Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư cơ sở in và hoàn thiện sản phẩm in

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) dự án đầu tư cơ sở in và hoàn thiện sản phẩm in bao bì các loại 12.000.000 sản phẩm/năm và in tem mác các loại 3.000.000 sản phẩm/năm.

Ngày đăng: 27-11-2024

17 lượt xem

MỤC LỤC................................................................................................. 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................. 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH................................................................................... 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................... 6

MỞ ĐẦU.................................................................................................... 7

CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ........................................... 8

1.   Tên chủ cơ sở................................................................................................ 8

2.   Tên cơ sở.......................................................................................................... 8

3.   Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở....................................... 9

3.1.   Công suất hoạt động của cơ sở.............................................................. 9

3.2.   Công nghệ sản xuất của cơ sở............................................................... 10

3.3.   Sản phẩm của cơ sở.............................................................................. 17

3.4.   Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở...... 17

CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.......... 21

1.   Sự phù hợp của dự án với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường...... 21

2.   Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường.......................... 21

2.1.   Sự phù hợp với khả năng chịu tải tiếp nhận nước thải................................... 21

2.2.   Sự phù hợp với khả năng chịu tải tiếp nhận khí thải...................................... 21

2.3.   Sự phù hợp chịu tải tiếp nhận chất thải thông thường, chất thải nguy hại..... 22

CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.......... 23

1.   Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải................. 23

1.1.   Thu gom, thoát nước mưa............................................................................... 23

1.2.   Thu gom, thoát nước thải................................................................................ 24

1.3.   Xử lý nước thải.................................................................................... 24

2.   Công trình xử lý bụi, khí thải.................................................... 31

2.1.   Giảm thiểu ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông................... 31

2.2.   Giảm thiểu ô nhiễm từ hoạt động sản xuất.............................................. 31

3.   Công trình, biện pháp lưu trữ, xử lý chất thải rắn thông thường................. 32

3.1.   Đối với chất thải rắn sinh hoạt............................................................... 32

3.2.   Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường.................................. 33

4.   Công trình, biện pháp lưu trữ, xử lý chất thải nguy hại................................... 33

5.   Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung............................. 35

6.   Phương án phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường........................... 35

6.1.   Biện pháp phòng chống và ứng phó khi hệ thống xử lý khí thải gặp sự cố hoặc hoạt động không hiệu quả.... 36

6.2.   Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó các sự cố môi trường khác.................. 36

7.   Công trình bảo vệ môi trường khác.................................................................. 38

8.   Các nội dung thay đổi so với Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường đã cấp..... 38

CHƯƠNG IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG........... 40

1.   Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải.............................................. 40

2.   Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải.................................................. 41

3.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung................................. 41

4.   Quản lý chất thải.............................................................................................. 42

4.1.   Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại phát sinh................... 42

4.2.   Khối lượng, chủng loại chất thải rắn thông thường phát sinh..................... 43

4.3.   Khối lượng, chủng loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh............................... 43

CHƯƠNG V KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.................. 44

1.   Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải............................ 44

2.   Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải.......................... 46

CHƯƠNG VI CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ . 51

1.   Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.................................... 51

2.   Chương trình quan trắc chất thải............................................................................ 51

2.1.   Chương trình quan trắc môi trường định kỳ................................................... 51

2.2.   Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải......................................... 51

3.   Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm.............................................. 51

CHƯƠNG VII KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ.......... 52

CHƯƠNG VIII CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ........................................................ 53

1.   Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường..... 53

2.   Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan... 53

PHỤ LỤC............................................................... 54

MỞ ĐẦU

Công ty Cổ phần In hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cấp lần đầu ngày 09/07/2010, thay đổi lần 11 ngày 28/11/2023.

Năm 2016, Công ty được Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương chấp thuận Chủ trương đầu tư thực hiện dự án “Cơ sở in và hoàn thiện sản phẩm in” theo Quyết định Chủ trương đầu tư số 253/QĐ-UBND ngày 20/01/2016. Dự án có diện tích sử dụng đất 6.086,5m2 với quy mô: in hoá đơn 2.000 quyển/năm; in bao bì các loại 12.000.000 sản phẩm/năm và in tem mác các loại 3.000.000 sản phẩm/năm.

