Dự án đầu tư xây dựng công nghệ nuôi cá sông trong ao trong điều kiện cụ thể của vùng dự án mang tính đồng bộ về mô hình, quy trình công nghệ đạt yêu cầu kỹ thuật theo hướng có lợi nhất về kinh tế, đạt năng suất cao và hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái. Góp phần tăng nguồn nguyên liệu thủy sản cho công nghiệp chế biến xuất khẩu, giảm áp lực khai thác bảo vệ nguồn hải sản.
Ngày đăng: 25-04-2022
629 lượt xem
Tên công ty : Công ty TNHH T
Tên công ty : Công ty CP Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương
Địa chỉ : 28B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.
Điện thoại : (08) 22142126 ; Fax: (08) 39118579
Đại diện : Ông Nguyễn Văn Thanh ; Chức vụ: Giám đốc
Tên dự án :Ứng dụng công nghệ nuôi cá sông trong ao
Hình thức đầu tư :Đầu tư xây dựng mới.
Dự án sẽ bao gồm các hạng mục sau:
-Vốn đầu tư: 8.000.000.000 đồng (Tám tỷ đồng).
-Vốn tự có (30%) : 2.400,000,000 đồng (Hai tỷ bốn trăm triệu đồng)
-Vốn vay và huy động (70%) : 5,600,000,000 đồng (Năm tỷ sáu trăm triệu đồng).
Dự án đầu tư xây dựng Ứng dụng công nghệ nuôi cá sông trong ao thực hiện trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:
Góp phần nâng cao hiệu quả và thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản bước sang một giai đoạn phát triển mới, giai đoạn Công nghiệp hóa và thương mại hóa ngành thủy sản, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, tăng thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân, đồng thời đáp ứng được nhu cầu thực phẩm trong nước và xuất khẩu.
Xây dựng quy hoạch chi tiết Khu nuôi cá ứng dụng công nghệ sông trong ao trong điều kiện cụ thể của vùng dự án mang tính đồng bộ về mô hình, quy trình công nghệ đạt yêu cầu kỹ thuật theo hướng có lợi nhất về kinh tế, đạt năng suất cao và hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái. Góp phần tăng nguồn nguyên liệu thủy sản cho công nghiệp chế biến xuất khẩu, giảm áp lực khai thác bảo vệ nguồn hải sản. Mục tiêu quan trọng là tận dụng và khai thác hiệu quả nguồn phụ phẩm dồi dào trong nông nghiệp làm nguyên liệu cho việc nuôi trồng thủy sản, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Xuất phát từ thực tế yêu cầu đầu tư dự án Khu nuôi trồng thủy sản theo mô hình ứng dụng công nghệ nuôi cá sông trong ao, tạo ra một dự án mang tính điểm nhấn trong hoạt động kinh tế xã hội của huyện Duy Xuyên trở thành nguyện vọng nhu cầu khách quan và thiết thực mà vai trò chủ đạo trong thực hiện dự án được gắn liền với trách nhiệm của chính quyền, các tổ chức xã hội chính trị và người dân.
Mô hình nuôi cá “sông trong ao” hiện đang được áp dụng ở nhiều địa phương và được xem là một giải pháp công nghệ mới, mang lại năng suất và lợi nhuận cao cho người nuôi thuỷ sản.
Sông trong ao hay “mương trong ao" là cách gọi của một hệ thống công nghệ nuôi cá có tên tiếng Anh In pond raceway system (IPRS). Hệ thống này có xuất xứ từ Mỹ, được phát triển bởi GS.Jesse Chappell thuộc Trường Đại học Auburn và được USSEC (Hội đồng Xuất khẩu Đậu tương Mỹ) giới thiệu vào Việt Nam. IPRS là hệ thống nuôi cá bằng máng nước chảy đặt trong ao.
Theo IPRS, sông trong ao là cách giúp tập trung cá và cho cá ăn trong các ô hoặc “mương” ở ao nuôi. Hệ thống cung cấp cho chúng sự tuần hoàn nước liên tục để duy trì chất lượng nước tối ưu và cải thiện việc quản lý thức ăn. IPRS cũng có khả năng giảm tải chất thải rắn trong ao bằng cách tập trung và loại bỏ chất thải này từ cuối hạ lưu của các đơn vị ao/mương. Bà con cần kiểm soát chất lượng nước trong ao, tránh những nơi nước nhiễm phèn, nếu bị nhiễm rồi cần xử lý ngay để tránh những hậu quả xảy ra.
Ứng dụng công nghệ nuôi cá sông trong ao còn có tính khả thi bởi các yếu tố sau:
Thực hiện chiến lược phát triển Ứng dụng công nghệ nuôi cá sông trong ao nói chung, tạo ra được một mô hình cụ thể phù hợp với các quy hoạch và chủ trương, chính sách chung, góp phần vào việc phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh Quảng Nam đưa ra. Xây dựng một vùng nuôi trồng thủy sản một cách bền vững, thân thiện với môi trường. Ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào qui trình kỹ thuật nuôi làm tăng năng suất và chất lượng của sản phẩm.
Đối với chủ đầu tư đây là một dự án lớn. Đặc biệt qua dự án vị thế, uy tín và thương hiệu của chủ đầu tư sẽ tăng cao, tạo dựng thương hiệu mạnh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch và nuôi trồng thủy sản, tạo một phần thu nhập từ dự án cho địa phương. Giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân ở địa phương, tạo động lực phát triển cho nghề nuôi thủy sản. Như vậy, có thể nói việc đầu tư xây dựng Ứng dụng công nghệ nuôi cá sông trong ao là tất yếu và cần thiết, vừa thoả mãn được các mục tiêu và yêu cầu phát triển du lịch, kinh tế địa phương vừa đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư.
Công nghệ nuôi cá “sông trong ao" dựa trên nguyên lý cơ bản là tạo môi trường nước trong sạch và dòng chảy liên tục trong ao bằng hệ thống máng nuôi với thiết bị thổi khí nén, thiết bị đảo nước tạo oxy,... đặc biệt là hệ thống thu gom phân, chất thải của cá được lắp đặt ở vị trí cuối máng nuôi. Ao nuôi phù hợp để áp dụng công nghệ này có diện tích khoảng 10.000 m2, đáy ao bằng phẳng, độ sâu mực nước là 2 m, đảm bảo tổng thể tích nước trong ao luôn duy trì ổn định khoảng 20.000 m3. Với thiết kế ao nuôi như trên có thể xây dựng được 2 máng nuôi cá với thể tích 250m3/máng (kích thước: 25 x 5 x 2 m). Tùy theo diện tích và độ sâu mực nước cụ thể của ao mà thiết kế số máng nuôi phù hợp, thể tích nước ao bên ngoài quyết định số máng nuôi, yêu cầu tối thiểu 10.000 m3/máng. Máng nuôi cá được xây bằng gạch vữa xi măng, bên ngoài trát nhẵn, đáy máng bằng bê tông và cũng được trát nhẵn, hai đầu máng có cổng chắn bằng lưới thép không rỉ hoặc bọc nhựa PVC để ngăn giữ cá. ở đầu máng được lắp đặt hệ thống máy thổi khí nén, tạo dòng chảy liên tục một chiều dọc theo chiều dài máng. Cuối máng được lắp đặt hệ thống thu gom phân, chất thải cá, được vận hành tự động 3 lần/ngày đảm bảo phân, chất thải của cá luôn được thu gom triệt để ra bên ngoài ao nuôi.
