Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) dự án Nhà máy chế biến thực phẩm nông sản. với quy mô công suất giết mổ là 500 con/ngày, khối lượng sản phẩm đầu ra bao gồm lợn thịt 11.000 tấn/năm, thịt đóng hộp (thịt lợn, pate gan) 1.000 tấn/năm, thịt nguội ăn liền (xúc xích, giò chả, jambong) 1.500 tấn/năm, nem đông lạnh 1.500 tấn/năm.
Ngày đăng: 19-07-2024
209 lượt xem
1. Tên chủ dự án đầu tư:
- Tên Chủ đầu tư dự án: Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm nông sản
- Địa chỉ văn phòng:............, xã Hải Nam, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
- Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư dự án:.......; Chức danh: Tổng Giám đốc.
- Điện thoại:...........
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số ....... chứng nhận lần đầu ngày 24/12/2018, chứng nhận thay đổi lần thứ 02 ngày 10/02/2023 cấp bởi Phòng đăng kí kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định.
- Quyết định số 927/QĐ-UBND ngày 10/05/2023 của UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án “Nhà máy chế biến thực phẩm nông sản .....” tại xã Hải Nam, huyện Hải Hậu.
2. Tên dự án đầu tư:
- Tên dự án: “Nhà máy chế biến thực phẩm nông sản ..”
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: ......., xã Hải Nam, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định với vị trí tiếp giáp như sau:
+ Phía Bắc giáp tỉnh lộ 481 và tiếp đến là khu dân cư xóm 17 xã Hải Nam huyện Hải Hậu
+ Phía Đông Nam giáp Công ty TNHH ....... DHS, tiếp đến là đường đê sông Sò.
+ Phía Tây giáp mương tiêu, tiếp đến ruộng lúa xóm 17 xã Hải Nam.
+ Phía Nam giáp ruộng lúa xã Hải Nam.
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):
+ Dự án hoạt động thuộc lĩnh vực chế biến nông sản, nuôi trồng thủy sản (thuộc điểm a, khoản 4, điều 8 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14).
+ Theo Quyết định số 2147/QĐ-UBND ngày 06/10/2021 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án thì tổng vốn đầu tư của dự án là 86.282.255.000 đồng (nằm trong khoảng từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng). Do đó theo khoản 3, điều 9 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019 thì dự án thuộc nhóm B.
* Thông tin chung về quá trình triển khai thực hiện Dự án:
Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư ..... được thành lập năm 2010 theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần mã số doanh nghiệp là 0600720320 do Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nam Định cấp đăng ký lần đầu ngày 15/07/2010, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 24/12/2018 với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất, chế biến đông lạnh các sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm. Năm 2015, Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Biển Đông triển khai dự án: “Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm sạch xã Hải Nam, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định” tại xã Hải Nam, huyện Hải Hậu trên diện tích 206.722,8m2. Dự án này đã được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 2772/QĐ-UBND ngày 21/12/2015 với quy mô công suất giết mổ là 500 con/ngày, khối lượng sản phẩm đầu ra bao gồm lợn thịt 11.000 tấn/năm, thịt đóng hộp (thịt lợn, pate gan) 1.000 tấn/năm, thịt nguội ăn liền (xúc xích, giò chả, jambong) 1.500 tấn/năm, nem đông lạnh 1.500 tấn/năm.
Năm 2018, Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư ... tách dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm sạch xã Hải Nam, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định” diện tích 206.722,8 m2 thành 02 dự án riêng biệt (01 dự án có diện tích 70.000 m2 và 01 dự án có diện tích 136.722,8 m2). Trong đó, dự án có diện tích 136.722,8 m2 thì Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư ....... đã đổi tên thành Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm nông sản .........; đồng thời thay đổi quy mô công suất dự án và đổi tên dự án thành “Nhà máy chế biến thực phẩm nông sản ........”.
Năm 2023, UBND tỉnh Nam Định đã phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Quyết định số 927/QĐ-UBND ngày 10/05/2023 cho dự án “Nhà máy chế biến thực phẩm nông sản Biển Đông” tại xã Hải Nam, huyện Hải Hậu với quy mô chế biến rau quả 100 tấn/năm; chế biến thịt 300 tấn/năm; chế biến hải sản 200 tấn/năm; bảo quản hàng nông sản với khả năng lưu trữ 2.000 tấn; chế biến thức ăn chăn nuôi 500 tấn/năm; nuôi trồng thủy hải sản với diện tích 7ha, công suất 150 tấn/năm; sơ chế, chế biến thủy sản với công suất 2.000 tấn/năm; tổng diện tích thực hiện dự án là 136.722,8 m2.
Công ty đã được UBND huyện Hải Hậu phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 10569/QĐ-UBND ngày 07/10/2022. Hiện tại Công ty đã xây dựng xong các hạng mục sau: 04 xưởng chế biến (993,69 m2), khu nuôi tôm (14.038 m2), nhà điều hành (284,58 m2) và các hạng mục phụ trợ (chi tiết thể hiện tại Bảng 6). Hiện tại các xưởng chế biến chưa đi vào hoạt động, khu nuôi tôm đang trong giai đoạn nuôi thử nghiệm.
Dự kiến Quý I/2024, Công ty sẽ tiến hành xây dựng thêm 03 hạng mục bảo vệ môi trường bao gồm: trạm xử lý nước thải (375 m2), kho chất thải rắn (20 m2), kho chất thải nguy hại (20 m2) và một số hạng mục phụ trợ khác.
Căn cứ vào khoản 1, điều 39 và điều 41 của Luật bảo vệ môi trường năm 2020 thì dự án thuộc đối tượng phải tiến hành lập Giấy phép môi trường trình Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định tổ chức thẩm định và trình UBND tỉnh Nam Định phê duyệt. Nội dung báo cáo đề xuất cấp Giấp giấy phép môi trường của dự án theo mẫu Phụ lục số IX Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ.
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư
3.1. Công suất của dự án đầu tư:
Theo Quyết định số 927/QĐ-UBND ngày 10/05/2023 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án “Nhà máy chế biến thực phẩm nông sản .......” thì công suất thiết kế của dự án như sau
+ Hệ thống chế biến rau quả: công suất 100 tấn/năm ( chỉ sơ chế, đóng gói rau quả)
+ Hệ thống chế biến thịt: công suất 300 tấn/năm (sản xuất xúc xích, giò chả)
+ Hệ thống bảo quản hàng nông sản với khả năng lưu trữ 2.000 tấn;
+ Chế biến thức ăn chăn nuôi: công suất 500 tấn/năm;
+ Nuôi trồng thủy, hải sản: diện tích 7ha, công suất 150 tấn/năm (nuôi tôm)
+ Hệ thống chế biến hải sản: công suất 200 tấn/năm (sơ chế, cấp đông tôm, cá)
+ Hệ thống dây chuyền sơ chế - chế biến thủy sản: công suất 2.000 tấn/năm (sơ chế, cấp đông tôm, cá)
Tuy nhiên do nhu cầu của thị trường và khả năng tài chính hiện tại thì Công ty cam kết sẽ không đầu tư xây dựng hệ thống chế biến thức ăn chăn nuôi.
- Số lượng CBCNV: 100 người.
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:
* Quy trình chế biến rau quả
Sơ đồ 1.Quy trình chế biến rau quả
*Thuyết minh quy trình
Rau các loại theo mùa được đưa đến xưởng chế biến tiến hành sơ chế, loại bỏ lá úa, sâu,.. sau đó được rửa thủ công một cách nhẹ nhàng, tránh làm dập nát. Rửa qua 2 lần nước, trong đó lần thứ 2 rửa trong bồn có máy sục khí và để ráo tại các bồn rửa. Rau sau khi ráo nước sẽ được đóng gói trong túi nilong hoặc khay nhựa có gắn màng co thực phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y Tế. Thành phẩm được đóng túi, dán nhãn mác, bảo quản trong kho với nhiệt độ khoảng 2℃, và xuất bán trong ngày.
* Quy trình giết mổ lợn
Sơ đồ 2: Quy trình giết mổ lợn
*Thuyết minh quy trình sản xuất thịt lợn
Lợn được thu mua ở các trang trại trong nước và được kiểm dịch tại trang trại trước khi nhập về công ty, đưa vào chuồng nhốt trong khoảng 2 - 3 giờ mà không cho ăn để loại bỏ những thức ăn dư thừa trong bụng sau đó lợn được tắm rửa sạch sẽ trước khi đưa vào giết mổ. Lợn trước khi chọc tiết sẽ được kích ngất rồi chọc tiết, trụng nóng và đánh lông. Quá trình đánh lông được thực hiện bằng máy tuy nhiên ở những bộ phận như tai, chân,.. thì phải cạo bằng tay. Lợn sau khi được đánh lông sạch sẽ được đưa lên bàn Inox để mổ lấy nội tạng rồi chuyển qua khu vực làm sạch nội tạng riêng. Sau khi lấy nội tạng lợn được rửa qua một lần nước để làm sạch máu trong khoang ngực và bụng rồi treo lên móc. Theo các yêu cầu về kích cỡ, chủng loại của khách hàng, sản phẩm được công nhân pha lọc, kiểm tra đóng dấu, chuyển sang chuyền cân, tiến hành đóng gói nilon, sau đó chuyển qua hầm cấp đông và chuyển qua kho bảo quản lạnh (nhiệt độ bảo quản từ -18oC đến -22oC).
*Quy trình chế biến xúc xích
Sơ đồ 3: Quy trình chế biến xúc xich
*Thuyết minh quy trình
- Cắt nhỏ: Thịt được lấy từ thịt lợn giết mổ tại công ty. Sau khi để rã đông, thịt được cắt nhỏ nhằm làm giảm kích thước của khối thịt lạnh đông, tạo điều kiện cho quá trình xay nhuyễn, phối trộn về sau.
- Quá trình nghiền (xay nhuyễn): Quá trình này nhằm mục đích tạo nên một hệ nhũ tương bền của tất cả các thành phần vật chất có trong xúc xích như: nguyên liệu (thịt nạc, mỡ, bì lợn), gia vị, phụ gia…tạo nên một hệ đồng nhất.
- Quá trình nhồi và định lượng: Hỗn hợp nhũ tương sau khi xay nhuyễn sẽ được chuyển qua máy nhồi. Tại đây, hỗn hợp sẽ được đưa qua một hệ thống đường ống và được bao gói. Một hệ thống cân điện tử sẽ lập chương trình sẵn để điều khiển lưỡi dao cắt sản phẩm vớí những khoảng bằng nhau (tức khối lượng tương đương nhau). Sau đó, sản phẩm sẽ được đóng clip nhôm ở 2 đầu và được đưa ra khỏi máy nhồi để chuẩn bị cho quá trình tiệt trùng. Toàn bộ quá trình được thực hiện ở chế độ chân không nhằm hạn chế tối đa sự nhiễm khuẩn cho sản phẩm.
- Quá trình nhồi nhằm tạo cho sản phẩm có hình dạng, kích thước ổn định và đồng nhất. Ngoài ra, quá trình nhồi (chân không) cộng với việc đùn vỏ và ghim đầu còn có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của oxy và các loại vi sinh vật gây hại cho sản phẩm. Hơn nữa, quá trình nhồi & vô bao còn đóng vai trò như một quá trình chuẩn bị cho quá trình tiệt trùng, làm cho sản phẩm có độ kết dính cao, đồng thời cố định gel và làm cho sản phẩm căng đều, tăng giá trị cảm quan.
- Luộc chín, tiệt trùng:
+ Làm chín sản phẩm.
+ Tiêu diệt vi sinh vật.
+ Cải thiện cấu trúc.
- Xông khói: Trong quá trình tiệt trùng, cây xúc xích được trương nở trong môi trường nước, nên khi đưa vào bảo quản vi sinh vật sẽ phát triển và xâm nhập vào cây xúc xích ở hai đầu clip, nơi có độ ẩm cao. Vậy mục đích của sấy là làm khô nước ở hai đầu clip của cây xúc xích, hạn chế sự hư hỏng của sản phẩm, kéo dài thời gian bảo quản.
- Hoàn thiện: Đây là giai đoạn bao gồm các quá trình: làm nguội, dán nhãn, đóng thùng. Quá trình hoàn thiện sản phẩm được thực hiện ở phòng hoàn thiện có nhiệt độ bình thường. Ở giai đoạn này thì ta có thể sử dụng các băng chuyền tự động dán nhãn và các thiết bị đếm tự động để vào thùng carton. Thành phẩm được bảo quản ở phòng lạnh ở nhiệt độ từ 1-40C và xuất đi trong ngày.
* Quy trình sản xuất giò, chả
Sơ đồ 4: Quy trình sản xuất giò, chả
Thuyết minh quy trình
- Cắt nhỏ: Thịt được lấy từ các đơn vị giết mổ có kiểm định chất lượng. Sau khi để rã đông, thịt được cắt nhỏ nhằm làm giảm kích thước của khối thịt lạnh đông, tạo điều kiện cho quá trình xay nhuyễn, phối trộn về sau.
- Xay thô: Quá trình này nhằm mục đích phối trộn các nguyên liệu (thịt nạc, mỡ), gia vị, phụ gia…tạo nên một hệ đồng nhất. Sau đó các nguyên liệu được xay nhuyễn tạo nên một hệ nhũ tương bền, bề mặt bóng mịn, độ mịn cao, không dính thành cối xay, mùi thơm đặc trưng.
- Định hình – hấp: Sau khi xay xong thì cân và định hình rồi cho vào túi P.E định dạng hình trục, hấp chín.
Sản phẩm sau khi để nguội thì được bảo quản trong phòng lạnh và xuất bán.
* Quy trình sơ chế tôm, cá
Sơ đồ 5. Quy trình sơ chế tôm, cá
* Thuyết minh quy trình sản xuất
- Nguyên liệu: đánh bắt ở các ao nuôi tôm của Công ty và của các ao nuôi cá lân cận được đưa đến xưởng chế biến, sau đó đưa sang công đoạn rửa.
- Rửa tôm, cá:
+ Mục đích: Rửa để loại bỏ rác bám vào tôm, cá và loại bỏ một phần vi sinh.
+ Tiến hành: Tôm sau khi được tiếp nhận được đưa sang thùng rửa. Thùng rửa được làm bằng thép không rỉ có đục lỗ.
- Phân loại tôm, cá:
+ Mục đích: Phân loại nhằm loại bỏ những con tôm, cá không đủ tiêu chuẩn chế biến và phân tôm ra thành các loại khác nhau có chất lượng khác nhau để chế biến thành các mặt hàng khác nhau.
+ Tiến hành: Công đoạn phân loại tôm được tiến hành trên mặt bàn thép không rỉ. Sau khi phân loại tôm xong, tôm được đưa sang phân cỡ tôm.
- Phân cỡ tôm, cá: Tôm, cá được phân loại thành các size theo quy cách từng đơn hàng. Tôm, cá đạt chuẩn được chuyển sang bảo quản đông lạnh. Nhiệt độ bảo quản là -200C. Khi xếp hàng vào kho phải xếp theo lô và ghi nhật ký theo dõi bảo quản và xuất bán ra ngoài thị trường. Tôm, cá không đạt chuẩn được công ty bán cho người dân.
*Quy trình nuôi tôm:
Sơ đồ 6. Quy trình nuôi tôm
Thuyết minh
- Chuẩn bị ao: Khi nuôi tôm lần đầu chủ dự án phải tiến hành chuẩn bị ao nuôi, cho nước vào ao ngâm 4-5 ngày, sau đó xả ra, lặp lại như vậy 2-3 lần mới bón vôi, dùng vôi để cải tạo đáy ao và diệt tạp. Dùng vôi bột (7-10 kg/100 m2) rải khắp ao để diệt địch hại tôm, giảm độ phèn. Sau đó phơi nắng 5 – 7 ngày đến khi nứt chân chim thì tiến hành lấy nước. Sau mỗi lần thu hoạch tùy thuộc vào chất lượng nước ao chủ dự án chuẩn bị ao nuôi cho lần nuôi tiếp theo.
- Thả tôm giống: Tôm giống được công ty chọn lựa đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng: Tôm có chiều dài ≥1cm, kích cỡ đồng đều, ruột đầy thức ăn, hoạt động nhanh nhẹn, không dị hình, hình dáng cân đối, không cong thân, râu thẳng kéo dài tới tận đuôi, có màu sáng trong. Thả tôm lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
- Chăm sóc và quản lý:
Thức ăn dùng trong nuôi tôm thẻ chân trắng chủ yếu là thức ăn công nghiệp có chất lượng cao (đảm bảo lượng đạm thô 40-45%) đã qua kiểm tra chất lượng của các cơ quan chức năng.
Số lần cho tôm ăn từ 4-5 lần/ngày phụ thuộc vào kích cỡ của tôm. Số lần cho ăn tăng lên khi tôm càng lớn.
Ngoài ra, hàng ngày công ty phải cử người quan sát hoạt động bắt mồi và sức khỏe của tôm trong ao, xem biểu hiện bên ngoài của tôm thông qua màu sắc, thức ăn trong ruột,...để có phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường kịp thời xử lý.
Sử dụng ít nhất từ 02 sàn ăn trở lên để kiểm tra sức khỏe tôm nuôi và điều chỉnh khẩu phần ăn cho hợp lý.
Định kỳ từ 7-10 ngày chài tôm để xác định tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng, sức khỏe tôm cũng như xác định trọng lượng, sản lượng tôm trong ao nhằm điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
Tăng cường bổ sung vitamin C, men tiêu hóa đường ruột, kháng chất cần thiết và có thể bổ sung thêm nhóm dinh dưỡng tăng cường chức năng gan, giải độc gan trộn cho tôm ăn hàng ngày.
- Thu hoạch, sơ chế: Tôm nuôi khoảng 80-90 ngày có thể đạt trọng lượng từ 50-60 g/con thì tiến hành thu hoạch, sau đó chuyển sang xưởng sơ chế tôm cá để tiến hành sơ chế. Sau khi tiến hành thu hoạch tiến hành cải tạo nhanh, khoảng 5-7 ngày sau thì thả giống vụ 2, trong một năm ta tiến hành nuôi 3 vụ, sản lượng dự kiến 130 tấn/năm.
*Quy trình hệ thống bảo quản hàng nông sản
Sơ đồ 7: Quy trình hệ thống bảo quản hàng nông sản
Tại mỗi xưởng sản xuất sẽ bố trí khu vực kho bảo quản với nhiệt độ và độ ẩm phù hợp, cụ thể:
- Đối với kho bảo quản rau thì nhiệt độ bảo quản khoảng 2-4oC,
- Đối với kho bảo quản thịt lợn sau mổ nhiệt độ bảo quản từ -18oC đến -22oC.
- Đối với kho bảo quản xúc xích, giò chả bảo quản ở phòng lạnh ở nhiệt độ từ 1-40C;
- Đối với kho bảo quản tôm cá thì nhiệt độ bảo quản là -200C.
Nguyên liệu là các sản phẩm rau, quả, xúc xích, giò chả, tôm, cá đã qua sơ chế sạch của Công ty được tiến hành đóng gói thành phẩm vào các loại túi theo yêu cầu của khách hàng để dễ quản lý, sắp xếp kho.
Sắp xếp hàng hóa theo thứ tự vị trí, đảm bảo không xếp quá dày, tránh dập nát và tạo khe hở khoảng trống để hơi lạnh dàn đều
Kiểm tra lần cuối, đóng cửa và vận hành kho lạnh.
Bảng 1. Sản phẩm của dự án
TT |
Chủng loại sản phẩm |
Đơn vị tính |
Khối lượng |
1 |
Rau, quả sơ chế |
Tấn/năm |
100 |
2 |
Xúc xích, giò, chả |
Tấn/năm |
300 |
3 |
Tôm, cá sơ chế |
Tấn/năm |
2.200 |
4 |
Nuôi tôm |
Tấn/năm |
150 |
4.1. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng
a. Nguyên liệu phục vụ dự án
Bảng 2. Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu của Công ty
b. Nhiên liệu, hóa chất sử dụng: Dự án sử dụng các nhiên liệu cho hoạt động nấu ăn, hoạt động của lò hơi, hóa chất dùng cho hệ thống xử lý nước ngầm, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lý khí thải cụ thể:
Bảng 3. Khối lượng nhiên liệu, hóa chất sử dụng
TT |
Tên hóa chất |
Đơn vị tính |
Khối lượng |
1 |
Cloramin B |
Kg/tháng |
200 |
- |
Cloramin B khử trùng HTXL nước ngầm |
|
40 |
- |
Cloramin B khử trùng HTXL nước thải |
|
160 |
2 |
Mùn gỗ ép (cấp cho lò hơi) |
Tấn/tháng |
5 |
3 |
Dầu DO dùng cho máy phát điện và máy nén khí |
Lít/tháng |
200 |
4 |
Gas (sử dụng nấu ăn) |
Kg/tháng |
6.000 |
5 |
Vôi bột (xử lý khí thải lò hơi) |
Kg/tháng |
20 |
6 |
Clo dùng để khử trùng nước tại bể bơi |
Kg/tháng |
3 |
c. Vật liệu sử dụng:
Bảng 4. Khối lượng vật liệu sử dụng
TT |
Tên vật liệu |
Đơn vị tính |
Khối lượng sử dụng |
1 |
Túi PE |
Kg/tháng |
100 |
2 |
Hộp carton |
Kg/tháng |
150 |
3 |
Nhãn mác |
Kg/tháng |
20 |
Nguồn nước sử dụng cho các hoạt động của dự án gồm nước cấp cho ao nuôi tôm, cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt:
- Đối với nước cấp cho ao nuôi tôm: được cấp nước từ sông Sò cách dự án khoảng 380m về phía Đông Nam.
- Đối với nước sinh hoạt: Công ty sử dụng nguồn nước ngầm khai thác trong khuôn viên dự án, hệ thống xử lý nước ngầm công suất 90 m3/ngày đêm.
* Nước cấp cho sinh hoạt:
Theo TCXDVN 33:2006 Cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn dùng nước tổng hợp khu vực thị trấn, trung tâm công – nông nghiệp, công - ngư nghiệp, điểm dân cư nông thôn là 80 - 150 lít/người.ngày, lấy trung bình 100lít/người.ngày. Số lượng CBCNV là 100 người, có nấu ăn tại Công ty thì lượng nước sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt là: 100 người x 100lít/người.ngày = 10m3/ngày.
* Nước cấp cho sản xuất:
- Nước cấp cho lò hơi: Công ty sử dụng 01 lò hơi công suất 1 tấn hơi/giờ thì lượng nước cần cung cấp cho hoạt động của nồi hơi là 1 m3/giờ x 8 giờ/ngày = 8 m3/ngày.
- Nước sử dụng cho quá trình xử lý bụi, khí thải lò hơi: Tại khu vực lò hơi thiết kế bể chứa nước vôi trong có thể tích 6m3 để dập bụi từ quá trình xử lý bụi, khí thải lò hơi. Dự kiến Công ty định kỳ 1 tháng/lần thay thế 1/3 lượng nước cũ trong bể (khoảng 2m3/lần) và bổ sung nước mới do quá trình bay hơi và sau một thời gian nước trong bể bị đục.
- Nước giết mổ lợn: Tham khảo Công ty TNHH MTV chế biến thực phẩm xuất khẩu Nghĩa Thành có cùng loại hình giết mổ thì lượng nước sử dụng để giết mổ trung bình là 100l/con, mỗi ngày Công ty giết mổ tối đa 10 con thì lượng nước giết mổ khoảng 10 x 100l/con = 1.000 l/ngày = 1 m3/ngày
- Nước rửa sơ chế rau củ: Tham khảo nhu cầu sử dụng nước của các Công ty có cùng loại hình sản phẩm thì lượng nước sử dụng cho công đoạn rửa sơ chế rau củ là 2 m3/tấn sản phẩm. Công suất sản phẩm của Công ty là 100 tấn/năm, tương đương 0,33 tấn/ngày thì lượng nước sử dụng khoảng 0,66 m3/ngày.
- Nước sử dụng sơ chế tôm, cá: Theo số liệu thống kê về tổng lượng nước sử dụng của nhà máy chế biến tôm bán thành phẩm của một số công ty có loại hình tương tự trên địa bàn tỉnh Nam Định thì lượng nước sử dụng trung bình để sơ chế 01 tấn tôm, cá nguyên liệu là 4-6 m3 nước. Với công suất chế biến 2.200 tấn/năm, tương đương 7,33 tấn/ngày thì lượng nước sử dụng là 43,98 m3/ngày.
- Nước vệ sinh dụng cụ, thiết bị sản xuất, làm mát máy móc khoảng 15m3/ngày.
* Nước cấp cho ao nuôi tôm: Nước sông Sò được bơm trực tiếp theo đường ống D200 về 03 ao lắng ban đầu, sau đó sang 03 ao sẵn sàng, trước khi chuyển sang các ao nuôi tôm. Nước cấp vào ao nuôi tôm có độ sâu trung bình khoảng 1m. Với tổng diện tích 36 ao nuôi khoảng 13.040 m2 thì khối lượng nước cấp ban đầu cho ao nuôi khoảng 13.040m3.
Định kỳ Công ty thực hiện thay nước trong ao nuôi tôm để đảm bảo môi trường nước cho tôm phát triển. Khối lượng nước thay trong một lần chiếm 1/4 lượng nước trong ao. Khối lượng nước trong các ao nuôi tôm khoảng 13.040 m3. Do đó, tải lượng nước cần cung cấp để thay các ao khoảng 3.260 m3.
* Nước cấp cho bể bơi:
- Nước bổ sung cho bể bơi do chảy tràn vào ngày cao điểm với lượng bổ sung khoảng 5 m3/ngày.
- Nước cấp cho dịch vụ bể bơi: Đáp ứng nhu cầu của khách hàng vào ngày cao điểm khoảng 100 lượt người/ngày nhu cầu sử dụng nước cho mỗi khách hàng khoảng 60 lít/lượt người 100 lượt người/ngày x 60 lít/lượt người = 6.000 lít/ngày = 6 m3/ngày
Ngoài ra, Công ty định kỳ 1lần/năm thay toàn bộ nước bể bơi với lượng 900 m3. Công ty sẽ thay nước vào mùa đông, dự kiến sẽ thay nước trong khoảng 20 ngày, mỗi ngày thay nước với lượng khoảng 45 m3/ngày.
* Nước tưới cây: Căn cứ theo định mức quy định tại TCXDVN 33:2006 – Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế thì tiêu chuẩn thì lượng nước để tưới cây khoảng 4 lít/m2. Diện tích cây xanh hiện tại của Công ty là 27.345 m2 như vậy khối lượng nước cần để tưới cây khoảng 109 m3/lần. Dự kiến một ngày công ty sẽ thực hiện tưới cây 1 lần. Lượng nước này được lấy từ hồ điều hòa của Công ty.
>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án Nhà máy kéo sợi và hoàn thiện các sản phẩm về len
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com