Sau khi được chấp thuận Chủ trương đầu tư, Công ty Cổ phần In đã hoàn thiện các hồ sơ pháp lý liên quan. Dự án đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số .../QĐ-UBND ngày 10/10/2016. Công ty đã tiến hành xây dựng các hạng mục công trình và triển khai sản xuất theo đúng tiến độ đã đăng ký.

Tổng mức đầu tư của dự án là 37.641.000.000 đồng, thuộc dự án nhóm C được phân loại theo tiêu chí tại Khoản 3 Điều 9 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/9/2019.

Theo Khoản 5 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 và theo Mục II.2 Phụ lục V Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, dự án thuộc Danh mục các dự án đầu tư nhóm III ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.

Theo Khoản 2 Điều 39 và Mục c Khoản 3 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020, Công ty Cổ phần In tiến hành lập báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của Cơ sở “In và hoàn thiện sản phẩm in” và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương xem xét cấp Giấy phép môi trường.

 CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1.Tên chủ cơ sở

Tên chủ cơ sở: Công ty Cổ phần in .

Địa chỉ văn phòng..Ngô Quyền, P. Cẩm Thượng, TP. Hải Dương, Tỉnh Hải Dương, Việt Nam

Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở:

Họ và tên: ..... Giới tính: Nữ

Chức danh: Giám đốc

Điện thoại: ...

Giấy đăng ký doanh nghiệp số ....... Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương, đăng ký lần đầu ngày 09/07/2010, thay đổi lần 11 ngày 28/11/2023.

2.Tên cơ sở

Tên cơ sở: Cơ sở in và hoàn thiện sản phẩm in.

Địa điểm thực hiện cơ sở: Cụm công nghiệp phía Tây đường Ngô Quyền, Phường Cẩm Thượng, Thành phố Hải Dương.

Vị trí cụ thể:

  • Phía Bắc: giáp Công ty CP Bia Hải Đà;
  • Phía Nam: giáp đường quy hoạch CCN;
  • Phía Đông: Giáp đường Ngô Quyền;
  • Phía Tây: giáp Công ty chế biến thực phẩm Long Thành.

Dự án đã được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Quyết định số .../QĐ-UBND ngày 10/10/2016.

Quy mô của cơ sở: (phân loại theo tiêu chí của pháp luật về đầu tư công)

Theo Quyết định chủ trương đầu tư số 253/QĐ-UBND ngày 20/01/2016 của UBND tỉnh Hải Dương, dự án In và hoàn thiện sản phẩm in có tổng mức đầu tư là 37.641.000.000 đồng (bằng chữ: ba mươi bảy tỷ, sáu trăm bốn mươi mốt triệu đồng chẵn). Theo Khoản 3, Điều 9 của Luật Đầu tư công thì dự án thuộc nhóm C.

Quy mô của cơ sở theo Quyết định chủ trương đầu tư 253/QĐ-UBN : in bao bì các loại 12.000.000 sản phẩm/năm và in tem mác các loại 3.000.000 sản phẩm/năm.

Các văn bản pháp lý khác có liên quan:

Quyết định số 1824/QĐ-UBND ngày 07/07/2016 của UBND tỉnh Hải Dương về việc thu hồi đất, cho Công ty cổ phẩn in thuê 6.086,5m2 đất để thực hiện dự án đầu tư Cơ sở in và hoàn thiện sản phẩm in;

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CI 567989 của UBND tỉnh Hải Dương cấp ngày 28/11/2018;

Giấy xác nhận Hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 25/GXN-STNMT do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương cấp ngày 21/01/2020;

Hình 1. 1: Vị trí cụ thể của cơ sở

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

3.1.Công suất hoạt động của cơ sở

Mặc dù theo quy mô thiết kế, cơ sở có thể in và cung cấp cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Dương và các huyện lân cận 2.000 quyển hoá đơn/năm. Tuy nhiên, hiên tại cơ sở không in hoá đơn. Công suất hoạt động của cơ sở hiện tại như sau:

Bảng 1. 1: Quy mô sản xuất của cơ sở

TT

Tên sản phẩm

Đơn vị tính

Số lượng

1

In bao bì các loại

Sản phẩm

12.000.000

2

In tem mác các loại

Sản phẩm

3.000.000

3.2.Công nghệ sản xuất của cơ sở

Hình 1. 2: Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy

Thiết kế mẫu in sản phẩm

  • Từ yêu cầu của khách hàng, phòng thiết kế tiến hành phác họa ý tưởng bằng bản mô tả sản phẩm.
  • Căn cứ trên bản mô tả sản phẩm đã được lãnh đạo hoặc khách hàng phê duyệt, phòng thiết kế tiến hành thiết kế mẫu in sản phẩm trên máy tính.