Cá chỉ được nuôi tập trung trong máng với các đối tượng nuôi là cá rô phi, diêu hồng, trắm cỏ, chép, trắm đen,... Bên ngoài máng nuôi, có thể thả thêm các loài cá không ăn thức ăn trực tiếp (cá ăn lọc) như mè trắng, mè hoa,... để làm sạch môi trường nước. Đồng thời, định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để phân hủy các chất hữu cơ dư thừa để cân bằng hệ sinh thái và làm sạch môi trường. Tùy theo đối tượng nuôi mà sản lượng cá thu hoạch khác nhau, trung bình đạt từ 25-30 tấn cá/máng/vụ nuôi, tương đương 50-60 tấn cá/ha/vụ nuôi, sản lượng tối đa có thể đạt 37,5 tấn/máng/vụ.
Hệ thống nuôi cá “sông trong ao" có nhiều ưu điểm vượt trội đó là: IPRS không chỉ cho năng suất rất cao, tối đa đạt 70-75 tấn cá/ha/vụ nuôi, gấp trên 10 lần năng suất nuôi truyền thống, mà còn cho chất lượng sản phẩm cao, an toàn vệ sinh thực phẩm. Cá được nuôi trong điều kiện nước chảy, vận động liên tục, không tiếp xúc trực tiếp với bùn đáy, được sinh trưởng trong môi trường trong sạch và kiểm soát chất lượng các yếu tố đầu vào, do đó chất lượng thịt cá săn chắc, không có mùi bùn, thơm ngon hơn so với nuôi trong ao nước tĩnh truyền thống. Hệ thống máng IPRS có thể giúp chủ động nguồn nước tại chỗ, không phụ thuộc nhiều vào nguồn nước cấp bổ sung, nước trong ao không cần thay thế mà có thể sử dụng tuần hoàn liên tục nhiều năm. Khi đưa cá vào nuôi đến một mức độ ổn định, cân bằng giữa các loài cá nuôi và thủy sinh vật được thiết lập sẽ tự làm sạch môi trường, hình thành hệ sinh thái ổn định. Thức ăn thừa và chất thải của cá được thu gom bằng hệ thống hút tự động, được xử lý qua Biogas hoặc hút ra ngoài để làm phân vi sinh. Nước sau khi lắng lọc có thể đưa trở lại để bổ sung cho hệ thống ao nuôi. Chất thải và thức ăn thừa có thể được xử lý bằng chế phẩm sinh học hoặc Biogas để làm phân bón.
Công nghệ IPRS có điểm tối ưu là hệ thống máy nén đưa không khí nén qua hệ thống giàn thổi khí đặt gần sát đáy ao. Không khí nén được đưa xuống đáy ao và đẩy từ dưới lên mặt ao. Hiện tượng oxy hóa làm cho khí độc bay lên. Khí nén xuống đáy ao cũng tạo ra dòng chảy và đẩy các khí độc khỏi đáy ao. Thay vì phải thay nước trong ao nuôi như trước kia, hệ thống này không thay và thải nước ra ngoài, tránh được lây lan mầm bệnh sang các trang trại khác và ra môi trường xung quanh. Hệ thống nuôi này cũng được ứng dụng linh hoạt, trong đó có thể nuôi nhiều đối tượng với nhiều kích cỡ khác nhau, giúp cho người nuôi chủ động cao trong quá trình sản xuất.
Tuy nhiên, công nghệ nuôi cá này cũng đòi hỏi nhiều yêu cầu, điều kiện khắt khe, tốn kém cần phải đáp ứng mà không phải người nuôi cá nào cũng có thể áp dụng thành công, đó là: ao nuôi phải có diện tích và thể tích nước đủ lớn, diện tích tối thiểu từ 5.000 m2, thể tích tối thiểu 10.000 m3 nước trở lên; chi phí đầu tư xây dựng máng nuôi, lắp đặt thiết bị ban đầu khá lớn, trung bình khoảng 200 - 250 triệu đồng/máng nuôi; yêu cầu hệ thống cung cấp điện ổn định, liên tục và phải có máy phát điện dự phòng để có thể tự động thay thế điện lưới; chi phí đầu tư mua thức ăn, con giống, chất xử lý, cải tạo môi trường,... lớn, khoảng 1 tỷ đồng/ha/vụ, tương ứng với sản lượng cá thu hoạch khoảng 40-50 tấn/ha; người nuôi phải có trình độ khá cao trong quản lý, vận hành, chăm sóc nuôi dưỡng và kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm.
