Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự àn bệnh viên đa khoa

Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự àn bệnh viên đa khoa

Ngày đăng: 02-06-2023

347 lượt xem

BÁO CÁO

Đề xuất chủ trương đầu tư (Điều chỉnh)

Dự án: Hạ Tầng Kỹ Thuật Xung Quanh Bệnh Viện Đa Khoa 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh .

Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự àn bệnh viên đa khoa

- Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014;

- Căn cứ Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/06/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;

- Căn cứ Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013;

- Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

- Căn cứ Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

- Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

- Căn cứ Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

- Căn cứ Thông tư số 01/2017/TT-BXD ngày 06/02/2017 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;

- Căn cứ Thông tư  số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Chính phủ (thay thế Thông tư 39/2011/BGTVT) hướng dẫn Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 quy định về quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 09/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền giang về chủ trương đầu tư và điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nhóm A, dự án nhóm B sử dụng các nguồn vốn đầu tư công do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý;

- Căn cứ Quyết định số 407/QĐ-UBND ngày 19/02/2016 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc Phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Da liễu, Bệnh viện chấn thương chỉnh hình, Trung tâm pháp y, Trung tâm giám định y khoa tỉnh Tiền Giang.

- Căn cứ Quyết định số 2807/QĐ-UBND ngày 22/09/2017 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc điều chỉnh tên nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Da liễu, Bệnh viện chấn thương chỉnh hình, Trung tâm pháp y, Trung tâm giám định y khoa tỉnh Tiền Giang.

- Căn cứ Quyết định số 3110/QĐ-UBND ngày 26/10/2017 của UBND tỉnh Tiền Giang về điều chỉnh cục bộ đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1:500 Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang;

- Căn cứ Công văn số 1105/SKH&ĐT-ĐT, TĐ&GSĐT ngày 15/5/2023 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án Hạ tầng kỹ thuật xung quanh Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang.

Sở Y tế kính trình Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang báo cáo đề xuất chủ trương (Điều chỉnh) dự án Hạ tầng kỹ thuật xung quanh Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang với các nội dung chính sau:

I. THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN

1. Tên dự án: Hạ tầng kỹ thuật xung quanh Bệnh viện Đa khoa .

2. Dự án nhóm: Nhóm B.

3. Cấp quyết định đầu tư dự án: Ủy ban nhân dân tỉnh .

4. Tên chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh .

5. Địa điểm thực hiện dự án: .

6. Dự kiến tổng mức đầu tư: 123.611 triệu đồng.

Lý do điều chỉnh: Bổ sung phần chi phí giải phóng mặt bằng 63,456 tỷ đồng từ dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh vào dự án Hạ tầng kỹ thuật xung quanh Bệnh viện Đa khoa tỉnh để thực hiện Kết luận của Kiểm toán nhà nước về phần chi phí giải phóng mặt bằng ngoài phạm vi dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

7. Thời gian thực hiện: 03 năm.

II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN

II.1 Đặc điểm chung

Tiền Giang nằm trong tọa độ 105°50’–106°55’ kinh độ Đông và vĩ độ Bắc.

· Phía Bắc giáp tỉnh Long An

· Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp

· Phía Nam giáp tỉnh Bến Tre và tỉnh Vĩnh Long

· Phía Đông Bắc giáp Thành phố Hồ Chí Minh

· Phía Đông Nam giáp Biển Đông

- Được Chính phủ quy hoạch là một trong những tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) với chiều dài 120 km. Nhờ vị trí hết sức thuận lợi nên Tiền Giang đã trở thành trung tâm văn hóa chính trị của cả Đồng bằng sông Cửu Long, là địa bàn trung chuyển hết sức quan trọng gắn cả miền Tây Nam Bộ. Vị trí như vậy giúp Tiền Giang sớm trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển hàng đầu trong khu vực miền Tây Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Định hướng phát triển kinh tế 

- Thành phố Mỹ Tho tiếp tục phát triển theo hướng thương mại – dịch vụ – sản xuất, quy hoạch mạng lưới chợ – siêu thị – trung tâm thương mại, đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công trình phúc lợi xã hội, công trình phục vụ văn hoá, thể dục thể thao các khu vực chuyên doanh với những trung tâm mua sắm phong phú, đa dạng hơn.