Đánh giá mẫu in sản phẩm

  • Mẫu sản phẩm sau khi được thiết kế sẽ được phụ trách bộ phận phê duyệt trước khi chuyển cho khách hàng duyệt mẫu in.

Hiệu c​hỉnh thiết kế

  • Bản thiết kế sau khi được lãnh đạo phụ trách phòng thiết kế phê duyệt, nếu có yêu cầu về hiệu chỉnh bản thiết kế thì hành hiệu chỉnh ngay.
  • Bản hiệu chỉnh cuối cùng được chuyển tới lãnh đạo và khách hàng duyệt mẫu.

Duyệt mẫu

  • Mẫu thiết kế cuối cùng phải được in làm 01 bản chuyển cho cả lãnh đạo và khách hàng phê duyệt. Bản đã được khách hàng và lãnh đạo phê duyệt sẽ được lưu tại phòng thiết kế. Mẫu được phê duyệt phải được lưu tại phân xưởng sản xuất.

Chế bản​, tách màu, ra phim

  • Mẫu thiết kế sau khi được duyệt, phòng thiết kế chuyển bản thiết kế sang file số thích hợp và chuyển đổi định dạng cần thiết để ra dữ liệu số cho chuyển dạng.
  • File số sau khi chuyển đổi thích hợp sẽ được ra phim tách màu (công đoạn này hiện đã thuê đơn vị khác thực hiện).
  • Tùy thuộc vào yêu cầu của sản phẩm mà qui định số mẫu phải tách giống như số phim cần tách tương ứng.

Chụp ​kẽm

Phim sau khi tách màu được kiểm tra nghiệm thu và được chuyển sang tổ in để chụp kẽm (công đoạn này hiện đã thuê đơn vị khác thực hiện).

Tổ in tiến hành việc chụp kẽm trên máy chụp kẽm chuyên dụng, các tấm kẽm sử dụng để chụp kẽm là mới và đạt chất lượng theo yêu cầu.

Bản kẽm sau khi chụp qua công đoạn ăn mòn bằng thuốc hiện bản (axit H₂SO₄ dạng bột pha nước). Sau đó dùng sữa rửa bản để rửa lại hóa chất còn sót lại trên bản kẽm. Bản kẽm phơi khô phải được tiến hành kiểm tra cẩn thận, những lỗi hoặc sai sót trên bản kẽm sẽ được sửa chữa lại.

Mỗi bản kẽm cùng một mẫu phải có ký hiệu nhận biết trên bản kẽm. Các ký hiệu bao gồm các thông tin sau:

  • Tên/ký mã hiệu của sản phẩm.
  • Màu sắc của bản kẽm.

Do công đoạn Chụp kẽm có phát sinh khí thải, nước thải độc hại, với mục đích giảm ô nhiễm môi trường tại cơ sở, đồng thời để tối ưu hoá quy trình sản xuất, cơ sở không trực tiếp thực hiện công đoạn này mà giao cho một đơn vị khác thực hiện.

In sản phẩm

  • Lắp bản kẽm lên máy in.
  • Trình tự lắp bản kẽm và in sản phẩm phải được tiến hành theo nguyên tắc màu như sau: xanh, đỏ, vàng, đen. Hoặc: xanh, đỏ, đen, vàng, nền.
  • Tiến hành in thử sản phẩm đầu tiên để so sánh màu theo quy định (sản phẩm hoàn chỉnh), phụ thuộc số lượng màu của sản phẩm mà lưu các bản in mẫu đơn và chồng chéo. Mẫu sản phẩm mẫu hoàn chỉnh được chuyển cho lãnh đạo và khách hàng phê duyệt.
  • Tổ in lưu trữ 01 mẫu sản phẩm hoàn chỉnh được phê duyệt và vào sổ theo dõi lưu mẫu.
  • Bản mẫu được phê duyệt cùng các bản in màu đơn và chồng màu của bản mẫu đó sẽ được sử dụng để tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất.
  • Sau khi mà in thử nghiệm đạt, tiến hành in theo khối lượng cho thương mại. Phải liên tục kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình in.

Cán màng, bế

Tùy thuộc vào chủng loại và yêu cầu của sản phẩm mà tiến hành cán màng hoặc bế cho sản phẩm.

  • Vật tư sử dụng cho cán màng là màng BOPP đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu.
  • Quy trình sản xuất khuôn bế hộp:

Hình 1. 4 : Sơ đồ quy trình sản xuất khuôn bế hộp

Thiết kế: Sau khi nhận yêu cầu của khách hàng, bộ phận thiết kế vẽ lại file gốc trên AutoCAD. Sau khi thiết kế mẫu xong, bộ phận thiết kế kiểm tra mẫu thiết kế với mẫu do khách hàng cung cấp.

Cắt khuôn: Sau khi mẫu thiết kế đã được kiểm tra xong, gỗ được chuyển qua máy cắt để cắt khuôn theo yêu cầu từ bộ phận thiết kế.

Uốn dao: Mẫu thiết kế cũng được chuyển qua máy uốn dao tự động để uốn dao cho khuôn bế. Bộ phận uốn dao chọn loại dao phù hợp với độ dày và độ cao theo yêu cầu từ bộ phận thiết kế.

Đóng dao: Sau khi ván đã được cắt và dao đã được uốn, thợ đóng dao dùng máy uốn dao để điều chỉnh lại một ít nếu cần, và sau đó đóng dao vào khuôn. Một số góc nhỏ, máy uốn dao tự động không làm được, cần sự can thiệp của người thợ đóng dao.

Kiểm tra: Sau khi khuôn bế đã hoàn tất, nhân viên Quản lý chất lượng sẽ kiểm tra khuôn so với yêu cầu ban đầu và một số tiêu chuẩn kỹ thuật. Khuôn bế chưa đạt yêu cầu sẽ được sửa lại.

Do các công đoạn để tạo khuôn bế phát sinh bụi do cắt gỗ, với mục đích giảm ô nhiễm môi trường tại cơ sở, đồng thời để tối ưu hoá quy trình sản xuất, cơ sở không trực tiếp thực hiện công đoạn này mà giao cho một đơn vị khác thực hiện.

É​p nhũ và thúc nổi

  • Tùy thuộc vào từng loại và yêu cầu của sản phẩm mà tiến hành ép nhũ hoặc thúc nổi.
  • Sản phẩm sau khi bế được chuyển lên công đoạn ép nhũ và thúc nổi, cán bộ phụ trách yêu cầu sản phẩm màng mỏng sẽ đứng giám sát dụng vật tư cho phù hợp.
  • Khu vực ép nhũ yêu cầu vị trí bề mặt sáng đẹp và đảm bảo yếu tố bề mặt tốt. Tiến hành lấy tay kê theo vị trí yêu cầu ép nhũ hoặc thúc nổi.
  • Điều chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp với từng loại sản phẩm, tiến hành ép nhũ hoặc thúc nổi cho đến khi đạt tiêu chuẩn yêu cầu về nhũ và chữ nhũ. Sau đó mới tiến hành đại trà hàng loạt. Sản phẩm đã được ép nhũ cần kiểm tra kỹ càng, đảm bảo các yếu tố:
  • Chữ nhũ bám dính, rõ ràng với vị trí yêu cầu, mặt chữ nhẵn không bị rộp hoặc mất nét.
  • Phải chú ý phần văn bản in và vị trí của chữ nhũ, trùng khớp với chữ nhũ ép không bị lệch.

Dán

  • Tùy thuộc vào chủng loại và yêu cầu của sản phẩm mà tiến hành dán thủ công hoặc bằng máy. Kiểm tra độ kết dính và mỹ quan hợp trước khi cho máy chạy hàng loạt, thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình dán.

Bao gói, lưu kho

  • Sản phẩm sau in phải được tiến hành bao gói cẩn thận. Kho bảo quản sản phẩm in phải sạch sẽ, thông thoáng, khô ráo. Kho không có côn trùng, mọi sản phẩm phải được đóng gói gắn nhãn. Sản phẩm được xếp trên pallet, cách mặt đất ít nhất 05cm và cách tường ít nhất 10cm.

3.2.12.Danh mục máy móc thiết bị của cơ sở

Máy móc thiết bị của cơ sở đều đang trong tình trạng sử dụng tốt. Danh mục các máy móc thiết bị chính của cơ sở được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1. 2 : Danh mục máy móc, thiết bị chính của cơ sở

STT

Máy móc, thiết bị

Đơn vị tính

Số lượng

Xuất xứ

Năm sản xuất

Tình trạng hoạt động

I

Máy móc thiết bị dùng cho sản xuất

1

Máy in Mitsubishi 5 màu (D300)

Chiếc

1

Nhật Bản

2005

Hoạt động bình thường

2

Máy in Mitsubishi Daiya

Chiếc

1

Nhật Bản

2001

Hoạt động bình thường

3

Máy bế tự động 1

Chiếc

1

Nhật Bản

1994

Hoạt động bình thường

4

Máy bế tự động 2

Chiếc

1

Nhật Bản

2006

Hoạt động bình thường

5

Máy bế tự động 3

Chiếc

1

Nhật Bản

2007

Hoạt động bình thường

6

Máy bồi sóng

Chiếc

1

Trung Quốc

2019

Hoạt động bình thường

7

Máy cắt cuộn

Chiếc

1

Việt Nam

2014

Hoạt động bình thường

8

Máy dán hộp 1

Chiếc

1

Trung Quốc

2004

Hoạt động bình thường

9

Máy dán hộp 2

Chiếc

1

Trung Quốc

2019

Hoạt động bình thường

10

Máy dán hộp 3

Chiếc

1

Trung Quốc

2018

Hoạt động bình thường

11

Máy ép nhũ

Chiếc

1

Việt Nam

2016

Hoạt động bình thường

12

Máy cán nhiệt 1

Chiếc

1

Trung Quốc

2018

Hoạt động bình thường

13

Máy cán nhiệt 2

Chiếc

1

Trung Quốc

2019

Hoạt động bình thường

14

Máy bế cơ 1

Chiếc

1

Trung Quốc

2013

Hoạt động bình thường

15

Máy bế cơ 2

Chiếc

1

Trung Quốc

2013

Hoạt động bình thường

16

Máy bế cơ 3

Chiếc

1

Trung Quốc

2014

Hoạt động bình thường

STT

Máy móc, thiết bị

Đơn vị tính

Số lượng

Xuất xứ

Năm sản xuất

Tình trạng hoạt động

II

Máy móc, thiết bị dùng cho HTXL khí thải (hiện không hoạt động do quy trình hoạt động hiện tại của cơ sở không phát sinh khí thải công nghiệp)

1

Tháp rửa

Tháp

01

Việt Nam

2018

Hoạt động bình thường

2

Quạt hút hệ thống xử lý

Cái

01

Việt Nam

2018

Hoạt động bình thường

3

Chụp hút

HT

01

Việt Nam

2018

Hoạt động bình thường

4

Bơm tuần hoàn dung dịch NaOH

Cái

01

Việt Nam

2018

Hoạt động bình thường

III

Máy móc, thiết bị dùng cho HTXL nước thải

1

Bơm nước thải

Chiếc

02

Đài Loan

2018

Hoạt động bình thường

2

Máy thổi khí

Chiếc

02

Đài Loan

2018

Hoạt động bình thường

3

Máy bơm bùn tuần hoàn và bùn thải

Cái

01

Đài Loan

2018

Hoạt động bình thường

Đến thời điểm hiện tại, do thường xuyên được duy tu bảo dưỡng định kỳ, các máy móc vẫn trong tình trạng hoạt động tốt, mức ồn phát ra dưới ngưỡng tiêu chuẩn cho phép.

3.2.13.Quy trình bảo dưỡng máy móc, thiết bị

Định kỳ máy móc thiết bị được kiểm tra trung bình 01 tháng/lần. Hoạt động này phát sinh giẻ lau dính dầu, vỏ hộp dầu máy khi hết. Quy trình bảo dưỡng máy của cơ sở như sau:

  • Ngắt nguồn điện cấp vào thiết bị.
  • Lau chùi toàn bộ phía bên ngoài máy.
  • Dùng máy nén khí thổi bụi, làm sạch các chi tiết bên trong máy và các vị trí che khuất trên thiết bị.
  • Kiểm tra siết lại ốc vít tại các vị trí trên máy.
  • Tra dầu vào các vị trí các khớp chuyển động. Chạy thử máy để kiểm tra tình trạng hoạt động.

Hình 1. 5: Quy trình bảo dưỡng máy móc thiết bị

3.3.Sản phẩm của cơ sở

Sản phẩm đầu ra của cơ sở được thể hiện trong Bảng 1.1, cụ thể:

  • In bao bì và hoàn thiện các loại bao bì khác: 12.000.000 sản phẩm/năm
  • In tem mác các loại : 3.000.000 sản phẩm/năm

3.4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

Nhu cầu sử dụng nguyên liệu

Bảng 1. 3: Nguyên vật liệu, hoá chất sử dụng tại cơ sở

TT

Tên gọi

Đơn vị

Khối lượng

Nơi sản xuất

1

Giấy

kg/năm

300.000

Việt Nam

2

Mực in

kg/năm

3.000

Hàn Quốc, Việt Nam

3

Màng BOPP

kg/năm

6.000

Việt Nam

4

Keo (keo phá màng, keo cán màng)

kg/năm

6.000

Việt Nam

5

Bột đá

kg/năm

100

Singapo

TT

Tên gọi

Đơn vị

Khối lượng

Nơi sản xuất

6

Nhũ

kg/năm

800

Việt Nam

 

7

Vật tư tổng hợp (cao su, lõi lô mực, lưỡi dao, nẹp nhôm, lưỡi gà gạt giấy, dây dù, oze đục lỗ)

 

kg/năm

 

1.500

 

Việt Nam

Chi tiết các loại nguyên liệu như sau:

Mực in:

Sử dụng dòng mực cho in offset với ưu điểm độ bóng, cường độ màu cao, tính bền màu, phù hợp in trên giấy, khả năng truyền mực tốt, là sản phẩm thân thiện với môi trường. Thành phần cơ bản của mực in là sắc tố (canxi cacbonat, BK7, PY12), nhựa tổng hợp (nhựa ankyl biến tính từ este tan trong dầu, dầu lanh (axit panmitach và axit stearic), dầu thực vật, dầu khoáng, sáp, bột sấy (coban và các chất phụ gia khác).

Keo cán màng:

Keo vinyl acetate copolymer ethylene. Có đặc tính kết dính rất tốt, là một nguyên liệu đặc biệt phù hợp để sản xuất chất kết dính cho chất khó bám dính.

Bảng 1. 4: Đặc tính keo cán màng

Đặc tính

Thông tin

Giới thiệu chung

Nhũ tương có độ bám dính tốt

Màu sắc

Trắng sữa

Hàm lượng chất rắn

54,0 – 56,0%

Độ nhớt

3.500 – 4.500 mPa.s (tại 25oC)

Độ pH

4,0 – 6,0

Kích thước

xấp xỉ 1mic

Tỷ trọng

xấp xỉ 1,07g/cm3 (ở 20oC)

Độ căng

xấp xỉ 5N/mm2

Nhiệt độ tạo màng

0oC

Sử dụng

Bảo quản trong khu vực có mái che. Nhiệt độ không quá 30oC

Kinh nghiệm sử dụng

Có thể pha với nước, khi pha với nước sử dụng ngay trong ngày

Đặc tính

Thông tin

Lưu ý

Có tính axit nhẹ, ăn mòn có thể dẫn đến sự đổi màu khi đựng trong thùng kẽm hoặc sắt thông thường. Nơi pha chế nên thông thoáng

Keo phá màng:

Thành phần chủ yếu là các đơn chất từ mủ cao su tạo thành kết hợp với nhựa nhập khẩu, gồm BA, AA, các loại cao su tự nhiên. Chất lỏng màu trắng sữa hoặc vàng nhạt. Lớp màng dẻo đàn hồi cao, tính dẻo bền trong tốt, chất keo bông mịn. Để rửa sạch, có công dụng chống lửa, chống cháy. Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh mưa, ánh nắng mặt trời.

Bảng 1. 5: Đặc tính keo phá màng

Đặc tính

Thông tin

Hàm lượng rắn (%)

51,0 ± 2.5

Độ dính

12.000 ± 2,400 (mPa.s, 25°C)

Độ pH

8,0 - 8.5

Mật độ tương đối

0,9851 - 1,061 (20°C/4°C):

Thời gian keo khô (min)

<15

Nhu cầu sử dụng điện

Tất cả Các máy móc, thiết bị tại cơ sở đều sử dụng điện năng. Nguồn điện của nhà máy được cung cấp bởi Công ty TNHH MTV điện lực Hải Dương. Điện lượng tiêu thụ trong 1 năm của cơ sở từ tháng 04/2023 đến hết tháng 03/2024 được thể hiện theo bảng sau:

Bảng 1. 6: Điện năng tiêu thụ của cơ sở

Tháng

04/2023

05/2023

06/2023

07/2023

08/2023

09/2023

Điện năng (kw/h)

8.518

14.902

15.230

18.232

18.232

21.061

Tháng

10/2023

11/2023

12/2023

01/2024

02/2024

03/2024

Điện năng (kw/h)

8.518

14.902

15.230

18.232

18.232

21.061

Theo bảng trên, tổng lượng điện tiêu thụ 12 tháng là 179.733kWh, trung bình 14.978kWh/tháng.

3.4.3.Nhu cầu sử dụng nước

Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở:

  • Nước cấp cho hoạt động sinh hoạt: Xét theo thực tế sản xuất, số lượng cán bộ công nhân viên làm việc tại nhà máy thời gian cao điểm nhất là 34 người. Với nhu cầu sử dụng nước cho mỗi người 60l/ng.đ (theo Bảng 2 TCVN 13606:2023), lượng nước cấp cho sinh hoạt tối đa 2,04m3/ng.đ.
  • Nước cấp cho hoạt động sản xuất: do đặc thù của cơ sở là đơn vị in ấn nên không yêu cầu nước dùng cho hoạt động sản xuất.
  • Nước cấp cho hoạt động tưới cây, rửa đường: Với diện tích cây xanh, thảm cỏ của cơ sở là 1.276m2, theo Bảng 2 TCVN 13606:2023 tiêu chuẩn tưới cây, thảm cỏ và bồn hoa là 3l/m2/ng.đ. Theo đó, lượng nước cần cho mục đích tưới cây là 3,8m3/ng.đ. Tuy nhiên, với mục đích tiết kiệm nước sạch, cơ sở tận dụng nguồn nước mưa, nước thải từ hoạt động sinh hoạt (nước rửa tay, rửa mặt…) để tưới cây. Do vậy, lượng nước cần cấp cho hoạt động tưới cây, rửa đường trên thực tế thấp hơn theo tiêu chuẩn rất nhiều.
  • Nước dự phòng cho PCCC: 175m3.

Nguồn nước cấp cho hoạt động của Nhà máy được cung cấp bởi Công ty cổ phần nước sạch Nam Định. Hệ thống cấp nước vào bể chứa, từ đó được phân phối bằng máy bơm đến các thiết bị cho sinh hoạt, sản xuất và phục vụ phòng cháy chữa cháy (khi cần).

Lượng nước máy cơ sở sử dụng trong 1 năm từ tháng 04/2023 đến hết tháng 03/2024 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1. 7: Nước sạch tiêu thụ của cơ sở

Tháng

04/2023

05/2023

06/2023

07/2023

08/2023

09/2023

Nước tiêu thụ (m3)

90

99

118

109

123

145

Tháng

10/2023

11/2023

12/2023

01/2024

02/2024

03/2024

Nước tiêu thụ (m3)

149

132

117

118

81

102

Theo bảng trên, tổng lượng nước cơ sở sử dụng trong 1 năm từ tháng 04/2023 đến hết tháng 03/2024 là 1.383m3; trung bình hàng tháng sử dụng 115,3m3; trung bình mỗi ngày sử dụng 3,79m3. Tháng có khối lượng nước sử dụng cao nhất là tháng 10 với lượng nước sử dụng là 149m3, tương ứng lượng nước sử dụng mỗi ngày 4,97m3. Lượng nước cung cấp chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong cơ sở và để tưới cây, rửa đường.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp cấp GPMT nhà máy sản xuất tấm Panel năng lượng mặt trời

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE