Khánh Hoà, huyện Giang Thành. Cực Nam nằm ở xã Vinh Phong, huyện Vĩnh Thuận. Cực Tây tại xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên và điểm cực Đông nằm ở xã Hoà Lợi thuộc địa phận huyện Giồng Riềng.

 Đơn vị hành chính

Tỉnh Kiên Giang có 634.833,32 ha diện tích tự nhiên và 1.726.026 nhân khẩu, có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm Các huyện: Kiên Lương, Hòn Đất, Châu Thành, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, Kiên Hải, Phú Quốc, Giang Thành, thị xã Hà Tiên và thành phố Rạch Giá.

Tên

Diện tích (km²)

Dân số (người)

Thành Phố

Thành phố Rạch Giá

97.74

226.365

Thị xã

Thị xã Hà Tiên

98.9

44.721

Huyện

Huyện An Biên

400.3

122.068

Huyện An Minh

590.4

115.062

Huyện Châu Thành

285.4

148.313

Huyện Giồng Riềng

639.2

211.496

Huyện Giang Thành

407.4

28.910

Huyện Gò Quao

439.5

138.547

Huyện Hòn Đất

1046.7

1046.7

Huyện U Minh Thượng

432.7

67.764

Huyện Kiên Lương

472.9

74.750

Huyện Tân Hiệp

419.3

142.405

Huyện Vĩnh Thuận

394.8

89.789

Huyện Kiên Hải

26.2

26.2

Huyện Phú Quốc

589.4

91.241

 

II.1.3 Kinh tế

Năm 2017 Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12.9 %, mục tiêu đề ra là 12,7% xếp hạng thứ 3 trong Các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long sau Hậu Giang với 14,83%, Bạc Liêu đạt 12,87%, GDP bình quân đầu người năm 2015 là 2626 USD/người/năm, sản lượng lương thực của tỉnh đạt 4,87 triệu tấn cao nhất từ trước đến nay và là năm thứ 2 đứng đầu cả nước về sản lượng lương thực, trong đó sản lượng lúa đạt 4.687.178 tấn, tăng 366.026 tấn so cùng kỳ, đây là năm sản lượng lương thực đạt cao nhất từ trước đến nay. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản ước 548.182 tấn, đạt 100,95% kế hoạch, tăng 8,24%, trong đó sản lượng khai thác 421.201 tấn, đạt 100,29% kế hoạch và tăng 6,11%, sản lượng nuôi trồng thủy sản 126.981 tấn, đạt 103,24% kế hoạch và tăng 15,96% so với năm 2015.

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2016 ước đạt 17.855,3 tỷ đồng, đạt 99,21% kế hoạch, tăng 10,01% so với cùng kỳ năm 2015. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước 41.710 tỷ đồng, tăng 18,02% cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 620 triệu USD. Trong đó, hàng nông sản 438 triệu USD và hàng hải sản đạt 157 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu ước 37 triệu USD. Tình hình đầu tư và hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch được đẩy mạnh thực hiện, thu hút có hiệu quả Các nguồn lực cho đầu tư phát triển của tỉnh. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước 24.906,9 tỷ đồng, Vốn ngân sách do địa phương quản lý giá trị khối lượng hoàn thành ước thực hiện 3.769 tỷ đồng, giải ngân 3.514 tỷ đồng

II.2 Phân tích thị trường

Dây chuyền sản xuất gạch bê tông khí chưng áp: Bê tông khí chưng áp (AAC) đã được sản xuất từ hơn 80 năm qua và thực tế đã chứng tỏ những ưu điểm vượt trội đáng kể so với các loại vật liệu xây dựng khác, mà một trong những ưu điểm quan trọng nhất chính là ít tác động tới môi trường.

Bê tông khí chưng áp (AAC) là loại vật liệu xây dựng có thể sử dụng trong các công trình chịu tải và không chịu tải và chúng kết hợp các tính năng bền, cách âm và khả năng kết cấu chỉ trong một loại vật liệu với cấu trúc bên trong như nhau. Dưỡng hộ autoclave áp suất cao có thể gây cảm giác là quá trình sản xuất gạch siêu nhẹ tiêu tốn nhiều năng lượng. Nhưng so sánh với năng lượng đầu vào yêu cầu cho nhà máy sản xuất gạch bê tông khí chưng áp AAC với một số loại vật liệu xây dựng khác cho thấy rằng chỉ có sản xuất bê tông đặc tiêu tốn năng lượng ít hơn sản xuất gạch bê tông nhẹ

 

Dây chuyền sản xuất gạch bê tông khí chưng áp

 

Về phương diện quản lý Nhà nước, do nhận thấy rõ những ưu điểm vượt trội của các sản phẩm bê tông xốp nhẹ, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đã ban hành những chính sách đồng bộ, đủ mạnh là bắt buộc nâng cao tỷ lệ sử dụng từ 30% đến 40% vật liệu xây dựng không nung, trong đó tập trung sớm xóa bỏ các cơ sở sản xuất gạch nung công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường, từ đó đã tạo ra sự hỗ trợ rất lớn cho các doanh ngiệp sản xuất các sản phẩm bê tông khí chưng áp trong việc tiêu thụ sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm .

Đồng thời Chính phủ cũng đã chỉ đạo, khuyến khích và bắt buộc sử dụng loại vật liệu này 100% trong các công trình xây dựng của nhà nước .

Vì vậy mặc dù ở Việt Nam bê tông nhẹ  là vật liệu mới với cả người sản xuất, sử dụng và nhà quản lý. Nhưng với việc quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp VLXD Việt Nam và chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 thì nhu cầu sử dụng các sản phẩm gạch bê tông nhẹ trong xây dựng cả nước sẽ rất lớn và ngày càng tăng cao. Vì điều đó đồng nghĩa với chất lượng xây dựng cao và ổn định; đảm bảo vệ sinh môi trường sinh thái. Do đó có thể thấy rằng vấn đề tiếp cận thị trường, mở ra thời “vật liệu xanh” thì việc tiêu thụ sản phẩm không còn là khó khăn đối với các nhà sản xuất bê tông xốp nhẹ trong hiện tại cũng như trong tương lai gần. Vì thị trường tiêu thụ các sản phẩm là rất lớn. Hơn nữa do Kiên Giang có hệ thống cảng biển cũng rất thuận lợi do đó chúng ta có thể xuất các sản phẩm gạch bê tông nhẹ đến TP.HCM và các tỉnh khác trong cả nước .

Định hướng phát triển của Công ty CP ANKT Phú Quốc từ năm đầu thành lập đến những năm kế tiếp là tăng cường hoạt động sản xuất. Với dây chuyền sản xuất gạch bê tông khí chưng áp được chế biến chủ yếu từ nguồn nguyên liệu sản xuất tại địa phương và trong nước, với quy mô công nghiệp hiện đại và tự động, lắp đặt cơ sở sản xuất ngoài đô thị, Công ty sẽ đáp ứng được và hòa kịp với định hướng nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay và tương lai.

II.3 Thị trường sản xuất gạch bê tông khí chưng áp

Thị trường đầu vào của nhà máy sản xuất gạch bê tông khí chưng áp:

* Mặt hàng sản xuất:

STT

Chủng loại

Kích thước

Đơn giá  block/1m3

Số lượng (m3)

1

Block AAC -B3

600 x 400 x 250

1,450

50,000

600 x 300 x 200

600 x 200 x 200

600 x 300 x 100

600 x 200 x 150

600 x 200 x 100

2

Block AAC -B4

600 x 400 x 250

1,550

50,000

600 x 300 x 200

600 x 200 x 200

600 x 300 x 100

600 x 200 x 150

600 x 200 x 100

1500x1000x100

1500x1000x70

***

TỔNG CỘNG

 

 

50,000

* Thị trường nguyên liệu đầu vào:

STT

Nguyên vật liệu

ĐVT

Số lượng

Vật tư phụ

1

Cát (tro bay)

Tấn

66,251.8

 

2

Xi măng

Tấn

9,267.7

 

3

Vôi

Tấn

18,481.5

 

4

Thạch cao

Tấn

1,907.5

 

5

Bột nhôm

Tấn

73.6

 

6

Vật liệu nghiền

Tấn

15.0

 

7

Than cám

Tấn

 

8,062

8

Palette gỗ

cái

 

120,000

* Thị trường đầu ra:

Với thương hiệu trong thời gian đầu đi vào sản xuất gạch bê tông nhẹ (dự kiến Qúy I/2020) Công ty sẽ bán sản phẩm tại thị trường Kiên Giang và các tỉnh miền tây nam bộ, đồng thời tập trung phát triển thị trường các tỉnh miền đông nam bộ và thành phố HCM. Bên cạnh đó, Công ty đẩy mạnh chính sách bán hàng đến trên toàn quốc và mở rộng dần thị trường, đảm bảo sản lượng khi hoạt động ổn định đạt .

Tăng cường mở rộng quy mô “thống lĩnh”

Đáng lưu ý, các Công ty sản xuất gạch AAC nước ngoài liên tục có kế hoạch phát triển, xây dựng thêm nhà máy sản xuất gạch bê tông khí chưng áp và mở rộng quy mô sang các lĩnh vực tiệm cận.

Năm 2014, Công ty Cổ phần VLXD Vinh Đức thuộc Tập đoàn Thái Thịnh đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất AAC đầu tiên ở Việt Nam tại Bảo Lộc, Lâm Đồng với công suất 100 nghìn m³/năm; do Công ty Dong Yue, Sơn Dong, Trung Quốc (ShanDong Dongyue Building Machine Co., LTD) cung cấp thiết bị và hướng dẫn công nghệ, đầu năm 2010 nhà máy bắt đầu sản xuất.

Năm 2015, Công ty Cổ phần Gạch khối Tân Kỷ Nguyên, đưa vào vận hành nhà máy thứ hai tại Long An, với công suất 150 nghìn m³/năm; do Công ty Teeyer Trung Quốc (Jiangsu Teeyer Engineering Machinery Co LTD) cung cấp thiết bị. 

Sau khi có Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010, hàng chục dự án đầu tư sản xuất AAC đã được lập; nhưng đến nay chỉ có 12 nhà máy sản xuất AAC đã đươc xây dựng và đưa vào vận hành với tổng công suất thiết kế 1,95 triệu m³/năm.

Danh mục nhà máy AAC đã đưa vào vận hành tiêu biểu

TT

Doanh nghiệp

Địa chỉ

Số DC

Công suất

10³m³/tr.viên

Nhà thầu cung cấp thiết bị

1

Cty Vĩnh Đức

Lâm Đồng

1

100/70

Dongyue B.M.Co.,LTD

2

Cty E-Block

Long An

1

150/105

Teeyer E.M. Co., LTD

3

CtyAAC viglacera

Bắc Ninh

1

200/140

Cty TNHH HồNam

4

Cty Vương Hải

Đồng Nai

1

100/70

Dongyue B.M.Co.,LTD

5

Cty Vinema

Hà Nam

1

100/70

Dongyue B.M.Co.,LTD

6

Cty S. Đà C. C

Hải Dương

1

200/140

Teeyer E.M. Co., LTD

7

Cty Phúc Sơn

Hòa Bình

1

150/105

Dongyue B.M.Co.,LTD

8

Cty An Thái

Phú Thọ

1

300/210

Cty TNHH máy Tianjin Thượng Hải

9

Cty Trường Hải

Hải Dương

1

200/140

Cty CKCX Hà Nam

10

Cty DIC K.Bình

Hà Nam

1

100/70

Teeyer E.M. Co., LTD

 

11

Công ty CP T&T

Bắc Ninh

1

150/105

Dongyue B.M.Co.,LTD

 

12

Cty Sông Đáy- Hồng Hà

Bắc Ninh

1

200/140

Tahua MachineryCo. Ltd

 

13

Cty Hưng Khang

BìnhDương

1

100/70

DongyueB.M.Co.LTD¹

 

 

Tổng cộng

 

1.950/1.365

 

 

 

II.3.1 Thị trường nguồn cung gạch bê tông khí chưng áp  tại Việt Nam

Các nhà máy sản xuất gạch bê tông khí chưng áp AAC đã đưa vào vận hành phần lớn tập trung ở phía Bắc; có quy mô công suất nhỏ và vừa (100÷300 nghìn m³/năm); đều nhập thiết bị đồng bộ từ Trung Quốc (các nhà cung cấp chính: ShanDong Dongzue Building Machie Co., LTD, Jiangsu Teeyer Engineering Machinery Co., LTD).

Việc đầu tư sản xuất AAC ở Việt Nam ở giai đoạn đầu phát triển nóng trong khi chưa hội đủ các điều kiện cần thiết; do đó các dây chuyền được đầu tư sản xuất theo quy trình sản xuất gạch nhẹ be tông bọt công nghệ phổ biến hiện nay trên thế giới; nhưng với trình độ công nghệ và thiết bị ở mức trung bình, thiếu đồng bộ, mức độ tự động hóa chưa cao. Bên cạnh đó nguồn nguyên liệu cho sản xuất không ổn định; nên chưa sản xuất được sản phẩm chất lượng cao như ý muốn. Các nhà máy sản xuất chủ yếu sản phẩm cấp B4 ((RN = 5,0 MPa, KLTT = 551 - 850 kg/m³) hoặc B3 (RN = 3,5 MPa, KLTT = 451 - 650 kg/m³). 

Tình hình sản xuất và tiêu thụ AAC đên năm 2016

(Đơn vị 1000 m³)

Năm

Tổng CS Thiết kế

Sản lượng

Tiêu thụ nội địa

Xuất khẩu

Tồn kho

2012

1500

165/ (11,0)

121

70

35

2013

1750

220/ (12,6)

133

107

15

2014

1950

300 (15,4)

191

116

18

2015

2500

520/ (12,6)

233

207

25

2016

2950

810 (15,4)

291

256

30

 

Xem thêm CHỈ DẪN KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DỰ ÁN BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Chi nhánh: 109 Chung cư B1, số 2 Trường Sa, P.17, Q. Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782