Ứng dụng công nghệ nuôi cá sông trong ao với diện tích (1.17 ha).
Vị trí dự án có tứ cận được xác định như sau:
Thuộc địa phận xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam .
Một điều kiện thuận lợi là vị trí xây dựng của Dự án nằm giáp với sông Thu Bồn nên giao thông rất thuận lợi về đường thủy và lấy nước tưới tiêu, thay nươc cho ao cá. Tuy nhiên, mặt bằng nằm trên khu đất cạnh bờ sông Thu Bồn, có thể nền đất yếu, cần thiết phải khảo sát địa chất, thủy triều kỹ trước khi tiến hành xây dựng đê bao.
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 25,6 °C, Mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 12 °C và nhiệt độ vùng núi thậm chí còn thấp hơn. Độ ẩm trung bình trong không khí đạt 84%. Lượng mưa trung bình 2000-2500mm. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12, mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8, tháng 1 và tháng 9 là các tháng chuyển tiếp với đặc trưng là thời tiết hay nhiễu loạn và khá nhiều mưa. Mưa phân bố không đều theo không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng. Vùng Tây Bắc thuộc lưu vực sông Bung (các huyện Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang) có lượng mưa thấp nhất trong khi vùng đồi núi Tây Nam thuộc lưu vực sông Thu Bồn (các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước và Hiệp Đức) có lượng mưa lớn nhất. Trà My là một trong những trung tâm mưa lớn nhất của Việt Nam với lượng mưa trung bình năm vượt quá 4,000 mm. Mưa lớn lại tập trung trong một thời gian ngắn trong 3 tháng mùa mưa trên một địa hình hẹp, dốc tạo điều kiện thuận lợi cho lũ các sông lên nhanh.
Nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình chuyển hóa và phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển.
Nhiệt độ không khí càng cao thì tốc độ các phản ứng hóa học xảy ra càng nhanh và thời gian lưu tồn các chất ô nhiễm càng nhỏ. Sự biến thiên giá trị nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao động. Do vậy, việc nghiên cứu chế độ nhiệt là điều cần thiết.
Theo số liệu quan trắc nhiều năm của đài khí tượng thủy văn khu vực - Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quảng Nam , nhiệt độ trung bình hàng tháng ở mức khá cao:
Quảng Nam có hai hệ thống sông lớn là Vu Gia - Thu Bồn (VG-TB) và Tam Kỳ. Diện tích lưu vực VG-TB (bao gồm một phần lưu vực thuộc tỉnh Kon Tum, Quảng Ngãi, thành phố Đà Nẵng là 10,350 km², là 1 trong 10 hệ thống sông có diện tích lưu vực lớn nhất Việt Nam và lưu vực sông Tam Kỳ là 735 km². Các sông bắt nguồn từ sườn đông của dãy Trường Sơn, chảy chủ yếu theo hướng Tây-Đông và đổ ra biển Đông tại cửa Hàn (Đà Nẵng), cửa Đại (Hội An) và An Hòa (Núi Thành). Ngoài hai hệ thống sông trên, sông Trường Giang có chiều dài 47 km chảy dọc ven biển theo hướng Bắc - Nam kết nối hệ thống sông VG-TB và Tam Kỳ.
Do địa hình đồi dốc và lượng mưa lớn nên mạng lưới sông ngòi của tỉnh Quảng Nam khá dày đặc. Mật độ sông ngòi trung bình là 0.47 km/km² cho hệ thống VG - TB và 0.6 km/km² cho các hệ thống sông khác.
Các sông có lưu lượng dòng chảy lớn, đầy nước quanh năm. Lưu lượng dòng chảy trung bình năm của sông Vu Gia (tính đến thị trấn Thạnh Mỹ với diện tích lưu vực 1,850 km²) là 127 m3/s, của sông Thu Bồn (tính đến Nông Sơn với diện tích lưu vực 3,130 km²) là 281 m3/s. Chế độ dòng chảy của sông ngòi có sự phân mùa rõ rệt. Dòng chảy 3 tháng mùa lũ (tháng 10, 11, 12) chiếm 65 - 70% tổng dòng chảy cả năm trong khi dòng chảy vào mùa kiệt (từ tháng 2 đến tháng 8) rất thấp. Hai tháng 1 và 9 là các tháng chuyển tiếp với dòng chảy thất thường. Lưu lượng cực đại của Thu Bồn tại Nông Sơn là 10,600 m3/s và lưu lượng tối thiểu đo được là 15.7 m3/s trong khi đó lưu lượng cực đại của Vu Gia tại Thạnh Mỹ là 4,540 m3/s và cực tiểu là 10.5 m3/s. Lưu lượng lớn vào mùa mưa và thấp vào mùa khô là nguyên nhân chính gây nên lũ lụt và hạn hán trong vùng.
Hiện trạng khu đất là đất nuôi trồng thủy sản. Tổng diện tích của khu đất lập dự án khoảng 1.17 ha đất nhận khoán trồng thủy sản của dân, khu đất lập dự án không có công trình công cộng.
Trong khu đất đầu tư xây dựng là đất nuôi trồng thủy sản.
Khu vực đầu tư xây dựng chưa có trục đường giao thông chính, tiếp giáp sông nước, chỉ có đường đất, đường bờ đê SÔng Thu Bồn. Còn lại chưa có đường giao thông.
Hệ thống thoát nước chưa được xây dựng, hiện tại tự chảy đổ tự nhiên.
Nhu cầu Cấp điện áp:
* Hệ thống chiếu sáng:
Chiếu sáng giao thông:
+ Lưới hạ thế chiếu sáng: sử dụng cáp đồng bọc cách điện 600V tiết diện 3M11 + M6 để cấp điện cho hệ thống chiếu sáng. Cáp chiếu sáng được đi trong ống nhựa chịu lực 40 hoạc ống sắt tráng kẽm 40 chôn ngầm dưới đất.
+ Trụ chiếu sáng: sử dụng trụ thép tráng kẽm hình côn bát giác cao 8m (chiếu sáng các trục giao thông chính) hoặc cao 6m (chiếu sáng đường giao thông phụ).
+ Đèn chiếu sáng: chiếu sáng đường giao thông chính dùng đèn cao áp Sodium ánh sáng vàng 250W - 220V. Chiếu sáng đường giao thông phụ dùng đèn cao áp Sodium ánh sáng vàng 150W - 220V. Đối với các lối đi sẽ bố trí các đèn chiếu sáng trang trí để chiếu sáng dọc theo các lối đi.
+ Bố trí chiếu sáng giao thông: đối với các tuyến đường nhỏ bề rộng đường 5 - 10m: bố trí chiếu sáng ở 1bên, khoảng cách trung bình giữa các trụ chiếu sáng từ 25 - 30m.
+ Chiếu sáng lối đi: sẽ bố trí các đèn chiếu sáng trang trí để chiếu sáng dọc theo các lối đi. Khối lượng bố trí tuỳ theo nhu cầu thực tế.
Nhu cầu nước:
* Nguồn cấp nước chp nuôi trồng thủy sản lấy từ sông Thu Bồn:
- Áp dụng tiêu chuẩn 3989/1982 về cấp thoát nước
- Nguồn nước được lấy từ khai thác nước ngầm đem xử lý dùng cho sinh hoạt.
* Tiêu chuẩn dùng nước:
Nước cho sinh hoạt : 200l/người/ngày
Q = 140-182m3/ngày, trong đợt 1 chỉ sử dụng 70% ( Q = 97-127m3/ngày)
Nước tưới cây : 20% Q
- Được cấp vào bằng 1 đồng hồ nước.
- Dùng ống PVC 150, 100, 80 dẫn nước đến các hạng mục công trình.
* Mạng lưới phân phối:
Hệ thống cấp nước theo tuyến đường cấp nước sẽ được tập trung vào hồ chứa nước ngầm của nội bộ từng công trình để bơm lên bể nước mái bằng hệ thống máy bơm và đã có xử lý nước qua hệ thống xử lý nước cục bộ.
* Khối lượng ống sử dụng:
- Mạng lưới cấp nước dùng ống PVC 150, 100, 80.
* Vệ sinh môi trường:
Thực hiện lập Báo cáo đánh giá tác động Môi trường (hoặc bản cam kết bảo vệ Môi trường). Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, nước thải và chế độ quan trắc hàng năm theo quy định Pháp luật Môi trường.
Vấn đề Môi trường sẽ được làm rõ trong giai đoạn lập dự án chi tiết.
Hệ thống chống sét:
Các công trình trong khu vực được bảo vệ chống sét với cấp chống sét là cấp 3.
Khu vực được bố trí các kim thu sét cầu có bán kính 85m, 102m bố trí tại các điểm cao khu vực. Trên nóc các công trình có bố trí chống sét đặt kim với cao độ +6m so với điểm cao nhất của công trình. Các biện pháp chống sét được áp dụng ngay khi bắt đầu thi công xây lắp các kết cấu bằng kim loại ở trên cao, ngoài trời .
Khi xây dựng xong công trình phải hoàn chỉnh các trang thiết bị chống sét. Sau khi lắp đặt được tiến hành thử nghiệm, nghiệm thu. Trong quá trình sử dụng được thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng định kỳ.
Xây dựng mô hình dự án ứng phó với biến đổi khí hậu:
Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình triển khai là nghiên cứu định hướng các tác động và ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn của dự án. Theo đó, cần phải nghiên cứu tăng mức đầu tư cho công tác san lấp nâng cos công trình, xây dựng hệ thống bờ bao vững chắc, kết hợp với trồng rừng sinh thái và xây dựng hệ thống chống ngập. Huy động các tổ chức tài chính trong việc tài trợ hoặc vay để tham gia cung cấp tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu và các tác động trực tiếp dự án.
Đầu tư xây dựng Ứng dụng công nghệ nuôi cá sông trong ao tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam trên khu đất 1.17 ha .
Chiếm tỷ lệ diện tích 1.17 ha. Hệ thống bờ bao vượt lũ kết hợp với giao thông nội bộ để thuận tiện việc đi lại và vận chuyển vật tư đến các ao nuôi. Ngoài ra dự án phải bố trí các hạng mục công trình với quy mô diện tích được tính toán đáp ứng yêu cầu về công nghệ và trình độ sản xuất.
Điện: để chủ động trong việc cung cấp điện cho các thiết bị phục vụ sản xuất và kết hợp với nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt trong vùng. Khu nuôi cá luôn có máy phát điện dự phòng cài chế độ tự động phát điện khi có sự cố mất điện lưới.
Sông trong ao – Những yêu cầu cơ bản
• Thể tích ao nuôi tối thiểu là 10.000m3 (chiều dài, chiều rộng và chiều sâu của ao)
• Hệ thống yêu cầu cung cấp điện 100% trong quá trình nuôi
(24h/ngày – 7 ngày/tuần – 365,25 ngày/năm)
• Thích hợp với việc sử dụng thức ăn nổi chất lượng cao, đòi hỏi phải quản lý rất triệt để - hệ thống công nghệ cao. Cần khoản đầu tư đáng kể và cần những thiết bị riêng biệt (bao gồm thiết bị phát điện dự phòng)
Dựa trên một thể tích nước là: 10.000m3, có thể sử dụng 250m3 thể tích nuôi nước chảy để sản xuất được tối đa 37.500 kg cá thịt và tối đa 7.500kg cá ăn lọc.
• Kích thước tiêu chuẩn của máng nước chảy là 25x5x2m (250m3). Hệ thống nuôi này được ứng dụng linh hoạt, trong đó có thể nuôi nhiều đối tượng với nhiều kích cỡ khác nhau
• Có thể thu gom được chất thải trong quá trình nuôi, cá được giữ trong điều kiện nước chảy do đó thịt cá được đánh giá là ngon hơn so với trong môi trường nuôi ao nước tĩnh truyền thống. Không cần thay nước trong quá trình nuôi, chỉ bổ sung nước để bù lượng bốc hơi tự nhiên.
Công nghệ “sông trong ao” thực chất là việc nuôi cá trong một bể có diện tích khoảng 250m2, được xây trong một ao lớn rộng khoảng 1ha. Bể được lắp đặt hệ thống thiết bị kỹ thuật gồm máy nén khí, thiết bị thổi khí, dẫn khí, thiết bị tạo dòng, ống sủi cung cấp oxy, hệ thống hút chất thải đáy,... tạo nên dòng chảy liên tục trong ao; bảo đảm điều kiện sống tối ưu cho cá. Theo đó, mỗi bể nuôi cá có đáy thảm bê tông cứng, máy tạo sóng, máy sục khí, máy quạt nước, máy hút chất thải đáy,... Các máy này liên tục hoạt động 24/24 giờ tạo thành trục sông có tường bê tông ngăn nước. Trong sông có sóng và dòng chảy tuần hoàn, nước luôn lưu chuyển khắp ao bảo đảm điều kiện số tối ưu cho cá. Những chiếc máy bơm tạo dòng chảy tuần hoàn giúp cá trong bể hình thành thói quen vận động và bơi ngược dòng liên tục.
- Diện tích ao nuôi từ 10.000m2. Hình dạng tùy thuộc vào địa hình nơi xây dựng, nhưng tốt nhất nên có hình chữ nhật để thuận tiện cho việc quản lý và thu hoạch.
- Bờ ao chắc chắn, không bị lún hoặc nứt vỡ và chống lũ triệt để. Bờ bao kết hợp với giao thông đi lại trong khu vực dự án.
- Ao có hệ thống cấp thoát nước độc lập để không gây ô nhiễm bẩn và lây lan mầm bệnh cho khu vực xung quanh.
- Diện tích mặt nước ao nuôi:
- Diện tích đáy ao:
- Diện tích trung bình ao:
- Thể tích nước ao nuôi trung bình:
- Đáy ao nghiêng về phía cống thoát nước độ dốc 1%.
AO ĐIỂN HÌNH
CHI TIẾT THOÁT NƯỚC
- Đường kính Ø: 1m - 1,5m.
- Chiều sâu từ bề mặt đê xuống đáy cống: 3m - 4m.
- Nước thải từ trong ao được thoát ra cống chính bằng cống dẫn nước phụ D800 thông qua hố ga, rồi được dẫn về khu xử lý nước tập trung.
- Độ dốc thoát nước 1% về khu xử lý.
- Ở mỗi cống dẫn nước có hệ thống van khóa đóng mở nước.
Xung quanh dự án vừa làm hệ thống giao thông nội bộ, vừa làm đê bao chống lũ cho khu nuôi trồng.
ĐÊ BAO
Ø Thiết kế điện chiếu sáng
Ø Hệ thống bơm nước:
CHI TIẾT TRẠM BƠM
Xem nhiều dự án khác: http://ngochuongmart.com/du-an-dau-tu/lap-du-an-dau-tu-xay-dung-cong-trinh/
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com