II.2 MỤC TIÊU đầu tư XÂY DỰNG: 

Việc đầu tư xây dựng Hạ tầng kỹ thuật xung quanh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang bao gồm tuyến đường trục chính (đường D4) để kết nối với tuyến Quốc lộ 1 và các tuyến đường gom, đường xung quanh (đường N1, N2, D1, D2, D3, D5) của toàn bộ Khu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang với mục tiêu:

+ Phục vụ hoạt động cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang với quy mô 1.000 giường nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho mọi lứa tuổi cho người dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, các khu vực lân cận và Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ về y tế cho người dân địa phương và cho khu vực, giảm tải áp lực cho các bệnh viện tuyến trên (thành phố Hồ Chí Minh và các Bệnh viện Trung ương). Có điều kiện điều trị tại chỗ, giảm chi phí và thời gian đi lại của người bệnh, góp phần tiết kiệm chi phí y tế, chi phí xã hội.

+ Kết nối giao thông với tuyến Quốc lộ 1, đồng thời xây dựng các tuyến đường gom để kết nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật giữa các Bệnh viện với nhau và Khu thương mại phức hợp và Dịch vụ Y tế Tiền Giang nhằm hình thành Khu trung tâm Y tế chất lượng cao theo đúng quy hoạch, hiện đại tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, dịch vụ thương mại của tỉnh trong thời gian tới.

+ Đảm bảo nhu cầu lưu thông đi lại thuận tiện cho các hoạt động trong khu bệnh viện và người dân đến khám chữa bệnh.

II.3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI:

3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

3.1.1 Địa lý:

- Khu đất thuộc ấp Long Hưng, xã Long An - huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang cũ, nay thuộc xã Phước Thạnh - Thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang được giới hạn bởi:

- Phía Đông giáp đất dân địa phương.

- Phía Tây giáp đất dân địa phương.

- Phía Nam giáp Khu đất Dịch vụ thành phố và đường quốc lộ 1 .

- Phía Bắc giáp đường đi thôn xóm

3.1.2 Khí hậu:

- Khí hậu Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến - cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm. Nhiệt độ bình quân trong năm là 27oC - 27,9oC. Với 2 mùa rõ rệch là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau lượng mưa trung bình 1.210 - 1.424 mm/năm và phân bố ít dần từ bắc xuống nam, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.

- Tiền Giang nằm trong dãy ít mưa, lượng mưa trung bình 1.210 - 1.424mm/năm và phân bố ít dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông. Lượng nước bốc hơi nhiều nhất vào tháng 2, 3 và 4 và thấp nhất vào tháng 9, 10 và 11. Bốc hơi cực đại/năm là 5,5 mm/ngày và cực tiểu 3,3 mm/ngày.

- Độ ẩm không khí mỗi năm khoảng 80% đến 86%. Độ ẩm cao nhất vào tháng 9 và 10, thấp nhất vào tháng 2 và 3. Cực đại: 93,2% và cực tiểu: 62,2%.

- Gió : có 2 hướng chính là Đông bắc (mùa khô) và Tây nam (mùa mưa); tốc độ trung bình 2,5 - 6m/s.

3.1.3 Thủy văn

- Đây là khu đất thuộc địa phận xã Phước Thạnh - Thành phố Mỹ Tho của tỉnh Tiền Giang, chế độ trong vùng chịu ảnh hưởng của lượng nước thượng nguồn sông Tiền và chế độ bán nhật triều biển Đông.

- Theo kinh nghiệm và đánh giá thực tế thì nguồn nước ngầm tại khu vực này khá sâu từ 200m - 400m, trong khu vực hiện có quy hoạch chung cấp nước mặt đã qua xử lý. Cho nên phương án quy hoạch sẽ sử dụng nước máy để cấp cho toàn bộ khu quy hoạch.

- Diễn biến ngập lũ và xâm nhập mặt chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng. Theo nhận định của trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh Tiền Giang, tình hình xâm nhập năm 2012 cao hơn 2011 và lấn sâu vào nội đồng. Ngập lụt tại thành phố Mỹ Tho có xã Trung An (độ mặn 2 - 4%o), và các xã ven sông Tiền thuộc huyện Châu Thành. Tuy nhiên không ảnh hưởng lớn đến khu vực quy hoạch

3.1.4 Vật liệu xây dựng

     - Nguồn cung cấp VLXD tại tỉnh Tiền Giang hiện nay có khả năng đáp ứng đầy đủ về khối lượng cũng như chất lượng. Trong quá trình thi công, đơn vị thi công có thể mua vật liệu từ bất cứ nguồn cung cấp nào nhưng phải đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật và được Tư vấn giám sát nghiệm thu mới được đưa vào xây dựng công trình.

3.2 KINH TẾ XÃ HỘI

- Thành phố Mỹ Tho là đầu mối giao thông thủy - bộ rất thuận lợi đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, có sông Tiền là một trong hai nhánh của sông Cửu Long. Đây là tuyến giao thông quan trọng mang tính đối ngoại của thành phố Mỹ Tho, rất tiện lợi vận chuyển, lưu thông hàng thủy sản, nối liền Mỹ Tho với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ra biển Đông về thành phố Hồ Chí Minh. Về đường bộ có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50, Quốc lộ 60 là những tuyến giao thông đối ngoại quan trọng của thành phố. Trong tương lai không xa sẽ có tuyến đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương và tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho.

- Theo đánh giá của Ủy ban nhân dân (UBND) TP. Mỹ Tho, tính đến ngày 30/6/2020, kinh tế của thành phố tiếp tục ổn định. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội thực hiện được trên 12.772 tỷ đồng, bằng 86,6% so cùng kỳ. Hoạt động kinh doanh ổn định, các hoạt động dịch vụ phong phú, mặt hàng đa dạng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của nhân dân. Thành phố còn quan tâm thực hiện các chương trình đưa hàng hóa về nông thôn, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thành phố thực hiện được trên 16.321 tỷ đồng, bằng 90,13% so cùng kỳ. Một số công ty mới đi vào hoạt động và sự chuyển đổi loại hình của các doanh nghiệp, đã góp phần tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Cùng với đó là một số sản phẩm của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng mạnh nhờ phát huy lợi thế cạnh tranh và chủ động thị trường tiêu thụ sản phẩm. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản thành phố thực hiện được trên 1.330 tỷ đồng, đạt 47,7% so kế hoạch năm.

- Tổng thu ngân sách nhà nước quý I/2021 được 7.094,9 tỷ đồng; trong đó: thu ngân sách trên địa bàn thực hiện 3.171,3 tỷ đồng, đạt 29,9% dự toán và tăng 4,1% so cùng kỳ; thu nội địa 3.101,3 tỷ đồng, đạt 30% dự toán, tăng 3,6% so cùng kỳ (trong thu ngân sách trên địa bàn: thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1.027,7 tỷ đồng, đạt 29,8% dự toán, tăng 10,3% so cùng kỳ; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 408,3 tỷ đồng, đạt 29,2% dự toán, giảm 1,7% so cùng kỳ, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết 522 tỷ đồng, đạt 31,6% dự toán, giảm 9,2% so cùng kỳ...)

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 03/2021 giảm 0,34% so tháng 02/2021 (thành thị giảm 0,04%, nông thôn giảm 0,41%).

- Vốn đầu tư toàn xã hội quý I/2021, ước thực hiện được 6.640,7 tỷ đồng, đạt 16,9% kế hoạch, tăng 2,2% so cùng kỳ (trong đó: vốn đầu tư xây dựng cơ bản 4.228,8 tỷ đồng, chiếm 63,7% vốn đầu tư toàn xã hội, tăng 0,7% so cùng kỳ; vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động 750,4 tỷ đồng, chiếm 11,3%, tăng 2%...); bao gồm: vốn Nhà nước 835,4 tỷ đồng, tăng 14,7%; vốn ngoài Nhà nước 5.025,3 tỷ đồng, tăng 6,5%

- Tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, đặc biệt là các dịp lễ, tết và các sự kiện chính trị quan trọng. Công tác đấu tranh phòng, chống, kéo giảm tội phạm, tệ nạn xã hội được triển khai quyết liệt với nhiều giải pháp sáng tạo, đồng bộ, góp phần bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

- Phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Mỹ Tho trong những năm tới theo hướng phát triển đô thị văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, phải kết hợp hài hòa phát triển đô thị với phát triển các ngành kinh tế, giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm và phát triển mạnh các loại hình dịch vụ xã hội cao cấp (dịch vụ y tế, dịch vụ bệnh viện, dịch vụ văn hóa, dịch vụ giáo dục…). Ngoài ra, phát triển kinh tế của thành phố sẽ theo hướng đô thị mở, tăng cường hợp tác đầu tư cạnh tranh lành mạnh với các địa phương khác; gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội chung của khu vực trong xu hướng mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới và theo hướng tận dụng nguồn lực có hạn.

ii.4 HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH

1. Hiện trạng sử dụng đất

- Khu vực dự án đá hoàn thành việc giải phóng mặt bằng, thuận lợi cho công tác xây dựng hạ tầng kỹ thuật của dự án.

- Nền khu vực nghiên cứu có các dạng địa hình sau:

- Khu vực cao từ 1,34 đến 2,08m. Tập trung chủ yếu khu vực phía Tây Nam khu đất.

- Khu vực thấp vừa trồng hoa mầu từ  0,9 đến 1,16m phía Đông Nam.

- Khu vực ao hồ có cao độ từ  0,94 đến - 0,57m.

- Hướng dốc Đông Bắc sang Tây Nam

2. Hiện trạng giao thông

- Giao thông đối ngoại: Phía Nam khu đất nằm sát trục đường quốc Lộ 1A rất thuận lợi cho phương án quy hoạch giao thông.

- Giao thông bên trong khu vực nghiên cứu thiết kế: Các tuyến đường trong khu vực là đường đất, đường dân sinh có mặt cắt từ 1 đến 3m.

3.   Hiện trạng thoát nước

- Hiện trạng khu đất chưa có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh, chủ yếu tự thấm và chảy theo mương rãnh của các hộ dân để tận dụng tưới tiêu.

- Đây là khu đất có độ dốc tự nhiên chênh lệch không cao, đồng thời còn rất ít diện tích ruộng thấp trũng và ao hồ nhỏ nên không ảnh hưởng lớn trong quá trình thiết kế

4. Hiện trạng chiếu sáng

- Lưới điện chiếu sáng đèn đường: Lưới điện chiếu sáng hiện nay chưa có, trên các trục đường dân sinh các hộ dân sử dụng dây dẫn bọc nhựa thắp sáng bằng bóng compact và sợi đốt 20W-100W

5.   Hiện trạng môi trường

- Hiện nay trong khu vực nghiên cứu chưa có hệ thống cống, mương thoát nước hoàn chỉnh.

- Nước thải được xử lý qua bể tự hoại rồi xả thẳng vào các ao, mương hoặc cho thấm tự nhiên vào đất.

- Rác thải của dân cư hiện nay được đốt hoặc tự đào hố và chôn lấp.

- Môi trường tự nhiên của khu vực quy hoạch hiện tại không bị ô nhiễm, thuận lợi cho xây dựng đô thị

II.5. PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT

5.1 Quy mô ĐẦU TƯ

- Việc phân loại, phân cấp công trình theo từng hạng mục được tóm tắt trong bảng sau:

Stt

Hạng mục

Loại công trình

Cấp công trình

1

Đường giao thông

Đường bộ - Đường trong đô thị - Đường nội bộ

Cấp IV

2

Thoát nước mưa

Tuyến cống thoát nước mưa

Cấp II

3

Chiếu sáng

Chiếu sáng giao thông

Cấp IV

- Quy mô đầu tư và thông số kỹ thuật phần đường trong dự án được tóm tắt trong bảng sau:

Thông số

Đường

N2

Đường N1

Đường D2, D3

Đường D4

Đường

dân sinh

Chiều dài đường

LN2 = 314.27m

L = 306.73m

L = 392.00m

L = 169.59m

L=1.070m

Chiều rộng mặt cắt ngang

B = 11m

B = 17m

B = 15m

B = 44m

B=4.5m

Phân loại theo chức năng (theo QCVN 07-4:2016/BXD)

Đường nội bộ

Đường nội bộ

Đường nội bộ

Đường vào nhóm nhà

Đường giao thông nông thôn

Cấp công trình (theo thông tư 03/2016/TT-BXD)

Cấp IV

Cấp IV

Cấp IV

Cấp IV

Cấp C

Loại mặt đường

Cấp cao A1

Cấp cao A1

Cấp cao A1

Cấp cao A1

BTXM

Vận tốc thiết kế (km/h)

30

30

30

30

30

Mô đun đàn hồi yêu cầu tối thiểu

Eyc ≥ 120 Mpa

Eyc ≥ 120 Mpa

Eyc ≥120 Mpa

Eyc ≥120 Mpa

Eyc ≥120 Mpa

5.2 GIẢI PHÁP THIẾT KẾ GIAO THÔNG

1. Bình đồ tuyến

- Tim tuyến thiết kế tuân theo quy hoạch được phê duyệt.

- Sau khi xem xét thời gian hoàn thành và đưa vào sử dụng của các khu chức năng trong khu quy hoạch (năm 2023 chỉ mới đưa vào sử dụng Bệnh viện đa khoa 1000 giường), nhu cầu đi lại và tính kinh tế. Tư vấn đưa ra phương án thiết kế như sau:

- Nhằm kịp thời phục vụ hoạt động cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang với quy mô 1.000 giường và kết nối giao thông với tuyến Quốc lộ 1, trước mắt triển khai thực hiện hoàn chỉnh cho các tuyến đường xung quanh Bệnh viện 1000 giường. Cụ thể như sau:

- Chưa thực hiện san nền khu vực đoạn tuyến đường N1 và N2 từ đường D1 sang D2 và từ D3 sang D5;

- Xây dựng hoàn thiện đường D2, D3, N2 (từ đường D2 – D3) theo MCN quy hoạch được duyệt nhưng chỉ thảm 01 lớp mặt BTN dày 6cm

- Xây dựng hoàn thiện đường D4, N1 theo MCN quy hoạch được duyệt với 02 lớp mặt BTN dày 10cm;

- Đường dân sinh phía sau bệnh viện: Sau khi thi công cống sẽ đổ BTXM đến cao độ thiết kế.

- Tường chắn, hàng rào: Để phân định rõ ràng phạm vi đất dân với phạm vi khu quy hoạch đã giải phóng mặt bằng, các tuyến đường chưa thực hiện như đường D1, D5 và 1 phần đường N2 sẽ lắp hàng rào lưới B40. Đường N2 đoạn từ D2 đến D3 làm tường chắn gạch xây vữa để đảm bảo đất đắp taluy mái đắp không nằm trên đất người dân.

- TỔNG HỢP THÔNG SỐ PHƯƠNG ÁN:

- TUYẾN ĐƯỜNG

PHƯƠNG ÁN

- Kết cấu áo đường

- Hàng rào/Tường chắn

ĐƯỜNG D1

- Không thực hiện

- Hàng rào lưới B40

ĐƯỜNG D2

BTN 1 lớp

-  

ĐƯỜNG D3

BTN 1 lớp

-  

ĐƯỜNG D4

- BTN 2 lớp

-  

ĐƯỜNG D5

- Không thực hiện

- Hàng rào lưới B40

ĐƯỜNG N1

- BTN 2 lớp

- (chỉ thực hiện đoạn từ D2 đến D3)

-  

ĐƯỜNG N2

- BTN 1 lớp

- (chỉ thực hiện đoạn từ D2 đến D3)

- Tường chắn: đoạn từ đường D2 đến D3.

- Hàng rào lưới B40: Phạm vi còn lại

ĐƯỜNG Dân sinh

- BTXM

-  

II.6. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

1. Tổng mức đầu tư:

STT

HẠNG MỤC

KÝ HIỆU

THÀNH TIỀN

(TRIỆU ĐỒNG)

I

Chi phí giải phóng mặt bằng

GGPMB

64.321

II

Chi phí xây dựng

GXD

55.555

III

Chi phí tư vấn, QLDA và chi phí khác

GQLDA

3.735

 

TỔNG CỘNG

TC

123.611

2. Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách nhà nước.

3. Tiến độ thực hiện và phân bổ nguồn vốn: Tiến độ thực hiện trong 03 năm.

III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

III.1. Ảnh hưởng trong thời gian thực hiện dự án

- Quá trình thực hiện dự án bao gồm các công tác: xây dựng các hạng mục của dự án (đường và vỉa hè, thoát nước, chiếu sáng,...). Các hoạt động này sẽ gây nên một số tác động có thể liệt kê như sau:

+ Bụi đất, đá trong quá trình đào đất, tập kết vật liệu xây dựng.

+ Khí thải ra từ các phương tiện vận tải, phương tiện máy móc và thi công, chủ yếu là các loại khí thải ra từ các động cơ máy móc. Loại ô nhiễm này sẽ ảnh hưởng đến dân cư xung quanh và dọc theo các tuyến đường.

+ Tiếng ồn của phương tiện và máy móc thi công trên công trường.

+ Các phương tiện chuyên vật liệu rời ra vào công trường có thể làm rơi vãi suốt dọc đường đi.

- Nhìn chung các tác động nói trên không ảnh hưởng nhiều đến môi trường sống của dân cư khu vực xung quanh vì đây là khu đất qui hoạch đã được giải tỏa mặt bằng trước, thuận lợi cho quá trình thi công công trình. Tuy nhiên, cần có các biện pháp thích hợp để kiểm soát những tác động xấu đến môi trường vì các tác động này không chỉ ảnh hường tới công nhân tham gia xây dựng công trình mà còn ảnh hưởng tới nhân dân sinh sống khu vực lân cận.

Các tác động chính được đánh giá trong giai đoạn này bao gồm:

III.2. Các tác động đến con người và môi trường

- Tính chất của các tác động ô nhiễm cùng loại đến con người & môi trường xung quanh của giai đoạn xây dựng, thực hiện dự án về cơ bản cũng giống như tất cả các hoạt động thi công các công trình kỹ thuật hạ tầng trong đô thị, chỉ khác nhau về mức độ tác động, phụ thuộc vào biện pháp tổ chức thi công.

- Trong khi thi công xây dựng thì các ô nhiễm môi trường, nhất là các ô nhiễm do bụi tiếng ồn… sẽ tác động xấu đến sức khoẻ của công nhân trực tiếp thi công và người dân sinh sống gần khu vực đang thi công. Theo thống kê của Phân Viện Bảo Hộ Lao Động nồng độ bụi tại những công trường thi công có khi lên đến 8 - 12mg/m3 (so với nồng độ cho phép là 0,3mg/m3), do đó công nhân trực tiếp thi công tiếp xúc với bụi lâu ngày có thể bị nhiễm bệnh về đường hô hấp.

- Mật độ phương tiện vận chuyển các máy móc phục vụ thi công như : máy đào xe lu… tăng giảm tùy từng giai đoạn thi công và có những khoảng thời gian cao điểm tập trung thi công, nếu không có biện pháp tổ chức thi công tốt thì các công đoạn sẽ gây ảnh hưởng lẫn nhau và ít nhiều sẽ gây ra các ảnh hưởng đến môi trường. Nồng độ bụi, tiếng ồn, ô nhiễm nhiệt cũng như tai nạn lao động sẽ gia tăng theo lượng xe máy thi công trên công trường.

III.3. Tai nạn lao động

- Trong bất cứ công trường xây dựng nào, dù với qui mô lớn hay nhỏ, công tác an toàn lao động là vấn đề đặc biệt quan tâm từ các nhà thầu đầu tư cho đến người lao động trực tiếp thi công trên công trường. Các vấn đề có khả năng phát sinh ra tai nạn lao động, phần nhiều đã được trình bày trong phần trên, chủ yếu là:

+ Các ô nhiễm môi trường có khả năng làm ảnh hường xấu đến sức khỏe của người lao động trên công trường. Một vài ô nhiễm tùy thuộc vào thời gian và mức độ tác dụng có khả năng làm ảnh hưởng nặng đến người lao động, gây choáng váng, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu và cần được cấp cứu kịp thời (thường xảy ra đối với công nhân nữ và những người có sức khỏe yếu).

+ Công trường thi công sẽ có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào, có thể dẫn đến các tai nạn do bản thân các xe cộ này.

+ Khi công trường thi công trong những ngày mưa thì khả năng gây ra tai nạn lao động còn có thể tăng cao: đất trơn dẫn đến sự trượt té cho người lao động và các đống vật liệu xây dựng dễ gây sự cố cho người và các thiết bị thi công.

- Nói chung trong quá trình thi công xây dựng, thực hiện dự án cũng như tất cả các công trường xây dựng khác, cũng sẽ có các ảnh hưởng đến môi trường và con người trong khu vực. Nhưng những hoạt động trên đây không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường ở mức trầm trọng và mức độ ảnh hưởng đó sẽ giảm bớt nếu có biện pháp tổ chức thi công hợp lý. Ngoài ra, quá trình thi công này cũng không có ảnh hưởng gì đến nông nghiệp và các tài nguyên môi trường khác.

III.4 Biện pháp hạn chế ô nhiễm  môi trường

- Phun nước chống bụi vào các ngày nắng nóng, gió mạnh tại những khu vực phát sinh ra nhiều bụi.

- Đối với các phương tiện vận chuyển đất cát, cần phải có tấm bạt che phủ để chống bụi bị gió cuốn vào không khí. Sàn xe cần được kiểm tra thường xuyên nhằm hạn chế rơi vãi đất cát trong quá trình vận chuyển.

- Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác và quá trình thi công.

- Tuân thủ các quy định về an toàn lao động khi lập đồ án tổ chức thi công như các biện pháp thi công đất; vấn đề bố trí máy móc thiết bị; biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, vấn đề chống sét, thứ tự bố trí các kho, bãi nguyên vật liệu, lán trại tạm, hậu cần phục vụ (Các cơ sở vật chất phục vụ cho công nhân thi công xây dựng như nhà ăn, nghỉ ngơi, tắm rửa, y tế, nhà vệ sinh, xe đưa đón …). Công nhân làm việc tại công trường được sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động như khẩu trang, găng tay, ủng, kính hàn ... và các dụng cụ bảo hộ khác khi cần thiết phải được chủ đầu tư cung cấp.

- Thiết bị và máy móc cơ khí phải được bảo trì thường xuyên để giảm thiểu ô nhiễm do khí thải thoát ra.

- Hạn chế vận chuyển vào giờ có mật độ người qua lại cao.

- Việc sử dụng các thiết bị và máy móc cơ khí có độ ồn phải được giới hạn trong giờ làm việc hàng ngày.

- Các thiết bị và máy móc cơ khí phải được bảo trì thường xuyên và đúng thời hạn.

- Các thiết bị có độ ồn cao như máy nén khí cần phải được lắp đặt thiết bị giảm thanh.

- Nghiêm cấm đốt các chất thải độc hại, hóa chất trong công trường.

- Tất cả các công trình xây dựng điều có khuyết điểm trong thời gian thi công là gây tiếng ồn, bụi bẩn, nhiều bất trắc về tai nạn lao động… Tuy nhiên tất cả các vấn đề này có thể hạn chế đến mức thấp nhất khi đơn vị thi công chú ý thực hiện đúng các quy trình về thi công và đảm bảo các cam kết về bảo vệ môi trường, đồng thời Chủ Đầu Tư và tư vấn giám sát phải giám sát chặt chẽ trong công tác thi công.

- Trong giai đoạn thi công cần thiết phải che chắn công trình bằng hàng rào cách ly cao tối thiểu 2m bằng tôn. Đây là biện pháp nhằm thích ứng với điều kiện mỹ quan thành phố đồng thời giảm thiểu tiếng ồn và bụi bẩn cho khu dân cư xung quanh.

- Các công trình xây dựng đường tạm đảm bảo giao thong cũng góp phần tác động vào cảnh quan chung. Cần thiết phải xây dựng trước công trình đường đảm bảo giao thông và lề đường tạm cũng như tất cả các công trình phụ trợ để mặt bằng có quy cách chặt chẽ, tránh việc đào bới tùy tiện trong quá trình thi công.

- Trong thời gian thi công đóng cọc (gia cố thành hố móng đào nếu có), cần có sự ghi chép về hiện trạng hư hỏng đã có trước đó của công trình nhà người dân để có biện pháp ứng xử thích hợp khi xảy ra các sự cố ngoài ý muốn. Các xe đổ đất bùn nếu không có biện pháp che chắn thích hợp sẽ là tác nhân gây ô nhiễm môi trường lớn cho khu vực do bùn rơi vãi. Điều này cần được đưa vào các điều kiện đấu thầu để ràng buộc trác nhiệm của nhà thầu thi công.

III.5 Phòng chống cháy nổ

a. Khả năng cháy nổ

- Quá trình thi công xây dựng một công trình thường phát sinh nhiều khả năng gây ra cháy nổ:

+ Các nguồn nguyên liệu (dầu FO, DO) thường được chứa trong phạm vi công trường là một nguồn cháy nổ rất quan trọng. Đặc biệt là khi các kho (bãi) chứa này nằm gần các nơi có gia nhiệt, hoặc các nơi có nhiều người, xe cộ đi lại;

+ Sự cố về điện cũng có khả năng gây ra cháy nổ.

b. Biện pháp phòng chống cháy nổ

- Không được đốt các nguyên vật liệu loại bỏ ngay tại khu vực dự án.

- Không được tích lũy các chất thải dễ cháy tại khu vực đang thi công, cần bố trí tại những khoảng cách an toàn. Chủ đầu tư xem xét công trình thường ngày, bằng mắt hoặc bằng các phương tiện đơn giản để phát hiện kịp thời dấu hiệu xuống cấp.

-Hạn chế các nguồn dễ phát sinh cháy, nổ như lửa, chập điện, hàn điện, đun nấu tại công trường, hút thuốc... Lập rào chắn cách ly các khu vực nguy hiểm như trạm biến thế, kho xăng dầu ...

- Xây dựng nội quy phòng cháy chữa cháy và kế hoạch ứng cứu sự cố cháy nổ.

IV. HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VỀ KINH TẾ XÃ HỘI:

- Phục vụ hoạt động cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang với quy mô 1.000 giường nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho mọi lứa tuổi cho người dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, các khu vực lân cận và Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

-  Kết nối giao thông với tuyến Quốc lộ 1 nhằm đảm bảo nhu cầu lưu thông đi lại thuận tiện cho các hoạt động trong khu bệnh viện và người dân đến khám chữa bệnh.

V. PHÂN CHIA CÁC DỰ ÁN THÀNH PHẦN:

- Do dự án có quy mô không lớn, kết cấu công trình đơn giản nên không phân chia các dự án thành phần.

VI. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Đã hoàn thành

1. Giai đoạn thực hiện đầu tư: Đã hoàn thành

VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

Việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án Hạ tầng kỹ thuật xung quanh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang là rất cần thiết, do bổ sung phần chi phí giải phóng mặt bằng 63,456 tỷ đồng từ dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang vào dự án Hạ tầng kỹ thuật xung quanh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang để thực hiện Kết luận của Kiểm toán nhà nước về phần chi phí giải phóng mặt bằng ngoài phạm vi dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang. Vì vậy, Sở Y tế đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét chấp thuận cho phép điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng dự án Hạ tầng kỹ thuật xung quanh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang.

- Sở Y tế kính trình Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang xem xét, phê duyệt Báo cáo đề xuất chủ trương (Điều chỉnh) dự án Hạ tầng kỹ thuật xung quanh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang để làm cơ sở thực hiện các bước tiếp theo./.

Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự àn bệnh viên đa khoa

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE